Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

Tóm tắt

Bài viết này xem xét tác động của kiều hối bao gồm cả quy mô của kiều hối trên GDP và biến

động trong kiều hối lên biến động trong đầu tư tư nhân tại 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm

Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan, và Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2013.

Thông qua mô hình ước lượng dữ liệu bảng, chúng tôi phát hiện rằng quy mô kiều hối tăng lên có

thể giúp giảm biến động trong đầu tư tư nhân, đồng thời đó biến động của kiều hối lại có tác động

dương lên biến động trong đầu tư tư nhân. Như vậy, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt

Nam nói riêng nên tiếp tục thực thi chính sách thu hút kiều hối nhưng phải đảm bảo tính ổn định của

dòng vốn này để giúp ổn định đầu tư tư nhân.

Từ khóa: kiều hối, biến động, đầu tư nội địa, Đông Nam Á.

Mã số: 199. Ngày nhận bài:16/11/2015 Ngày hoàn thành biên tập: 25/12/2015. Ngày duyệt đăng: 25/12/2015 .

Abstract

This study examines the impact of personal remittances including the scale and the volatility of

remittances on the fluctuations in private investment in six Southeast Asian countries which include

Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, and Vietnam in the period from 1995 to

2013. Through the panel data estimation models, we found that the higher remittances could help

reduce the volatility in private investment, and the higher volatility of remittances also have strong

impact on volatility in private investment. Thus, the Southeast Asia countries in general and Vietnam

in particular should continue to implement policies to attract remittances, in addition they have to

ensure the stability of this capital flow to stabilize private investment.

Key words: personal remittances, volatility, private investment, Southeast Asian.

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 1

Trang 1

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 2

Trang 2

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 3

Trang 3

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 4

Trang 4

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 5

Trang 5

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 6

Trang 6

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 7

Trang 7

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 8

Trang 8

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 9

Trang 9

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 4620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

