Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá những tác động của văn hóa hợp tác và

chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM và dữ liệu thu thập được

từ 135 cán bộ quản lý ở các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam để phân tích và lượng

hóa mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Các phương pháp

kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và hồi quy

tuyến tính được sử dụng nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo và mối quan hệ

của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hóa

hợp tác và hoạt động chia sẻ tri thức giữa các nhân viên trong khách sạn tác động

tích cực đến lợi thế cạnh tranh của khách sạn. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh sự

cần thiết phải tăng cường và phát triển một môi trường văn hóa tích cực trên tinh

thần hợp tác và xem đây là giải pháp có nghĩa quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt

động chia sẻ kiến thức của cán bộ, nhân viên khách sạn, qua đó cải thiện và tăng

cường lợi thế cạnh tranh của khách sạn trong dài hạn.

Từ khóa: Văn hóa hợp tác; chia sẻ tri thức; lợi thế cạnh tranh; khách sạn vừa và

nhỏ Việt Nam.

ABSTRACT

The purpose of this study is to investigate the effects of collaborative culture

and knowledge sharing on the competitive advantage of Vietnamese small and

medium hotels. This study utilized the structural equation modeling (SEM) and

data collected from 135 managers in small and medium hotels in Vietnam to

analyze and quantify the relationship between factors in the research model.

Cronbach’s Alpha testing methods, confirmatory factor analysis (CFA) and linear

regression are used to test the reliability of the scales and the relationship

among the latent factors in the research model. The findings show that the

collaborative culture and knowledge sharing of hotel employees induce a

positive impact on hotels' competitive advantage. The research results

emphasize the need to build and develop a positive cultural environment in the

spirit of cooperation to foster knowledge sharing activities, thereby improving

and enhancing the hotel’s competitive advantage in the long term.

Keywords: Collaborative culture; knowledge sharing; competitive advantage;

Vietnam small and medium hotels.

Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 11320
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam

