Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn

CÒN KỊCH BẢN THÌ SAO?

Trong KB phim dài, nhà biên kịch không có thời gian khai thác triệt để tất cả

các tình huống trong các cảnh. Những viết KB phim ngắn thì lại khác, công

việc duy nhất cảu công việc viết KB phim ngắn chính là ở chỗ đó. Nếu dùng

một từ người Mỹ hay sử dụng thì đó là MILKER, có nghĩa là phải khai thác

tối đã dự độc đáo của câu chuyện, vắt kiệt cốt tủy của câu chuyện như một

người vắt sữa vậy. Đó có thể gọi là nghệ thuật của phim ngắn. Đó cũng chínhlà điều người ta chờ đợi ở bạn. Để xem lại câu chuyện, bạn cần phải dỡ tung

nó ra, chia thanh các phần nhỏ, gần như cái cách mà người thợ sửa xe vẫn

làm. Đặt tất cả trước mắt và tự hỏi:

 - Mình muốn kể chuyện gì nhỉ?

 - Điều gì mình quan tâm đến trong câu chuyện này?

 - Trong nhân vật, có cái gì làm mình thích thú?

 - Đoạn kết đã thực sự ấn tượng chưa?

 - Cách kể chuyện đã hấp dân

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 1

Trang 1

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 2

Trang 2

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 3

Trang 3

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 4

Trang 4

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 5

Trang 5

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 6

Trang 6

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 7

Trang 7

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 8

Trang 8

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 9

Trang 9

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 22 trang baonam 8140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn

Tài liệu Cách viết kịch bản phim ngắn
Cách viết kịch bản phim ngắn 
PHẦN MỘT: Từ ý tưởng đến câu chuyện 
=======================================================
=============== 
Chương 1: Hoặc là một bộ phim, hoặc không là gì cả 
Bạn muốn quay một bộ phim ngắn. Vào mùa hè này. Bạn đã quyết định như 
vậy. Bạn rất hào hứng và vội vàng muốn chứng tỏ những gì mình biết làm. 
Một cơ sở nào đó cho bạn mượn một máy quay DV150 vào những ngày nghỉ 
cuối tuấn. Môt người bạn đang thực tập tại một phòng dựng sẽ dựng phim 
giúp không cho bạn. Một cô bạn là diễn viên đã kết thúc dự án phim của cố 
ấy. Và bạn cũng nhanh chóng tìm được nam diễn viên chính tại một trường 
Đại học. Công tác hậu cần cũng đã có nguồn hỗ trợ. Bạn hàu như có thể tự 
sản xuất phim của mình. Tất cả chỉ chờ ngày bấm máy. 
CÒN KỊCH BẢN THÌ SAO? 
Trong KB phim dài, nhà biên kịch không có thời gian khai thác triệt để tất cả 
các tình huống trong các cảnh. Những viết KB phim ngắn thì lại khác, công 
việc duy nhất cảu công việc viết KB phim ngắn chính là ở chỗ đó. Nếu dùng 
một từ người Mỹ hay sử dụng thì đó là MILKER, có nghĩa là phải khai thác 
tối đã dự độc đáo của câu chuyện, vắt kiệt cốt tủy của câu chuyện như một 
người vắt sữa vậy. Đó có thể gọi là nghệ thuật của phim ngắn. Đó cũng chính 
là điều người ta chờ đợi ở bạn. Để xem lại câu chuyện, bạn cần phải dỡ tung 
nó ra, chia thanh các phần nhỏ, gần như cái cách mà người thợ sửa xe vẫn 
làm. Đặt tất cả trước mắt và tự hỏi: 
 - Mình muốn kể chuyện gì nhỉ? 
 - Điều gì mình quan tâm đến trong câu chuyện này? 
 - Trong nhân vật, có cái gì làm mình thích thú? 
 - Đoạn kết đã thực sự ấn tượng chưa? 
 - Cách kể chuyện đã hấp dân 
Còn kịch bản thì sao? Chẳng thành vấn đề. Bạn viết xong kịch bản trong 
vòng hai ngày. Viết một kịch bản chả có gì phức tạp cả. Chỉ cần ý tưởng hay 
và bạn đã có ý tưởng trong đầu và ý tưởng này được mọi người khen là hay 
và táo bạo. Nhưng thật kỳ cục, khi đọc kịch bản của bạn, nhiều thắc mắc cất 
lên: 
 - Tôi không hiểu lắm đoạn kết. 
 - Thông điệp thật tối nghĩa. 
 - Nhân vật chính hành động không thật. 
 - Hơn nữa, khi đọc kịch bản thì không còn thaayshay và táo bạo 
 như lúc bạn kể câu chuyện kèm theo những động tác nữa. 
Trước những phản ứng như vậy, bạn có cảm giác mình là một nghệ sĩ mà mọi 
người không hiểu. Vì thế nên bạn dừng tất cả mọi chuyện lại. Sự chán 
chường xâm chiếm bạn, và bạn cảm thấy đời mình két thúc ngay ở đây. 
Thế nếu chỉ đơn giản vì bạn là người vội vã quá? Thế nếu chỉ đơn giản là bạn 
muốn làm phim bằng mọi giá? Vậy thì ban hãy yên tâm, bạn không phải là 
người duy nhất đâu. Đây là tình trạng phổ biến trong giới làm phim ngắn. Đó 
là lý do khiến cho phần lớn các bộ phim vchir được coi xem là được thôi. 
LÀM PHIM NGẮN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ LÀM NHANH 
Bạn cần phải biết rằng viết một kịch bản giống như xây dựng một ngôi nhà 
vậy. Nếu như bạn chỉ có một phòng tắm xinh xắn không có mái thì chả ai 
muốn vào đó tắm cả. 
Nhưng đừng vội hoảng. Có mất mát gì đâu vì bạn sẽ làm bộ phim của mình, 
nếu như bạn chấp nhận làm lại từ đầu, xem xét lại từ đầu. 
Hãy học cách dành thời gian cho công việc viết kịch bản, trau chuốt kịch ban 
rnhw một người thợ đóng đồ gỗ quay bào nuột sản phẩm của mình vậy. Với 
tất cả lòng trìu mến, sự bền bỉ và kiên nhẫn. 
*** 
Chương 2: Ý tưởng của thế kỷ 