Tác động của kiều hối lên biến động đầu tư tư nhân: Nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á
TAØI CHÍNH
43Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
1. Giới thiệu
Trong hơn 20 năm qua, khu vực Đông Nam 
Á có sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn 
tài chính và các chính sách vĩ mô, tuy nhiên 
các quốc gia trong khu vực cũng đối mặt với 
nhiều vấn đề về kinh tế vĩ mô như hiệu quả 
đầu tư, các thất bại của thị trường, rủi ro tài 
chính và ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài 
(Cevik et al. 2016; Chien et al. 2015; Dungey 
& Vehbi 2015; Jiranyakul & Opiela 2010; Rao-
Nicholson et al. 2016; Sethapramote 2015).
Theo dữ liệu thu thập từ báo cáo World 
Development Indicators (WDI) được công 
bố bởi Worldbank năm 2015 thì tăng trưởng 
kinh tế của 6 quốc gia trong khu vực bao gồm: 
Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philipines, 
Thái Lan và Việt Nam giảm mạnh trong 
những năm 1997, 1998 do ảnh hưởng của 
khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Cụ thể 
tăng trưởng kinh tế tính theo GDP đầu người 
của các quốc gia như Thái Lan, Philipines, 
Malaysia và Indonesia giảm mạnh và âm trong 
Tóm tắt
Bài viết này xem xét tác động của kiều hối bao gồm cả quy mô của kiều hối trên GDP và biến 
động trong kiều hối lên biến động trong đầu tư tư nhân tại 6 quốc gia Đông Nam Á bao gồm 
Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan, và Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2013. 
Thông qua mô hình ước lượng dữ liệu bảng, chúng tôi phát hiện rằng quy mô kiều hối tăng lên có 
thể giúp giảm biến động trong đầu tư tư nhân, đồng thời đó biến động của kiều hối lại có tác động 
dương lên biến động trong đầu tư tư nhân. Như vậy, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt 
Nam nói riêng nên tiếp tục thực thi chính sách thu hút kiều hối nhưng phải đảm bảo tính ổn định của 
dòng vốn này để giúp ổn định đầu tư tư nhân. 
Từ khóa: kiều hối, biến động, đầu tư nội địa, Đông Nam Á.
Mã số: 199. Ngày nhận bài:16/11/2015 Ngày hoàn thành biên tập: 25/12/2015. Ngày duyệt đăng: 25/12/2015 .
Abstract
This study examines the impact of personal remittances including the scale and the volatility of 
remittances on the fluctuations in private investment in six Southeast Asian countries which include 
Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, and Vietnam in the period from 1995 to 
2013. Through the panel data estimation models, we found that the higher remittances could help 
reduce the volatility in private investment, and the higher volatility of remittances also have strong 
impact on volatility in private investment. Thus, the Southeast Asia countries in general and Vietnam 
in particular should continue to implement policies to attract remittances, in addition they have to 
ensure the stability of this capital flow to stabilize private investment..
Key words: personal remittances, volatility, private investment, Southeast Asian.
Paper No. 199. Date of receipt: 16/11/2015. Date of revision: 25/12/2015. Date of approval: 25/12/2015.
TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI LÊN BIẾN ĐỘNG ĐẦU TƯ TƯ NHÂN:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Nguyễn Phúc Cảnh*
* ThS, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, email: canhnguyen@ueh.edu.vn
TAØI CHÍNH
44 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
