Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào?

Đầu tiên chúng tôi xin chúc các bạn một năm mới thành công rực rỡ trong vấn đề

tài chính cá nhân. Như các bạn đã biết quản lý tài chính cá nhân gồm có các phần

lớn như sau:

1- Quản lý thu chi, và dòng tiền

2- Quản lý cân đối tài sản

3- Quản lý đầu tư

4- Quản lý rủi ro

5- Lập kế hoạch tài chính trọn đời

Từ hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu loạt bài mới đề cập đến chuyên mục: quản lý đầu

tư.

Vậy đầu tư là gì:

Từ các loạt bài trước các bạn đã thấy rằng sau một thời gian giám sát vịêc chi tiêuchúng ta sẽ có được một khoản “để dành”. Theo phương pháp JARS thì khoản

tiền đó là JARS tự do tài chính. Nhiệm vụ của bạn là làm cho JARS này tự tăng

trưởng ngày càng nhiều. Sự tăng trưởng này sẽ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho

chúng ta. Tuy nhiên như chúng ta biết “không có thứ gì miễn phí” nên bạn cũng

phải đầu tư công sức và thời gian vào việc đầu tư để có thể có được thu nhập

mong muốn.

Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào? trang 1

Trang 1

Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào? trang 2

Trang 2

Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào? trang 3

Trang 3

Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào? trang 4

Trang 4

Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào? trang 5

Trang 5

Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào? trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 18340
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào?

Tài liệu Bắt đầu đầu tư như thế nào?
Bắt đầu đầu tư như thế nào? 
 Đầu tiên chúng tôi xin chúc các bạn một năm mới thành công rực rỡ trong vấn đề 
tài chính cá nhân. Như các bạn đã biết quản lý tài chính cá nhân gồm có các phần 
lớn như sau: 
1- Quản lý thu chi, và dòng tiền 
2- Quản lý cân đối tài sản 
3- Quản lý đầu tư 
4- Quản lý rủi ro 
5- Lập kế hoạch tài chính trọn đời 
Từ hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu loạt bài mới đề cập đến chuyên mục: quản lý đầu 
tư. 
Vậy đầu tư là gì: 
Từ các loạt bài trước các bạn đã thấy rằng sau một thời gian giám sát vịêc chi tiêu 
chúng ta sẽ có được một khoản “để dành”. Theo phương pháp JARS thì khoản 
tiền đó là JARS tự do tài chính. Nhiệm vụ của bạn là làm cho JARS này tự tăng 
trưởng ngày càng nhiều. Sự tăng trưởng này sẽ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho 
chúng ta. Tuy nhiên như chúng ta biết “không có thứ gì miễn phí” nên bạn cũng 
phải đầu tư công sức và thời gian vào việc đầu tư để có thể có được thu nhập 
mong muốn. 
Tại sao chúng ta phải đầu tư: 
Nhiều người cho rằng chúng ta chỉ cần đem tiền gửi tiết kiệm là đủ, vừa an toàn 
vừa tiết kiệm công sức, thời gian. Vâng đúng như vậy, tuy nhiên bạn có thể đầu tư 
để kiếm được lợi nhuận cao hơn và nhanh hơn. Bạn đem tiền gửi tiết kiệm cũng là 
hoạt động đầu tư đó. Bạn cũng nên nhớ rằng mọi hoạt động đầu tư đều có gắng 
liền với rủi ro. Điều này có nghĩa là có một xác suất nào đó sẽ đạt được lợi nhuận 
thấp hơn mong muốn hoặc là tệ hơn là bạn có thể sẽ mất hết khoản mình đầu tư. 
Thời gian đầu tư cũng quyết định số tiền bạn có được, nếu bạn bắt đầu với những 
khoản nhỏ ngay từ bây giời thì sẽ có nhiều cơ hội tạo ra được khoản tiền lớn hơn 
trong tương lai. 
 Nào bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào đầu tư. 
Khoan! các bạn đừng vội vàng. Bạn hãy làm theo những bước sau đây để có thể 
bắt đầu vào đầu tư. 
1- Chuẩn bị nguồn tài chính: để dành một khoản tiền vừa đủ. Tôi cho rằng chi 
với 5 triệu là bạn có thể bắt đầu đầu tư rồi. Tuy nhiên bạn nên trả hết các khoản nợ 
ngắn hạn hiện có. Các khoản nợ dài hạn như mua nhà thì bạn vẫn nên tiếp tục trả 
hàng tháng như kế hoạch. 
2- Chỉ đầu tư trong khoản tiền trong JARS “tự do tài chính”: về mặt rủi ro, khi 
đầu tư là bạn có nguy cơ mất khoản tiền đó cho nên để đảm bảo cuộc sống của 
bạn không rủi ro theo bạn nên tiếp tục đảm bảo phân chia nguồn thu của mình vào 
các JARS như lúc trước khi đầu tư. Không điều chỉnh. 
3- Khuyến khích: bạn nên mua bảo hiểm nhân thọ hoặc ít nhất cũng bảo hiểm tai 
nạn cá nhân hàng năm. Chúng tôi sẽ có một số bài nói về công cụ tài chình này. 
Hai phương tiện trên sẽ giúp bạn tránh những tình huống bất trắc trong cuộc sống. 
Bảo hiểm nhân thọ cũng đồng thời là một công cụ đầu tư rủi ro thấp và hiệu quả 
cao. 
4- Chuẩn bị kiến thức về đầu tư: bạn sẽ đầu tư vào các kênh đầu tư nào? Rủi ro 
như thế nào? Trong thời gian tới chúng tôi sẽ ra loạt bài về các kiến thức đầu tư 
bạn cần biết. 
5- Dành thời gian chuẩn bị: việc gì cũng vậy cũng cần một khoản đầu tư thời 
gian và công sức để tìm hiểu. Nếu như bạn muốn tiết kiệm thời gian có thể sử 
dụng các dịch vụ uỷ thác đầu tư hoặc là tìm hiểu một số vấn đề cơ bản từ các bài 
viết của chúng tôi trước khi quyết định đầu tư. Công việc đầu tư có thể chỉ cần 
bạn bỏ ra 2-3 tiếng đồng hồ 1 tuần để cập nhật thông tin và trạng thái tài khoản là 
vừa đủ. 
6- Lập kế hoạch đầu tư: bạn nên đề ra mục tiêu đầu tư cụ thể cho bạn như là 
tăng trưởng hàng năm là bao nhiêu, đầu tư vào những lãnh vực nào, mức độ rủi ro 
chấp nhận được để có thể chọn loại hình đầu tư thích hợp. 
Giờ thì chúng ta hãy cùng chuẩn bị từng bước. Trong loạt bài tiếp theo chúng tôi 
sẽ đề cập đế một số kiến thức và thông tin thị trường cơ bản để bạn có thể tự bắt 
đầu. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_bat_dau_dau_tu_nhu_the_nao.pdf