Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng

Thông điệp chính

Ÿ Kỷ cương ngân sách tổng thể được đảm bảo tốt nhất qua cách thức trình bày ngân sách và

báo cáo tài chính sao cho thể hiện được rõ tình hình tài khoá tổng thể của Chính phủ cho

thời điểm hiện tại và dự báo cho tương lai một cách toàn diện. Trong bối cảnh đó, điều hết

sức quan trọng là báo cáo tài chính Chính phủ phải được lập theo các chuẩn mực kế toán

quốc tế, sử dụng các khái niệm được quốc tế chấp nhận về bội chi hoặc thặng dư ngân sách

ròng và kế hoạch ngân sách trung hạn phải được lập nhằm trình bày rõ xu hướng về tình

hình ngân sách của Chính phủ trong trung hạn.

Ÿ Mô hình xác định ưu tiên chi tiêu, trong đó sử dụng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

để xác định ưu tiên chi tiêu của Chính phủ, trong đó ngân sách được coi là phương tiện

phản ánh về mặt tài chính các ưu tiên, chưa có sự gắn kết được đầy đủ giữa lập kế hoạch

và lập ngân sách. Điều này chủ yếu là do Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thường

không được hoạch định với nguồn lực trong tương lai, để từ đó đề xuất những nội dung

chi tiêu mới mà Chính phủ có thể đảm bảo về tài chính. Các quy trình lập kế hoạch và

lập ngân sách cần được gắn kết tốt hơn để cải thiện về hiệu suất phân bổ.

Ÿ Các thể chế hiệu quả nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình là những công cụ quan trọng

để khuyến khích các đơn vị của Chính phủ nâng cao hiệu suất và hiệu quả cung cấp dịch

vụ. Những cải cách được thực hiện đến nay nhằm nâng cao tự chủ cho các đơn vị hành

chính sự nghiệp, cần được cân đối với việc xây dựng một hệ thống đảm bảo trách nhiệm

1Báo cáo liên ngành 7

giải trình về hiệu quả hoạt động, bao gồm báo cáo thường xuyên về hiệu quả hoạt động.

Việc tăng cường kiểm toán nội bộ và độc lập cũng giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của

khu vực công.

Ÿ Điều quan trọng là sự thành công của chương trình cải cách quản lý tài chính công

(QLTCC) đòi hỏi lộ trình tiếp cận phù hợp với thực tế nhằm triển khai những cải cách

phức tạp, như kế toán dồn tích và lập ngân sách theo đầu ra. Đó là những cải cách phức

tạp về kỹ thuật, đòi hỏi nhiều nguồn lực, thời gian và nỗ lực của cả hệ thống. Chính vì

vậy, phải dự trù được sát thực tế mức độ cải cách có thể triển khai trong một thời điểm,

đồng thời phải xác định ưu tiên và trình tự cải cách một cách hợp lý để tập trung nỗ lực

vào những cải cách QLTCC căn bản đem lại tác động nhiều nhất.

