Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

DLXH đóng vai trò quan trọng trong CCTTHC, bởi vì dư luận tích cực sẽ dẫn

đến những thay đổi tích cực nhằm hoàn thiện hơn hệ thống TTHC của quốc gia. Chính vì

vậy, mà nghiên cứu về DLXH trong CCTTHC đã trở thành vấn đề cấp bách hiện nay.

Nghiên cứu của nhóm tác giả được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu tác động của dư luận xã

hội (DLXH) đến cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) tại quận Ninh Kiều, thành phố

Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp bảng hỏi đối với 170

người dân tham gia giải quyết các TTHC tại cấp phường và các đơn vị tổ chức có liên quan

tại địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Phương pháp thống kê mô tả được thực

hiện nhằm phân tích thực trạng nhận thức của người dân với về DLXH cũng như tác động

của DLXH đến hoạt động CCTTHC. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có nhận thức

tốt về CCTTHC tại địa phương, vì vậy phải bổ sung thủ tục, tổ chức tốt việc thực hiện thủ

tục, cũng như công tác kiểm tra thường xuyên, nghiêm túc thì thủ tục hành chính mới có

thể phát huy sức mạnh của mình góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong

sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả để phục vụ nhân dân.

Những phân tích từ kết nghiên cứu này tuy với số mẫu chưa đủ bao quát trên phạm vi lãnh

thổ rộng nhưng kì vọng sẽ là cơ sở để phân tích sâu và rộng hơn vấn đề DLXH về

CCTTHC trên cơ sở phân tích định lượng các yếu tố tác động.

