Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn

Tóm tắt – Sở hữu trí tuệ và thương mại quốc tế có mối quan hệ khá mật

thiết, hầu hết các hiệp định thương mại song phương hay đa phương đều có

những cam kết về sở hữu trí tuệ. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và

Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đã nâng

mức độ cam kết sở hữu trí tuệ ở mức độ cao và toàn diện hơn, phạm vi điều chỉnh

cũng đa dạng và bao trùm nhiều lĩnh vực. Điều này mang đến cho doanh nghiệp

Việt Nam không ít thuận lợi và khó khăn. Bài viết này sẽ phân tích các cam kết về

sở hữu trí tuệ trong hiệp định EVFTA, nhận dạng các cơ hội và thách thức đối với

doanh nghiệp của Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị góp phần thúc đẩy

hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 1

Trang 1

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 2

Trang 2

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 3

Trang 3

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 4

Trang 4

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 5

Trang 5

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 6

Trang 6

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 7

Trang 7

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 8

Trang 8

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 9

Trang 9

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 495 trang baonam 9940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn

Tài liệu Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực kinh tế, luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
HỘI THẢO KHOA HỌC 
“CÁC VẤN ĐỀ ĐƯƠNG ĐẠI 
TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, LUẬT: 
TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN” 
Tháng 12/2020 
1. TS. Nguyễn Minh Hòa Phó Hiệu trưởng Trường Đại học 
Trà Vinh 
Trưởng ban 
2. PGS.TS. Phước Minh Hiệp Nguyên Trưởng Cơ quan Thường trực 
phía Nam, Tạp chí Cộng sản 
Phó Trưởng ban 
3. GS.TS.NGND. Nguyễn Thanh 
Tuyền 
Tổng Biên tập Tạp chí Phát triển Hội 
nhập 
Phó Trưởng ban 
4. PGS.TS. Phan Nhật Thanh Phó Trưởng Khoa Luật Hành chính, 
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí 
Minh 
Ủy viên 
5. PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật, 
Trường Đại học Trà Vinh 
Ủy viên 
1. PGS.TS. Diệp Thanh Tùng Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Trưởng ban 
2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Phó Trưởng ban 
Thường trực; Trưởng 
Tiểu ban Tài chính Ngân 
hàng 
3. ThS. Huỳnh Thị Trúc Linh Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Phó Trưởng ban; 
Trưởng Tiểu ban Luật 
4. ThS. Lâm Thị Mỹ Lan Trưởng Bộ môn Kinh tế Phó Trưởng ban; 
Trưởng Tiểu ban Kinh tế 
5. ThS. Nguyễn Thị Cẩm 
Phương 
Q. Trưởng Bộ môn Quản trị Phó Trưởng ban; 
Trưởng Tiểu ban Quản 
trị 
6. ThS. Nguyễn Thị Thanh 
Thủy 
Q. Trưởng Bộ môn Kế toán Phó Trưởng ban; 
Trưởng Tiểu ban Kế 
toán 
7. ThS. Dương Thị Tuyết Anh Chánh Văn phòng Khoa Kinh 
tế, Luật 
Thư kí hành chính 
BAN CHỦ TỌA 
BAN TỔ CHỨC 
8. ThS. Phạm Thị Thu Hiền Giảng viên Bộ môn Tài chính 
Ngân hàng 
Thư kí Tiểu ban Tài 
chính Ngân hàng 
9. ThS. Trần Thị Ngọc Hiếu Phó Trưởng Bộ môn Luật Thư kí Tiểu ban Luật 
10. ThS. Nguyễn Thị Thúy 
Loan 
Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Thư kí Tiểu ban Kinh 
tế 
11. ThS. Nguyễn Thiện Thuận Phó Trưởng Bộ môn Quản trị Thư kí Tiểu ban Quản 
trị 
12. ThS. Phan Thanh Huyền Phó Trưởng Bộ môn Kế toán Thư kí Tiểu ban Kế 
toán 
13. ThS. Nguyễn Thị Bích 
Ngân 
Viên chức Văn phòng Khoa 
Kinh tế, Luật 
Thư kí Hội thảo 
1. PGS.TS. Diệp Thanh Tùng Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Trưởng ban 
2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Phó Trưởng ban 
3. PGS.TS. Huỳnh Quang Linh Giảng viên Bộ môn Kế toán Ủy viên 