Tác động của văn hóa hợp tác và chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 57 - Số 3 (6/2021) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 166
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ TRI THỨC 
ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC KHÁCH SẠN 
VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 
INFLUENCE OF COLLABORATIVE CULTURE AND KNOWLEDGE SHARING 
ON COMPETITIVE ADVANTAGE OF VIETNAM SMEs 
 Lê Ba Phong*, Thân Thanh Sơn 
TÓM TẮT 
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá những tác động của văn hóa hợp tác và 
chia sẻ tri thức đến lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam. 
Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM và dữ liệu thu thập được 
từ 135 cán bộ quản lý ở các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam để phân tích và lượng 
hóa mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Các phương pháp 
kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và hồi quy 
tuyến tính được sử dụng nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo và mối quan hệ
của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hóa 
hợp tác và hoạt động chia sẻ tri thức giữa các nhân viên trong khách sạn tác động 
tích cực đến lợi thế cạnh tranh của khách sạn. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh sự
cần thiết phải tăng cường và phát triển một môi trường văn hóa tích cực trên tinh 
thần hợp tác và xem đây là giải pháp có nghĩa quan trọng nhất để thúc đẩy hoạt 
động chia sẻ kiến thức của cán bộ, nhân viên khách sạn, qua đó cải thiện và tăng 
cường lợi thế cạnh tranh của khách sạn trong dài hạn. 
Từ khóa: Văn hóa hợp tác; chia sẻ tri thức; lợi thế cạnh tranh; khách sạn vừa và 
nhỏ Việt Nam. 
ABSTRACT 
The purpose of this study is to investigate the effects of collaborative culture 
and knowledge sharing on the competitive advantage of Vietnamese small and 
medium hotels. This study utilized the structural equation modeling (SEM) and 
data collected from 135 managers in small and medium hotels in Vietnam to 
analyze and quantify the relationship between factors in the research model. 
Cronbach’s Alpha testing methods, confirmatory factor analysis (CFA) and linear 
regression are used to test the reliability of the scales and the relationship 
among the latent factors in the research model. The findings show that the 
collaborative culture and knowledge sharing of hotel employees induce a 
positive impact on hotels' competitive advantage. The research results 
emphasize the need to build and develop a positive cultural environment in the
spirit of cooperation to foster knowledge sharing activities, thereby improving 
and enhancing the hotel’s competitive advantage in the long term. 
Keywords: Collaborative culture; knowledge sharing; competitive advantage; 
Vietnam small and medium hotels. 
Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*Email: lebaphong.vn@gmail.com 
Ngày nhận bài: 10/01/2021 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/5/2021 
Ngày chấp nhận đăng: 25/6/2021 
1. GIỚI THIỆU 
Sự hội nhập kinh tế của Việt Nam vào nền kinh tế khu 
vực và thế giới đang diễn ra ngày càng sâu rộng, đặc biệt 
kể từ khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông 
Nam Á (ASEAN) tháng 12 năm 2015 và gần đây nhất tham 
gia vào hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) 
tháng 8 năm 2020. Điều này đã mở ra nhiều tiềm năng và 
cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung 
và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Gắn với bối cảnh một 
quốc gia đang phát triển và mới nổi như Việt Nam [1]. Theo 
Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính chung trong giai đoạn 
2015 - 2019, ngành du lịch Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 
cao với tốc độ 22,7%. Theo công bố mới nhất năm 2019, 
Việt Nam được tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO) xếp hạng 
là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh 
nhất thế giới. Phát triển kinh tế du lịch được coi là hướng đi 
có tầm quan trọng chiến lược, có tác động tích cực đến sự 
