Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư

1. Nguồn vốn đầu tư Chính phủ: Hàng năm ngân sách Nhà nước dành ra khoảng 10-15% vốn cho đầu tư phát triển. Dự kiến tổng thu NSNN giai đoạn 2001-2003 là 20-22% GDP, trong đó thu thuế, phí khoảng 17-18% GDP. Tổng chi NSNN khoảng 26-28% GDP trong đó chi cho đầu tư phát triển là 10% GDP và bằng 26% tổng chi NSNN. Bội chi NSNN không vượt quá 5% GDP giải quyết bằng cách khai thác triệt để các nguồn thu và đẩy mạnh chính sách vay nợ của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.

2. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại từ các doanh nghiệp: Khoảng 15-16 tỉ $ trong những năm qua bình quân các doanh nghiệp đã đầu tư bổ xung từ 100-150 triệu $, dự kiến vốn doanh nghiệp chiếm 28% trong cơ cấu vốn đầu tư trong nước, đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong tương lai.

3. Nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính: Đây là nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, ngân hàng và phi ngân hàng, nguồn này được tính khoảng 3-4 tỉ $.

4. Nguồn vốn đầu tư các hộ gia đình: Cả nước có trên 10 triệu hộ giai đình, trong đó có khoảng 2 triệu hộ đủ vốn kinh doanh và tích luỹ hàng năm để phát triển kinh tế gia đình. Dự kiến mỗi hộ tích kiệm cho đầu tư phát triển trung bình từ 1.000 đến 1.500 $/năm, tổng số tích luỹ khoảng 2-3 tỉ $ chiếm 33% cơ cấu vốn đầu tư trong nước.

 