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 1

Trang 1

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 2

Trang 2

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 3

Trang 3

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 4

Trang 4

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 5

Trang 5

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 6

Trang 6

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 7

Trang 7

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 8

Trang 8

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 9

Trang 9

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 158 trang baonam 16780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng
TẬP 1: Báo cáo LIÊN NGÀNH
ĐáNH GIá cHI TIÊu côNG VIệT Nam
chính sách Tài khóa hướng tới
Bền vững, Hiệu quả và công bằng 
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
THE GOVERNMENT OF VIETNAM
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
Pu
bl
ic 
Di
sc
lo
su
re
 A
ut
ho
riz
ed
©2017@ Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam 
1818 H Street NW
Washington DC 20433
Telephone: 202-473-1000
Internet: www.worldbank.org
Báo cáo này là sản phẩm của các cán bộ thuộc Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/Ngân hàng Thế giới và 
Chính phủ Việt Nam. Các kết quả tìm hiểu, các giải thích và kết luận đưa ra trong báo cáo này không phản ánh 
quan điểm chính thức của Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới hoặc các chính phủ mà họ đại diện hoặc 
của Chính phủ Việt Nam. 
Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu trong báo cáo này. 
Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý 
bất kỳ đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới hoặc của Chính phủ Việt Nam về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh 
thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới hay Chính phủ Việt 
Nam về các đường biên giới đó. 
Không gì có thể hoặc được coi là có thể giới hạn hoặc xóa bỏ quyền ưu tiên và miễn trừ của Ngân hàng Thế giới, 
tất cả các quyền này đều được đặc biệt duy trì. 
Tất cả các câu hỏi liên quan đến bản quyền và giấy phép phải được gửi về Văn phòng Vụ xuất bản, Ngân hàng Thế giới, 
1818 H Street NW, Washington, DC 20433, USA; fax: 202-522-2652; 
E-mail: pubrights@worldbank.org 
Thiết kế: Công ty RichBrand Việt Nam
Số đăng ký KHXB: 2904-2017/CXB/40-135/TN. QĐXB số: 780/QĐ - NXBTN ngày 6 tháng 9 năm 2017
Báo cáo Đánh giá phối hợp giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới
Được thực hiện với sự hỗ trợ của DFAT, GAC, SECO và UKAID
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
THE GOVERNMENT OF VIETNAM
TẬP 1: Báo cáo LIÊN NGÀNH
Đánh giá Chi tiêu Công Việt nam
Chính sách Tài khóa hướng tới
Bền vững, Hiệu quả và Công bằng 
MụC lụC
Báo cáo liên ngành i
CHƯƠNG 1. THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG .........................................................................6
1. Tổng quan .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................8
2. Lập và phê duyệt ngân sách .......................................................................................................................................................................................................................................9
3. Chấp hành ngân sách ...........................................................................................................................................................................................................................................................16
4. Báo cáo tài chính và kiểm toán ....................................................................................................................................................................................................................24