năm 1998, trong khi đó tăng trưởng GDP đầu 
người của Việt Nam và Cambodia cũng bị ảnh 
hưởng nặng nề trong giai đoạn này (hình 1). 
Tuy nhiên, giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế 
các quốc gia trong khu vực khôi phục nhanh 
chóng với tốc độ cao cho đến khi khủng hoảng 
tài chính toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng làm 
tăng trưởng GDP đầu người có suy giảm và 
biến động trong giai đoạn 2008 – 2013.
Nhiều yếu tố có đóng góp quan trọng vào 
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong 
khu vực như vốn đầu tư, trình độ lao động, 
sự cải tiến trong chính sách vĩ mô, dòng vốn 
nước ngoài, chính sách mở cửa của các quốc 
gia Đông Nam Á (Azam et al. 2015; Pradhan 
et al. 2014; Sethapramote 2015). Trong đó, sự 
phát triển của thị trường tài chính và mở cửa 
nền kinh tế giúp cho hoạt động đầu tư trong 
khu vực cũng năng động hơn và tăng trưởng 
mạnh trong giai đoạn 2000 – 2007. Tuy nhiên, 
tốc độ tăng trưởng đầu tư nội địa của các quốc 
gia trên lại không ổn định và giống nhau, đặc 
biệt trong những giai đoạn bị ảnh hưởng bởi 
khủng hoảng sẽ biến động mạnh hơn, điều này 
có thể dẫn đến biến động trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, dòng kiều hối trong hơn 20 
năm qua luôn có đóng góp quan trọng vào 
tổng thu nhập nội địa của các quốc gia Đông 
Nam Á. Đông thu nhập này không chỉ đóng 
góp vào thu nhập để người dân chi tiêu mà còn 
đóng góp vào vốn để người dân đầu tư, do đó 
kiều hối cũng có vai trò quan trọng với đầu tư 
nội địa. Tuy nhiên, kiều hối không chỉ có ảnh 
hưởng đến đầu tư nội địa ròng, bởi tính chất 
là dòng vốn bên ngoài do đó dòng kiều hối có 
thể không ổn định và biến động trong kiều hối 
có thể ảnh hưởng tiêu cực làm biến động đầu 
tư nội địa và làm biến động kinh tế vĩ mô. Do 
đó, nghiên cứu này tập trung vào xem xét tác 
động của kiều hối lên biến động trong đầu tư 
nội địa tại  ... EÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
biến động trong kinh tế vĩ mô, lạm phát và 
lãi suất thực cũng có tương quan dương có 
ý nghĩa thống kê với biến động trong đầu tư 
tư nhân. Kết quả này cũng phù hợp với phân 
tích ở trên. Để tìm kiếm bằng chứng thực 
nghiệm tin cậy hơn cho kết luận này, phần 
tiếp theo trình bày kết quả ước lượng của mô 
hình hồi quy.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Với dữ liệu thu thập cho 6 quốc gia trong 
giai đoạn 1995 – 2013, bài viết xây dựng 
bộ dữ liệu dạng bảng và sử dụng kỹ thuật 
ước lượng cho dữ liệu bảng từ mô hình OLS 
đến các kỹ thuật ước lượng hiệu ứng cố định 
(FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), kỹ 
thuật ước lượng hồi quy có trọng số (GLS) 
và kỹ thuật ước lượng GMM. Bởi vì hạn 
chế của OLS trong ước lượng dữ liệu bảng 
với các hiện tượng bị chệch do phương sai 
thay đổi, tự tương quan hay nội sinh (Kiviet, 
1995), do đó ước lượng FEM và REM hoặc 
GLS có thể được sử dụng để xử lý phương 
sai thay đổi (Ahn & Schmidt, 1995). Bên 
cạnh đó, biến động trong đầu tư đương nhiên 
có tác động rất lớn đến biến động trong các 
yếu tố vĩ mô gồm tăng trưởng GDP, lạm 
phát và lãi suất cho nên hiện tượng nội sinh 
có thể tồn tại. Khi đó kỹ thuật ước lượng 
GMM được sử dụng từ các nghiên cứu của 
Arellano and Bond (1988), Arellano and 
Bond (1991), Blundell and Bond (1998) 
để xử lý hiện tượng này. Trước tiên bài 
Bảng 4. Kiều hối và biến động đầu tư tư nhân
Fixcapgvo
OLS REM GLS
Hệ số P-value Hệ số P-value Hệ số P-value
