Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã

 Định nghĩa về Y học gia đình.

Năm 1963, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa BSGĐ là “Những thầy

thuốc thực hành có vai trò cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp, liên tục,

toàn diện và phối hợp cho từng cá nhân, mọi thành viên trong hộ gia đình đang

được theo dõi và quản lý.Những thầy thuốc gia đình tự chịu trách nhiệm cung cấp

các chăm sóc y tế hoặc hỗ trợ cho các thành viên của từng hộ gia đình được sử

dụng các dịch vụ y tế và các nguồn lực xã hội khác nếu cần”.

Hiệp Hội Y Học Gia Đình Hoa Kỳ (AAFP): “Y học gia đình là chuyên ngành

y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và

gia đình. Đây là chuyên ngành rộng, lồng ghép sinh học, lâm sàng học và khoa học

hành vi. Phạm vi hoạt động của y học gia đình bao gồm các nhóm tuổi, giới tính, cơ

quan, và các bệnh lý thực thể”.

Hiệp hội bác sĩ gia đình thế giới (WONCA): “BSGĐ là những thầy thuốc

chụi trách nhiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục cho các cá nhân trong bối

cảnh gia đình, cho các gia đình trong bối cảnh cộng đồng, không phân biệt tuổi,

giới, chủng tộc, bệnh tật cũng như điều kiện văn hóa và tầng lớp xã hội”.

Tóm lại: Y học gia đình có trách nhiệm chăm sóc người bệnh một cách toàn

diện, liên tục và phối hợp nhăm mục tiêu phát hiện sớm và xử lý sớm các vấn đề

bệnh tật, dự phòng và duy trì sức khỏe, cho từng cá nhân trong gia đình và cộng

đồng

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 1

Trang 1

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 2

Trang 2

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 3

Trang 3

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 4

Trang 4

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 5

Trang 5

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 6

Trang 6

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 7

Trang 7

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 8

Trang 8

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 9

Trang 9

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 275 trang baonam 6300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã

Tài liệu Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình dành cho hộ sinh làm việc tại trạm y tế xã
DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ 
PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU THEO 
NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH DÀNH CHO 
HỘ SINH LÀM VIỆC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ 
Tháng 12 – 2019
2 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Viết tắt Ý nghĩa 
BHSS Băng huyết sau sinh 
BPTT Biện pháp tránh thai 
BSGĐ Bác sĩ gia đình 
BYT Bộ y tế 
CSSK Chăm sóc sức khỏe 
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu 
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản 
CTC Cổ tử cung 
DCTC Dụng cụ tử cung 
ĐTĐ Đái tháo đường 
HA Huyết áp 
HIV/AIDS 
Human immunodeficiency virus infection / acquired 
immunodeficiency syndrome 
HTKN Huyết thanh kháng nọc 
KBCB Khám bệnh, chữa bệnh 
KH Khách hàng 
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 
NB Người bệnh 
NKĐSS/LTQĐTD 
Nhiễm khuẩn đường sinh sản/ lây truyền qua 
đường tình dục 
NTH Ngừng tuần hoàn 
NVYT Nhân viên y tế 
PNC Phòng ngừa chuẩn 
RBN Rau bong non 
RTĐ Rau tiền đạo 
SKSS Sức khỏe sinh sản 
TC Tử cung 
TNTC Thai ngoài tử cung 
TSG Tiền sản giật 
TSM Tầng sinh môn 
TYT Trạm y tế 
THA Tăng huyết áp 
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 
VTN/TN Vị thành niên/ Thành niên 
WHO Tổ chức Y tế Thế giới 
YHGD Y học gia đình 
3 
MỤC LỤC 
CHUYÊN ĐỀ 1: ......................................................................................................... 4 
BÀI 1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA 
ĐÌNH. ......................................................................................................................... 4 
BÀI 2 TRẠM Y TẾ HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI 
VIỆT NAM ............................................................................................................... 21 
BÀI 3 PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO ĐỘI ................................................... 38 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU ..................................................................... 38 
BÀI 4 QUẢN LÝ TRẠM Y TẾ ............................................................................... 45 
HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH ....................................... 45 
BÀI 5 HỒ SƠ QUẢN LÝ SỨC KHỎE THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH.54 
BÀI 6 CÔNG TÁC DỰ PHÒNG TẠI TRẠM Y TẾ ................................................ 66 
BÀI 7 KỸ THUẬT CẤP CỨU BAN ĐẦU .............................................................. 76 
BÀI 8 XỬ TRÍ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SƠ CẤP CỨU ...................................... 112 
THƯỜNG GẶP TẠI TRẠM Y TẾ VÀ CỘNG ĐỒNG .......................................... 112 