phát triển của nhiều ngành kinh tế, thu hút ngoại tệ, góp 
phần tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, và cải thiện 
đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng chưa có 
hồi kết và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, 
đã khiến cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, 
đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong lĩnh 
vực khách sạn - du lịch bị suy giảm và tổn thất nặng nề. 
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, khám phá và xác định 
được các giải pháp hữu hiệu, cũng như những nhân tố tích 
cực để tăng cường lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp 
khách sạn - du lịch vừa và nhỏ là rất quan trọng. 
Lợi thế cạnh tranh của khách sạn được coi là chìa khóa 
giúp khách sạn tạo ra ưu thế vượt trội so với các đối thủ 
cạnh tranh chính, giúp họ tồn tại và phát triển trong dài 
hạn trước những biến động phức tạp của môi trường xã 
hội, xu hướng toàn cầu hóa và thách thức ngày càng tăng 
từ môi trường kinh doanh [2]. Nhận thức được áp lực của 
cạnh tranh, lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành khách 
sạn - du lịch đã không ngừng khám phá nhằm xác  ... cậy và phù hợp cho việc phân tích tương quan giữa các 
nhân tố. 
Bảng 3. Chỉ số phù hợp tổng thể của mô hình CFA 
Các chỉ số Giá trị Ngưỡng giá trị đề xuất 
Absolute fit measures 
CMIN/df 1,958 ≤ 2a; ≤ 5b 
GFI 0,800 ≥ 0,90a; ≥ 0,80b 
RMSEA 0,085 ≤ 0,80a; ≤ 0,10b 
Incremental fit measures 
NFI 0,856 ≥ 0,90a; ≥ 0,80b 
AGFI 0,749 ≥ 0,90a; ≥ 0,70b 
CFI 0,923 ≥ 0,90a; 
Note: a Ngưỡng tốt nhất; b Ngưỡng chấp nhận được. 
4.2. Kết quả nghiên cứu 
Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng với 
kỹ thuật maximum likelihood estimation (ước tính khả 
năng xảy ra tối đa) để kiểm tra các giả thuyết trong mô 
hình nghiên cứu bởi hai lý do. Thứ nhất, phương pháp SEM 
được sử dụng rộng rãi do khả năng phân tích các tương 
quan hồi quy trên một mô hình và thử nghiệm duy nhất 
[30]. Thứ hai, dễ dàng tiến hành thử nghiệm đối với các 
hiệu ứng trung gian và điều tiết, đồng thời cho kết quả với 
độ tin cậy cao [30, 31]. Tổng hợp kết quả nghiên cứu được 
thể hiện trong bảng 4, 5 và hình 2. 
Bảng 4. Kết quả nghiên cứu từ mô hình cấu trúc (SEM) 
Giả thuyết Hệ số 
Beta 
t-
value 
Kết quả 
H1 Văn hóa hợp tác Lợi thế cạnh 
tranh 
0,45*** 4,346 Supported 
H2 Văn hóa hợp tác Chia sẻ tri thức 0,62*** 6,934 Supported 
H3 Chia sẻ tri thức Lợi thế cạnh 
tranh 
0,34*** 3,533 Supported 
Note: *** p < 0,001 level. 
Tác động trực tiếp 
Đối với giả thuyết H1, kết quả trong bảng 4 cho thấy tác 
động tích cực của VHHT đối với lợi thế cạnh tranh (β = 0,45; 
p < 0,001) Do đó, các giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết 
quả này hàm ý rằng những tác động của VHHT đối với lợi 
thế cạnh tranh của khách sạn là rất đáng kể và có ý nghĩa. 
Về mối quan hệ giữa VHHT và CSTT, bảng 4 chỉ ra rằng 
VHHT có tác động tích cực và có ý nghĩa đối với hoạt động 
CSTT của khách sạn (β = 0,62; p < 0,001). Do đó, giả thuyết 
H2 được chấp nhận. 
Hình 2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ mô hình cấu trúc SEM 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của CSTT đối với 
lợi thế cạnh tranh (β = 0,34; p < 0,001) là tích cực và có ý 
nghĩa thống kê. Do đó, giả thuyết H3 được chấp nhận. 
Tổng hợp kết quả từ bảng 4, nghiên cứu tiết lộ rằng VHHT 
có những tác động mạnh hơn đến lợi thế cạnh tranh so với 
tác động của CSTT đến lợi thế cạnh tranh (0,45 > 0,34). 
Tác động gián tiếp 
Để kiểm tra và cung cấp bằng chứng về vai trò trung 
gian của CSTT giữa VHHT và lợi thế cạnh tranh của khách 
sạn, theo khuyến nghị của Preacher và Hayes [32], nghiên 
cứu sử dụng phương pháp khoảng tin cậy bootstrap với 
3.000 lần lặp để kiểm tra ý nghĩa và độ tin cậy của các tác 
động gián tiếp (bảng 5). 
Bảng 5. Khoảng tin cậy của các tác động gián tiếp 
Đường dẫn 
Tác 
động 
trực tiếp 
Tác 
động 
gián 
tiếp 
Tác 
động 
tổng 
thể 
Khoảng tin cậy 
Giới hạn 
dưới 
Giới hạn 
trên 
VHHT CSTT LTCT 0,45*** 0,20*** 0,65*** 0,096 0,334 
Note: *** p < 0,001. 
Bảng 5 cho thấy tác động gián tiếp của VHHT đối với lợi 