Fixcapgvo(-1) 0.535*** 0.000 0.535*** 0.000 0.535*** 0.000
Fixcapgvo(-2) -0.004 0.955 -0.004 0.955 -0.004 0.952
Remitpgdp -0.099 0.425 -0.099 0.423 -0.099 0.396
Remitgvo 0.009 0.102 0.009* 0.098 0.009* 0.080
Loggdppc -3.107** 0.020 -3.107** 0.018 -3.107** 0.012
Gdppcgvo 1.268*** 0.000 1.268*** 0.000 1.268*** 0.000
Infvo 0.333 0.234 0.333 0.230 0.333 0.204
Realinterestvo -0.515 0.249 -0.515 0.245 -0.515 0.219
C 11.156** 0.013 11.156** 0.011 11.156*** 0.007
R2/R2-within 0.763 0.742
R2-ad/R2-between 0.737 0.916
R2-overall 0.763
F-test/Wald-test 30.10*** 0.000 240.77*** 0.000 269.66*** 0.000
N 84 84 84
Số quốc gia 6 6 6
Het test 12.39*** 0.000
Hausman test 5.58 0.694
*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Nguồn: tính toán của tác giả.
TAØI CHÍNH
51Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
viết ước lượng OLS sau đó kiểm tra hiện 
tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định 
Het – test, sau đó sử dụng cả FEM và REM 
rồi kiểm định Hausman để chọn REM hay 
FEM, tiếp tục sử dụng GLS để ước lượng 
sau đó so sánh cả 3 mô hình. Kết quả 3 mô 
hình được trình bày ở bảng 4.
Kết quả ước lượng ở bảng 4 cho thấy rằng 
cả 3 mô hình OLS, REM và GLS đều cho kết 
quả giống nhau cả về hệ số ước lượng và mức 
ý nghĩa thống kê chứng tỏ kết quả có tính bền 
vững.Tuy nhiên, kiểm định Het – test cho thấy 
mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi, 
cho nên các kết quả từ REM và GLS sẽ tốt 
hơn.Tuy nhiên, để tránh hiện tượng nội sinh, 
bài viết ước lượng bằng mô hình GMM và 
trình bày ở bảng 5 và sử dụng kết quả từ mô 
hình này để phân tích.
Bảng 5. Kiều hối và biến động đầu tư tư 
nhân tại Đông Nam Á
Fixcapgvo
GMM-system
Hệ số P-value
Fixcapgvo(-1) 0.464*** 0.000
Fixcapgvo(-2) 0.029 0.699
Remitpgdp -0.029 0.814
Remitgvo 0.010* 0.066
Loggdppc -3.118** 0.019
Gdppcgvo 1.458*** 0.000
Infvo 0.211 0.435
Realinterestvo -0.300 0.489
C 10.421** 0.019
N 79
Số quốc gia 6
AR(-2)-test 1.03 0.304
Sargan test 81.76 0.159
*,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% 
Nguồn: tính toán của tác giả.
Kết quả ở bảng 5 cho thấy kết quả ước 
lượng có tính bền vững mạnh vì dấu của các 
hệ số không thay đổi, trong khi đó các kết quả 
có mức ý nghĩa thống kê tốt hơn.
Hệ số ước lượng của biến Fixcapgvo trễ 1 
và 2 kỳ cho thấy rằng biến động của đầu tư tư 
nhân có tác động đến 1 kỳ tiếp theo, chứng tỏ 
biến động trong đầu tư tư nhân có tác động đến 
chính nó trong ngắn hạn. Kết quả này phù hợp 
bởi đầu tư tư nhân là yếu tố quan trọng trong 
nền kinh tế do đó khi đầu tư tư nhân gặp các cú 
sốc sẽ có biến động và có độ trễ.
Hệ số ước lượng của biến Remitpgdp có 
giá trị âm mặc dù không có ý nghĩa thống kê 
nhưng cũng có thể thấy rằng khi mức kiều hối 
trên GDP của các quốc gia Đông Nam Á tăng 
lên có thể giúp giảm biến động trong đầu tư tư 
nhân. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu 
và lý thuyết đã trình bày, kiều hối giúp tăng thu 
nhập và tạo ra tấm đệm giúp giảm biến động 
trong đầu tư tư nhân.
Hệ số ước lượng của biến Remitgvo dương 
có ý nghĩa thống kê cho thấy rằng biến động 
trong kiều hối sẽ làm gia tăng biến động của 
đầu tư tư nhân các quốc gia Đông Nam Á. 
Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết và 
các nghiên cứu trước, khi mà kiều hối biến 
động có nghĩa rằng thu nhập của người dân sẽ 
biến động nên chắc chắn người dân sẽ phản 
ứng ngay bằng cách thay đổi số vốn dành 