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 1

Trang 1

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 2

Trang 2

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 3

Trang 3

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 4

Trang 4

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 5

Trang 5

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 6

Trang 6

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 7

Trang 7

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư trang 8

Trang 8

docx 8 trang baonam 10240
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư

Tài liệu Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư
CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
HUY ĐỘNG VỐN TRONG NƯỚC
Trong những năm tới, cần tăng nhanh tỉ lệ tiết kiệm dành cho đầu tư, coi tiết kiệm là quốc sách, có những biện pháp tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng ở tất cả các khu vực Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình để dồn vốn cho phát triển sản xuất. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nhất là hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ, mở rộng và phát triển các tổ chức tài chính trung gian như: Hệ thống các công ty tài chính , các doanh nghiệp bảo hiểm. Song song với việc huy động vốn ngắn hạn, cần tăng tỉ trọng huy động vốn trung- dài hạn. Mục tiêu phấn đấu là phải huy động được trên 60% tổng nhu cầu vốn đầu tư từ các nguồn trong nước. Cụ thể là:
Nguồn vốn đầu tư Chính phủ: Hàng năm ngân sách Nhà nước dành ra khoảng 10-15% vốn cho đầu tư phát triển. Dự kiến tổng thu NSNN giai đoạn 2001-2003 là 20-22% GDP, trong đó thu thuế, phí khoảng 17-18% GDP. Tổng chi NSNN khoảng 26-28% GDP trong đó chi cho đầu tư phát triển là 10% GDP và bằng 26% tổng chi NSNN. Bội chi NSNN không vượt quá 5% GDP giải quyết bằng cách khai thác triệt để các nguồn thu và đẩy mạnh chính sách vay nợ của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Nguồn vốn đầu tư từ nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại từ các doanh nghiệp: Khoảng 15-16 tỉ $ trong những năm qua bình quân các doanh nghiệp đã đầu tư bổ xung từ 100-150 triệu $, dự kiến vốn doanh nghiệp chiếm 28% trong cơ cấu vốn đầu tư trong nước, đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong tương lai.
Nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính: Đây là nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, ngân hàng và phi ngân hàng, nguồn này được tính khoảng 3-4 tỉ $.
Nguồn vốn đầu tư các hộ gia đình: Cả nước có trên 10 triệu hộ giai đình, trong đó có khoảng 2 triệu hộ đủ vốn kinh doanh và tích luỹ hàng năm để phát triển kinh tế gia đình. Dự kiến mỗi hộ tích kiệm cho đầu tư phát triển trung bình từ 1.000 đến 1.500 $/năm, tổng số tích luỹ khoảng 2-3 tỉ $ chiếm 33% cơ cấu vốn đầu tư trong nước.
HUY ĐỘNG VỐN NƯỚC NGOÀI
Trong các nguốn vốn đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vì nó không chỉ tạo vốn phát triển kinh tế mà còn tạo cơ hội để trực tiếp đưa kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào, giải quyết công ăn việc làm cho cho lao động trong nước, tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Cần tập trung vào khai thác các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA), nhưng cần hoàn tất sớm các công việc chuẩn bị để tiếp nhận nhanh nguồn vốn này. Việc phát hành trái phiếu quốc tế cần cân nhắc kỹ các điều kiện vay và khả năng trả nợ. Không vay thương mại để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và những công trình không mang lại lợi nhuận.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Từ khi Quốc hội ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29/12/1987 đến hết ngày 31/12/1999,trên địa bàn cả nước đã có 3.398 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng số đăng ký đạt 42.341 triệu $ (kể cả vốn xin tăng thêm của dự án). Trong đó số dự án còn đang hoạt động là 2.895 dự án với số vốn là 36.566 triệu $ và có 503 dự án đã chấm dứt thời kỳ hoạt động hoặc bị rút giấy phép với tổng số vốn là 5.775 triệu $. Với việc tiếp tục chính sách kinh tế mở cửa, khuyến khích, hấp dẫn, tạo cơ sở pháp lý để hướng dẫn các nhà đầu tư Quốc tế có khả năng huy động vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, ước tính năm 2003 vốn thực hiện khoảng 19-21 tỉ $, tăng 12,5 %-13 % so với năm 2002. Trong đó vốn nước ngoài 15-16 tỉ $ trong tổng số vốn thực hiện. Nguồn vốn FDI ước 6 tháng đầu năm 2004 theo số đăng ký đạt 346 triệu $, giảm 43% so với cùng kỳ, số thực hiện đạt khoảng 600 triệu $, giảm 7% so với cùng kỳ.
Nguồn vốn ODA, tài trợ đa phương của các tổ chức tài trợ Quốc tế (IMF, ADB, WB ) cũng có vai trò rất quan trọng. Vốn ODA trong thời kỳ 1991-1995 có thể đạt 2-2,5 tỷ $. Trong năm 1993-1994 hội nghị tài trợ phát triển cho Việt Nam tại PARI, cộng đồng tài chính Quốc Tế đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn tài trợ chính thức tới 3.8 tỷ $. Ta đã vay từ IMF khoảng 230 triệu $, với WB và ADB số tiền 740 triệu $, ký hiệp định vay ODA song phương với Nhật trị giá 52.3 tỷ yên (tháng 1/1994), với Pháp trị giá 420 triệu Fr (7/1/1994).
