Tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến tại thị trường Việt Nam
Bdùng trên nền tảng thương mại trực tuyến. Trong đó, nghiên cứu kiểm định tác động trực tiếp từ ài viết nghiên cứu những tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu
sự chấp nhận eWOM, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định mua. Ngoài ra, ý
định mua còn chịu tác động gián tiếp của sự chấp nhận eWOM thông qua thái độ, chuẩn chủ quan và nhận
thức kiểm soát hành vi; ảnh hưởng của sự tin cậy eWOM, chất lượng eWOM thông qua sự chấp nhận eWOM.
Bài báo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm định lượng từ 09/01/2020 đến 01/03/2020 nhằm
kiểm định mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu mà nhóm đề xuất. Kết quả cuộc nghiên cứu
chỉ ra rằng sự tin cậy eWOM có ảnh hưởng gián tiếp tới ý định mua hàng thông qua yếu tố sự chấp nhận
eWOM, ý định mua chịu sự tác động tích cực trực tiếp từ sự chấp nhận eWOM, chuẩn chủ quan cùng với
nhận thức kiểm soát hành vi và sự chấp nhận eWOM có ảnh hưởng tích cực một cách gián tiếp tới ý định
mua thông qua các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi. Nghiên cứu này cũng chỉ
ra rằng, chất lượng eWOM không gây ra tác động gián tiếp và thái độ không gây ra tác động trực tiếp tới
ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại mua sắm trực tuyến.
Từ khóa: Truyền miệng điện tử, thương mại trực truyến, thuyết hành vi theo kế hoạch, ý định mua
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến tại thị trường Việt Nam
Sè 141/2020 thương mại khoa học 1 2 11 20 30 39 49 55 63 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Cao Hoàng Long và Hoàng Yến - Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng đầu ra và phân rã đóng góp của TFP ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất đồ uống Việt Nam. Mã số: 141. mEco.11 Contribution of factors to output growth and Contribution of TFP in Food Processing and Beverage industry of Vietnam 2. Phan Trần Trung Dũng - Các nhân tố tác động tới ý định đầu tư chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư cá nhân: trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam. Mã số: 141.1TrEM.11 Factors Affecting Derivatives Investment Intention of Individual Investor: A Case Study in Vietnam QUẢN TRỊ KINH DOANH 3. Nguyễn Thị Thanh Phương - Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ERP và sự tác động tới kế toán quản trị trong doanh nghiệp: khảo sát trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mã số: 141.2BAcc.21 Research Factors Affecting ERP Application and the Impact on Corporate Accounting Management: a Survey in Hanoi City 4. Phạm Văn Tuấn - Tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến tại thị trường Việt Nam. Mã số: 141.2BMkt.21 Impacts of Electronic Worth of Mouth on the Purchasing Intention of Consumer on E- Commerce Platforms in Vietnam 5. Nguyễn Thu Hà và Nguyễn Hoàng - Nghiên cứu hành vi khách du lịch tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: phân tích dữ liệu từ trang Booking.com. Mã số: 141.2BMkt.21 A Study on Tourist Behaviour at 4-Star Hotels in Quảng Ninh Province: Data Analysis from Booking.com 6. Trần Mai Đông và Trần Huỳnh Ngân - Một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên y tế: tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Mã số: 141.2HRMg.21 Some Suggestions to Improve Job Satisfaction Among Medical Staffs: A Case Study of Dong Nai General Hospital Ý KIẾN TRAO ĐỔI 7. Trần Thị Hồng Liên - Công viên