thế cạnh tranh của khách sạn (β = 0,20; p < 0,001) là có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,001 và nằm trong khoảng tin cậy 
0,096 - 0,334. Do đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra bằng 
chứng về vai trò trung gian của CSTT trong mối quan hệ 
giữa VHHT và lợi thế cạnh tranh của khách sạn. 
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 
Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang phải đối diện với 
nhiều khó khăn và thách thức, tăng trưởng của hầu hết các 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 57 - No. 3 (June 2021) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 171
nền kinh tế lớn đều suy giảm do phải đối phó với đại dịch 
Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 
2,91% và trở thành một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng 
trưởng kinh tế tốt nhất thế giới trong năm 2020. Tuy vậy, 
để Việt Nam tiếp tục góp phần tạo ra những thành tích ấn 
tượng về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, đòi hỏi các 
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp 
ngành khách sạn - du lịch nói riêng phải không ngừng nỗ 
lực để cải thiện năng lực nội tại và tạo ra lợi thế cạnh tranh. 
Lợi thế cạnh tranh luôn là giải pháp hàng đầu giúp các 
doanh nghiệp khách sạn - du lịch có cơ hội chiếm lĩnh được 
những vị trí quan trọng trên thị trường và thu được lợi 
nhuận tương đối cao trong mối tương quan với các đối thủ 
cạnh tranh chính. Việc đánh giá và thử nghiệm các giả 
thuyết được phát triển trong bài báo này đã góp phần khỏa 
lấp các khoảng trống lý thuyết về mối quan hệ giữa VHHT, 
CSTT và lợi thế cạnh tranh của các khách sạn vừa và nhỏ 
Việt Nam. Nghiên cứu cũng giúp lãnh đạo các khách sạn 
vừa và nhỏ Việt Nam có được căn cứ xác đáng nhằm theo 
đuổi và tăng cường lợi thế cạnh tranh của khách sạn trong 
dài hạn. Đóng góp của nghiên cứu về mặt lý luận và thực 
tiễn thể hiện ở một số điểm chính sau: 
Thứ nhất, đóng góp đầu tiên và quan trọng của nghiên 
cứu đó là lấp đầy những khoảng trống lý thuyết về mối 
quan hệ giữa VHHT, CSTT và lợi thế cạnh tranh của khách 
sạn vừa và nhỏ. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy 
cả VHHT và CSTT đều có tác động tích cực đến lợi thế cạnh 
tranh của khách sạn vừa và nhỏ. Tuy nhiên VHHT tạo ra 
những tác động lớn hơn đến lợi thế cạnh tranh hơn so với 
tác động của CSTT đến lợi thế cạnh tranh. Kết quả nghiên 
cứu giúp mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn cho nhà 
quản trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khách 
sạn về cách thức mà họ có thể vận dụng, cũng như chiến 
lược mà họ ưu tiên theo đuổi để tăng cường lợi thế cạnh 
tranh cho khách sạn. 
Thứ hai, nghiên cứu tiến hành khám phá, xây dựng và 
tích hợp mối quan hệ giữa VHHT, CSTT và lợi thế cạnh tranh 
bằng một mô hình nghiên cứu duy nhất nhằm kiểm tra vai 
trò trung gian của CSTT. Các phát hiện thực nghiệm chỉ ra 
rằng, CSTT có tác động tích cực và đáng kể đến lợi thế cạnh 
tranh của khách sạn, đồng thời hoạt động như một nhân tố 
trung gian tích cực, giúp lan truyền những ảnh hưởng của 
VHHT đối với lợi thế cạnh tranh của khách sạn. Kết quả 
nghiên cứu chứa đựng hàm ý quan trọng rằng: việc xây 
dựng và phát triển một bầu không khí làm việc tích cực và 
cởi mở và khuyến khích sự hợp tác giữa các nhân viên 
trong khách sạn có thể giúp các nhà quản trị khơi dậy được 
động lực làm việc cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên chủ 
động chia sẻ những thông tin và kiến thức có giá trị với 
nhau để không ngừng nâng cao hiệu suất làm việc của cá 
nhân và phát huy lợi thế cạnh tranh của khách sạn. Nói 
cách khác, nghiên cứu hàm ý rằng: quan tâm đến việc tạo 
dựng một môi trường tích cực trên tinh thần cởi mở và hợp 
tác, sẽ giúp các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam phát huy 
được tối đa nguồn lực tri thức của doanh nghiệp để theo 
đuổi và tăng cường lợi thế cạnh tranh của khách sạn. 
Thứ ba, để các khách sạn vừa và nhỏ Việt Nam có thể 
tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, bên cạnh 
việc phát triển VHHT và tăng cường các hoạt động CSTT 