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động ...........................................................................................................................................................................................................................30
6. Phân cấp và quan hệ tài chính - ngân sách giữa các cấp chính quyền ...........................................................35
7. Tổng quan về định hướng cải cách trong tương lai .....................................................................................................................................38
Tham khảo ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................39
CHƯƠNG 2. NHỮNG DIỄN BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ 
XU HƯỚNG NGÂN SÁCH GẦN ĐÂY ...........................................................................................................................................................................................................40
1. Tổng quan ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................42
2. Những diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây ................... ... ư công phân tán tại Việt Nam. Kế hoạch đầu tư trung 
hạn giúp xác định mức trần cho toàn bộ chi đầu tư của Chính phủ (từ nguồn ngân sách trung 
ương, địa phương và ngoài ngân sách) trong giai đoạn 2013 - 2015. Các chính sách trên nhằm 
ưu tiên phân bổ cho các dự án đang triển khai dự kiến hoàn thành trong năm hiện tại hoặc 
năm ngân sách tiếp theo.
5.38. Bên cạnh những tiến bộ đáng kể, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức trong 
việc cải thiện về cơ sở hạ tầng. Mặc dù Việt Nam đã hơn nhiều quốc gia ngoài OECD khác 
về tỷ lệ được sử dụng điện và điều kiện vệ sinh được cải thiện, song chất lượng hạ tầng vẫn 
còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực. Bảng 5.7 tổng hợp những chỉ số liên 
quan đến tiếp cận các dịch vụ hạ tầng, như vệ sinh và nước sạch, mật độ đường và vỉa hè, 
điện, dịch vụ truyền thông giữa các khu vực. Ngược lại với kỳ vọng, hiện chưa có mối quan 
hệ rõ ràng giữa chất lượng đường bộ và mức độ đầu tư cho lĩnh vực giao thông, mặc dù chất 
lượng hạ tầng trường học có mối quan hệ trái chiều với phân bổ đầu tư theo đầu người trong 
lĩnh vực giáo dục tại các địa phương từ nguồn ngân sách nhà nước (Hình 5.8 và 5.9). 
Đánh giá Chi tiêu Công 134
Bảng 5.7: Các chỉ số về hạ tầng tại các khu vực, 2001 - 2012
Đông Á – 
TBD 
Châu Âu 
Trung Á
Mỹ La-tinh 
và Ca-ri-bê OECD 
Ngoài 
OECD Việt Nam 
Chất lượng hạ tầng tổng thể 
(1=thấp, 7=cao) 4,8 3,5 3,3 5,6 3,6 2,8
Chất lượng hạ tầng cảng, WEF 
(1=thấp, 7=cao) 4,3 3,6 3,7 5,4 3,8 3,3
Tỷ lệ được sử dụng điện (% dân số) 71,6 Chưa rõ 88,4 99,7 66,0 97,6
Điều kiện vệ sinh được cải thiện 
(% dân số được tiếp cận) 66,2 91,8 79,1 99,9 64,9 74
Nguồn nước được cải thiện (% dân 
số được tiếp cận) 80,5 94,8 90,9 99,9 81,9 93
Số thuê bao internet băng thông 
rộng cố định (trên 100 người) 4,6 5,9 3,9 17,1 2,8 
Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới, 2015.
Hình 5.8: Tỷ lệ đường trong số đường địa phương 
quản lý được lát phủ và phân bổ vốn đầu tư cộng 
dồn theo đầu người cho giao thông, 2012
Hình 5.9: Chất lượng hạ tầng trường học 
và phân bổ vốn đầu tư cộng dồn theo đầu 
người cho giáo dục, 2012
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000
%
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60
1.80
2.00
 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000
Ch
ỉ s
ố 
ch
ất
 lư
ợn
g 
hạ
 tầ
ng
Phân bổ vốn đầu tư theo đầu người Phân bổ vốn đầu tư theo đầu người 
Nguồn: CPI, Ngân hàng Thế giới, 2012.
5.39. Đầu tư công nhìn chung được phân bổ phù hợp với mức độ phát triển của các địa 
phương. Dữ liệu sẵn có cho thấy tỷ lệ nghèo có quan hệ trái chiều với phân bổ ngân sách nhà 
nước theo đầu người cho các địa phương (Hình 5.10). Tương tự, mức phân bổ thể hiện quan 
hệ cùng chiều với GDP theo đầu người (Hình 5.11). 
Báo cáo liên ngành 135
Hình 5.10: Chỉ số nghèo và mức chi đầu tư theo 
đầu người (nghìn đồng), 2012
Hình 5.11: Mức chi đầu tư theo đầu người và 