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 8

Trang 8

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 9

Trang 9

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 10580
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công – trường hợp quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ
57 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0006 
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 1, pp. 57-66 
This paper is available online at  
TÁC ĐỘNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐẾN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG – 
TRƯỜNG HỢP QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Nguyễn Văn Tròn*1, Võ Huỳnh Văn2 và Trần Văn Trung3 
1 Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ 
2 Khoa Khoa học Xã hội Nhân Văn, Trường Đại học Cần Thơ 
3Viện kiểm sát, huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng 
Tóm tắt. DLXH đóng vai trò quan trọng trong CCTTHC, bởi vì dư luận tích cực sẽ dẫn 
đến những thay đổi tích cực nhằm hoàn thiện hơn hệ thống TTHC của quốc gia. Chính vì 
vậy, mà nghiên cứu về DLXH trong CCTTHC đã trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. 
Nghiên cứu của nhóm tác giả được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu tác động của dư luận xã 
hội (DLXH) đến cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) tại quận Ninh Kiều, thành phố 
Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp bảng hỏi đối với 170 
người dân tham gia giải quyết các TTHC tại cấp phường và các đơn vị tổ chức có liên quan 
tại địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Phương pháp thống kê mô tả được thực 
hiện nhằm phân tích thực trạng nhận thức của người dân với về DLXH cũng như tác động 
của DLXH đến hoạt động CCTTHC. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có nhận thức 
tốt về CCTTHC tại địa phương, vì vậy phải bổ sung thủ tục, tổ chức tốt việc thực hiện thủ 
tục, cũng như công tác kiểm tra thường xuyên, nghiêm túc thì thủ tục hành chính mới có 
thể phát huy sức mạnh của mình góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong 
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả để phục vụ nhân dân. 
Những phân tích từ kết nghiên cứu này tuy với số mẫu chưa đủ bao quát trên phạm vi lãnh 
thổ rộng nhưng kì vọng sẽ là cơ sở để phân tích sâu và rộng hơn vấn đề DLXH về 
CCTTHC trên cơ sở phân tích định lượng các yếu tố tác động. 
Từ khóa: cải cách thủ tục hành chính, dư luận xã hội, quận Ninh Kiều. 
1. Mở đầu 
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất coi trọng công tác nghiên cứu DLXH. Nghị quyết 
Trung ương 5, khóa X về công tác tư tưởng, lí luận, báo chí đã khẳng định: “Một trong số các 
giải pháp đối với công tác tư tưởng trước yêu cầu đổi mới là phải chú trọng công tác nghiên 
cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt DLXH phục vụ công tác tư tưởng” [1]. Ngày 29/9/2009, Ban 
Bí thư Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 274-TB/TW về đề án tăng cường năng lực điều tra 
xã hội học, nắm bắt DLXH nhấn mạnh “nắm bắt DLXH là nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết 
để các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước nắm được tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm, 
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, có căn cứ khoa học để ban hành chỉ thị, nghị quyết, cơ 
chế, chính sách” [2]. Đối với các nghiên cứu về DLXH cũng như ý kiến người dân trên thế giới 
thể hiện đa dạng về đối tượng và khách thể. Họ rất chú trọng đến các nguồn dư luận của con 
người trước xã hội ngày càng phức tạp, có thể liệt kê đến các nghiên cứu của các tác giả như: 
Elke Löffler; Yeow Poon và ctg; Bouckaert, G., Van de Walle, S. & Kampen, J [3; 4; 5] ở Việt 
Ngày nhận bài: 21/10/2020. Ngày sửa bài: 29/11/2020. Ngày nhận đăng: 10/12/2020. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Tròn. Địa chỉ e-mail: nvtron@ctu.edu.vn 
Nguyễn Văn Tròn*, Võ Huỳnh Văn và Trần Văn Trung 
58 
Nam, có rất nhiều những nghiên cứu nổi bật về DLXH của người dân trong bối cảnh xã hội có 
đặt ra nhiều thách thức. Có thể kể đến nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thúy và Ngọ Văn Nhân 