Hồi tưởng: cách đây hai tháng, trên đường đến rạp chiếu phim bạn bất ngờ 
thấy một người đàn ông trước điểm đỗ xe buýt với một bó hao trên tay. Anh 
ta có vẻ lo âu. Hai tiếng sau anh ta vẫn đứng đó dưới cơn mưa rào, vẫn 
nguyên tư thế với vẻ âu lo như vậy. 
Bạn đã thấy hình ảnh này và rất muốn đưa vào kịch bản. Một, hai, ba, bạn đã 
viết kịch bản liến một mạch. 
Thế nhưng tại sao kịch bản của lại bị các nhà sản xuất từ chối? Tại sao mọi 
người lại đánh giá là kịch bản của ban kém và không hấp dẫn. 
Sau một tháng, được người thân và bạn bè khuyến khích, bạn gạt bỏ cái tôi 
sang một bên và xem lại kịch bản của mình. Bạn đọc kỹ lưỡng lại từng cảnh 
một, từng lời thoại một và đột nhiên bạn giật mình! Cảnh người đàn ông buồn 
bã cầm bó hoa đã làm bạn thích thú bao nhiêu thì nay bỗng trở nên lạc lõng, 
chẳng đầu, chẳng đuôi. Những cảnh kết nối thì nhạt nhẽo, chẳng có gì đặc 
sắc. 
Tóm lại mọi chuyện đã thay đổi hết cả, bạn còn chẳng hiểu mình muốn nói gì 
nữa và muốn đi đến đâu nữa. Cuối cùng thì người đàn ông với bó hoa khốn 
khổ thực sự chờ điều gì? 
Chi tiết cuối cùng làm bạn lúng túng: Các nhà tài trợ yêu câu bạn phải nộp 
KB tóm tắt. Nhưng bạn không tài nào có thể tóm tắt được phim của mình, 
bạn không biết diễn tả một cách rõ ràng ý chính của phim. 
Sự sợ hãi xâm chiếm bạn: Thế nếu như tất cả mọi người ,những nhà sản xuất 
đã nhận ra đúng vấn đề? Thế nếu như KB của mình kém thật? 
HÃY BÌNH TĨNH LẠI 
Nếu như lúc đầu, ý tưởng của bạn làm bạn và những người xung quanh thích 
thú thì có nghĩa nó không đến nỗi tệ như vậy. Nhưng một ý tưởng hay ban 
đầu - thậm chí là đặc sắc - không có nghĩa là sẽ làm nên một KB hay. Chỉ 
đơn giản là vì bạn đã vội vã  ... ộc vào 
cảm xúc mà bạn dành cho câu chuyện của mình, dành cho các nhân vật và 
dành cho cách xử lý câu chuyện. Sự quan tâm thích thú của khán giả cũng sẽ 
nảy sinh từ đó. 
Lời khuyên nhỏ: Đừng ngần ngại cầu viện sự giúp đỡ! Không có gì hào 
hứng hơn là kể ra câu chuyện của mình. Người nghe sẽ là một tấm gương 
phản chiếu những ý tương của bạn. Và bạn sẽ thấy là khi trao đổi, bạn sẽ sắp 
xếp lại câu chuyện trong đầu mình một cách hợp lý hơn. 
Nếu bạn không có ai để giúp thì có những cách sau: 
 - Ghi ra giấy tất cả những nảy sinh trong đầu, sắp xếp các ý tưởng 
 đó lại, kể cá khi đó là những ý tưởng ký cục nhất. 
 - Nói to và diễ hành động của nhân vật. Như vậy bạn sẽ thấy 
 những hành động mà bạn định gán cho nhân vật có hợp lý không. 
 - Ghi âm vào máy nếu bạn thấy khoogn ngại và tuần sau đó nghe 
 lại những ý tưởng của chính mình. Chắc chắn sẽ hiệu quả đấy. 
Với cà nhân tôi thì tôi chọn phương pháp xây dựng dàn ý KB sơ lược trên 
giấy. Viết những ý tưởng của mình chữ đen trên giấy trắng sẽ rất kích thích 
sự tưởng tượng. Trang giấy trắng là một công cụ hỗ trợ hữu ích. Lúc đầu, bạn 
sẽ thấy nó như tờ nháp, nhưng hãy tự nhủ là bạn muốn cho chúng tôi chính tờ 
nháp đó! Thế thì những gì bạn sẽ chắt lọc từ một lô ý tưởng đó chỉ có lợi cho 
KB của bạn mà thôi. 
Để bắt đầu, bạn hãy tự hỏi điều gì làm bạn thích thú ở trong cảnh (người đàn 
ông với bó hoa) mà bạn nhìn thấy. Hãy tự hỏi tại sao bạn lại muốn kể lại cảnh 
đó, và muốn làm phim kể về chuyện đó. Bằng cách tự đặt câu hỏi về những 
gì mà một hình ảnh khơi gợi trong bạn, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những suy 