BÀI 9 PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ ...................................... 139 
BÀI 10 PHÒNG NGỪA CHUẨN .......................................................................... 151 
CHUYÊN ĐỀ 2 ...................................................................................................... 162 
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI TRẠM Y TẾ ................................ 162 
BÀI 1 ...................................................................................................................... 162 
CHĂM SÓC PHỤ NỮ KHI MANG THAI Ở CỘNG ĐỒNG ............................... 162 
BÀI 2 ...................................................................................................................... 176 
CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG VÀ SAU SINH................................................... 176 
TẠI XÃ VÀ CỘNG ĐỒNG ................................................................................... 176 
BÀI 3 ...................................................................................................................... 188 
QUẢN LÝ TRẺ SƠ SINH TẠI GIA ĐÌNH VÀ TRẠM Y TẾ .............................. 188 
Bài 4 ........................................................................................................................ 206 
MỘT SỐ BỆNH PHỤ KHOA ................................................................................ 206 
BÀI 5 ...................................................................................................................... 219 
CẤP CỨU SẢN PHỤ KHOA ................................................................................ 219 
BÀI 6 ...................................................................................................................... 241 
TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI CỘNG ĐỒNG ........................................ 241 
NỘI DUNG THỰC HÀNH .................................................................................... 266 
4 
CHUYÊN ĐỀ 1 
BÀI 1 
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA 
ĐÌNH. 
MỤC TIÊU 
1. Trình bày được định nghĩa, vai trò của YHGD trong hệ thống y tế và 
công tác chăm sóc sức khoẻ 
2. Giải thích được các nguyên lý của YHGĐ để áp dụng tại trạm y tế xã 
3. Thể hiện được sự đổi mới về chức trách nhiệm vụ trong công tác chăm 
sóc sức khoẻ, hợp tác, trao đổi, học hỏi để hoàn thành công việc được 
giao theo nguyên lý YHGD 
NỘI DUNG 
1. Tổng quan về Y học gia đình. 
1.1. Định nghĩa về Y học gi ...  cho bà mẹ và con khi đẻ, cách 
nằm, cách thở khi chuyển dạ và khi rặn đẻ, cho con bú ngay sau đẻ và chăm 
sóc sơ sinh 
2. CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ SAU 
KHI ĐẺVỚI TRẺ THỞ ĐƯỢC 
TT NỘI DUNG 
1 Chuẩn bị người cán bộ y tế: có đủ mũ ,quần áo blu, đeo khẩu trang, card, đi 
dép trắng , rửa tay thường quy(hoặc sát khuẩn tay nhanh) 
267 
2 Chuẩn bị dụng cụ: 