4. ThS. Huỳnh Thị Trúc Linh Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Luật Ủy viên 
5. ThS. Nguyễn Thị Bích Ngân Viên chức Văn phòng Khoa Kinh 
tế, Luật 
Ủy viên 
6. ThS. Phạm Thị Tố Thy Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Trà Vinh 
Ủy viên 
7. ThS. Nguyễn Đăng Hai Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Trà Vinh 
Ủy viên 
8. CN. Phan Hoàng Minh Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Trà Vinh 
Ủy viên 
9. KS. Hứa Minh Nhựt Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Trà Vinh 
Ủy viên 
BAN BIÊN TẬP 
MỤC LỤC 
 LĨNH VỰC KINH TẾ 
1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG 
HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga, ThS. Nguyễn Thị Hà Phương 
1 
2. VĂN HOÁ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA NGƯỜI HOA TRIỀU 
CHÂU THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG 
NCS. Hồ Thanh Hải 
7 
3. HIỂU BIẾT TÀI CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TÀI CHÍNH CHO 
NGƯỜI TIÊU DÙNG 
TS. Nguyễn Văn Lương, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung 
17 
4. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM 
VIỆC VÀ SỰ GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI NGÂN HÀNG: 
TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN 
NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU 
LONG 
NCS. Lê Hoàng Thuya 
28 
5. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở TRÀ VINH – MỘT SỐ 
VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM 
ThS. Huỳnh Minh Phúc 
41 
6. TÁC ĐỘNG COVID-19 ĐẾN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ GIẢI 
PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 
PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, ThS. Nguyễn Thị Bích Ngân 
48 
7. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG COVID-19 ĐẾN KINH TẾ 
TỈNH TRÀ VINH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 
PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, ThS. Phạm Thị Thu Hiền, 
ThS. Nguyễn Thái Mỹ Anh 
59 
8. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP ĐỐI 
VỚI HỘ GIA ĐÌNH ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TRÊN ĐỊA 
BÀN TỈNH CÀ MAU 
 ThS. Lê Khánh Linh, TS. Lê Nhị Bảo Ngọc, 
ThS. Nguyễn Thị Khả Uyên, ThS. Nguyễn Duy Trường 
68 
9. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 
TRONG NĂM 2020 
TS. Lê Thành Lân, Huỳnh Thị Bích Ngân 
78 
10. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TUẦN HOÀN 
DƯỚI GÓC NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN 
ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 
TS. Đinh Kiệm, ThS. Phạm Hữu Chiến 
84 
11. XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI – CƠ HỘI 
KHỞI NGHIỆP TỪ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LOGISTICS 
ThS. Huỳnh Tấn Khương 
106 
12. LIÊN KẾT VÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
 TS. Trần Thanh Toàn 
116 
13. MÔ HÌNH GIÁ KÌ VỌNG CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM Ở CÀ MAU 
Lê Nhị Bảo Ngọc 
125 
14. HÀNH VI LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BẤT CHÍNH BẰNG HÌNH 
THỨC KHUYẾN MẠI – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỪ 
THỰC TRẠNG TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU 
LONG 
ThS. Ngô Thiện Lương 
139 
15. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA HÌNH 
THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 
ThS. Nguyễn Thị Hồng Phúc 
149 
16. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG LIÊN 
KẾT VÙNG VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH QUẢNG BÌNH 
 ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh 
158 
17. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG – NGHIÊN CỨU 
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÔM NƯỚC ... 33 0,033 