cho đầu tư vì phần thu nhập cho tiêu dùng sẽ 
ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hiện tại nên 
người dân sẽ có xu hướng điều chỉnh sau phần 
điều chỉnh trong đầu tư.
Hệ số ước lượng của biến Loggdppc âm có 
ý nghĩa thống kê cho thấy quốc gia có mức thu 
nhập cao hơn, tức là có mức tích lũy vốn cao 
hơn sẽ có biến động đầu tư tư nhân thấp hơn. 
Kết quả này phù hợp với lý thuyết về đầu tư 
TAØI CHÍNH
52 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
khi vốn đầu tư tích lũy cao hơn thì phần thay 
đổi trong vốn đầu tư mới so với vốn tích lũy 
sẽ nhỏ hơn và biến động trong vốn đầu tư tăng 
thêm sẽ nhỏ hơn.
Hệ số ước lượng của biến Gdppcgvo dương 
có ý nghĩa thống kê cho thấy thực tế rằng biến 
động trong kinh tế vĩ mô có tác động mạnh đến 
biến động trong đầu tư tư nhân. Cuối cùng, các 
hệ số của biến Infvo và Realinterestvo lần lượt 
là dương và âm nhưng không có ý nghĩa thống 
kê cho thấy lạm phát biến động mạnh có thể 
làm gia tăng biến động trong đầu tư tư nhân, 
cùng với đó biến động trong lãi suất thực có 
thể làm giảm biến động trong đầu tư tư nhân. 
Tuy nhiên vì hai yếu tố này không có ý nghĩa 
thống kê nên không thể khẳng định kết quả 
này với bằng chứng thống kê.
5. Kết luận và gợi ý chính sách
a) Kết luận
Kiều hối được cho rằng có tác động tích 
cực và như tấm đệm thu nhập tăng thêm giúp 
ổn định kinh tế các quốc gia nhận kiều hối. 
Trong đó, kiều hối có tác động mạnh đến tiêu 
dùng và đầu tư tư nhân vì kiều hối ảnh hưởng 
trực tiếp đến thu nhập khả dụng của người 
dân. Nghiên cứu này xem xét vấn đề ít được 
các nhà nghiên cứu quan tâm là tác động của 
kiều hối đến biến động trong đầu tư tư nhân 
thông qua dữ liệu tại 6 quốc gia Đông Nam Á 
có nhận kiều hối trong giai đoạn 1995 – 2013. 
Qua mô hình dữ liệu bảng, nghiên cứu này rút 
ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, dòng kiều hối có vai trò quan 
trọng tại các quốc gia Đông Nam Á thể hiện 
qua tỷ lệ kiều hối trên GDP cao so với mặt 
bằng chung của thế giới. Đồng thời dòng vốn 
này có xu hướng tăng trong suốt hơn 15 năm 
qua.
Thứ hai, kiều hối có thể giúp các quốc 
gia Đông Nam Á ổn định đầu tư tư nhân, tuy 
nhiên kết quả này cần được kiểm tra trong 
tương lai để xác nhận bằng chứng có ý nghĩa 
thống kê.
Thứ ba, bên cạnh tác động tích cực thì khi 
kiều hối biến động sẽ làm tăng biến động đầu 
tư tư nhân.Kết quả này sẽ có ý nghĩa quan 
trọng với các quốc gia Đông Nam Á trong 
hoạch định chính sách thích hợp với dòng vốn 
này.
Thứ tư, bên cạnh kiều hối thì biến động 
trong tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập của 
các quốc gia cũng có ảnh hưởng đến đầu tư tư 
nhân. Trong đó biến động kinh tế càng mạnh, 
đầu tư tư nhân càng biến động, trong khi đó 
quốc gia có mức thu nhập cao hơn sẽ có biến 
động trong đầu tư tư nhân thấp hơn.
b) Gợi ý chính sách cho Việt Nam
Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, tác giả có 
một số đề xuất cho Việt Nam trong chính sách 
với dòng kiều hối trong thời gian tới:
Một là, Việt Nam cần xem xét dòng kiều 
hối như một dòng vốn đầu tư trực tiếp, khi đó 
cần có cách nhìn cẩn trọng về dòng vốn này 
bởi xu hướng dòng kiều hối chảy về các quốc 
gia để đầu tư ngày càng nhiều.
Hai là, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện 
các chính sách để thu hút dòng kiều hối giúp 
tăng thêm thu nhập và ổn định đầu tư nội địa. 
Trong đó, cần tập trung thu hút các dòng kiều 