- Dụng cụ vô khuẩn : 
+ Bộ đỡ đẻ:1 kẹp Kose, 1 kéo, 2 đôi găng tay, 4 săng, 1 kẹp rốn 
+ Bơm tiêm có 10đv oxytocin 
+ Bộ cắt khâu tầng sinh môn (TSM): 1 phẫu tích, 1 kìm mang kim, 1 kéo. 
- Dụng cụ sạch: 
+ Dụng cụ hồi sức: 1 bóp bóng Ambu, 1 mặt nạ sơ, 1 bóng hút (máy hút), 1 
ống nghe tim phổi, 1 đồng hồ bấm giây 
+ Hộp đựng bông cầu povidone 10%, Trụ cắm 2 kẹp dài sát khuẩn 
+ 1 mũ sơ sinh,1 xô đựng dung dịch khử nhiễm. 
3 Chuẩn bị sản phụ: - Nằm ở tư thế sản khoa 
 - Hướng dẫn cách rặn 
 - Động viên, giải thích. 
4 TIẾN HÀNH 
4.1 Kiểm tra nhiệt độ phòng, sát khuẩn âm hộ 
4.2 Rửa tay ( lần 1) 
4.3 Trải săng vô khuẩn dưới mông và trên bụng sản phụ. 
4.4 Chuẩn bị khu hồi sức trẻ sơ sinh: Kiểm tra bóng Ambu, mặt nạ, máy hút 
4.5 Rửa tay (lần 2) 
4.6 Đeo 2 lần găng tay (nếu chỉ có 1 người đỡ). Sắp xếp dụng cụ theo thứ tự dễ 
dùng 
4.7 Kiểm tra đủ điều kiện thì tiến hành đỡ đẻ: TSM phồng căng, ngôi thập thò ở 
âm hộ 
Đỡ đầu 
4.8 Dùng tay giữ TSM qua 1 miếng gạc ( hoặc khăn vô khuẩn) 
4.9 Hai ngón 2 và 3 của tay kia vít chẩm cho đầu cúi hơn 
4.10 Khi chẩm đã lộ ra khỏi âm hộ, 1 bàn tay ôm lấy đầu, các ngón về phía trán 
hướng lên trên để các phần trán, mắt, mũi, mồm, cằm sổ ra từ từ. 
Khi làm các thao tác này hướng dẫn sản phụ không rặn nữa: Thở thổi mạnh 
và nhanh 
4.11 Tay kia vẫn giữ TSM cho khỏi rách 
4.12 Chờ cho đầu thai nhi tự xoay, người đỡ đẻ mới giúp cho chẩm xoay về vị trí 
phải ngang hoặc trái ngang 
Đỡ vai 
268 
4.13 Kiểm tra xem có dây rốn quấn cổ không. Nếu dây rốn quấn cổ lỏng thì nới 
lỏng thêm. Nếu dây rốn quấn cổ chặt thì phải luồn 2 kẹp, kẹp cắt dây rốn giữa 
2 kẹp rồi đỡ tiếp. 
4.14 Áp 2 bàn tay vào 2 bên thái dương của thai. Kéo nhẹ thai xuống về phía chân 
của người đỡ đẻ và hướng dẫn sản phụ rặn nhẹ cho đến khi vai trước sổ 
4.15 Đỡ đẻ vai sau: 1 bàn tay ôm lấy đầu thai nhi cho gáy thai nằm giữa ngón 1 và 
2 để kéo đầu thai lên trên 
4.16 Bàn tay kia vẫn giữ TSM để tránh bị rách khi vai sổ 
Đỡ mông và chi 
4.17 Tay giữ gáy thai nhi vẫn giữ nguyên, tay giữ TSM chuyển theo các phần 
lưng, mông và chi dưới của thai 
4.18 Khi đến cổ chân của thai nhi nhanh chóng nắm lấy để cho cổ chân nằm giữ 
khe các ngón 1-2, 2- 3. Thai được giữ theo tư thế nằm ngang. 
Các việc cần làm ngay sau khi sinh cho mẹ và con 
4.19 Đọc to thời điểm sinh, giới tính và đặt trẻ nằm trên bụng mẹ 
4.20 Lau khô cho trẻ bắt đầu trong 5 giây ngay sau sinh. Lau khô trẻ theo trình tự 
(mắt, mặt, đầu, ngực, tay, chân, lưng, mông). 
4.21 Bỏ tấm vải ướt. Cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ. Phủ người trẻ bằng tấm vải 
khô, đội mũ cho trẻ 
4.22 Kiểm tra xem có còn thai thứ hai trong tử cung không. 
4.23 Tiêm bắp 10đv oxytocin cho mẹ trong vòng 1 phút 
4.24 Tháo găng tay đầu 
4.25 Kiểm tra dây rốn trước khi kẹp, chỉ kẹp khi dây rốn ngừng đập (thông thường 
là 1 – 3 phút sau sinh) 
4.26 Kẹp dây rốn cách chân rốn 2 cm, vuốt máu dây rốn về phía mẹ. 
 Kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất 3 cm (cách chân rốn 5cm). Cắt sát kẹp 1 bằng 
kéo vôkhuẩn 
4.27 Một tay cầm kẹp dây rốn. Một tay đặt lên bụng vùng trên khớp vệ, chờ tử 
cung co chặt thì giữ và đẩy tử cung về phía xương ức 
4.28 Kéo dây rốn có kiểm soát, nhẹ nhàng theo hướng của cơ chế đẻ trong khi tay 
để trên bụng sản phụ đẩy tử cung theo chiều ngược lại 
4.29 Khi bánh rau đã ra đến âm hộ, hạ thấp dây rốn để sức nặng bánh rau kéo nốt 
màng rau ra. Nếu màng rau không bong ra thì cầm bánh rau bằng hai tay 
đồng thời xoắn lại theo một chiều cho màng rau bong nốt. 
4.30 Xoa đáy tử cung qua thành 15 phút 1 lần trong 2 giờ đầu sau đẻ 
4.31 Kiểm tra rau: khi tử cung co tốt và không có dấu hiệu chảy máu mới tiến 
hành kiểm tra rau theo thường lệ 
4.32 Tư vấn cho mẹ về những dấu hiệu đòi bú của trẻ (chảy nước dãi, mở miệng, 
lè lưỡi liếm, mút tay, bò trườn) 
269 
3.CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ SAU KHI 
ĐẺVỚI TRẺ KHÔNG THỞ ĐƯỢC 
TT NỘI DUNG 
1 Chuẩn bị người cán bộ y tế: có đủ mũ ,quần áo blu, đeo khẩu trang, card, đi 
dép trắng , rửa tay thường quy(hoặc sát khuẩn tay nhanh) 
2 Chuẩn bị dụng cụ: 
- Dụng cụ vô khuẩn : 
+ Bộ đỡ đẻ:1 kẹp Kose, 1 kéo, 2 đôi găng tay, 4 săng, 1 kẹp rốn 
+ Bơm tiêm có 10đv oxytocin 
+ Bộ cắt khâu tầng sinh môn (TSM): 1 phẫu tích, 1 kìm mang kim, 1 kéo. 
- Dụng cụ sạch: 
+ Dụng cụ hồi sức: 1 bóp bóng Ambu, 1 mặt nạ sơ, 1 bóng hút (máy hút), 1 
ống nghe tim phổi, 1 đồng hồ bấm giây 
+ Hộp đựng bông cầu povidone 10%, Trụ cắm 2 kẹp dài sát khuẩn 
+ 1 mũ sơ sinh,1 xô đựng dung dịch khử nhiễm. 
3 Chuẩn bị sản phụ: - Nằm ở tư thế sản khoa 
 - Hướng dẫn cách rặn 
 - Động viên, giải thích. 
4 TIẾN HÀNH 
4.1 Kiểm tra nhiệt độ phòng, tắt quạt 
4.2 Rửa tay ( lần 1) 
4.3 Trải săng vô khuẩn dưới mông và trên bụng sản phụ. 
4.4 Chuẩn bị khu hồi sức trẻ sơ sinh: Kiểm tra bóng Ambu, mặt nạ, máy hút 
4.5 Rửa tay (lần 2) 
4.6 Đeo 2 lần găng tay (nếu chỉ có 1 người đỡ). Sắp xếp dụng cụ theo thứ tự dễ 
dùng 
4.7 Kiểm tra đủ điều kiện thì tiến hành đỡ đẻ: TSM phồng căng, ngôi thập thò ở âm 
hộ 
Đỡ đầu 
4.8 Dùng tay giữ TSM qua 1 miếng gạc ( hoặc khăn vô khuẩn) 
4.9 Hai ngón 2 và 3 của tay kia vít chẩm cho đầu cúi hơn 
4.10 Khi chẩm đã lộ ra khỏi âm hộ, 1 bàn tay ôm lấy đầu, các ngón về phía trán 
hướng lên trên để các phần trán, mắt, mũi, mồm, cằm sổ ra từ từ. 
Khi làm các thao tác này hướng dẫn sản phụ không rặn nữa: Thở thổi mạnh và 
nhanh 
270 
4.11 Tay kia vẫn giữ TSM cho khỏi rách 
4.12 Chờ cho đầu thai nhi tự xoay, người đỡ đẻ mới giúp cho chẩm xoay về vị trí 
phải ngang hoặc trái ngang 
Đỡ vai 
4.13 Kiểm tra xem có dây rốn quấn cổ không. Nếu dây rốn quấn cổ lỏng thì nới lỏng 
thêm. Nếu dây rốn quấn cổ chặt thì phải luồn 2 kẹp, kẹp cắt dây rốn giữa 2 kẹp 
rồi đỡ tiếp. 
4.14 Áp 2 bàn tay vào 2 bên thái dương của thai. Kéo nhẹ thai xuống về phía chân 
của người đỡ đẻ và hướng dẫn sản phụ rặn nhẹ cho đến khi vai trước sổ 