của nhân viên, các CEOs và giám đốc khách sạn cần quan 
tâm hoàn thiện các nhân tố khác có ảnh hưởng đáng kể 
đến lợi thế cạnh tranh của khách sạn như năng lực 
marketing, năng lực tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ 
thuật, uy tín và hình ảnh, trình độ tổ chức và phục vụ 
khách, chất lượng dịch vụ và trách nhiệm xã hội của khách 
sạn [3, 33]. 
Kết luận: Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu 
còn tồn tại những hạn chế nhất định như số lượng mẫu khảo 
sát còn nhỏ và đối tượng khảo sát chỉ tập trung vào đội ngũ 
các nhà quản trị. Điều này có thể dẫn đến những khác biệt 
nhất định trong kết quả nghiên cứu. Do đó các nghiên cứu 
trong tương lai nên tiếp tục kiểm nghiệm các giả thuyết hiện 
tại và phát triển thêm những giả thuyết mới nhằm giúp các 
nhà quản trị khách sạn có được những hiểu biết sâu sắc và 
đầy đủ hơn về con đường giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh 
cho khách sạn. Dẫu vậy kết quả của nghiên cứu đã góp phần 
tích cực trong việc mở ra một chiến lược mới ít tốn kém và 
hiệu quả hơn, giúp các khách sạn vừa và nhỏ cải thiện năng 
lực cạnh tranh dựa trên việc phát triển các giá trị cốt lõi của 
VHHT như đưa ra một tầm nhìn dài hạn, chấp nhận và quản 
trị tốt sự thay đổi, phát triển bầu không khí cởi mở và hợp tác 
trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau nhằm khuyến khích sự 
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng giữa các nhân viên 
trong khách sạn. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học 
và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 
502.02-2019.300. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lei H, Gui L, Le P B, 2021. Linking transformational leadership and frugal 
innovation: the mediating role of tacit and explicit knowledge sharing. Journal of 
Knowledge Management (In press). 
[2]. Cheraghalizadeh R, Tümer M, 2017. The effect of applied resources on 
competitive advantage in hotels: Mediation and moderation analysis. Journal of 
Hospitality Tourism Management, 31(265-272). 
[3]. Tran B A, Nguyen V A, Ba V T D, 2012. Study on the factors influencing 
competitiveness of the four-star hotels in Thua Thien Hue province. Hue University 
Journal of Science, 72B(3): 9-18. 
[4]. Son T T, Thang T Q, Cung N H, et al., 2019. Building competitive 
advantage for Vietnamese firms: the roles of knowledge sharing and innovation. 
International Journal of Business Administration, 10(4): 1-12. 
[5]. Lei H, Le P B, Nguyen H T H, 2017. How Collaborative Culture Supports for 
Competitive Advantage: The Mediating Role of Organizational Learning. 
International Journal of Business Administration, 8(2): 73-85. 
[6]. Nguyen D K, Phong L B, Hui L, 2019. Creating Competitive Advantage for 
Vietnamese Manufacturing and Service Firms: The Role of Collaborative Culture and 
Innovation Capability. International Journal of Business Administration, 10(2): 
32-42. 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 57 - Số 3 (6/2021) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 172
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
[7]. Le P B, Lei H, Le T T, et al., 2020. Developing a collaborative culture for 
radical and incremental innovation: the mediating roles of tacit and explicit 
knowledge sharing. Chinese Management Studies, 14(4): 957-975. 
[8]. Yang Z, Nguyen V T, Le P B, 2018. Knowledge sharing serves as a 
mediator between collaborative culture and innovation capability: an empirical 
research. Journal of Business & Industrial Marketing, 33(7): 958-969. 
[9]. Porter M E, 1985. Competitive Advantage. New York: Free Press. Porter 
Competitive Advantage. 
[10]. Barney J, 1991. Firm resources and sustained competitive advantage. 
Journal of management, 17(1): 99-120. 
[11]. Wu L Y, 2010. Applicability of the resource-based and dynamic-
capability views under environmental volatility. Journal of Business Research, 
63(1): 27-31. 
[12]. Le P B, Lei H, 2018. The effects of innovation speed and quality on 
differentiation and low-cost competitive advantage: The case of Chinese firms. 