Chấp 
nhận 
PTNT Cạnh tranh 
0,290 0,075 3,895 *** 
Chấp 
nhận 
PHS PTNT 1,000 Chấp 
nhận 
PKQ PTNT 
0,990 0,127 7,829 *** 
Chấp 
nhận 
(Nguồn: Tổng hợp phân tích từ tác giả) 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
477 
Hình 2. Kết quả SEM lần 2 
(Nguồn: Phân tích của tác giả) 
Kết quả ước lượng chuẩn hóa (Bảng 1) cho thấy các mối quan hệ giữa các 
nhân tố trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (p_value <0,05), ngoại trừ nhân 
tố lao động có p_value >0.05. Tiến hành chạy SEM lần hai. 
Khi loại bỏ nhân tố lao động ra khỏi mô hình vì không có ý nghĩa thống 
kê, ta thấy các chỉ số đánh giá chung của mô hình như Chi-square = 680,812, 
bậc tự do df = 472, Chi-square/df = 1,442 < 3, chỉ số TLI = 0,942, CFI = 0,948 
≥ 0,9 và RMSEA = 0,038 < 0,08 vẫn tốt. Các hệ số tương quan trong mô hình 
mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê tại mức 0,05 vì các hệ số p < 0,05. 
Tuy nhiên, nhân tố lao động đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá 
sự quan trọng trong nuôi tôm. Theo ý kiến của nông hộ, lao động tại vùng 
nghiên cứu là lao động gia đình bao gồm nam giới, nữ giới, người già (quá tuổi 
lao động), trẻ nhỏ (chưa đủ tuổi lao động) có thể tham gia ở tất cả các hoạt động 
nuôi tôm từ khâu chuẩn bị đất đến thu hoạch nhưng mức độ đóng góp khác nhau. 
Đồng thời, theo ý kiến của nông hộ, việc nuôi tôm thành công hay thất bại yếu tố 
lao động không quyết định được, việc nuôi tôm khi bắt đầu nuôi một vụ, họ có thể 
tích lũy được kinh nghiệm cho vụ sau và kinh nghiệm học có thể trau dồi, học hỏi 
lẫn nhau. Số liệu và kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nhân tố lao động chưa 
tác động và cũng là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước, đây là hướng 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
478 
mở cho các nghiên cứu sau này. 
- Kiểm định bootstrap 
Kết quả phân tích Bootstrap (N = 600) cho thấy, giá trị tuyệt đối của CR 
trong mối quan hệ giữa các khái niệm là nhỏ (|CR| ≤ 2). Vì vậy, chúng tôi có 
thể kết luận các ước lượng trong mô hình nghiên cứu lí thuyết là đáng tin cậy. 
Phương pháp này chứng tỏ mô hình lí thuyết có thể tin cậy ở mẫu lớn hơn. 
4.2. Thảo luận 
Tổng hợp các giả thuyết, cho thấy trong 7 giả thuyết có 06 giả thuyết được 
chấp nhận (H1, H2, H4, H5, H6, H7) có 1 giả thuyết không được chấp nhận ( 
H3). 
Kết quả ước lượng: Các giá trị tương quan là số dương. Do đó, mức độ tác 
động đến phát triển NT của các nhóm nhân tố là tác động thuận chiều, theo thứ tự 
tăng dần như sau: nguồn vốn đầu tư (0,141), điều kiện yếu tố đầu vào (0,156), điều 
kiện tự nhiên (0,163), điều kiện thị trường (0,166), điều kiện ngành phụ trợ và liên 
quan (0,249) và tác động mạnh nhất là cấu trúc ngành và sự cạnh tranh ( 0,330) với 
độ tin cậy 95%. 
Các yếu tố còn giữ lại và với mỗi yếu tố, mức độ quan trọng của từng tiêu chí 
cũng khác nhau: 
4.2.1. Đối với nhân tố cấu trúc ngành và sự canh tranh 
Tiêu chí chất lượng sản phẩm tôm (không có tạp chất, kháng sinh) cạnh tranh 
trên thị trường nước ngoài (0,782) có vai trò quan trọng nhất đến sự phát triển nuôi 
tôm. Mặt khác, theo đánh giá chung, chất lượng tôm tại vùng nghiên cứu hiện nay 
là khâu mạnh nhất vì giá trị mean (3,33) của nó cao nhất. Đồng thời, tiêu chí giữa 
các hộ nuôi có sự liên kết hợp lí (0,775) cũng được nông hộ đánh giá cao (mean 
3,33 > 3). 
Tiêu chí Liên kết với bên tiêu thụ đảm bảo lợi ích cho người nuôi (0,657) cũng 
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phát triển. Trong nuôi tôm, khâu tiêu thụ là rất quan 
trọng, tại vùng nghiên cứu nông hộ tiêu thụ tôm chủ yếu là qua trung gian (thương 
lái hoặc vựa), rất ít nông hộ bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, 
việc bán tôm của nông hộ cũng rất dễ dàng, thương lái đến tận nơi để thu mua, thâm 