khoa học như là trung tâm của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: góc nhìn hệ thống và những hàm ý cho Thành phố Hồ Chí Minh. Mã số: 141.3OMIs.31 Science Park as the Central Part of a Start-up Ecosystem: A System Thinking Perspective and Implications for Ho Chi Minh City 8. Trần Văn Trang - Ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ và trở ngại cá nhân tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh: nhận thức của nữ sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội. Mã số: 141.3OMIs.31 Impacts of Support Factor and Personal Prevetion to Business of Fermale Students in Some Hanoi-based Universities ISSN 1859-3666 1 ?1. Giới thiệu Theo Sách trắng của Bộ Công Thương năm 2019 [42], Việt Nam là một quốc gia có đến 60% dân số sử dụng Internet và đến 92% trong số đó có thể dễ dàng truy cập vào Internet thông qua điện thoại di động hay 75% là máy tính hoặc máy tính để bàn. Với dân số hơn 95 triệu người, lượng người dùng điện thoại thông minh đang tăng nhanh và nhu cầu sử dụng Internet ngày càng cao, Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn đối với các công ty TMTT. Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đánh giá [38], những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo.., việc mua sắm trên các trang thương mại trực tuyến đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Truyền miệng điện tử, electronic Word Of Mouth (eWOM) là nội dung nghiên cứu rất cốt lõi trong khoa học hành vi người tiêu dùng, nhất là sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay thì đặc biệt càng có giá trị cả về học thuật cũng như thực tiễn. Các nhà nghiên cứu (Bickart và Schindler, 2001 [4]; Kumar và Benbasat, 2006 [20]; Zhang và cộng sự, 2010 [35]), Pitta và Fowler, 2005 [24]) người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm và kiểm tra các thông tin của cửa hàng, sản phẩm thông qua khách hàng cũ, trước khi quyết định mua hàng. Đặt trong bối cảnh Việt Nam đang sở hữu tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet đáng kinh ngạc, eWOM là một công cụ marketing rất hiệu quả trong hoạt động truyền thông, xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Việt Nam đang chứng kiến những bước nhảy vọt của ngành thương mại điện tử - một phương thức mua bán, trao đổi trực tuyến trong thị trường. Điều này đã thúc đẩy tốc độ phát triển của eWOM tại Việt Nam và đem lại nhiều khía cạnh mới cho phương pháp marketing số này. Tuy vậy, không phải tất cả thông tin eWOM đều mang lại tác động tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Sau khi tổng quan lý thuyết, nhóm tác giả nhận thấy nghiên cứu về tác động của eWOM tới ý định mua của người tiêu dùng, đặc biệt là trên các nền tảng thương Sè 141/202030 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Phạm Văn Tuấn Đại học Kinh tế Quốc dân ... của đề tài, 2020 STT TIÊU CHÍ 7Ҫ1 68Ҩ76Ӕ /ѬӦ1* 7ӌ/ӊ (%) 1 *LӟLWtQK Nam 143 31,4% 1ӳ 309 67,9% Khác 3 0,7% 2 ĈӝWXәL 'ѭӟL 17 3,7% 18-25 345 75,9% 26-35 40 8,8% 46-60 22 4,8% 3 1ӅQWҧQJ 7077ÿmVӱ GөQJ Shopee 408 89,6% Tiki 317 69,6% Sendo 102 22,4% Lazada 201 44,1% khác 29 6,3% 4 1KӳQJ\ӃXWӕ quan tâm khi PXDVҳPWUrQ QӅQWҧQJ TMTT ĈiQKJLiVDR 311 68,3% 5HYLHZFӫDQJѭӡLPXDWUѭӟF 415 91,2% 'ӏFKYөÿLNqPÿәLWUҧKRjQWLӅQ 243 53,4% .KX\ӃQPҥLJLҧPJLi 337 74,1% Freeship 328 72% 1JѭӡLEiQÿѭӧF[iFPLQK 268 58,9% Bảng 2: Bảng phân tích tổng hợp độ tin cậy thang đo và tổng phương sai trích P ≥ 0.05. Tuy nhiên, Chi- square lại có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Kích thước của