nghĩ, thậm chí là những ý tưởng hay. Nhân vật này làm bạn xúc động, như 
vậy là bạn đã hóa thân vào nhân vật. Đến lượt mình, bạn phải làm sao để khơi 
gợi những ccamr xúc như vậy trong lòng khán giả. Chúng ta sẽ thấy, trong 
điện ảnh nhân vật có vai trò định hướng cảm xúc quan trọng như thế nào. 
Nhưng trước hết, bạn hãy làm nhiệm vụ sắp xếp trật tự các ý tưởng. Hãy tìm 
những hướng đi khác nhau. 
Bài tập thực hành 
Hãy tưởng tượng đây là một tờ giấy nháp, bạn hãy thả sức tư duy, hãy ghi ra 
tất cả nhưng suy nghĩ chợt nảy sinh trong đầu, tất cả những khả năng thích 
hợp với ý tưởng của bạn, với hình ảnh hoặc tình huống ban đầu mà bạn đã 
thấy. Sau đso bạn sẽ lựa chọn. 
Một người đàn ông chờ đợi dưới cơn mưa với bó hoa trên tay 
Ý tưởng: 
- Anh ta đến chỗ hẹn với cô bạn gái cùng văn phòng, nhưng cô ấy e ngại một 
mối quan hệ tính cảm công vụ ẩn chưa nhiều trắc ẩn nên cô ấy không đến 
chỗ hẹn (quá cổ điển) 
- Người đàn ông có một cuộc hẹn do văn phòng môi giới tình cảm sắp xếp, cô 
gái không đến chỗ hẹn vì cô ấy đã thấy ảnh của anh ta. (cần phải suy nghĩ 
thêm) 
- Người đàn ông chờ bạn gái của mình, cô ấy muôn bỏ anh ta nhưng không 
dám (cũ rích) 
- Người đàn ông là một người bán hoa, anh phải giao hàng nhưng đánh mất 
địa chỉ (tóm lại, dù sao thì...) 
- Người đàn ông bị bệnh tâm thần phân lập, khi anh ta có một bó hao trên 
tay, anh ta cứ nghĩ mình là một người bán hoa (hừm..) 
- Người đàn ông nhận được bó hoa của một người phụ nữ vừa cãi nhau với 
người yêu, anh ta xúc động và đứng nguyên tại chỗ (không đến nỗi nào) 
- Người đàn ông, ...ờ... 
Thôi được, bạn không thể tìm ra thêm một ý tưởng nào nữa, tất cả những ý 
tưởng này đối với bạn thật nhạt nhẽo, cho dù một số hướng dẫn đã bắt đầu lộ 
diện. Vậy thì hãy chuyển sang một kỹ thuật khác mà tôi khuyên các bạn nên 
sử dụng mỗi khi các bạn tưởng tượng câu chuyện của mình và kết quả đã 
chứng minh là rất khả quan: hãy bắt đầu tưởng tượng đoạn kết. 
Phần Hai: Cấu trúc của câu chuyện 
Chương 1: Nguyên tắc ba hồi 
Bây giờ thì tất cả đã trở lên rõ ràng đối với bạn, bạn đã xây dựng được ba 
phần của câu chuyện, bạn không đi chệch chủ đề và có một cách độc đáo để 
kể câu chuyện cho người xem. 
Tuy nhiên, thật kỳ lạ, những người thân xung quanh bạn vẫn còn nhiều vấn 
đề phải bàn. Phần giữa của câu chuyện hơi dài, phần kết lại quá nhanh, phần 
đầu không được năng động lắm. Thiếu cái gì đó mạnh mẽ và rồi mất nhiều 
thời gian vòng vo để bắt đầu vào câu chuyện. Người ta có cảm giác là mọi 
thứ đã có trong câu chuyện rồi, nhưng trình tự không được hợp lý lắm, tóm 
lại là còn thiếu tính hiệu quả. 
Cái mà bạn thiếu đó chính là cái xương sống của bộ phim, và để làm được 
điều đó, cần phải tuân theo các nguyên tắc. 
NGHỆ THUẬT VIẾT 
Thật buồn cười, nhưng bạn vẫn nghĩ rằng mình kể chuyện hay. Vậy thì hãy 
nghĩ lại xem! Hãy nhớ lại tin vắn mà bạn đã nghe thấy trên đài phát thanh và 
đã làm bạn rất thích thú. Bạn đã kể lại tin vắn đó cho những người thân của 
mình. Bạn hãy nhớ lại xem bạn dã thêm mắm thêm muối như thế nào, kích 
thích sự chú ý bằng những tình tiết hấp dẫn nào để kết thúc trong sự tán 
thưởng của mọi người. 
Với kịch bản cũng y hệt như thế, có một cấu trúc giúp chúng ta nắm giữ kịch 
tính cho câu chuyện. 
Nghệ thuật viết kịch bản ngày nay là di sản được thừa hưởng từ nhà triết học 
Hy Lạp Aristote (384 - 322 trước Công Nguyên). Trong cuốn sách của ông 