chí hỗ trợ phân thu hoạch tôm cho nông hộ và đây cũng là tiêu chí khá quan trọng 
vì giá trị mean (3,30 > 3). 
Tiêu chí Liên kết với bên cung ứng về cung cấp vật tư đảm bảo được lợi ích 
cho người nuôi (0,606) đứng thứ tư về mức độ quan trọng. Theo khảo sát của tác 
giả, việc liên kết này xảy ra tại vùng nghiên cứu được các cửa hàng/đại lí thức ăn 
cung cấp thức ăn theo phương thức bán chịu đến cuối vụ. Các loại vật tư được cung 
cấp như thức ăn, thuốc, hóa chất. Theo nông hộ, liên kết này hiện nay đem lại lợi 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
479 
ích cho người nuôi mean (3,25 > 3). 
Ngoài ra, hệ thống giao thông, thủy lợi tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng 
chưa đảm bảo cho các vùng nuôi tập trung. Bên cạnh đó, do chưa liên kết đồng bộ 
trong sản xuất nên người dân phải mua tôm giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản với 
giá cao làm tăng chi phí đầu tư. 
4.2.2. Đối với nhân tố ngành phụ trợ & liên quan 
Tiêu chí hệ thống điện cung cấp đủ nhu cầu cho việc nuôi tôm (0,773) là tiêu 
chí có vai trò quan trọng nhất. Việc nuôi tôm theo phương thức thâm canh, điện là 
yếu tố cần thiết cho nông hộ trong quá trình nuôi và có giá trị mean (3,43 > 3). 
Tiêu chí hệ thống cơ quan chuyên môn (các công ti, cửa hàng thuốc, thức ăn 
thủy sản) hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh tốt cho phát triển (0,745) đứng vị 
trí thứ 2 về mức độ quan trọng với giá tri mean (3,37 > 3). Vấn đề dịch bệnh trong 
nuôi tôm là vấn đề nông hộ luôn quan tâm vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến 
lợi nhuận của nông hộ. 
Tiêu chí sự phát triển nhà máy chế biến/sơ chế thủy sản thuận lợi cho phát 
triển nuôi tôm (0,738) với giá trị mean (3,41 > 3) hệ thống nhà máy chế biến là yếu 
tố quan trọng, vì phần lớn sản phẩm từ tôm dùng cho xuất khẩu. Tiêu chí hệ thống 
tiêu thụ bao gồm nông hộ - thương lái/vựa - nhà máy chế biến thúc đẩy cho sự phát 
triển (0,631) với giá trị mean (3,39 > 3). Theo đánh giá chung, giá bán thời gian 
qua có nhiều biến động bất thường. 
Tiêu chí hệ thống quan trắc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nông 
hộ nuôi tôm (0,647) với giá trị mean (3,43 > 3). Trong nuôi tôm, việc kiểm soát môi 
trường nước về độ mặn, độ PH, đồ phèn rất quan trọng, đây là yếu tố dẫn đến 
dịch bênh. 
4.2.3. Đối với điều kiện thị trường 
Trong ngành công nghiệp, yếu tố điều kiện thị trường càng khắt khe thì nó sẽ 
càng làm cho ngành thay đổi để phát triển tốt hơn, mối quan hệ giữa yếu tố điều 
kiện thị trường và phát triển ngành là tương quan âm. Trong nghiên cứu này, điều 
kiện thị trường tương quan dương với phát triển nuôi tôm, hay điều kiện thị trường 
thuận lợi sẽ giúp phát triển nuôi tôm tốt hơn. 
Nhân tố thị trường có mức ảnh hưởng vị trí thứ 3 (0,166), mức độ quan trọng 
của 4 chỉ báo theo thứ tự như sau: Thitruong3: giá trong thời gian qua thuận lợi cho 
phát triển nuôi tôm (0,762); Thitruong1: mức tiêu dùng các sản phẩm tôm trong 
nước tăng lên qua các năm (0,761); Thitruong2: giá trong thời gian qua thuận lợi 
cho phát triển nuôi tôm (0,751); Thitruong4: người tiêu dùng yêu cầu về chất lượng 
sản phẩm ngày càng cao (0,727). 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
480 
Như vậy, xuất khẩu ra thị trường thế giới là yếu tố quan trọng nhất, vì phần 
lớn sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản dùng cho xuất khẩu. Giá trị mean của chúng là 
3,27; 3,30; 3,36 và 3,39, điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tôm của 
tỉnh đang tăng lên. 
4.2.4. Đối với điều kiện tự nhiên 
Hệ số tương quan của điều kiện tự nhiên là 0,163, đây là yếu tố quan trọng 
thứ tư tác động thuận chiều đến sự phát triển nuôi tôm. Trong nuôi trồng thủy sản 