Chinese Management Studies, 12(2): 305-322. 
[13]. Schein E, 2004. Organizational culture and leadership. San Francisco: 
John Willey & Sons. Inc. 
[14]. Lei H, Do N K, Le P B, 2019. Arousing a positive climate for knowledge 
sharing through moral lens: the mediating roles of knowledge-centered and 
collaborative culture. Journal of Knowledge Management, 23(8): 1586-1604. 
[15]. Shao Z, Wang T, Feng Y, 2015. Impact of organizational culture and 
computer self-efficacy on knowledge sharing. Industrial Management & Data 
Systems, 115(4): 590-611. 
[16]. Kotter J P, Heskett J L, 1992. Organizational culture and performance. 
Free Press, New York, NY. 
[17]. Ahmed F, Shahzad K, Aslam H, et al., 2016. The role of collaborative 
culture in knowledge sharing and creativity among employees. Pakistan Journal of 
Commerce and Social Sciences (PJCSS), 10(2): 335-358. 
[18]. Le Ba Phong, 2021. Tang cuong kha nang doi moi thanh dam cho cac 
doanh nghiep Viet Nam: Vai tro cua lanh dao chuyen doi va kha nang quan tri tri 
thuc cua doanh nghiep. Journal of Economics and Development, National 
Economics University, 286: 68-77. 
[19]. Le L T K, Le P B, 2021. Improving the Innovation Performance for 
Vietnamese Firm Based on Practices of Idealized Influence and Individualized 
Consideration: The Mediating Role of Knowledge Sharing. International Journal of 
Business Administration, 12(3): 75-85. 
[20]. Sveiby K E, Simons R, 2002. Collaborative climate and effectiveness of 
knowledge work-an empirical study. Journal of Knowledge Management, 2002, 
6(5): 420-433. 
[21]. Mueller J, 2014. A specific knowledge culture: Cultural antecedents for 
knowledge sharing between project teams. European Management Journal, 32(2): 
190-202. 
[22]. Kucharska W, Kowalczyk R, 2016. Trust, Collaborative Culture and Tacit 
Knowledge Sharing in Project Management - a Relationship Model. Humanistic 
Management Network, Research Paper Series, 49/16(159-166. 
[23]. Davenport T H, Jarvenpaa S L, Beers M C, 1996. Improving knowledge 
work processes. MIT Sloan Management Review, 37(4): 53. 
[24]. Salisbury M, 2001. An example of managing the knowledge creation 
process for a small work group. Management learning, 32(3): 305-319. 
[25]. Almahamid S, Awwad A, McAdams A C, 2010. Effects of organizational 
agility and knowledge sharing on competitive advantage: an empirical study in 
Jordan. International Journal of Management, 27(3): 387. 
[26]. Le P B, Lei H, 2018. Fostering knowledge sharing behaviours through 
ethical leadership practice: the mediating roles of disclosure-based trust and 
reliance-based trust in leadership. Knowledge Management Research & Practice, 
16(2): 183-195. 
[27]. Skinnarl K I, Asa I, Sharp P, 2014. Knowledge Sharing (KS). 
Organizational Learning and Competitive Advantage in a Scandinavian Hotel 
Company. 
[28]. Hair J F, Anderson R E, Tatham R L, et al.,1998. Multivariate data 
analysis. Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, 1998. 
[29]. Nunnally J C, Bernstein I, 1994. Elements of statistical description and 
estimation. Psychometric Theory 3 Edition, McGraw-Hill, New York. 
[30]. Lei H, Leaungkhamma L, Le P B, 2020. How transformational leadership 
facilitates innovation capability: the mediating role of employees' psychological 
capital. Leadership & Organization Development Journal, 41(4): 481-499. 
[31]. Lei H, Phouvong S, Le P B, 2019. How to foster innovative culture and 
capable champions for chinese firms: an empirical research. Chinese Management 
Studies, 13(1): 51-69. 
[32]. Preacher K J, Hayes A F, 2008. Asymptotic and resampling strategies for 
assessing and comparing indirect effects in multiple mediator models. Behavior 
research methods, 2008, 40(3): 879-891. 
[33]. Long N T, 2017. Study on factors affecting the competitiveness of Ben 
Tre’s tourism businesses. Ho Chi Minh City Open University Journal of Science, 
12(2). 
AUTHORS INFORMATION 
Le Ba Phong, Than Thanh Son 
Faculty of Tourism, Hanoi University of Industry 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_van_hoa_hop_tac_va_chia_se_tri_thuc_den_loi_the.pdf