mẫu càng lớn, Chi- square càng lớn, do đó sẽ làm giảm sự phù hợp của mô hình. Do đó, ngoài P- value, nhóm sẽ sử dụng thêm CMIN/df. Một vài nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng, khi ÷2/df < 5 (với kích thước mẫu N>200); hoặc < 3 (với kích thước mẫu N < 200), mô hình sẽ được coi là phù hợp (Kettinger và Lee, 1995 [19]). Trong nghiên cứu này, do kích thước mẫu là N=455 (N>200), theo Kettinger và Lee (1995) [19], CMIN/df < 5; GFI, TLI, CFI ≥ 0.9 (Bentler và Bonett, 1990) [2]; RMSEA ≤ 0.08 chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu là phù hợp. Kết quả CFA từ thang đo trên sẽ được trình bày dưới đây: CFA cho phép kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo mà không mất nhiều công sức và thời gian như phương pháp truyền thống đã khái niệm (Multitrait - Multimethod). Hơn nữa, CFA kiểm định cấu trúc lý thuyết cũng như các mối quan hệ giữa khái niệm nghiên cứu mà không bị lệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trip, 1991 [28]). Do đó, tác giả sử dụng CFA để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thu thập được sau khi đã đánh giá sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha và EFA. Tiêu chuẩn CFA được tổng hợp trong bảng 3: Sau đây là kết quả nghiên cứu đạt được (hình 2): Sau khi sử dụng dữ liệu thu thập được từ mẫu N=455, kết quả tác giả thu được đã đạt yêu cầu. Tuy vậy, kết quả vẫn có thể được cải thiện, cụ thể là chỉ số Chi- square càng nhỏ càng có lợi. Bằng cách sử dụng các gợi ý chỉnh sửa mô hình từ MI (Modification Indices), tác giả đã có thể đạt được kết quả theo mong muốn hơn trước. 4.3. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 4.3.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu Tiếp theo, nghiên cứu đã tiến hành phân tích SEM để kiểm nghiệm độ phù hợp mô hình. 35 ? Sè 141/2020 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 3: Tiêu chuẩn đánh giá CFA Hình 2: Kết quả CFA Hình 3: Kết quả mô hình SEM ?Kết quả thu được là: Chi-square/df=2.255; GFI=0.880; TLI=0.929: CFI=0.935; RMSEA= 0.053. Kết quả trên cho thấy mô hình nghiên cứu hoàn toàn thỏa mãn và thích hợp với dữ liệu thị trường. 4.3.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Sau khi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính ta nhận được kết quả kiểm định dưới đây: Từ bảng, tác giả đã có thể nhận xét được sự ảnh hưởng tích cực của sự tin cậy eWOM đến sự chấp nhận eWOM và từ sự chấp nhận eWOM tác động tích cực đến ý định mua với các trọng số lần lượt là 0.509 và 0.345. Theo các trọng số tìm được, sự tác động từ chấp nhận eWOM đến các nhân tố trong thuyết hành vi có kế hoạch lần lượt là 1.061, 0.871, 0.813. Sự tác động này được đánh giá là mạnh. Mối quan hệ giữa thái độ sau khi chấp nhận eWOM và ý định mua hàng cũng chưa được tác giả chứng minh trong nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu chưa có đủ bằng chứng để kết luận do p-value giữa biến thái độ và ý định không đạt yêu cầu (< 0.05). Tuy nhiên, giả thuyết H8 và H9 vẫn được chứng minh. Theo những thông số tìm được, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đều có tác động tích cực lên ý định mua tuy tầm ảnh hưởng được chứng minh là không lớn (chuẩn chủ quan ảnh hưởng tới ý định là 0.143 và nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tới ý định là 0.455). 