nói chung và nuôi tôm nói riêng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Trong khi 
đó, mức độ tác động của từng chỉ báo như sau: thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát 
triển (0,843); điều kiện nguồn nước phù hợp để phát triển (độ mặn, PH, độ phèn) 
(0,806), vị trí địa lí phù hợp cho phát triển (0,654) và diện tích mặt nước thuận lợi 
cho phát triển (0,599). 
Theo đánh giá của nông hộ, thời tiết tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua thay 
đổi làm môi trường ao nuôi biến động, điều này tạo điều kiện cho một số bệnh phát 
triển: bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng trên tôm sú và tôm chân trắng. 
Điều kiện nguồn nước: phần lớn nuôi tôm tại Trà Vinh là TC và BTC nhưng chưa 
có hệ thống cấp – thoát nước riêng biệt vì thế nước thải chưa được kiểm soát trước 
khi xả vào môi trường, chất lượng nước ngày một xấu đi. 
Về vị trí địa lí: Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long, với tổng diện tích tự nhiên là 2.288,09 km2, nằm kẹp giữa hai con sông lớn 
là sông Cổ Chiên và sông Hậu, một mặt giáp biển Đông (dài 65 km), có hai cửa 
sông quan trọng là Cung Hầu và Định An; hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với 
tổng chiều dài 578 km; diện tích lưu vực tự nhiên là 21.265 ha và khoảng 98.597 
ha. 
 Diện tích mặt nước: Tại tỉnh Trà Vinh, người dân tiếp tục đầu tư mở rộng 
diện tích thả nuôi tôm chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, nhiều hộ nuôi tôm 
thẻ theo phương thức quảng canh và quảng canh cải tiến chuyển sang nuôi tôm thẻ 
theo phương thức thâm canh. 
4.2.5. Đối với đầu vào trực tiếp 
Với nhóm đầu vào trực tiếp có bốn yếu tố còn giữ lại và với mỗi yếu tố, mức 
độ quan trọng của từng tiêu chí cũng khác nhau, cụ thể như sau: DDV1: chất lượng 
thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y (0,812); DDV2: giá thức ăn công nghiệp ở 
mức hợp lí (0,769); DDV 3: các cơ sở đã cung cấp con giống đạt chất lượng, có 
chứng nhận kiểm dịch (0,737); DDV4: giá con giống ở mức phù hợp (0,734). 
Ta thấy, tiêu chí chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y có vai trò 
quan trọng nhất đến sự phát triển nuôi tôm. Tiêu chí giá thức ăn công nghiệp và giá 
con giống ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất, giá thức ăn công nghiệp chiếm tỉ 
lệ cao trong tổng chi phí nuôi, nhưng giá của chúng hiện nay đang ở mức cao đã làm 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
481 
chi phí sản xuất gia tăng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Giá giống tôm thẻ dao 
động từ 80-110 đồng/con tùy vào nguồn cung ứng phần lớn phụ thuộc vào nguồn 
cung ứng ngoài tỉnh. Giá tôm sú giống dao động từ 100 đến 130 đồng/con, do mức 
giá trên là rất cao nên nó đã gây khó khăn cho người nuôi. Mức giá này cũng tương 
đối phù hợp với người nuôi. Hơn nữa, giống cung cấp cho người nuôi đều có chứng 
nhận kiểm dịch, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng chóng dịch bệnh cho 
tôm. 
Theo đánh giá chung, nhân tố đầu vào trực tiếp với các tiêu chí giữ lại đều có giá 
trị mean >3. 
4.2.6. Đối với nguồn vốn đầu tư 
Vốn đầu tư trong nuôi tôm rất lớn đặc biệt là nuôi thâm canh và siêu thâm 
canh. Do đó, việc thiếu hụt vốn đầu tư diễn ra phổ biến trong nuôi tôm, điều này đã 
gây ra những khó khăn đáng kể cho sự phát triển ngành nuôi tôm của tỉnh. Với bốn 
tiêu chí được giữ lại, mức độ quan trọng lần lượt là NGV1: nguồn vốn đáp ứng đủ 
khi có nhu cầu tăng diện tích nuôi/thay đổi mô hình nuôi (0,796); NGV4: sự hiện 
đại của máy móc thiết bị đáp ứng được yêu cầu phát triển (0,725); NGV2: khả năng 
tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời nhanh chóng (0,691); NGV3: lãi suất vay phù hợp 
cho yêu cầu của phát triển (0,682). 
Vậy, trong hệ thống ngân hàng, lãi suất thấp là lựa chọn tốt cho nông hộ. 