GDP của địa phương (nghìn đồng), 2012
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
0 10 20 30 40 50
Ph
ân
 b
ổ 
vố
n 
đầ
u 
tư
 th
eo
 đ
ầu
 n
gư
ời
0
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000
Ph
ân
 b
ổ 
vố
n 
đầ
u 
tư
 th
eo
 đ
ầu
 n
gư
ời
 GDP theo đầu ngườiChỉ số nghèo 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính.
5.40. Chính phủ đã có một số nỗ lực nhằm giảm nợ đọng các nhà thầu xây dựng, nhưng 
trong thực tế đây vẫn là một vấn đề lớn. Báo cáo trình lên Quốc hội tháng 12/2014 cho thấy 
tổng số nợ đọng tăng từ 46.722 tỷ đồng năm 2012 lên đến 57.977 tỷ đồng năm 2013 và giảm 
xuống 44.594 tỷ đồng vào tháng 6/2014, gần bằng một phần tư tổng chi ngân sách cho đầu tư. 
Các địa phương chịu trách nhiệm cho phần lớn số nợ đọng trên, ở mức 90% tổng nợ đọng. 
Nhờ các nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, địa phương như đã nêu ở khổ 32, từ sau 
2014 không phát sinh nợ mới. Đồng thời, các Bộ, địa phương vẫn đang nỗ lực giải quyết số 
nợ đọng từ các thời kỳ trước. Theo báo cáo số 46/BC-CP của Chính phủ, số nợ đọng dự kiến 
bố trí trong kế hoạch trung hạn để xử lý là 8.945 tỷ đồng.
5.41. Chính quyền trung ương đã triển khai nhiều biện pháp với mục tiêu nhằm loại bỏ 
nợ đọng vào cuối năm 2015. Các biện pháp đó bao gồm thông qua Chỉ thị số 1792/CT-TTg, 
Chỉ thị số 27/CT-TTg, Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và gần đây là Luật 
Đầu tư công. Bên cạnh những tiến triển đó, vấn đề vẫn tồn tại và mục tiêu nợ đọng bằng 
không khó có thể hoàn thành đúng hạn. Chi đầu tư giảm xuống, kết hợp với những yếu kém 
về lập dự toán và ghi chép nợ đọng vẫn là những thách thức lớn. Hiện vẫn còn tình trạng 
nhiều dự án mới được khởi công, nhất là ở cấp địa phương, trong khi chưa được đưa đầy đủ 
vào ngân sách đầu tư.
Đánh giá Chi tiêu Công 136
Hình 5.12: Tổng nợ đọng (tỷ đồng), 2012 - 2013 Hình 5.13: Nợ đọng và chi đầu tư của địa phương 
(tỷ đồng) tháng 06/2012
 -
 10,000
 20,000
 30,000
 40,000
 50,000
 60,000
 70,000
31/12/2012 30/6/2013 31/12/2013 30/6/2014
N
ợ 
đọ
ng
Ngày 
 -
 500
 1,000
 1,500
 2,000
 2,500
 3,000
 3,500
 4,000
 - 10,000 20,000 30,000 40,000
N
ợ 
đọ
ng
Chi đầu tư
Nguồn: Bộ Tài chính.
5. Kết luận và khuyến nghị 
5.42. Việc ban hành Luật Đầu tư công (được phê duyệt tháng 06/2014 và có hiệu lực năm 
2015) cùng các văn bản khác gần đây là những bước tiến lớn trong việc hoàn thiện khung 
pháp lý tiến tới một cơ chế nhất quán hiệu quả về quản lý đầu tư công. Nếu được bổ sung 
bằng những văn bản pháp quy chi tiết và giám sát chặt chẽ, các văn bản này có tầm quan trọng 
trong việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả và quản lý chi đầu tư tốt hơn. Những bước tiến khác là 
chuyển từ lập kế hoạch hàng năm sang lập kế hoạch ngân sách đầu tư trung hạn 05 năm, gắn 
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm. 
5.43. Để phát huy đầy đủ những lợi ích tiềm năng liên quan đến phân cấp đầu tư, cần 
nâng cao trách nhiệm giải trình cũng như tính minh bạch và năng lực của địa phương 
trong quản lý đầu tư công trong toàn bộ chu trình dự án và ngân sách đầu tư. Việc đẩy 
mạnh phân cấp cho các địa phương trong công tác quản lý đầu tư công tuy đã tăng tính gắn 
kết của đầu tư với nhu cầu cụ thể của địa phương nhưng thực tế gần đây cho thấy cần phải 
tiếp tục tạo động cơ và tăng cường chế tài để các địa phương giảm đầu tư dàn trải. Quan trọng 
không kém là phải xây dựng cơ chế để các địa phương tăng cường phối hợp theo chiều dọc 
với trung ương và hợp tác theo chiều ngang với các địa phương khác để khai thác hiệu quả 
kinh tế do quy mô. Đồng thời, cần có chế tài đối với các đơn vị chi tiêu không tuân thủ Luật 
đầu tư công và các văn bản hướng dẫn triển khai. 
5.44. Việt Nam đang thực hiện cơ cấu lại đầu tư trong những năm gần đây, nhưng vẫn 
chưa có nhiều tiến triển trong việc cải thiện chất lượng quy trình lựa chọn sắp xếp ưu tiên 
các dự án đầu tư. Bước đầu tiên cần thực hiện là sàng lọc ban đầu các đề xuất dự án để loại 