4.15 Đỡ đẻ vai sau: 1 bàn tay ôm lấy đầu thai nhi cho gáy thai nằm giữa ngón 1 và 2 
để kéo đầu thai lên trên 
4.16 Bàn tay kia vẫn giữ TSM để tránh bị rách khi vai sổ 
Đỡ mông và chi 
4.17 Tay giữ gáy thai nhi vẫn giữ nguyên, tay giữ TSM chuyển theo các phần lưng, 
mông và chi dưới của thai 
4.18 Khi đến cổ chân của thai nhi nhanh chóng nắm lấy để cho cổ chân nằm giữ khe 
các ngón 1-2, 2- 3. Thai được giữ theo tư thế nằm ngang. 
Các việc cần làm ngay sau khi sinh cho mẹ và con 
4.19 Đọc to thời điểm sinh, giới tính và đặt trẻ nằm trên bụng mẹ 
4.20 Lau khô cho trẻ bắt đầu trong 5 giây ngay sau sinh. Lau khô trẻ theo trình tự 
(mắt, mặt, đầu, ngực, tay, chân, lưng, mông) và kích thích trẻ thở. Bỏ tấm 
săng ướt ủ ấm cho trẻ 
4.21 Đánh giá sau 30 giây trẻ không thở hoặc thở nấc thì gọi giúp đỡ 
4.22 Bỏ đôi găng tay ngoài cùng ra, nhanh chóng kẹp và cắt dây rốn rồi chuyển trẻ 
đến khu vực hồi sức, kích thích trong lúc di chuyển 
4.23 Nhanh chóng ủ ấm trẻ trong và sau khi di chuyển, đặt đầu trẻ đúng tư thế để 
mở thông luồng không khí 
4.24 Chỉ hút khi miệng và mũi trẻ bị tắc nghẽn. Hút sâu trong miệng 5cm, sâu trong 
mũi 3cm, hút khi rút ống hút ra. Thời gian hút không quá 20 giây. 
4.25 Bóp bóng: Úp mặt nạ chặt che kín mũi và miệng trẻ. Bắt đầu bóp bóng qua mặt 
nạ thở trong vòng 1 phút sau sinh. Bóp bóng tần số 40-60 lần thở mỗi phút. 
Bóp bóng 30 giây Nếu trẻ chưa thở được thì bóp bóng 30 giây tiếp, nếu trẻ vẫn 
chưa thở thì nghe tim 
4.26 Nghe tim: + Nếu nhịp tim ≥ 60 lần/p : Tiếp tục bóp bóng 
 + Nếu nhịp tim < 60 lần/p: Kết hợp ấn tim với bóp bóng 
 Vị trí ấn tim: 1/3 dưới xương ức. Áp lực ấn tim: Ấn lún khoảng 1/3 đường kính 
trước sau của lồng ngực trẻ. 
Tần số ấn tim : 120-140l/p phối hợp với bóp bóng. 
Tỷ lệ bóp bóng/ấn tim =1/3 
271 
4.27 Sau 30 giây đánh giá trẻ không thở tốt hơn, chuyển lên tuyến có điều kiện theo 
dõi và hồi sức sơ sinh tốt hơn( đặt nội khí quản) 
4.28 Nếu trẻ bắt đầu thở hoặc khóc, ngừng thông khí. Quan sát đảm bảo trẻ tiếp tục 
thở tốt. Cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ, ủ ấm cho trẻ 
4.29 Tư vấn cho mẹ: trẻ đã ổn và các dấu hiệu đòi bú của trẻ (chảy nước dãi, mở 
miệng, lè lưỡi liếm, mút tay, bò trườn ) 
4.KIỂM TRA DÂY RỐN - MÀNG RAU - BÁNH RAU 
 Quy trình 
Bước 1 Kiểm tra dây rốn 
1.1 Xem có bị thắt nút không? 
1.2 Quan sát mặt cắt của dây rốn xem có đủ 2 động mạch, 1 tĩnh 
mạch và có bất thường gì không? 
1.3 Đo độ dài của dây rốn (đo 2 phía, phía bánh rau và phía sơ sinh 
đã được kẹp cắt). 
Bước 2 Kiểm tra màng rau 
2.1 Cầm vào kìm đã kẹp dây rốn nâng bánh rau lên cho màng rau 
thỏng xuống. 
2.2 Quan sát màu sắc màng rau và đánh giá xem đủ hay thiếu. 
2.3 Quan sát vị trí lỗ bấm ối hay vỡ ối có cân đối so với màng chung 
quanh. Khi lỗ rách lệch cần đo từ lỗ vỡ ối đến bờ bánh rau của 
bên có màng ngắn nhất (dưới 10 cm là rau bám thấp). 
2.4 Với bánh rau trong sinh đôi: bóc tách màng ngăn đôi hai buồng ối 