Nhưng khả năng tiếp cận vốn từ nguồn vốn này của người nuôi tôm hiện cũng tương 
đối thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nuôi tôm thể gặp rủi ro lớn, 
dẫn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng bị rủi ro theo. 
5. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến phát 
triển nuôi tôm; đồng thời, kết quả kiểm định cho thấy có sáu nhóm nhân tố ảnh 
hưởng thuận chiều đến sự phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh thời gian qua. Không 
có cơ sở để chứng minh mối quan hệ giữa yếu tố lao động và phát triển nuôi tôm, 
nhưng theo đánh giá của người dân, tình hình lao động tại địa phương là thuận lợi 
như lực lượng lao động dồi dào, giá thuê lao động rẻ, trình độ chung đáp ứng được 
công việc. 
Nhân tố lao động cũng cần trong phát triển nuôi tôm. Tuy nhiên, trong nghiên 
cứu này, do các chỉ số báo không có độ tin cậy nên nhân tố này bị loại bỏ. Cần một 
nghiên cứu ở phạm vị chọn mẫu rộng lớn hơn như khu vực hay cả nước, để đánh 
giá tác động của nhân tố này. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
482 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] VASEP. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. Truy cập từ 
 [Ngày truy cập 
ngày 29/5/2020]. 
[2] Phạm Thị Ngọc. Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa 
[Luận án Tiến sĩ]. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 2017. 
[3] Lê Thu Hường. Một số vấn đề về phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay. Truy 
cập từ  
[Truy cập ngày 15/2/2019]. 
[4] Phạm Tân Tiến và Đỗ Đoàn Hiệp. Những điều cần biết khi nuôi cá nước tĩnh 
trong nuôi cá nước ngọt quyển 1. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội. 2006. 
[5] Nguyễn Kim Phúc. Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam 
[Luận án Tiến sĩ]. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 2011. 
[6] Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. NXB Trẻ; 2012. 
[7] Nguyễn Văn Long và Huỳnh Văn Hiền. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính 
của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường 
Đại học Cần Thơ. 2015; số 37: tr.105-111. 
[8] Nguyễn Văn Long. Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm 
canh tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016; số 46: 
tr.87-94. 
[9] Trần Nguyễn Anh. Thủy sản phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Truy cập từ 
article-14165.tsvn [Truy cập ngày 15/2/2019]. 
[10] M. C. Badjeck Kam S. P., L. The and N. Tran. Autonomous adaptation to 
climate change by shrimp and catfish farmers in Vietnam’s Mekong River 
delta. World Fish Working. 2012;4. 
[11] Nguyễn Ngọc Thanh. Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản 
miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu [Đề tài 
Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước]; 2015. 
[12] Nguyễn Quang Linh. Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản. NXB Đại học 
Huế; 2011. 
[13] Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB 
Tài chính; 2013. 
[14] Hossain, M.S.; Chowdhury, S.R.; Das, N.G.; Rahaman, M.M.. Multi-criteria 
evaluation approach to GIS-based land-suitability classification for tilapia 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
483 
farming in Bangladesh. Aquaculture International. 2007; 15(6): 425-443. DOI: 
10.1007/s10499-007-9109-y. 
[15] Radiarta, I.N.; Saitoh, S.I.; Miyazono, A.. GIS-based multicriteria evaluation 
models for identifying suitable sites for Japanese scallop (Mizuhopecten 
yessoensis) aquaculture in Funka Bay, southwestern Hokkaido, Japan. 
Aquaculture. 2008;284(1):127-135. DOI: 10.1016/j.aquaculture.2008.07.048. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_cac_van_de_duong_dai_trong_linh_vuc_kinh_te_luat_tu.pdf