Mục tiêu đặt ra: Trong vòng 10 năm chúng ta phải đẩy mạnh huy động vốn từ 6-8 tỷ $ từ nguồn ODA và nguồn tài trợ đa phương của các tổ chức Quốc tế. Nguồn vốn ODA 6 tháng đầu năm 2000 được chính thức hoá bằng các hiệp định ký kết với các nhà tài trợ đạt 1.068,8 triệu $ (gồm 906 triệu $ vốn vay và 104,8 triệu $ vốn viện trợ không hoàn lại). Số vốn giải ngân ước đạt 785 triệu $, đạt 46,3% kế hoạch năm (trong đó vốn vay 655 triệu $, vốn viện trợ không hoàn lại 130 triệu $).
Nguồn viện trợ nước ngoài
Từ năm 1990 viện trợ của các tổ chức Liên hiệp quốc cho Việt Nam khoảng 50-60 triệu $/năm.
Các nguồn vốn khác
Phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường kinh tế để huy động vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài là một giải pháp cần thiết thúc đẩy phát triển kinh tế. Dự kiến trong 5 năm 1998-2002 bình quân mỗi năm huy động 300-500 triệu $ thì tổng số huy động vốn có thể đạt 2-2,5 tỷ $.
Trong thời gian qua chúng ta đã có chính sách, cơ chế huy động vốn thích hợp, góp phần tạo điều kiện khai thác những nguồn vốn trong nước và nước ngoài một cách có hiệu quả. Nhờ đó chúng ta đã huy động được một lượng vốn lớn để bù đắp thiếu hụt NSNN và để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì trong thời gian qua công tác huy động vốn của ta còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả huy động vốn, cần có những chính sách, giải pháp hữu hiệu hợp lý hơn.
CÁC KÊNH THU HÚT NGUỒN VỐN
Để tăng cường công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, phục vụ sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế cần chú trọng một số giải pháp sau:
Huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân
Hiện nay, tiềm năng vốn trong nước của ta còn rất lớn. Vấn đề đặt ra là cần tìm giải pháp để biến tiềm năng thành hiện thực, huy động triệt để vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Huy động qua kênh NSNN
Sẽ là điều kiện quan trọng để giải quyết nhu cầu thu chi của Nhà nước về tiêu dùng thường xuyên, chi đầu tư phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc huy động qua kênh NSNN phải dựa vào thuế, phí, lệ phí, phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia, từ vay nợ Ặ.trong đó thu thuế và phí vẫn là nguồn thu quan trọng nhất.
Huy động vốn qua thuế, phí , lệ phí: Để tăng cường hơn nữa hiệu quả huy động vốn qua thuế, phí, lệ phí cần phải mở rộng diện thu thuế, quy định mức thuế suất ở mức vừa phải, hợp lý nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, dân cư mở rộng đầu tư, mở rộng diện thu thuế thu nhập cá nhân đánh thuế thu nhập với khoản lợi tức thu từ vốn, chuyển hẳn sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự khai và nộp trực tiếp vào KBNN.
Mở rộng phát hành trái phiếu Chính phủ để tạo nguồn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Vay nợ dân tạo nguồn vốn cho đầu tư là hiện tượng bình thường của mọi nhà nước. Vay nợ dân tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển có hai điểm lợi:
+Tăng tiết kiệm xã hội, tạo thói quen tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý cho người dân.
+ Nhà nước có nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế mà không phải phát hành tiền, tránh được lạm phát.
Muốn tăng hiệu quả vay nợ dân, cần chú trọng vào những vấn đề sau:
+ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: Tín phiếu, trái phiếu, phát hành các loại trái phiếu vô danh có thể chuyển đổi tự do, trái phiếu công trình có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, đảm bảo việc lấy lãi dễ dàng, nhanh gọn.
+Đa dạng hoá các thời hạn vay vốn qua trái phiếu, chủ yếu tập trung huy động vốn bằng các loại trái phiếu trung và dài hạn, hạn chế và đi tới chấm dứt vay ngắn hạn với lãi suất cao để bù đắp bội chi Ngân sách.
- Bộ tài chính phát hành trái phiếu, Ngân hàng nhà nước đứng ra tổ chức đấu thầu mua trái phiếu (đấu thầu cả về lãi suất, khối lượng mua và thời hạn), xác định mức lãi suất vay hợp lý, đảm bảo có lợi cho cả chủ sở hữu lẫn người vay vốn.
Xúc tiến nhanh việc phát triển thị trường chứng khoán:
Phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán là một trong nghững yếu tố quyết định phát triển kinh tế của một quốc gia trong đIều kiện nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc hoàn thiện thị trường vốn, thị trường chứng khoán sẽ tạo ra cơ chế thông thoáng giữa người có nhu cầu vốn đầu tư với các nhà đầu tư, góp phần huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế. Đặc biệt việc phát triển thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho các giao dịch về chứng khoán và chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền mặt được nhanh gọn và thuận tiện.
Huy động vốn qua các tổ chức Tài chính-Tín dụng
Trong những năm trước mắt và cả về lâu dài, các tổ chức Tài chính-Tín dụng vẫn là trung gian vốn lớn nhất trong nền kinh tế, bởi vậy phải coi trọng và tăng cường hiệu quả huy động vốn qua các tổ chức này. Giải pháp đó là:
- Mở rộng hình thức tiết kiệm qua bưu điện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể gửi tiền tiết kiệm bất kỳ lúc nào, ở đâu với số tiền nhiều hay ít.
- Mở rộng các hình thức huy động vốn tiết kiệm như: Tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm tuổi già, tín dụng tiêu dùng.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính Ặđể thu hút có hiệu quả các nguồn vốn, phát triển mạnh mẽ hơn nữa hệ thống các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân.
- Cho phép phát hành kỳ phiếu thu ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn ngắn hạn và trung hạn.