có nhan đề "Thi ca", ông đã định nghĩa những nền tảng cơ bản của nghệ thuật 
viết kịch. 
Đối với Aristote, nghệ thuật viết kịch chính là bắt chước cuộc sống và cuộc 
sống được xây dựng từ những mục tiêu phải đạt được, từ những trở ngại khó 
khăn phải vượt qua. Cuộc sống chứa đựng vô vàn những điều bất ngờ, và 
chính điều đó làm cho cuộc sống luôn tràn đầy hứng khởi. 
Viết kịch, đó gần như là tái tạo cuộc sống, nhưng tái tạo lại cuộc sống đòi hỏi 
phải nắm vuwnsgxvaif nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật viết kịch, cũng như 
người họa sĩ cần phải biết các nguyên tắc về bố cục để vẽ lên một bức tranh. 
Syd Field, một nhà lý thuyết học người Mỹ đã xây dựng một sơ đồ mẫu về 
cấu trúc một vở kịch mà phần lớn các nhà biên kịch trên thế giới vẫn sử dụng 
(sẽ được đề cập đến ở phần sau). Bản thân chúng ta ít nhiều cũng đều có sơ 
đồ cấu trúc đó ở trong đầu, tùy theo văn hóa nghe nhìn của mỗi người và tư 
cách khi họ kể chuyện. 
Trong quá trình viết, nên thỉnh thoảng xem lại sơ đồ này, như thế bạn có thể 
trau chuốt hơn kịch tính của câu chuyện và vứt bỏ đi những chi tiết rườm rà 
làm ô nhiễm kịch bản, những chi tiết mà tất cả chúng ta luôn có xu hướng 
nhồi nhét vào khi viết kịch bản. 
Mục đích của cấu trúc ba hồi và những yếu tố mang tính kịch là giúp bạn đi 
vào vấn đề cốt lõi - hay nói cách khác là kể câu chuyện của mình một cách 
hiệu quả nhất có thể được. 
Nếu như bạn sợ rằng làm như vậy sẽ giam mình trong một cái xiềng, và nếu 
bạn vẫn còn phản đối khái niệm xây dựng cấu trúc kịch bản thì hãy xem lại 
những kiệt tác điện ảnh được xây dựng theo nguyên tắc ba hồi. Hãy lấy sơ đồ 
được đưa ra ở dưới đây và sử dụng làm thước đo để phân tích các bộ phim 
mà bạn yêu thích nhất, bạn sẽ thấy rằng: tôi nói đúng! 
MỘT CÔNG CỤ ĐỂ CẤU TRÚC KỊCH BẢN 
Cấu trúc ba hồi không phải là một xiềng xích, cũng không phải là một công 
thức kỳ diệu, hiệu quả mà nó mang lại là giữ được sự chú ý của khán giả vào 
câu chuyện của bạn, và đó là một điểm hết sức quan trọng của phim ngắn, để 
nó khác với tất cả các phim khác. 
Cấu trúc ba hồi gồm: Phần đầu, phần giữa, phần cuối - và nó được hiểu như 
đúng tên gọi của nó! 
Bạn đã xây dựng cấu trúc ba hồi khi tóm tắt kịch bản. Bây giờ bạn sẽ phải 
học: Cách đặt vấn đề, Phát triển vấn đề và Giải quyết vấn đề. 
Trong mỗi hồi lớn này, những yếu tố kịch tính sẽ giúp bạn cấu trúc câu 
chuyện của mình: 
 Biến cố khởi đầu 
 Những nút thắt kịch tính lớn 
 Cao trào 
Ghi chú: Sơ đồ ba hồi theo chiều ngang là một cách để nhắc nhở với bạn là 
trong câu chuyện của bạn, phải làm sao để kịch tính tăng dần và cao trào là 
đỉnh điểm của câu chuyện. 
Đối với một bộ phim ngắn khoảng 20 phút, chúng ta có thể chia như thế này: 
 Đặt vấn đề dài khoảng 4 phút 
 Phát triển vấn đề dài khoảng 14 phút 
 Giải quyết vấn đề dài khoảng 2 phút 
Vì những lý do logic đơn giản, chúng ta đồng ý với nhau rằng phần đặt vấn 
đề phải nhanh, phát triển vấn đề cần phải dài hơn để xây dựng câu chuyện và 
diễn biến của câu chuyên, rồi giải quyết vấn đề phải rất nhanh. 
Việc phân chia này có tính chất ví dụ tương đối. Chính bạn phải tính toán 
việc phân chia đó, tùy thuộc vào độ dài của bộ phim mà bạn muốn làm. Bạn 
hoàn toàn có thể áp dụng sơ đồ này cho một bộ phim dài 2 phút cũng như 
một bộ phim dài 90 phút. 
Sau đây là cấu trúc chi tiết của hai phim ngắn viết rất tốt. Hãy xem các tác giả 