bỏ các dự án có báo cáo chủ trương đầu tư không tốt, hoặc những dự án không phù hợp với 
chiến lược quốc gia hoặc quy hoạch ngành. Việc này bao gồm phải xây dựng các công cụ và 
phương pháp theo thông lệ quốc tế để chuẩn hóa công tác đánh giá thẩm định báo cáo chủ 
trương đầu tư. Các phương pháp thông dụng trong đánh giá về hiệu quả kinh tế của dự án 
như phân tích chi phí – lợi ích, phân tích hiệu quả kinh tế cần được thực hiện để thẩm định 
dự án, đặc biệt là phải phân tích kỹ lưỡng các dự án nhóm A hoặc dự án quan trọng của quốc 
gia. Để làm điều đó hiệu quả, Chính phủ cần xây dựng các phương pháp lỹ thuật chuẩn cũng 
Báo cáo liên ngành 137
như ban hành những hướng dẫn cụ thểvề thẩm định và lựa chọn dự án dựa trên các tiêu chí 
cụ thể theo ngành. Do phần lớn chi đầu tư được dành cho giao thông và nông nghiệp, Việt 
Nam có thể bắt tay vào xây dựng các công cụ thẩm định có hệ thống trong hai ngành này để 
thí điểm.
5.45. Trong trung hạn, Việt Nam cũng có thể cân nhắc đào tạo toàn diện về thẩm định 
dự án cho Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các đơn vị chi tiêu khác, đặc biệt ở cấp địa phương. 
Việc đào tạo kỹ năng thẩm định dự án cần được thực hiện cho toàn bộ Chính phủ và áp dụng 
trong quy trình ra quyết định. Do chi đầu tư được phân cấp cao, điều quan trọng không kém 
là phải nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương để áp dụng các hướng dẫn chuẩn nêu trên 
trong công tác thẩm định dự án, bao gồm phân tích chặt chẽ về kinh tế và bền vững tài chính 
cho dự án. 
5.46. Quy trình lập ngân sách đầu tư có thể được tăng cường nếu có sự phối hợp tốt hơn 
giữa Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan thực hiện liên quan đến chi đầu tư và chi 
thường xuyên. Khi một dự án được phê duyệt, ngân sách phải được phân bổ cho cả chi đầu 
tư và chi thường xuyên để đảm bảo chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng trong những năm 
tiếp theo của dự án. 
5.47. Xây dựng một hệ thống thông tin khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý dự án 
với thông tin tin cậy và kịp thời là một hành động chính sách cần được ưu tiên để bổ sung 
cho những tiến bộ về xây dựng pháp luật và đảm bảo dự án đạt được các mục tiêu phát 
triển đề ra. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy điều quan trọng là phải xây dựng chỉ tiêu kết quả 
cũng kế hoạch theo dõi và đánh giá dự án ngay từ các bước đầu tiên trong công tác chuẩn bị 
dự án. Hệ thống thông tin hiệu quả như vậy sẽ phải nắm bắt thông tin về dự án từ giai đoạn 
chủ trương, là thời điểm hiện nay có rất ít thông tin. Thông tin sẽ liên tục được bổ sung cho 
dự án khi được đưa vào kế hoạch. Ở các khâu nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, 
nhiều thông số quan trọng cần được theo dõi để xác định hiệu quả hoạt động thực tế của dự 
án. Điều quan trọng là phải thu thập và lưu giữ thông tin từ khâu thẩm định của tất cả các dự 
án để giảm thời gian và chi phí thẩm định các dự án đầu tư công trong tương lai.
Đánh giá Chi tiêu Công 138
Phụ lục 1: Những khuyến nghị chính tại Đánh giá chi tiêu công 
2004 và tiến độ đạt được đến nay
5.48. Hầu hết các khuyến nghị tại Đánh giá chi tiêu công 2004 chưa được Chính phủ 
triển khai. Phần dưới đây tổng hợp lại những khuyến nghị chính và tiến độ triển khai đến 
nay.
 Ÿ Chi đầu tư và thường xuyên. Luật Đầu tư công đã yêu cầu xác định sơ bộ chi phí vận 
hành là một trong những nội dung chính của báo cáo chủ trương đầu tư. Lồng ghép chi 
phí thường xuyên trong xây dựng dự án đầu tư là một trong những khuyến nghị của báo 
cáo Đánh giá chi tiêu công 2004. Khuyến nghị này cũng được nêu lại trong Đánh giá chi 
tiêu công lần này, ở góc độ đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện hiệu quả Luật Đầu 
tư công.
 Ÿ Phân bổ vốn đầu tư cho các dự án dựa trên các tiêu chí lựa chọn. mặc dù Luật đầu tư công 
2015 đã quy định về nguyên tắc lựa chọn dự án áp dụng cho tất cả các nhóm dự án, nhưng 