- Có chính sách lãi suất hợp lý, khuyến khích và có biện pháp bắt buộc các tổ chức tín dụng phải có cơ cấu dư nợ hợp lý giữa dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay dài hạn, trung hạn, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư chiều sâu, mở rộng quá trình kinh doanh.
Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư
Khai thác triệt để các nguồn vốn trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- chính trị-xã hội tự bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.
- Kích thích, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-chính trị-xã hội tự bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất:
+ Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng tích tụ và tập trung vốn, mở rộng vốn từ kết quả sản xuất kinh doanh của mình
+ Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng vốn hiện có trong doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp sử dụng linh hoạt các nguồn vốn, các loại quỹ, phục vụ kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần xây dựng cơ chế bảo toàn vốn.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự huy động vốn từ dân cư, các tổ chức tín dụng, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh:
+ Mở các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng, hợp tác kinh doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài.
+ Từng bước mở rộng cổ phần hoá, đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước. Cho phép các doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của Chính phủ để tìm kiếm và huy động vốn của cá nhân nhà đầu tư trong và nước ngoài.
Khai thác triệt để tiềm năng vốn trong dân cư
Khích thích người dân tự bỏ vốn đầu tư cho Nhà nước, các tổ chức kinh tế vay để tạo nguồn vốn đầu tư. Thực hành tiết kiệm trong toàn xã hội, khuyến khích và có chính sách hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân bỏ vốn đầu tư.
Huy động vốn ngoài nước
Việc huy động vốn nước ngoài trong những năm trước mắt vẫn được coi là biện pháp quan trọng và liên quan đến chính sách đối ngoại, quan hệ kinh tế, chính trị giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế để thu hút được khoảng 20-25 tỷ từ nước ngoài cho đến năm 2004. Chúng ta có thể áp dụng các hình thức sau:
Thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài
Về nguyên tắc để thu hút được nguồn vốn đầu tư này, trước hết phải chứng minh được nền kinh tế nội địa là nơi an toàn cho sự vận động của đồng vốn và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao hơn những nơi khác, có điều kiện cần và đủ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy cần phải thực hiện các giải pháp sau:
- Tạo lập môi trường kinh tế- xã hội ổn định và thuận lợi cho sự xâm nhập và vận động của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo tạo lập và duy trì môi trường kinh tế ổn định, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề cả về thể chế chính trị, môi trường pháp luật cũng như cách vận hành quản lý nền kinh tế, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần phải:
+ Kiềm chế có hiệu quả nạn lạm phát, giữ tỉ lệ lạm phát ở mức hợp lý, vừa đảm bảo sự ổn định kinh tế vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Nhà nước đảm bảo tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
+ Đẩy mạnh hơn nữa và thực hiện triệt để công cuộc cải cách về thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý cho sự vận động của các dòng vốn nước ngoài.
- Duy trì và tăng cường khả năng sinh lợi lâu bền của nền kinh tế quốc dân.
- Xem xét các hình thức ưu đãi đầu tư, có quy hoạch cụ thể, chi tiết các ngành, các lĩnh vực, các dự án ưu tiên đầu tư.
Khai thông mở rộng và hấp thu triệt để các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài
- Tìm kiếm khai thác triệt để các nguồn viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo, viện trợ phát triển chính thức và vay nợ.
+ Tranh thủ vốn vay ưu đãi theo thể thức ODA vì thời hạn vay tương đối dài, lãi suất thấp, chủ động lập thẩm định chặt chẽ các dự án cần gọi vốn ODA, giải quyết tốt công tác giải ngân nguồn vốn vay đã ký.
+ Khai thác nguồn vốn vay, tài trợ đa phương từ các tổ chức Quốc tế (IMF, WB, ADB), cố gắng thống nhất với các nước, tổ chức Quốc tế trong thời gian sớm nhất các văn bản khung về vay vốn trong giai đoạn 2001-2010 để có dự kiến bố trí sử dụng vốn và rút vốn.
+ Bên cạnh việc xúc tiến sử dụng vay nợ, cần đẩy mạnh việc quản lý nợ quá hạn qua đàm phán giãn nợ, thí điểm và mở rộng diện chuyển đổi, mua bán nợ.
- Phát hành trái phiếu quốc tế ra nước ngoài để thu hút vốn, phải được tính toán kỹ lưỡng, vì lãi suất cao và vì những khoản này đòi hỏi đầu tư phải thu lợi nhuận ngay, hoặc thu lãi cao mới có khả năng trả được nợ.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần phải coi trọng cả hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trong đó nguồn vốn trong nước giữ vai tro quan trọng. Việc huy động vốn trong và ngoài nước phải được nhìn nhận theo một quy trình khép kín trên cả ba phương diện: huy động, sử dụng và quản lý. Đồng thời đảm bảo thông suốt trên cả ba giai đoạn: Tích luỹ, huy động, đầu tư nhằm đạt tốc độ luân chuyển và hiệu quả cao nhất. Có như vậy nước ta mới tránh được tình trạng khủng hoảng nợ và đảm bảo cho nền kinh tế –xã hội phát triển lành mạnh và bền vững.

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_cac_phuong_phap_tao_lap_nguon_von_dau_tu.docx