đã áp dụng nguyên tắc ba hồi và những yếu tố kịch như thế nào. 
MÙA DI CƯ __________________________________ 
“Mùa di cư” là bộ phim hoạt hình của đạo diễn Iouri Tcherenkov (1995). Ông 
kể cho chúng ta về chuyến phưu lưu hài hước của một chú chim di cư bị lạc 
đàn trong mây mù. Sau một loạt những biến cố, nó tìm thấy đàn của mình. 
Nhưng những chú chim chợt nhận ra là trên thực tế, chúng đã quay trở lại 
điểm xuất phát ban đầu: Đám mây mù đã làm chúng mất phương hướng! 
Chúng ta có thể mổ sẻ bộ phim như thế này: 
1. Hồi 1 (1 phút): Chú chim (nhân vật chính) đậu trên cành với đàn chim 
 của nó. Cây trụi lá, đang là cuối mùa thu. Trong ánh mặt trời, những 
 đàn chim đang sải cánh. Bắt đầu mùa di cư. Những chú chim trên cành 
 và cả nhân vật chính của chúng ta bay theo những đàn chim trên trời. 
 Biến cố khởi đầu: trên đường bay, một đám mây mù lớn đột nhiên xuất 
 hiện. Đập cánh cũng vô ích, nhân vật của chúng ta bị đám mây mù bao 
 phủ. Nút thắt đầu tiên: giờ đây mục tiêu của chú chim là phải tìm lại 
 được đàn của mình. 
2. Hồi 2 (6 phút): Để làm được điều đó, chú chim phải vượt qua bao trở 
 ngại (những biến cố) đẩy xung đột (đặc biệt, nó có cảm giác mất hết 
 bình tĩnh vì tất cả mọi chuyện xảy đến với nó đều bị đảo lôn cả). Nút 
 thắt thứ 2: nó tìm được một con chim trong đàn. Con chim này sẽ giúp 
 nó tìm được đàn chim chứ? Không, con chim này cũng đang bị lạc như 
 nó và cuối cùng lại trở thành một gánh nặng cho nó. Chú chim của 
 chúng ta lại phải tiếp tục tìm lại đường bay. Cao trào: cuối cùng, với sải 
 cánh cuối cùng, nhân vật chính của chúng ta và người bạn của đường 
 không may mắn đã thoát ra khỏi đám mây mù và tìm thấy đàn của 
 mình. 
3. Hồi 3 (1 phút): kết thúc hết sức bất ngờ, đàn chim bỗng nhận ra rằng 
 chúng lại quay lại điểm xuất phát ban đầu. Bị xô dạt bởi đám mây mù, 
 những chú chim thực ra đã thực hiện hành trình ngược lại! (Lưu ý là 
 bảng chữ cuối cùng cũng chạy ngược lại) 
SÓNG DỘI___________________________________ 
(Thời gian: 13 phút) 
“Sóng dội”, bộ phim của đạo diễn Thierry Aguila (1996) kể câu chuyện về 
hai anh em tìm cách dựng lại hiện trường một vụ tai nạn từ một vụ tai nạn, và 
cuối cùng, họ bị kết án là thủ phạm của một vụ giết người mà họ không phạm 
phải. 
 1. Hồi 1 (2 phút): Hai anh em (Patrich và Serge) và người bạn tên là Luc 
 đi câu cá trên một hòn đảo gần Marseille. Serge bỗng nhiên thấy nặng ở 
 cần câu, đó là một con cá tráp lớn. Patrick cố gắng dùng vợt để lôi con 
 cá lên, nhưng cậu quá vụng về và để tuột mất con cá (Đó là biến cố 
 khởi đầu). Serge không kiềm chế được và bắt đầu ẩu đả với em. Luc 
 chạy lại can họ nhưng bị xô đẩy và ngã lộn cổ rồi bị chết. Patrick muốn 
 báo cảnh sát, nhưng Serge sợ rằng cảnh sát sẽ không tin đó là một tai 
 nạn: tình huống xảy ra khó tin quá. (Nút thắt đầu tiên) Serge quyết định 
 che dấu tai nạn bằng cách dựng lên một tai nạn thực sự. Đó là mục đích 
 của Serge (và cũng là của Patrick, cậu miễn cưỡng phải nghe theo 
 Serge). 
 2. Hồi 2 (10 phút): Nhưng kể từ lúc đó, tất cả mọi chuyện bắt đầu trở lên 
 tồi tệ. Vụ dàn dựng trở thành thảm họa. Đầu tiên, hai anh em ném xác 
 từ trên cáo xuống để làm cho người khác tin rằng Luc chết vì tai nạn, 
 nhưng cái xác lại không rơi xuống đúng chỗ thấp cần thiết. Sau đó, họ 
 đẩy Luc bằng một mái chèo nhưng mái chèo lại rơi tuột xuống biển, 