xem có mấy nội và trung sản mạc để xác định có một hay hai 
bánh rau. 
Bước 3 Kiểm tra mặt màng bánh rau 
3.1 Đặt bánh rau cho mặt múi úp vào lòng bàn tay, màng rau toả ra 
xung quanh. 
3.2 Quan sát vị trí bám của dây rốn: trung tâm, bám cạnh hay bám 
màng. 
3.3 Quan sát các mạch máu từ chân dây rốn đi ra đến tận bờ mép 
bánh rau. Tìm xem có mạch máu nào đi từ rìa bánh rau ra ngoài 
màng rau để theo hướng đó phát hiện bánh rau phụ. 
Bước 4 Kiểm tra mặt múi bánh rau 
4.1 Đặt bánh rau trên mặt phẳng của khay hoặc trên lòng bàn tay, cho 
mặt múi ngửa lên. 
4.2 Dùng bông hoặc gạc, gạt hết máu cục để dễ quan sát. Nếu được, 
quan sát dưới dòng nước chảy nhẹ. 
272 
4.3 Quan sát từ trung tâm ra xung quanh bánh rau xem có nhẵn bóng, 
có bị xây sát, có mất múi nào không (nếu sót phải kiểm soát tử 
cung). 
4.4 Đánh giá chất lượng múi rau: các ổ nhồi máu, các ổ lắng đọng 
canxi, tình trạng xơ hoá 
4.5 Ghi chép vào hồ sơ: giờ đỡ rau, kiểu sổ rau, lượng máu mất và 
các bất thường (nếu có). 
5. QUY TRÌNH KHÁM PHỤ KHOA 
STT NỘI DUNG 
CHUẨN BỊ 
1 
Cán bộ y tế: Mặc quần áo blouse, đội mũ, đeo khẩu trang, đeo card, đi dép 
trắng , rửa tay thường quy 
2 
Phòng khám: 
- Bàn khám 
- Đèn gù 
- Ghế xoay 
- Dụng cụ: 
+ Dụng cụ vô khuẩn: 2 săng vô khuẩn, 1 mỏ vịt, 2 đôi găng tay vô khuẩn, 1 
panh dài, bông cầu vô khuẩn 
+ Dụng cụ sạch: 1 hộp đựng dung dịch parapin, 1 hộp đựng dung dịch 
povidine, que tăm bông, que gỗ Spatula, lam kính, trụ cắm 2 kẹp dài,1 xô đựng 
dung dịch khử nhiễm. 
3 
Người bệnh 
- Hướng dẫn người bệnh đi tiểu trước khi khám. 
- Giải thích mục đích việc thăm khám, hướng dẫn tư thế cho bệnh nhân 
- Điều chỉnh đèn tập trung vào vùng âm hộ. 
TIẾN HÀNH 
Bước 1. Khám vú 
1.1 Quan sát hai vú 
1.2 
Sử dụng mặt trong ba ngón tay giữa, khám toàn bộ vú, bắt đầu từ phần trên 
ngoài, sử dụng kỹ thuật xoắn ốc 
1.3 
Hướng dẫn khách hàng ngồi dậy và giơ hai tay ngang vai. Khám phần đuôi vú 
bằng cách ấn nhẹ dọc theo bờ ngoài của cơ ngực và dẫn đưa tay lên đến nách 
Bước 2. Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn 
2.1 Hướng dẫn khách hàng nằm tư thế sản khoa 
273 
2.2 Nhìn bụng: để phát hiện sẹo phẫu thuật, dịch cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ 
2.3 
Dùng mặt trong của bàn tay ấn nhẹ nhàng các vùng của bụng, xác định xem có 
khối u không. Nếu có, cần xác định vị trí, kích thước, mật độ, di động, đau hay 
không. 
Bước 3. Khám vùng âm hộ và tầng sinh môn 
3.1 Sát khuẩn tay nhanh 
3.2 Trải săng vô khuẩn dưới mông sản phụ 
3.3 Đeo găng tay vô khuẩn 
3.4 Quan sát vùng âm hộ và tầng sinh môn 
3.5 Dùng 2 ngón tay tách 2 môi lớn ra khám 2 môi nhỏ, âm vật, lỗ niêu, lỗ âm đạo 
3.6 Sát khuẩn âm hộ bằng dung dịch povidone 10% 
Bước 4: Khám âm đạo bằng mỏ vịt 
4.1 
Tay thuận cầm mỏ vịt, tay không thuận dùng ngón 2 và 3 bộc lộ âm đạo, đặt mỏ 
vịt nghiêng 45ᵒ so với mặt phẳng ngang. 
4.2 
Đưa mỏ vịt vào âm đạo, khi qua cơ vòng âm đạo xoay ngang mỏ vịt và đưa sâu 
mỏ vịt vào theo hướng ra sau, xuống dưới 