5. Thảo luận và Kết luận Thảo luận kết quả nghiên cứu Tác động của eWOM với các khía cạnh kinh tế đã được nhiều học giả trong và ngoài nước đánh giá, phân tích, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt khi xét đến khía cạnh liên quan đến thương mại trực tuyến. Nghiên cứu này giúp thu hẹp khoảng trống nghiên cứu về eWOM tới ý định mua trên thương mại trực tuyến tại Việt Nam. Kết quả phân tích từ mô hình phương trình cấu trúc SEM đã chỉ ra được các nhân tố gián tiếp hoặc trực tiếp tác động tới ý định mua. Trên cơ sở lý thuyết của IAM, công trình đã kiểm định được tương quan giữa sự tin cậy tới sự chấp nhận eWOM, tuy nhiên vai trò của chất lượng thông tin không được kiểm nghiệm trong phạm vi nghiên cứu này. Bên cạnh đó, sự chấp nhận eWOM có tác động trực tiếp cho ý định mua, dù ảnh hưởng khá nhỏ (0.345). Kết quả này có thể do thông tin eWOM trên các trang thương mại điện tử giúp nâng cao kiến thức về sản phẩm nhưng không đồng nghĩa với việc dẫn đến ý định mua của khách hàng vì thông tin về sản phẩm có thể tích cực hoặc tiêu cực. Sự chấp nhận eWOM cũng có tác động tích cực trực tiếp đến nhóm nhân tố thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi (1.061, 0.871, 0.813 lần lượt theo thứ tự) và là các tác động mạnh nhất của toàn mô hình. Đây là yếu tố quan trọng vì khi một người tiêu dùng chấp nhận thông tin eWOM, họ sẽ có thái độ tích cực hơn về việc mua hàng, cảm thấy việc tham khảo thông tin là có ích và khôn ngoan. Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ cảm thấy việc tham khảo eWOM là đúng đắn hơn sau khi chấp Sè 141/202036 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 4: Kết quả kiểm định giả thuyết In which, Estimate: Average estimated value; SE: Standard error; CR: Critical value; P: Probability value; ***: p <0.001. *Lҧ WKX\ӃW Estimate S.E. C.R. P H1 EWOM <--- TRUST 0.509 0.046 11.022 *** &KҩSQKұQ H2 EWOM <--- QUALITY /RҥL H3 ATT <--- EWOM 1.061 0.089 11.880 *** &KҩSQKұQ H4 SN <--- EWOM 0.871 0.070 12.526 *** &KҩSQKұQ H5 PBC <--- EWOM 0.813 0.066 12.262 *** &KҩSQKұQ H6 INTENT <--- EWOM 0.345 0.131 2.630 0.009 &KҩSQKұQ H7 INTENT <--- ATT -0.051 0.036 -1.405 0.160 .K{QJFKҩSQKұQ H8 INTENT <--- SN 0.143 0.070 2.056 0.040 &KҩSQKұQ H9 INTENT <--- PBC 0.455 0.087 5.203 *** &KҩSQKұQ nhận eWOM, và khi nó đúng đắn hơn, người tiêu dùng sẽ mong đợi cái nhìn tích cực từ những người khác về hành động tham khảo eWOM của mình, từ đó dẫn tới việc chuẩn chủ quan tăng lên. Lấy ví dụ từ một câu trong bảng hỏi của công trình: “Mọi người ủng hộ tôi tham khảo eWOM”, điều này sẽ trở nên chính xác hơn khi người được hỏi đã chấp nhận eWOM và có cái nhìn tích cực về hành động tìm kiếm thông tin eWOM. Bên cạnh đó, nhận thức kiểm soát hành vi cũng chịu ảnh hưởng do khi chấp nhận thông tin, người tiêu dùng tăng cảm giác về hành động của bản thân, việc chấp nhận eWOM sẽ làm người tiêu dùng chắc chắn hơn về việc đưa ra quyết định về sản phẩm. Tương quan giữa thái độ với ý định mua bị bác bỏ trong phạm vi công trình này. Tuy nhiên ta cũng cần nhận xét theo mặt logic rằng, khi có thái độ tích cực về thông tin eWOM điều đấy không nhất thiết đồng nghĩa với việc dẫn đến ý định mua hàng. Một ví dụ rút ra từ bảng hỏi “Tôi cảm thấy tham khảo eWOM trước khi mua hàng là có lợi, có giá trị hoặc khôn ngoan”, việc tham khảo có thể được cho là có ích nhưng những nhận xét tham khảo được có thể tích cực hoặc tiêu cực nên việc dẫn đến ý định là không được đảm bảo. Cuối cùng, nhân tố chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi khẳng định tác động tích cực tới ý định mua (0.143 và 0.455 theo thứ tự). Sự đồng thuận, ủng hộ của những người xung quanh và việc đủ khả năng mua hàng sẽ thúc đẩy mong muốn mua của người tiêu dùng và có thể tiếp tục quá trình tham khảo eWOM. Mặc dù không phải là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên eWOM và thương mại điện tử vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý trong nước của các nhà nghiên cứu. Bằng việc nghiên cứu tác động từ eWOM tới ý định mua, nghiên cứu kỳ vọng có thể đóng góp những điểm mới vào sự hiểu biết về hai nhân tố trên. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất, gợi ý cho các cá nhân, tập thể có tham gia vào hoạt động eWOM. Với người tiêu dùng, tác giả đưa ra khuyến nghị trong từng giai đoạn: giai đoạn nhận biết nhu cầu, giai đoạn đánh giá thông tin và giai đoạn quyết định mua để phần nào giúp người dùng nhận thức rõ ràng về hoạt động tham khảo eWOM của bản thân và đưa ra quyết định đúng đắn. Với các doanh nghiệp, đưa ra các gợi ý marketing, tận dụng eWOM và các công cụ trực tuyến để phát triển, quảng bá hình ảnh và các chiến lược trong nhiều mặt: sản phẩm, giá, truyền thông, phân phối. Cuối cùng, cho các cơ quan quản lý nhà nước, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý; về đầu tư công nghệ, kỹ thuật; giải pháp tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý cho cán bộ. Tác giả hy vọng, với những thông tin trong công trình sẽ giúp được phần nào đưa eWOM trở thành một công cụ hiệu quả cho các cá nhân, tập thể liên quan trong tương lai, đặc biệt là trong cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Những hạn chế của nghiên cứu Tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế: - Đầu tiên, kết quả có thể chỉ hợp lý trong phạm vi không gian nghiên cứu tại một số khu đô thị miền Bắc Việt Nam (bao gồm cả những thành phố trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng). - Thứ hai, kết quả bị hạn chế bởi các đối tượng nghiên cứu khi người tham gia bị giới hạn và chiếm đa số bởi nhóm người trong độ tuổi 18-25 và nhóm có thu nhập dưới 3.000.000 VND - thu nhập khá thấp. Với những vấn đề này, tác giả mong rằng các nghiên cứu tiếp theo có thể nỗ lực trong việc giải quyết những hạn chế phổ biến thường gặp để mang lại những đột phá trong nghiên cứu đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại trực tuyến.u Tài liệu tham khảo: 1. Ajzen, I., 1991, The theory of planned behav- ior, Organizational behavior and human decision. 2. Arifani, V & Haryanto, H. (2018), Purchase intention: implementation theory of planned behav- ior (Study on reusable shopping bags in Solo City, Indonesia), IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 3. Bentler, P. M. (1990), Comparative Fit Indexes in Structural Models, Psychological Bulletin 107.2 (February): 238-246 4. Bickart, B., & Schindler, R. M. (2001), Internet forums as influential sources of consumer information. Journal of Interactive Marketing, 15(3), 31–40. 37 ? Sè 141/2020 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học 5. Charles C. Self (1996), “Credibility”, An Integrated approach to communication theory and research. 6. Charles R. Taylor (2018), The new era of elec- tronic word of mouth (eWOM): ‘Be More Chill’ overrules the critics, International Journal of Advertising. 7. Chatterjee, P. (2001), “Online reviews: do consumers use them?”, Advances in Consumer Research, Vol. 28 No. 1, 129-33. 8. Cheung, Christy & Lee, Matthew & Rabjohn, Neil. (2008), The impact of electronic word-of-mouth - The adoption of online opinions in online customer communities, Internet Research. 18. 229-247. 