Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức của

người tiêu dùng đối với bốn thành phần trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp (gọi tắt là CSR) theo mô hình của Carroll (1991),

bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.

Nghiên cứu cũng nhằm kiểm định tác động của hai yếu tố mức

độ nhận thức của người tiêu dùng về CSR và mức độ thông tin

tiếp nhận về CSR đến mối quan hệ giữa nhận thức về doanh

nghiệp trách nhiệm xã hội và ý định mua của người tiêu dùng.

Nghiên cứu đã đạt được kết quả như sau: thứ nhất, đánh giá tầm

quan trọng của người tiêu dùng đối với các thành phần CSR.

Thứ hai, những người có mức độ nhận thức về CSR cao có tác

động mạnh hơn những người có mức độ nhận thức thấp trong

mối quan hệ giữa nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội

và ý định mua. Cuối cùng, những người thường xuyên nhận

thông tin trách nhiệm xã hội từ các doanh nghiệp nước giải khát

và hiểu thông điệp mà họ gửi đến có tác động mạnh hơn đến ý

định mua hàng của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các kết quả này là nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp

trong việc xây dựng, thực hiện CSR nhằm tác động đến ý định

người tiêu dùng

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 1

Trang 1

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 2

Trang 2

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 3

Trang 3

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 4

Trang 4

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 5

Trang 5

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 6

Trang 6

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 7

Trang 7

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 8

Trang 8

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 9

Trang 9

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 12220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát

Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu trong ngành nước giải khát
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
Tác động của nhận thức về doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp đến ý định mua của người tiêu dùng – Một nghiên cứu 
trong ngành nước giải khát 
The effects of perceptions of corporate and corporate social 
responsibility on consumers’ purchasing intention - A study in the 
beverage industry 
Nguyễn Hoàng Sinh1*, Nguyễn Thị Thanh Tâm2 
1Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
2Công ty Xổ số Kiến thiết Kiên Giang, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ, Email: sinh.nh@ou.edu.vn 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS. 
Ngày nhận: 04/03/2021 
Ngày nhận lại: 22/03/2021 
Duyệt đăng: 31/03/2021 
Từ khóa: 
trách nhiệm xã hội, Carroll, nhận 
thức của người tiêu dùng, thông 
tin người tiêu dùng tiếp nhận, ý 
định mua 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức của 
người tiêu dùng đối với bốn thành phần trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp (gọi tắt là CSR) theo mô hình của Carroll (1991), 
bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. 
Nghiên cứu cũng nhằm kiểm định tác động của hai yếu tố mức 
độ nhận thức của người tiêu dùng về CSR và mức độ thông tin 
tiếp nhận về CSR đến mối quan hệ giữa nhận thức về doanh 
nghiệp trách nhiệm xã hội và ý định mua của người tiêu dùng. 
Nghiên cứu đã đạt được kết quả như sau: thứ nhất, đánh giá tầm 
quan trọng của người tiêu dùng đối với các thành phần CSR. 
Thứ hai, những người có mức độ nhận thức về CSR cao có tác 
động mạnh hơn những người có mức độ nhận thức thấp trong 
mối quan hệ giữa nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội 
và ý định mua. Cuối cùng, những người thường xuyên nhận 
thông tin trách nhiệm xã hội từ các doanh nghiệp nước giải khát 
và hiểu thông điệp mà họ gửi đến có tác động mạnh hơn đến ý 
định mua hàng của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Các kết quả này là nguồn tham khảo cho các doanh nghiệp 
trong việc xây dựng, thực hiện CSR nhằm tác động đến ý định 
người tiêu dùng. 
ABSTRACT 
The study was conducted to evaluate consumer perceptions 
of the four components of Corporate Social Responsibility 
(referred to as CSR) according to Carroll’s (1991) model, 
including economic and legal, ethical, and philanthropic 
responsibilities. The study also examines the impact of two 
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
Keywords: 
corporate social responsibility, 
customers’ perceptions, socially 
responsible information, 
purchasing intention 
factors, the level of consumer perception of social responsibility 
and the level of information received about CSR on the 
relationship between consumer’s perception of corporate social 
responsibility and purchasing intentions. The study has shown 
some results: first, the order of four responsibilities from 
customers’ opinions differs from that of Carroll (1991). Second, 
people with a high level of CSR awareness have a stronger 
impact than those with low levels of understanding of the 
effects of corporate social responsibility perception and 
purchasing intent. Lastly, people who regularly receive socially 
responsible information what they are received to have a 
positive impact on purchasing intention. These results are the 
reference source for businesses in their CSR implementation to 
positively impact consumers. 
1. Giới thiệu 
Trong xu hướng phát triển nhận thức của người tiêu dùng hiện nay, sự công bằng về 
giá cũng như sự cải tiến của sản phẩm không còn là những mục tiêu hàng đầu khi người tiêu 
dùng quyết định mua một sản phẩm. Thay vào đó, người tiêu dùng đang quan tâm đến các 
hoạt động xã hội của doanh nghiệp, hay cụ thể hơn là các hoạt động trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp; đây cũng là định hướng mà các nhà doanh nghiệp hướng đến cho sự phát triển 
lâu dài và bền vững. Khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social 
Responsibility - viết tắt là CSR) là một lĩnh vực rộng và chưa có khái niệm được chấp nhận 
rộng rãi vì mỗi nhà nghiên cứu có cách lập luận, xác định các thành phần CSR là khác nhau, 
do chúng được nhìn từ góc độ khác nhau. 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày nay là một hiện tượng toàn cầu. Hầu hết 
người tiêu dùng đều đồng ý rằng trong quá trình chinh phục các mục tiêu kinh doanh, doanh 
nghiệp cũng nên đồng thời thực hiện các nỗ lực CSR. Tuy nhiên, theo lời của Idowu và Filho 
(2009) thì có một khoảng cách tồn tại giữa sự hiểu biết của chúng ta về cách các doanh nghiệp 
trong các môi trường chính trị khác nhau, bối cảnh sinh thái và hoàn cảnh văn hóa trên thế 
giới khác nhau nên họ có thể hiểu, nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội khác nhau. Chìa 
khóa cho vấn đề này là những phản ứng của người tiêu dùng đối với hành động của công ty 