hối có tính ổn định lâu dài từ đó giúp ổn định 
đầu tư nội địa. Trong đó, Ngân hàng nhà nước 
Việt Nam cần định hướng và phân luồng dòng 
kiều hối nhận được và kiểm soát dòng kiều hối 
này nhằm tránh biến động quá lớn dẫn đến tác 
động tiêu cực đến đầu tư tư nhân và cả nền 
kinh tế.q
TAØI CHÍNH
53Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 81 (4/2016)
Tài liệu tham khảo
1. Acosta, P., Calderón, C., Fajnzylber, P. & Lopez, H, 2008, What is the Impact of 
International Remittances on Poverty and Inequality in Latin America?, World 
Development, vol. 36, no. 1, pp. 89-114.
2. Acosta, P.A., Lartey, E.K.K. & Mandelman, F.S, 2009, Remittances and the Dutch 
disease, Journal of International Economics, vol. 79, no. 1, pp. 102-16.
3. Adams Jr, R.H. & Cuecuecha, A, 2010, Remittances, Household Expenditure and 
Investment in Guatemala, World Development, vol. 38, no. 11, pp. 1626-41.
4. Adams Jr, R.H. & Cuecuecha, A, 2013, The Impact of Remittances on Investment and 
Poverty in Ghana, World Development, vol. 50, pp. 24-40.
5. Aggarwal, R., Demirgüç-Kunt, A. & Pería, M.S.M, 2011, Do remittances promote 
financial development?, Journal of Development Economics, vol. 96, no. 2, pp. 255-64.
6. Ahamada, I. & Coulibaly, D, 2011, How does financial development influence the impact 
of remittances on growth volatility?, Economic Modelling, vol. 28, no. 6, pp. 2748-60.
7. Ahmed, F.Z, 2013, Remittances deteriorate governance, Review of Economics and 
Statistics, vol. 95, no. 4, pp. 1166-82.
8. Ahmed, S. & Zlate, A. 2014, Capital flows to emerging market economies: A brave new 
world?, Journal of International Money and Finance, vol. 48, Part B, pp. 221-48.
9. Anzoategui, D., Demirgüç-Kunt, A. & Martínez Pería, M.S, 2014, Remittances and 
Financial Inclusion: Evidence from El Salvador, World Development, vol. 54, pp. 338-49.
10. Azam, M., Khan, A.Q., Bakhtyar, B. & Emirullah, C, 2015, The causal relationship 
between energy consumption and economic growth in the ASEAN-5 countries, 
Renewable and Sustainable Energy Reviews, vol. 47, pp. 732-45.
11. Beine, M., Lodigiani, E. &Vermeulen, R, 2012, Remittances and financial openness, 
Regional Science and Urban Economics, vol. 42, no. 5, pp. 844-57.
12. Bourdet, Y. & Falck, H, 2006, Emigrants’ remittances and Dutch disease in Cape Verde, 
International Economic Journal, vol. 20, no. 3, pp. 267-84.
13. Bruno, V. & Shin, H.S, 2015, Capital flows and the risk-taking channel of monetary 
policy, Journal of Monetary Economics, vol. 71, pp. 119-32.
14. Buiter, W.H, 1977, ‘Crowding out’ and the effectiveness of fiscal policy, Journal of 
Public Economics, vol. 7, no. 3, pp. 309-28.
15. Cevik, E.I., Dibooglu, S. & Kenc, T, 2016, Financial stress and economic activity in 
some emerging Asian economies, Research in International Business and Finance, vol. 
36, pp. 127-39.
16. Chien, M.-S., Lee, C.-C., Hu, T.-C. & Hu, H.-T, 2015, Dynamic Asian stock market 
convergence: Evidence from dynamic cointegration analysis among China and 
ASEAN-5, Economic Modelling, vol. 51, pp. 84-98.
17. Chowdhury, M.B, 2011, Remittances flow and financial development in Bangladesh, 
Economic Modelling, vol. 28, no. 6, pp. 2600-8.
18. Combes, J.-L. & Ebeke, C, 2011, Remittances and household consumption instability in 
developing countries, World Development, vol. 39, no. 7, pp. 1076-89.
19. Corden, W.M, 1984, Booming sector and Dutch disease economics: survey and 