9. Chevalier, J.A. and Mayzlin, D. (2006), “The effect of word of mouth on sales: online book reviews”, Journal of Marketing Research, Vol. 43 No. 3, pp. 345-54. 10. D. H., Park, J. Lee, và I. Han (2007), The effects of online consumer reviews on consumer pur- chasing intention: the moderating role of involve- ment, International Journal of Electronic Commerce, Vol. 11, No. 4, 125–148. 11. Davis, F. D., 1989, “Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of infor- mation technology”, MIS quarterly, tr. 319-340. 12. DeLone, W. H. and McLean, E.R. Information systems success: The quest for the dependent variable, Information 5v.v/cm.v Research. 3. 1 (1992). 60-95. 13. Diallo M F (2012), Effects of store image and store brand price-image on store brand purchase intention: Application to an emerging market Journal of Retailing and Consumer Services 19, 360-7. 14. Do Valle P O, Rebelo E, Reis E and Menezes J (2005), Combining behavioral theories to predict recycling involvement, Journal of Environment and Behavior 37, 364-96. 15. Fogg, B. J., & Tseng, H. (1999), The ele- ments of computer credibility, Proceedings of the SIGCHI Conference on Human Factors in Computing Systems the CHI Is the Limit - CHI ’99. 16. Hair, Jr. J. F, Anderson, R. E. Tatham, R. L. & Black, W. C. (1998), Multivariate Data Analysis, 5th ed, Upper Saddle River Prentice-Hall 17. Đào Thị Thu Hường (2017), Sử dụng thuyết hành vi dự định (TPB) để đo lường ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định lựa chọn điểm đến Thành phố Đà Nẵng của khách du lịch”, 18. Hoàng Thị Phương Thảo, Nguyễn Trọng Tâm, (2017), “Sự chấp nhận thông tin truyền miệng điện tử và niềm tin thương hiệu trong lĩnh vực du lịch việt nam”. 19. Khảo sát của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2018. 20. Lê Minh Chí và Lê Tấn Nghiêm (2018), “Tác động của truyền miệng trực tuyến đến ý định mua hàng của người dùng mạng xã hội”. 21. Website: https://wearesocial.com/blog/ 2019/01/digital-2019-global-internet-use-acceler- ates, https://www.emarketer.com/content/global- ecommerce-2019. Summary The study focuses on the impacts of electronic word-of-mouth (eWOM) on consumers’ purchasing intention on e-commerce platforms. Specifically, the paper looks at direct factors from eWOM acceptance through attitude, subjective norm and the perceived behavior and intention control. Furthermore, pur- chasing intention is indirectly affected by eWOM acceptance through attitude, subjective norms, per- ceived behavioral control, eWOM credibility, and eWOM quality through eWOM acceptance. The paper presents experimental quantitative results conducted from January 9th, 2020 to March 1st, 2020 in order to verify the suggested theoretical model as well as the research hypotheses. The result indicates that eWOM credibility has an indirect influence on the purchasing intentions through eWOM acceptance; purchasing intention is affected by a positive and direct impact of the eWOM acceptance, subjective norms and perceived behav- ioral control; the eWOM acceptance has a positive and indirect effect on purchasing intention through attitude, subjective norms and perceived behavioral control. Additionally, the research confirms that there is no indirect correlation between eWOM quality and purchasing intention, and attitude and purchasing intention on e-commerce platforms are also proven to have no direct link. Sè 141/202038 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học
File đính kèm:
- tac_dong_cua_truyen_mieng_dien_tu_den_y_dinh_mua_hang_cua_ng.pdf