trong việc thực hiện và công bố thông tin CSR. Trong khi đó, theo nghiên cứ ... ạt yêu cầu, điều 
này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định 
Barlett’s là 3015.452 với mức ý nghĩa p = 0.000 < 0.05, các biến có tương quan với nhau và 
thỏa điều kiện phân tích nhân tố. 
Thực hiện phân tích nhân tố theo phương pháp trích xuất Principal Axis Factoring và 
phép quay Promax với kết quả giá trị tổng phương sai trích là 67.372% > 50%; Giá trị hệ số 
Eigenvalues của các nhân tố là 1.198 > 1 đạt yêu cầu. 
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải 
lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau. Nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân 
biệt khi phân tích EFA. 
Phân tích nhân tố khẳng định CFA 
Trong nghiên cứu này, theo kết quả sau khi chạy AMOS 20 ta có CMIN = 108.035; df 
= 80; CMIN/df = 1.350 0.9; GFI 
= 0.963 > 0.9; TLI = 0.988 > 0.9; kết luận chúng đạt tính đơn hướng và dữ liệu phù hợp. 
Kết quả hệ số tin cậy tổng hợp (CR) của nghiên cứu đều lớn hơn 0.7 và hệ số phương 
sai trích (AVE) đều lớn hơn 0.5 đã đạt yêu cầu (Hair, Black, Babin, & Anderson, 2010), thang 
đo của 05 nhân tố rất đáng tin cậy. 
Chỉ số MSV đều nhỏ hơn chỉ số AVE và chỉ số SQRTAVE đều lớn hơn hệ số tương 
quan đủ đều kiện tính phân biệt. 
Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) 
Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được thực hiện để kiểm định giả thuyết H1. Theo 
kết quả (Hình 4), với độ tin cậy 95% giả thuyết H1 được chấp nhận với p = 0.000 < 0.05 có ý 
nghĩa thống kê. Nghĩa là, Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội có tác động dương 
đến Ý định mua của NTD với giá trị hồi quy đã chuẩn hóa là 0.767. 
Hình 2. Kết quả SEM 
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
Phân tích cấu trúc đa nhóm 
Để đánh giá mối quan hệ giữa hai nhân tố có sự khác biệt bởi một nhóm khác hay 
không (kiểm định các giả thuyết H2 và H3), nghiên cứu này sử dụng phân tích cấu trúc đa 
nhóm bằng mô hình khả biến và mô hình bất biến (từng phần). 
Mức độ nhận thức về CSR: Kết quả kiểm định Chi-square với p = 0.005 < 0.05 kết 
luận có sự khác biệt về mối quan hệ giữa Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội và Ý 
định mua của NTD giữa nhóm có mức độ nhận thức về CSR thấp và cao. Cụ thể, với nhóm có 
mức độ nhận thức cao (hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là 0.950) mối quan hệ giữa Nhận thức về 
doanh nghiệp trách nhiệm xã hội và Ý định mua của NTD mạnh hơn nhóm có mức độ nhận 
thức thấp (hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là 0.815). 
Mức độ thông tin tiếp nhận: Với p = 0.04 < 0.05, cho thấy có sự khác biệt trong mối 
quan hệ giữa Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội đến Ý định mua của NTD giữa 
nhóm có mức độ tiếp nhận thông tin ít và nhiều. Cụ thể, mối quan hệ giữa Nhận thức về 
doanh nghiệp trách nhiệm xã hội đến Ý định mua của NTD của những người nhận thông tin 
nhiều (hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là 0.805) mạnh hơn những người nhận thông tin ít (hệ số 
hồi quy đã chuẩn hóa là 0.714). 
Hiệu ứng điều tiết 
Mô hình hiệu ứng biến điều tiết Mức độ nhận thức về CSR được diễn tả thành phương 
trình sau: 
YD=p1*X1+p2*X2+p3*X3 (1) 
Trong đó: 
YD: Ý định mua của NTD; 
X1 Nhận thức của NTD về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội; 
X2 Mức độ nhận thức về CSR; 
X3 Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội x Mức độ nhận thức về CSR; 
p1, p2, p3 là hệ số hiệu ứng đều tiết lần lượt của X1, X2, X3. 
Mô hình hiệu ứng biến điều tiết Mức độ thông tin tiếp nhận được diễn tả thành 
phương trình sau: 
YD’=h1*Z1+h2*Z2+h3*Z3 (2) 
Trong đó: 
YD’: Ý định mua của NTD; 
Z1 Nhận thức của NTD về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội; 
Z2 Mức độ thông tin tiếp nhận; 
Z3 Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội x Mức độ thông tin tiếp nhận; 
h1, h2, h3 là hệ số hiệu ứng đều tiết lần lượt của Z1, Z2, Z3. 
Theo kết quả, có sự tương tác giữa nhóm ngưới có mức độ nhận thức về CSR cao và 
thấp; cụ thể, những người có ý định mua hàng nhiều hơn khi họ nhận thức về CSR cao hơn và 
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội tốt hơn (biến điều tiết “Nhận thức về doanh 
nghiệp trách nhiệm xã hội x Mức độ nhận thức về CSR” tác động đến biến phụ thuộc “Ý định 
mua của người tiêu dùng” có ý nghĩa thống kê, p = 0.02 < 0.05). Tương tự, những người có ý 
định mua hàng nhiều hơn khi họ nhận được nhiều thông tin hơn và có nhận thức về doanh 
nghiệp trách nhiệm xã hội tốt hơn (biến điều tiết “Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã 
hội x Mức độ thông tin tiếp nhận” tác động đến biến phụ thuộc “Ý định mua của người tiêu 
dùng” có ý nghĩa thống kê, p = 0.00 < 0.05). Vậy, giả thuyết H2, H3 được chấp nhận. 
Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20, AMOS 20 cho thấy giả thuyết H1a: Trách 
nhiệm kinh tế có tác động cùng chiều với Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội với 