hiện chưa có phương pháp luận về xác định ưu tiên dự án. Phương pháp thẩm định cần 
dựa trên tính khả thi về kinh tế và xã hội của các dự án đầu tư.
 Ÿ Tăng cường năng lực cán bộ làm công tác kế hoạch đầu tư và công tác tài chính. Hiện chưa 
có hệ thống cơ sở dữ liệu theo để cán bộ làm công tác kế hoạch đầu tư ở các bộ ngành và 
địa phương cập nhật thông tin về tiến độ triển khai dự án. Hệ thống nêu trên được xây 
dựng, kết hợp với nâng cao năng lực cán bộ, sẽ giúp cải thiện về quản lý dự án.
 Ÿ Sổ tay thẩm định. Như đã nêu trên, hiện chưa có sổ tay để hướng dẫn thẩm định dự án 
cho từng lĩnh vực. Các tài liệu này cần được xây dựng và thông qua sau khi Luật Đầu tư 
công được ban hành.
 Ÿ Truy cập hệ thống thông tin quản lý đầu tư, bao gồm TABMIS. Dữ liệu về tình hình thực 
hiện dự án chưa được chia sẻ với Bộ KH&ĐT hoặc các Sở KH&ĐT. Thông tin này rất quan 
trọng để giám sát tiến độ triển khai dự án và giảm nợ đọng đối với nhà thầu. 
Báo cáo liên ngành 139
Phụ lục 2: Bản đồ chi đầu tư ở địa phương 
Bản đồ 1. Năm nhóm tổng chi đầu tư theo đầu người so với chi theo đầu người trong lĩnh vực 
xây dựng (nghìn đồng), 2012
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Đầu tư XDCB trên đầu người
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Tổng đầu tư trên đầu người
Ghi chú: Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ 
đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay 
chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó. 
Đánh giá Chi tiêu Công 140
Bản đồ 2. Năm nhóm chi đầu tư theo đầu người trong lĩnh vực giáo dục (nghìn đồng) so 
sánh với chỉ số về chất lượng hạ tầng trường học, 2012
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Chi đầu tư theo đầu người lĩnh vực giáo dục
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Chỉ số chất lượng hạ tầng trường học
Ghi chú: Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ 
đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay 
chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó.
Báo cáo liên ngành 141
Bản đồ 3. Năm nhóm chi đầu tư theo đầu người trong lĩnh vực giao thông (nghìn đồng), 2012
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Tỷ lệ nghèo
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Chi đầu tư theo đầu người lĩnh vực 
giao thông
Ghi chú: Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ 
đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay 
chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó.
Đánh giá Chi tiêu Công 142
Bản đồ 4. Tỷ lệ nghèo năm 2012
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Tỷ lệ nghèo
Chú giải
Bản đồ hành chính VNM2
Chi đầu tư theo đầu người lĩnh vực 
giao thông
Ghi chú: Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong báo cáo này không hàm ý bất kỳ 
đánh giá nào của Ngân hàng Thế giới về vị thế pháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ hay 
chấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới về các đường biên giới đó.
Báo cáo liên ngành 143
Tham khảo
Bộ Tài chính, Vụ Đầu tư. 2014. Đánh giá về mục tiêu ưu tiên và phân bổ tổng thể nguồn lực 
chi tiêu công, một số gợi ý.
Chính phủ Việt Nam. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010, 2011 - 2015, 2016 
- 2020.
Chính phủ Việt Nam. 2014. Báo cáo thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực doanh 
nghiệp nhà nước, đầu tư công, hệ thống ngân hàng.
Chính phủ Việt Nam. 2014. Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư.
Quốc hội Việt Nam. Luật số 49/2015-QH13 Đầu tư công.
Sáng kiến minh bạch ngành xây dựng. 2011. Số liệu dự án chậm tiến độ và đội chi phí tại 
tám quốc gia.
World Bank. 2014. Sức mạnh của quản lý đầu tư công. Chuyển đổi nguồn lực thành tài sản 
để tăng trưởng. Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Kai Kaiser, Jay-Hyung Kim, and Jonas Frank
Tranh: Sen hồng
Họa sĩ Phạm Hà Hải

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chinh_sach_tai_khoa_huong_toi_ben_vung_hieu_qua_va.pdf