consolidation, oxford economic Papers, pp. 359-80.
TAØI CHÍNH
54 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 81 (4/2016)
20. Dungey, M. & Vehbi, T, 2015, The influences of international output shocks from the 
US and China on ASEAN economies, Journal of Asian Economics, vol. 39, pp. 59-71.
21. Engen, E.M. & Hubbard, R.G, 2005, Federal government debt and interest rates, NBER 
Macroeconomics Annual 2004, Volume 19, MIT Press, pp. 83-160.
22. Fransen, S. & Mazzucato, V, 2014, Remittances and Household Wealth after Conflict: A 
Case Study on Urban Burundi, World Development, vol. 60, pp. 57-68.
23. Giuliano, P. & Ruiz-Arranz, M, 2009, Remittances, financial development, and growth, 
Journal of Development Economics, vol. 90, no. 1, pp. 144-52.
24. Greenwood, J., Hercowitz, Z. & Huffman, G.W, 1988, Investment, capacity utilization, 
and the real business cycle, The American Economic Review, pp. 402-17.
25. Guha, P, 2013, Macroeconomic effects of international remittances: The case of 
developing economies, Economic Modelling, vol. 33, pp. 292-305.
26. Gyimah-Brempong, K. & Asiedu, E, 2015, Remittances and investment in education: 
Evidence from Ghana, The Journal of International Trade & Economic Development, 
vol. 24, no. 2, pp. 173-200.
27. Ivlevs, A. & King, R.M, 2013, Does emigration affect corruption in the country of 
origin? Individual-level analysis of institutional remittances.
28. Jidoud, A, 015, Remittances and Macroeconomic Volatility in African Countries, 
International Monetary Fund.
29. Jiranyakul, K. & Opiela, T.P, 2010, Inflation and inflation uncertainty in the ASEAN-5 
economies, Journal of Asian Economics, vol. 21, no. 2, pp. 105-12.
30. Ketenci, N, 2015, Economic growth and capital flow in European countries in pre and 
post-crisis periods, Cuadernos de Economía, vol. 38, no. 108, pp. 163-80.
31. King, R.G., Plosser, C.I. & Rebelo, S.T, 1988, Production, growth and business cycles: 
I. The basic neoclassical model, Journal of monetary Economics, vol. 21, no. 2, pp. 
195-232.
32. Le, T, 2011, Remittances for economic development: The investment perspective, 
Economic Modelling, vol. 28, no. 6, pp. 2409-15.
33. Olubiyi, E.A, 2013, ‘Workers’ remittances, governance institution and private investment 
in nigeria, The Review of Finance and Banking, vol. 5, no. 1, pp. 063-81.
34. Pradhan, R.P., Arvin, M.B., Hall, J.H. & Bahmani, S, 2014, Causal nexus between 
economic growth, banking sector development, stock market development, and 
other macroeconomic variables: The case of ASEAN countries, Review of Financial 
Economics, vol. 23, no. 4, pp. 155-73.
35. Rahman, Z.U, 2015, Private Investment, Personal Remittances and Economic Growth 
of Pakistan, Journal of Poverty, Investment and Development, vol. 10, pp. 103-6.
36. Rao-Nicholson, R., Salaber, J. & Cao, T.H, 2016, Long-term performance of mergers 
and acquisitions in ASEAN countries, Research in International Business and Finance, 
vol. 36, pp. 373-87.
37. Rao, B.B. & Hassan, G.M, 2011, A panel data analysis of the growth effects of 
remittances, Economic Modelling, vol. 28, no. 1–2, pp. 701-9.
38. Sethapramote, Y, 2015, Synchronization of business cycles and economic policy linkages 
in ASEAN, Journal of Asian Economics, vol. 39, pp. 126-36.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_kieu_hoi_len_bien_dong_dau_tu_tu_nhan_nghien_cu.pdf