4.3 Mở mỏ vịt bộc lộ cổ tử cung(CTC), vặn ốc cố định 
4.4 Quan sát âm đạo, cổ tử cung 
4.5 Dùng tăm bông lấy dịch âm đạo ở cùng đồ bên làm nhuộn soi hoặc soi tươi 
4.6 Dùng bông lau khô vùng CTC, âm đạo để quan sát rõ mức độ tổn thương 
4.7 
Dùng đầu ngắn của que spatula xoay 360 quanh lỗ CTC để lấy tế bào lỗ ngoài 
CTC rồi phết lên lam kính. 
4.8 Tháo mỏ vịt và ngâm vào dung dịch clorin 0,5% để khử nhiễm. 
Bước 5. Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay) 
5.1 
Khám cổ tử cung, tử cung và hai phần phụ bằng hai tay để xác định vị trí, mật 
độ, kích thước, tư thế, hình dạng, các túi cùng âm đạo 
5.2 
Nếu có khối u, cần xác định: vị trí, hình dạng, kích thước, mật độ, đau, liên 
quan với tử cung, di động... 
Bước 6. Hoàn thành khám phụ khoa 
6.1 Thông báo kết quả khám và thảo luận với khách hàng về kết quả khám 
6.2 Ghi chép hồ sơ, bổ sung hồ sơ sức khoẻ cá nhân 
6.3 Hẹn khám lại 
6. TƯ VẤN CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 
STT NỘI DUNG 
1 Cán bộ y tế: Mặc quần áo blouse, đội mũ, đeo khẩu trang, đeo card, đi dép 
274 
trắng , rửa tay thường quy 
2 Dụng cụ 
- Dụng cụ tử cung: TCu380A, Multiload, thuốc tránh thai, bao cao su, tranh, tờ 
rơi 
2 Tiến hành 
2.1 Gặp gỡ 
- Chào hỏi, mời ngồi, tỏ thái độ thân mật và bình đẳng, tạo lòng tin cho khách 
hàng 
- Tự giới thiệu bản thân 
2.2 Gợi hỏi 
- Hỏi các thông tin liên quan đến sức khỏe và nhu cầu tránh thai 
- Chú ý lắng nghe, không sốt ruột, tránh nói nhiều 
- Phát hiện những nhận thức sai lệch của khách hàng 
2.3 Giới thiệu 
- Giới thiệu các biện pháp tránh thai hiện có ở cơ sở và thị trường 
- Cung cấp đầy đủ thông tin về cả ưu và nhược điểm, các tác dụng phụ và tai 
biến có thể gặp của biện pháp tránh thai 
- Tập trung vào vấn đề khách hàng quan tâm, giải thích khi khách hàng hiểu sai 
3.4 Giúp đỡ 
- Giúp cho khách hàng tự lựa chon biên pháp tránh thai phù hợp nhất 
- Không áp đặt theo ý kiến chủ quan của mình 
- Nếu khách hàng lựa chọn biện pháp tránh thai không phù hợp vì chống chỉ 
định thì góp ý cho khách hàng lựa chọn biện pháp tránh thai khác 
2.5 Giải thích 
- Khi khách hàng đã chấp nhận 1 biện pháp tránh thai , giải thích đầy đủ hơn về 
cách sử dụng biện pháp tánh thai đó 
- Giải thích những nguyên nhân có thể đưa đến thất bại và cách phòng tránh 
- Nói rõ những dấu hiệu của tác dụng phụ và cách xử trí tại nhà 
- Nói rõ mức độ phục hồi của biện pháp tránh thai 
- Giải thích tại sao cần có kiểm tra định kỳ và khuyên thực hiện đầy đủ 
- Giải thích một cách thỏa đáng những hiểu biết sai lệch của khách hàng 
- Sau khi giải thích, hỏi lại khách hàng để có phản hồi 
2.6 Gặp lại 
- Dặn dò khách hàng, hẹn khám kiểm tra định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường 
có thể quay lại bất cứ lúc nào 
- Cung cấp tài liệu truyền thông 
275 
- Chào tạm biệt 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cham_soc_suc_khoe_ban_dau_theo_nguyen_ly_y_hoc_gia.pdf