 máu rơi ở khắp nơi, dây đồng hồ của Luc cũng rơi xuống nước. Thế là 
 Serge dùng dao đâm vào người Luc nhiều nhát để người ta nghĩ anh ta 
 bị tấn công. (Nút thắt thứ hai) Patrick lưu ý rằng họ đang ở trên một 
 hòn đảo. Nếu họ đẩy thuyền rời đảo thì mọi người sẽ đặt câu hỏi: lúc 
 đến đây, Luc đã đi bằng gì? (Cao trào) Họ mang xác của người bạn lên 
 thuyền và nhét đầy đá vào đó rồi ném cái xác xuống biển. Nhưng họ đã 
 bị cảnh sát bắt. 
 3. Hồi 3 (1 phút): Ở sở cảnh sát, viên trung úy đọc cho Patrick lời khai 
 của nhân chứng. Đó là một sự giải thích rõ ràng và trung thực về thảm 
 họa. Patrick bàng hoàng và ký vào biên bản. 
-------------------------------------------- 
Một cấu trúc 3 hồi được coi là thành công khi khán giả không nhận thấy thấy 
sự phân chia đó. Nếu họ đoán ra các phần cấu trúc đó thì đó là sự thất bại. Tất 
cả công việc của người viết kịch bản là tìm cách làm cho câu chuyện của 
mình phong phú vừa đủ độ để hấp dẫn khán giả./. 
Chương 2: Hồi thứ nhất: Đặt vấn đề 
Hồi thứ nhất tạo thành phần đầu của câu chuyện. Chính phần này đặt câu 
chuyện của bạn lên đường ray và đẩy đi. Hồi thứ nhất gồm có ba phần sau: 
 Đặt vấn đề 
 Biến cố khởi đầu 
 Nút thắt đầu tiên 
Như các bạn đã thấy trong sơ đồ, hồi thứ nhất rất ngắn, và còn ngắn hơn nữa 
trong những phim có kết thúc bất ngờ. Như vậy cần phải xây dựng một cách 
khéo léo để kéo khán giả theo đường đi của câu chuyện. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phần đặt vấn đề tạo nên những phút đầu tiên của bộ phim. Đó là thời điểm 
mà bạn cần giới thiệu với người xem những sự kiện đã diễn ra trước phần đầu 
của câu chuyện. Không thể nào bắt kịp với câu chuyện nếu như không cung 
cấp cho người xem một vài yếu tố tín hiệu để họ có thể dựa vào đó mà hiểu. 
Đặt vấn đề cần phải rõ ràng và cụ thể. Hãy cung cấp cho người đọc những cái 
cần thiết tối thiểu để giúp họ hiểu được chuyện gì sẽ diễn ra. Không cần 
nhiều hơn. Đừng kể cho chúng tôi tất cả cuộc sống của nhân vật chính từ A 
đến Z. Hãy giữ lấy để xây dựng những biến cố mới hay những bí ẩn trong 
phát triển câu chuyện. 
Trong vài phút, hoặc vài giây, bạn bắt buộc phải cung cấp cho chúng tôi 
những thông tin chủ yếu về: 
 Thể loại phim (hành động, hài, tình cảm, ...) 
 Chủ đề và dề tài của phim (có phải một bộ phim về ô nhiễm môi 
 trường hay về nỗi cô đơn tình cảm ở Paris?) 
 Nhân vật của bạn (hèn nhát, dũng cảm, bị tật, tốt bụng, ...) 
Tất nhiên không phải là lần lượt trả lời hết những câu hỏi trên bằng cách trả 
lời mỗi câu hỏi trong một cảnh riêng. Tất cả các thông tin có thể được trả lời 
bằng một cảnh duy nhất, thậm chí một hình ảnh duy nhất mà thôi. Ví dụ: Một 
bộ phim nói về nghiện rượu, chỉ cần cảnh: một người đàn ông ngồi một mình 
trong bóng tối với một chai rượu trống rỗng trên tay. Trong vòng mười giây 
bạn đã cung cấp cho người xem chủ đề của phim (sự nghiện ngập), đặc điểm 
nhân vật (một người đàn ông hết tiền, cô đơn) và thể loại phim (chắc chắn 
không phải phim hài). 
Hãy tránh xa những đoạn độc thoại dài dòng để giải thích. Hãy thay vào đó 
bằng một cảnh tượng trưng, mang nhiều ý nghĩa. Đừng có quên sức khơi gợi 
của điện ảnh: “Điện ảnh, trước hết và quan trọng nhất là hình ảnh, âm thanh 
và hành động”./. 
(Còn nữa) 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cach_viet_kich_ban_phim_ngan.pdf