về tác động của dư luận đến ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức [6], Lê Thị Tuyền 
với nghiên cứu tác động của DLXH tới hành vi xử lí công việc của cán bộ công chức hiện nay 
[7]; Hà Viết Thắng với đề tài cải cách hành chính cấp xã [8]; Những kết quả phản ánh nhiều 
mặt như về mức độ, biểu hiện và những đánh giá của DLXH, cho thấy được ảnh hưởng sâu rộng 
của DLXH trong CCHC nói chung và CCTTHC nói riêng. 
Ngày nay, sự phát triển và hiện đại hóa đã dẫn đến sự đòi hỏi nhiều hơn từ người dân với 
mong muốn dịch vụ tốt hơn và có tiếng nói lớn hơn về những dịch vụ được cung cấp và cách 
thức. CCTTHC được lựa chọn là một trong những nội dung quan trọng của chương trình tổng 
thể CCHC, nhưng cho đến nay chưa nghiên cứu nào từ gốc độ DLXH về tình hình CCTTHC tại 
quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ được diễn ra, việc nghiên cứu DLXH vừa có ý nghĩa lí 
luận vừa có tính thực tiễn cấp thiết. Vì vậy, nghiên cứu “Tác động của DLXH đến CCTTHCC –
trường hợp quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ” rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm tập 
trung làm rõ DLXH về thực trạng và các yếu tố DLXH tác động đến CCTTHCC ở Thành phố Cần 
Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng. Từ đó, nghiên cứu góp phần đưa ra các khuyến nghị 
hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả công tác CCTTHC trên địa bàn quận Ninh Kiều. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
Khái niệm “Dư luận xã hội” 
Thuật ngữ Dư luận xã hội hình thành từ hai từ public (cộng đồng) và opinion (ý kiến). ... c và bảo đảm thực hiện được quyền và lợi ích dân chủ của 
nhân dân đều có 86 sự lựa chọn của đáp viên (50,6%); Đổi mới phương thức làm việc của cơ 
quan hành chính nhà nước có 75 trường hợp, chiếm 44,1%; Cuối cùng là ứng dụng có hiệu quả 
CNTT - truyền thông và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội với 
lần lược sự lựa chọn của đáp viên là 52 và 50. Qua đó ta thấy, việc CCTTHC mang lại sự đơn 
giản và nâng cao chất lượng TTHC đối với sự phát triển xã hội. 
Nhận thức của người dân về vai trò của DLXH đến CCTTHC, kết quả thể hiện yếu tố phát 
hiện và khắc phục kịp thời những bất cập còn tồn tại với 103 đáp viên trả lời (chiếm tỉ lệ cao nhất 
so với tổng thể là 60,9%). Đứng thứ hai là việc đánh giá hiệu quả của những chính sách với 101 
đáp viên lựa chọn, chiếm 59,8%. Với 83 đáp viên lựa chọn dư luận có vai trò trong việc nhận ra 
những tiêu cực đến từ tự do hóa (42,6%). Ngoài ra dư luận góp phần giúp hoàn thiện cơ chế và 
đưa ra những đề xuất với 72 đáp viên, chiếm tỉ lệ 42,6%. Cuối cùng dư luận được xem là đối 
tượng đầu tiên phát hiện ra những lỗ hổng của nền hành chính (22,5%) với 38 đáp viên lựa chọn. 
2.4.3. Tác động của DLXH đến CCTTHCC trên địa bàn Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 
Đánh giá sơ lược từ thực tiễn về tác động của DLXH đến CCTTHC trên địa bàn nghiên cứu, 
kết quả thể hiện yếu tố phát hiện và khắc phục kịp thời những bất cập còn tồn tại với 103 đáp viên 
trả lời, chiếm tỉ lệ cao nhất so với tổng thể là 60,9%. DLXH được xem là chủ thể của quá trình cải 
cách vì thường là đối tượng đầu tiên phát hiện ra những lỗ hổng trong quá trình CCHC. Về lí 
thuyết, với nỗ lực và sự thận trọng lớn nhất, việc CCTTHC vẫn có các lỗ hổng và quy trình còn 
mang tính chủ quan thì càng có nhiều điểm cách xa sự hoàn hảo. Dư luận đóng vai trò trong việc 
đưa ra những đề xuất nhằm lấp các lỗ hổng trong và tạo sức ép làm thay đổi các quyết định quản lí 
hành chính của nhà nước. Đứng thứ hai là việc đánh giá hiệu quả của những chính sách với 101 
đáp viên lựa chọn, chiếm 59,8%. Sự tham gia vào tiến trình cải cách của dư luận đã góp phần 
phân định rõ trước các hành động có trình tự và các bước tiếp theo của cải cách, loại bỏ những 
tranh luận không cần thiết về chiều hướng cải cách, dư luận có thể giúp cho việc đánh giá tính phù 
hợp của các dịch vụ với nhu cầu của xã hội. Với 83 đáp viên lựa chọn dư luận có vai trò trong việc 
nhận ra những tiêu cực đến từ tự do hóa (42,6%). Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả của những 
chính sách, DLXH còn giúp nhận ra những tiêu cực đến từ tự do hóa. Căn cứ vào các mục tiêu và 
thước đo tính hiệu quả của CCHC, dư luận thông qua hoạt động dân chủ ở cơ sở, qua các diễn 