hệ số hồi quy đã chuyển hóa là 0.521. Tương tự, giả thuyết H1b, H1c, H1d: Trách nhiệm pháp 
lý, Trách nhiệm đạo đức và Trách nhiệm từ thiện đều có tác động cùng chiều với Nhận thức 
về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội với hệ số hồi quy đã chuyển hóa lần lượt là 0.626; 0.537; 
0.522. Ở độ tin cậy 95% với p < 0.05 cho thấy giả thuyết: Nhận thức về doanh nghiệp trách 
nhiệm xã hội có tác động dương đến Ý định mua của NTD với giá trị hồi quy đã chuẩn hóa là 
0.767. Nhận thức về doanh nghiệp càng cao thì ý định mua đối với các sản phẩm của các 
doanh nghiệp này càng cao. Điều này có nghĩa rằng, NTD rất quan tâm đến các hoạt động của 
các doanh nghiệp nước giải khát đặt biệt là khi các doanh nghiệp lớn như Pepsico Việt Nam 
và Tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn chú trọng tập trung vào hình ảnh thương hiệu để thu hút 
khách hàng. Nhận thức về doanh nghiệp càng cao thì ý định mua đối với các sản phẩm của 
các doanh nghiệp này càng cao. Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với nghiên cứu của 
Carvalho, Sem, và Mota (2010); Viện Kenan Châu Á (2010); Yoon và Lam (2013); Chow và 
Jian (2012). 
Trong đó, nhóm có Mức độ nhận thức của NTD về CSR cao có tác động mạnh mẽ hơn 
đến mối quan hệ giữa Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội trong ngành nước giải 
khát và Ý định mua của NTD (hệ số đã chuẩn hóa 0.950) so với nhóm có Mức độ nhận thức 
của NTD về CSR thấp (hệ số đã chuẩn hóa 0.815). Ngoài ra, Mức độ thông tin tiếp nhận về 
CSR có tác động đến mối quan hệ Nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội và Ý định 
mua. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện tiến hành nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh, 
với sản phẩm cụ thể là nước giải khát, những người có nhận thức về CSR cao và nhận thông 
tin về CSR nhiều có sự thay đổi về ý định mua mạnh mẽ hơn khi các doanh nghiệp thực hiện 
các hoạt động CSR so với nhóm còn lại. 
5. Kết luận và hàm ý quản trị 
Trong tổng số 376 phản hồi thu được, các đáp viên đánh giá tầm quan trọng của các 
loại trách nhiệm xã hội từ 1 đến 4 (từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất) như sau: trách 
nhiệm đạo đức là quan trọng nhất, đứng thứ hai là trách nhiệm pháp lý, đứng thứ ba là trách 
nhiệm kinh tế và cuối cùng, ít quan trọng nhất là trách nhiệm từ thiện. Kết quả này hoàn toàn 
ngược lại với quan điểm của Carroll (1991) khi ông cho rằng trách nhiệm kinh tế nên được ưu 
tiên hơn cả, nhưng đồng quan điểm với nghiên cứu của Chow và Jian (2012) khi khẳng định 
rằng hầu hết người Malaysia liên kết thuật ngữ CSR với trách nhiệm đạo đức. Đây là yếu tố 
chiến lược mà các doanh nghiệp phải hướng đến khi sử dụng các phương tiện truyền thông 
khi quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các bên liên quan (nhà cung cấp, cộng đồng, môi trường, 
NTD). 
Kiểm định Chi-square giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến, kết quả ý nghĩa 
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
giữa hai mô hình p < 0,05, có sự tương tác giữa nhóm người có mức độ nhận thức về CSR cao 
và thấp; cụ thể, NTD có ý định mua hàng nhiều hơn khi họ nhận thức về CSR cao hơn và 
nhận thức về doanh nghiệp trách nhiệm xã hội tốt hơn. Tương tự, NTD có ý định mua hàng 
nhiều hơn khi họ nhận được nhiều thông tin CSR hơn và có nhận thức về doanh nghiệp trách 
nhiệm xã hội tốt hơn. Đây là một khám phá mới mẽ mà các nghiên cứu trước (Carvalho et al., 
2010; Viện Kenan Châu Á, 2010; Yoon & Lam, 2013) chưa nghiên cứu kỹ. 
Cụ thể, về thông tin tiếp nhận CSR, trong nghiên cứu này, NTD nhận định rằng, họ 
thường xuyên nhận được thông tin về các doanh nghiệp nước giải khát thực hiện trách nhiệm 
xã hội thông qua internet (37.5%) và tivi (23.4%). Kết quả này khác so với kết quả mà Viện 
Kenan Châu Á đã công bố năm 2010 khi cho rằng NTD nhận ít thông tin về CSR. Điều này 
có thể là trong thời gian 10 năm từ năm 2010 đến năm thực hiện nghiên cứu này (năm 2020) 
các doanh nghiệp nghiên cứu (nước giải khát) đã tích cực sử dụng các phương tiện truyền 
thông cùng với với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin giúp NTD tiếp nhận nhiều 
thông tin CSR hơn. Như vậy, kết quả nghiên cứu này phản ánh sự thành công của việc công 
bố thông tin CSR mà các doanh nghiệp nước giải khát đã thực hiện trong thời gian gần đây. 
Tài liệu tham khảo 
Aerts, W., Ledoux, M., Magnan, M., & Cormier, D.W. (2008). Attributes of social and human 
capital disclosure and information asymmetry between managers and investors. Canadian 
Journal of Administrative Sciences, 26(1), 71-88. 
Bowen, H. (1953). Social responsibility of the businessman. New York, NY: Harper & Row. 
Carvalho, S., Sem, S., & Mota, M. (2010). Consumer reactions to CSR: A Brazilian 
perspective. Journal of Business Ethics, 91(1), 291-310. 
Cheung, Y. L., Tan, W., Ahn, H. J., & Zhang, Z. (2010). Does corporate social responsibility 
matter in asian emerging markets? Journal of Business Ethics, 92(3), 401-413. 