đàn, với những phản biện có tính xây dựng đã giúp cho việc chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ 
cải cách một cách kiên nhẫn và có cân nhắc. Ngoài ra dư luận góp phần giúp hoàn thiện cơ chế và 
đưa ra những đề xuất với 72 đáp viên, chiếm tỉ lệ 42,6%. Cuối cùng dư luận được xem là đối 
tượng đầu tiên phát hiện ra những lỗ hổng của nền hành chính (22,5%) với 38 đáp viên lựa chọn. 
Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra những đánh giá của người dân về các yếu tố trong quá 
trình giải quyết các TTHC. Các yếu tố có sự ảnh hưởng lẫn nhau, dẫn đến sự hình thành DLXH 
của người dân về giải quyết các TTHC tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Trong quá 
Nguyễn Văn Tròn*, Võ Huỳnh Văn và Trần Văn Trung 
64 
trình phân tích, nghiên cứu tiến hành phân tích các nhân tố DLXH của người dân đến CCTTHC. 
Các yếu tố được đánh giá bao gồm: yếu tố năng lực cán bộ; thái độ phục vụ; cơ sở vật chất; quy 
trình thủ tục; ý thức của người dân và yếu tố chính sách. 
Đối với yếu tố năng lực của cán bộ, DLXH đòi hỏi yếu tố năng lực khi giải quyết thủ tục 
của cán bộ là quan trọng khi nghiên cứu sự tác động của DLXH đến tình hình CCTTHC. Kết 
quả nghiên cứu ghi nhận chuyên môn nghiệp vụ và giải quyết được các tình huống kịp thời có 
cùng mức giá trị trung bình lớn nhất trong yếu tố năng lực (3,89). Với kết quả này, để quá trình 
thực hiện các TTHC của người dân được diễn nhanh chóng phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ làm 
công tác giải quyết thủ tục, nó đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao và nhạy 
bén với những tình huống có thể xảy ra. DLXH đòi hỏi người cán bộ công chức cần phải luôn 
có sự sẵn sàng tức là việc chuẩn bị một cách chủ động những gì cần thiết để đáp ứng yêu cầu 
của dân khi giao tiếp, trao đổi giải quyết công việc cũng như giải quyết các tình huống bất ngờ 
tránh tạo nên dư luận không tốt về công tác TTHC tại địa phương. 
Đối với thái độ phục vụ, qua khảo sát các đáp viên đồng ý rằng việc lắng nghe ý kiến của 
người dân là quan trọng nhất trong yếu tố thái độ (4,09). Lắng nghe - một kỹ năng trong giao 
tiếp, một nội dung dân chủ của nguyên tắc tập trung dân chủ - tưởng như rất đỗi bình thường 
trong cuộc sống và trong tổ chức, nhưng không phải ai cũng làm được. Ngày này, ý thức trách 
nhiệm thi hành công vụ, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức tuy có chuyển biến 
nhưng vẫn còn chậm. Một bộ phận cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết 
quả còn thiếu trách nhiệm, hạn chế về năng lực, làm người dân phải đi lại nhiều lần. Trong giao 
tiếp, nếu cán bộ công chức lắng nghe một cách tập trung sẽ hiểu được người dân muốn nói gì, 
mong muốn điều gì, qua đó giúp họ nghe tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và hoàn 
thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác nhận được sự đánh giá tích cực của 
người dân về thái độ phục vụ như ân cần khi trả lời thắc mắc của người dân (4,04) và hòa nhã 
thân thiện khi tiếp đón người dân (4,02). Kết quả này cho thấy, DLXH về TTHC trên địa bàn 
quận Ninh Kiều đang phát triển theo một chiều hướng tích cực. 
Bên cạnh việc đầu tư về con người thì đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật là 
điều không thể thiếu. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn tới yếu tố 
này. Phần lớn việc đầu tư cơ sở vật chất luôn được các địa phương ưu tiên, chú trọng dành cho 
bộ phận một cửa, bởi bộ phận một cửa chính là nơi thường xuyên, trực tiếp giao lưu, tiếp xúc và 
giải quyết công việc cho người dân. Theo khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, việc cung ấp đầy đủ 
thông tin và địa điểm thuận lợi đến giao dịch với cùng mức giá trị là 4,21 tương ứng với mức ý 
nghĩa rất đồng ý. Yếu tố cung cấp đầy đủ thông tin và địa điểm thuận lợi đến giao dịch ảnh 
hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện TTHC của người dân. 
Quy trình và thủ tục là một trong những yếu tố hàng đầu được người dân chú ý đến khi thực 
hiện các TTHC. Đối với quy trình và thủ tục người dân có mức đánh giá trung bình cao nhất đối 
với yếu tố Quy trình đơn giản, dễ dàng cho người dân (4,12), tiếp đến là sự công khai rõ ràng, 
minh bạch với mức giá trị trung bình là 4,11. Kết quả điều tra đã cho thấy, DLXH về CCTTGC 
quan tâm đến sự thuận lợi cho người dân, và sự công khai minh bạch trong chính các thủ tục nhằm 
tạo dựng lòng tin tuyệt đối cho người dân và giảm bớt nỗi lo lắng thiếu sót khi thực hiện TTHC. 
Cũng phải nhận thấy một thực tế, khi cần đến cơ quan công quyền để giải quyết những công việc 
cụ thể, công dân lại thấy sự phức tạp của thủ tục, không đầy đủ của các quy phạm pháp luật về thủ 
tục. Không ít trường hợp khi công dân đến cơ quan hành chính công quyền yêu cầu, đề nghị, hay 
để thực hiện những quyền chủ thể của mình cũng rất khó khăn, phải qua nhiều cửa, nhiều cấp dẫn 
đến sự không hài lòng của người dân khi thực hiện TTHC. Do vậy, mà người dân luôn đặt sự chú 
trọng cho qui trình đơn giản, dễ dàng và tính công khai minh bạch. 
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ý thức người dân trong quá trình tham gia giải quyết 
TTHC là quan trọng. Thái độ của người dân trong giải quyết các thủ tục cũng là một nguyên 
Tác động của dư luận xã hội đến cải cách thủ tục hành chính công 
65 
nhân dẫn đến DLXH về CCTTHC. Chính vì vậy, mà yếu tố có thái độ tích cực khi giải quyết 
các thủ tục có mức điểm trung bình cao nhất là 4,09. Hiệu quả của quá trình thực hiện các 
TTHC không chỉ phụ thuộc vào cán bộ công chức làm công tác giải quyết, mà thái độ của người 
dân cũng là một yếu tố quan trọng. Trong quá trình tham gia giải quyết thủ tục, một khi người 
dân có thái độ tích cực trao đổi, bài tỏ quan điểm, mong muốn của bản thân sẽ tạo được bầu 
không khí cởi mở cho cả 2 bên. Từ đó, hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ cũng như người 
dân được nâng cao, người dân và cán bộ sẽ không cảm thấy khó chịu và ngột ngạt. 
Với kết quả khảo sát thực tế cho thấy, một trong những vấn đề dư luận quan tâm đến 
CCTTHC là có biện pháp xử lí, kiểm điểm sau khi vi phạm với giá trị ý nghĩa là rất đồng ý 
(Mean = 4,23). Bên cạnh việc xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm, DLXH còn đòi hỏi từ 
các cấp, ban ngành việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời 
những trường hợp vi phạm. Với giá trị này được người dân lựa chọn ở mức đồng ý, tương ứng 
với giá trị trung bình là 3,18. DLXH đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và tố giác 
những hành vi sai trái, vi phạm với các quy định của Nhà nước của một số cán bộ công chức. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, những DLXH tác động đến CCTTHCC đều xuất phát từ 
những vấn đề bất cập trong TTHC mà người dân thường gặp phải. Ngoài ra, người dân cũng 
nhận thức được những tác động của việc CCTTHC đối với xã hội, đối với bản thân mỗi người 
dân. Đồng thời người dân cũng nhìn nhận được vai trò của DLXH đối với CCTTHC. Không 
những vậy nghiên cứu cũng cho thấy DLXH về CCTTHCC xoay quanh các vấn đề về năng lực 
và thái độ của cán bộ, quy trình cũng như chính sách liên quan đến TTHC. Thực tế này đòi hỏi 
phải bổ sung thủ tục, tổ chức tốt việc thực hiện thủ tục, cũng như kiểm tra các cơ quan, công 
chức chấp hành thủ tục và quy chế công vụ một cách thường xuyên, nghiêm túc thì thủ tục hành 
chính mới có thể phát huy sức mạnh của mình góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, 
trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả để phục vụ nhân dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về công tác tư tưởng, 
lí luận và báo chí trước yêu cầu mới ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Học viện Chính trị - 
Hành chính quốc gia, Hồ Chí Minh. 
[2] Thông báo số 274-TB/TW ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Ban Chấp hành Trung ương 
thông báo kết luận của Ban Bí thư về Đề án tăng cường năng lực điều tra xã hội học, nắm 
bắt dư luận xã hội. 
[3] Elke Löffler, 1998. Public opinion surveys as inputs to administrative reform in western 
countries. Organisation for Economic Co-operation and Development. 
[4] Yeow Poon và ctg, 2009. The Reform of the Civil Service System as Viet Nam moves into 
the Middle -Income Country Category. The United Nations Development Programme Viet 
Nam. 
[5] Bouckaert, G., Van de Walle, S. & Kampen, J. K, 2005. “Potential for comparative public 
opinion research in public administration”. International Review of Administrative 