Chow, M. M., & Jian, A. Y. (2012). A study of the effect of Corporate Social Responsibility 
(CSR) towards consumer buying behaviour. Economics and Finance, 31(2), 16-33. 
Clarkson, P. G., Li, Y., Gordon, D. R., & Florin, P. V. (2008). Revisiting the relation between 
environmental performance and environmental disclosure: An empirical analysis. 
Accounting, Organizations and Society, 33(4), 303-327. 
Dodds, W. B., Kent, M., & Dhruv, G. (1991). Effects of price, brand, and store information on 
buyers’ product evaluations. Journal of Marketing Research, 28(3), 307-319. 
Duong, C. D. (2015). Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 
[Consumers’ perception of corporate social responsibility]. Tạp chí Kinh tế phát triển, 
217(2), 24-32. 
Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to 
theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley. 
Frederick, W. C. (1960). The growing concern over business responsibility. California 
Management Review, 2(4), 54-61. 
Gray, R., Kouhy, R., & Lavers, S. (1995). Corporate social and environmental reporting: A 
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
review of the literature and a longitudinal study of UK disclosure. Accounting, Auditing & 
Accountability Journal, 8(2), 47-77. 
Ha, T. T. (2019). Thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty niêm 
yết tại Việt Nam [Current situation of Corporate Social Responsibility (CSR) information 
disclosure of Vietnamese listed companies], Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, 46(56), 68-
74. 
Hair, J. F. J., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010). Multivariate data analysis 
(7th ed.). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. 
Haron, H., Yahya, S., Chambers, A., Manasseh, S., & Ismail, I. (2004). Level of corporate 
social disclosure in Malaysia. Singapore: Fourth Asia Pacific Interdisciplinary Research 
in Accounting Conference. 
Hoang, T. T. (2016). Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về trách nhiệm xã hội của công 
ty Yến Sào quyết định đến hành vi mua hàng [Customers’ awareness of corporate social 
responsibility of Khanh Hoa salanganes nest company has effect on the consumption 
behavior]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2(3), 107-115. 
Huang, M., Cheng, Z., & I-Chun, C. (2017). The importance of CSR in forming customer-
company identification and long-term loyalty. Journal of Services Marketing, 31(1), 63-
72. 
Idowu, S. L., & Filho, W.L. (2009). The global practices of corporate social responsibility. 
Heidelberg, Germany: Springer-Verlag. 
Jones, T.M. (1980), Corporate social responsibility revisited, redefined, California Management 
Review, 22(3), 59-67. 
Kotler, P. (2001). Marketing management. New Jersey, NJ: Pearson Education. 
Lantos, G. P. (2001). The boundaries of strategic corporate social responsibility. Journal of 
Consumer Marketing, 18(7), 595-632. 
Lin, C. H., Yang, H. L., & Liou, D. Y., (2009). The impact of corporate social responsibility on 
financial performance: Evidence from business in Taiwan. Technology in Society, 31(1), 
56-63. 
Mohr, L. A., & Webb, D. J. (2005). The effects of corporate social performance price on 
consumer response. Journal of Consumer Affairs, 39(1), 121-147. 
Mohr, L. A., Webb, D. J., & Harris, K. E., (2001). Do consumers expect companies to be 
socially responsible? The impact of corporate social responsibility on buying behavior. 
The Journal of Consumer Affairs, 35(1), 45-72. 
Nguyen, P. T. N., & Le, T. T. X. (2014). Nhận thức của người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp và ý định mua - Một nghiên cứu từ ngành hàng điện máy [Consumers’ 
perception of corporate social responsibility and buying intent - A study from the 
electronics industry]. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 
9(2), 60-79. 
Schiffman, L., & Kanuk, L. (2007). Consumer behavior (9th ed.). New Jersey, NJ: Pearson 
Prentice Hall. 
 Nguyễn H. Sinh, Nguyễn T. T. Tâm. HCMCOUJS –Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), 
Toms, J. S., (2000). Environmental management, environmental accounting and financial 
performance. Oxford, UK: CIMA. 
Turker, D., (2009). Measuring corporate social responsibility: A scale development study. 
Journal of Business Ethics, 85(4), 41-42. 
Viện Kenan Châu Á. (2010). Hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với trách nhiệm xã hội 
doanh nghiệp [Consumer behavior and attitude towards corporate social responsibility]. 
Ho Chi Minh, Vietnam: Viện Kenan Châu Á. 
Wilks, N., (2002). Good behaviour is its own reward. Professional Engineering, 15(8), 36-37. 
Yoon, S., & Lam, T. (2013). The illusion of righteousness: corporate social responsibility 
practices of the alcohol industry. BMC Public Health, 13(1), 76-91. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_nhan_thuc_ve_doanh_nghiep_va_trach_nhiem_xa_hoi.pdf