Sciences, 71 (2): 229-240. 
[6] Trần Thị Hồng Thúy và Ngọ Văn Nhân, 2004. Tác động của dư luận xã hội tới y thức pháp 
luật của đội ngũ cán bộ cấp xã, phường trên địa bàn Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cấp bộ. 
[7] Lê Thị Tuyền, 2007. Tác động của DLXH tới hành vi xử lí công việc của cán bộ công chức 
cấp xã: nghiên cứu trường hợp huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đại học Quốc gia Hà 
Nội. Luận văn Thạc sĩ Luật học. 
Nguyễn Văn Tròn*, Võ Huỳnh Văn và Trần Văn Trung 
66 
[8] Hà Viết Thắng, 2016. Cải cách hành chính cấp xã từ thực tiễn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. 
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học. 
[9] Mai Quỳnh Nam, 1995. “Dư luận xã hội – mấy vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu. 
Tạp chí Xã hội học số 1 (49): 03 – 08. 
[10] B.K. Paderin, 1999. Dư luận xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển: bản chất và 
quy luật hình thành”. Nxb Đại học Tổng hợp Kazan. 
[11] Phạm Chiến Khu, 2020. Bàn về khái niệm dư luận xã hội. Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập 
ngày: 03/11/2020. Link truy cập: 
luan-xa-hoi-36789.html. 
[12] Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ Ban hành Chương 
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. 
[13] Lại Thị Thu Thủy, 2018. Hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính tại bảo hiểm xã 
hội Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Quản 
lí kinh tế. 
[14] Lê Ngọc Hùng, 2006. “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và phương pháp tiếp 
cận dư luận xã hội”. Tạp chí Cộng sản 11. 
[15] Nguyễn Quý Thanh, 2006. Xã hội học về dư luận xã hội. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 
[16] Hair J. F., et al., 2006. Multivariate data analysis. Auflage, Upper Saddle River. 
[17] Nguyễn Chu Du, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công dân về giải quyết 
các thủ tục hành chính tại cơ sở - nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa - Hà Nội. Hội 
thảo Khoa học “Phát triển xã hội học công ở Việt Nam”. 
[18] Phan Thị Dinh, 2013. Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công 
tại UBND quận Ngũ Hành Sơn. Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh 
doanh. 
ABSTRACT 
The Impact of Social Public Opinion towards Public Administration Reform 
– Case study in Ninh Kien District, Can Tho City 
Nguyen Van Tron*1, Vo Huynh Van2 and Tran Van Trung3 
1 School of Law, Can Tho University 
2 School of Social Sciences and Humanities, Can Tho University 
3People’s Procuracy, Cu Lao Dung district, Soc Trang city 
The study was conducted to analyze the impact of social opinion towards public 
administration reform in Ninh Kieu district, Can Tho city. The research data was collected by 
questionnaire method for 170 people involved in handling administrative procedures at the ward 
level and relevant organizational units in Ninh Kieu district, Can Tho city. Descriptive statistical 
methods is mainly used in study to analyze people’s perception about social opinion factors 
affecting public administration reform activities. The research results identified that local 
perception’s people habe a good understanding of public administration reform, so, it is 
necessary to supplement procedures, well organize the implementation of procedures, as well as 
regular and serious inspection. It is possible to promote their own strength to contribute to 
building a democratic, clean, strong, professional administration and effective operation to serve 
the citizen. On that basis, the study proposesd several solutions to contribute to further 
improving the efficiency of the public administration reform in Ninh Kieu district. The analysis 
from this study, although the sample number is not comprehensive enough in a wide territory, is 
expected to be the basis for a deeper and broader analysis of the public administration reform 
based on quantitative analysis of impact factor. 
Keywords: Ninh Kieu district, Public administration reform, Social opinion. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_du_luan_xa_hoi_den_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh.pdf