Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tác động của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia lên nhận

thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh tiểu học. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp

định lượng và định tính với sự tham gia của 173 giáo viên tiếng Anh tiểu học tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

và 12 chuyên viên tiếng Anh các Sở và phòng Giáo dục và Đào tạo, quản lý các phòng giáo dục và đào

tạo tại 06 tỉnh này. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên nhìn chung có nhận thức khá tốt về chương

trình và các điều kiện đảm bảo cho việc triển khai chương trình hiệu quả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng

các hoạt động triển khai đặc biệt là các hoạt động bồi dưỡng giáo viên đã có tác động tích cực đến kiến

thức và kỹ năng của họ, nhất là trong lĩnh vực bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, bồi dưỡng phương pháp

giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá.

Từ khoá: Tác động, nhận thức, kiến thức, kỹ năng, giáo viên tiếng Anh tiểu học

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 1

Trang 1

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 2

Trang 2

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 3

Trang 3

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 4

Trang 4

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 5

Trang 5

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 6

Trang 6

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 7

Trang 7

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 8

Trang 8

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 9

Trang 9

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 4880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học

Tác động của đề án ngoại ngữ quốc gia đối với nhận thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh Tiểu học
TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA ĐỐI VỚI 
NHẬN THỨC, KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CỦA GIÁO VIÊN TIẾNG 
ANH TIỂU HỌC 
Phạm Thị Nguyên Ái* 
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Nhận bài: 03/07/2019; Hoàn thành phản biện: 24/07/2019; Duyệt đăng: 20/08/2019 
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát tác động của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia lên nhận 
thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh tiểu học. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp 
định lượng và định tính với sự tham gia của 173 giáo viên tiếng Anh tiểu học tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ 
và 12 chuyên viên tiếng Anh các Sở và phòng Giáo dục và Đào tạo, quản lý các phòng giáo dục và đào 
tạo tại 06 tỉnh này. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên nhìn chung có nhận thức khá tốt về chương 
trình và các điều kiện đảm bảo cho việc triển khai chương trình hiệu quả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 
các hoạt động triển khai đặc biệt là các hoạt động bồi dưỡng giáo viên đã có tác động tích cực đến kiến 
thức và kỹ năng của họ, nhất là trong lĩnh vực bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, bồi dưỡng phương pháp 
giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá. 
Từ khoá: Tác động, nhận thức, kiến thức, kỹ năng, giáo viên tiếng Anh tiểu học 
1. Đặt vấn đề 
Các nghiên cứu về giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học ở Việt Nam chủ yếu được trình bày ở các hội thảo 
trong nước và trước mốc thời gian chính thức triển khai chương trình tiếng Anh tiểu học theo lộ trình của Đề 
án Ngoại ngữ Quốc gia (ví dụ: Moon, 2005 a, b; Ngô Thị Nga, 2010; Nguyễn Ngọc Vũ, 2010; Nguyễn Thị 
Lập, 2010; Đỗ Thị Nga, 2010; Hoàng Tuyết, 2010; Ha, 2006; Nguyễn & Nguyễn, 2007). Các nghiên cứu này 
khẳng định nhu cầu học tiếng Anh ở bậc tiểu học ngày càng tăng và năng lực đội ngũ của giáo viên giảng dạy 
còn hạn chế do không được đào tạo chính qui để dạy cho bậc học này. Như các mốc thời gian trên chỉ ra, cho 
đến nay các nghiên cứu về thực trạng giảng dạy tiếng Anh tiểu học ở Việt Nam rất hiếm hoi (Nguyễn, 2011), 
chủ yếu rơi vào giai đoạn trước 2011, cơ bản là trước lúc chương trình tiếng Anh tiểu học thí điểm được triển 
khai. 
Về nghiên cứu tác động của hoạt động dạy học ngoại ngữ theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, cho đến 
nay có nghiên cứu trên diện rộng: i) về tác động ở 6 tỉnh Nam Trung Bộ (Phan Văn Hoà, 2014), ii) về tác 
động của Đề án ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ, 2015) và iii) nghiên cứu phản hồi 
của giáo viên về chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy bậc tiểu học và trung học cơ sở các tỉnh 
phía Bắc (Đại học Hà Nội, 2014). Theo các nghiên cứu này các hoạt động của Đề án ngoại ngữ có tác động 
tích cực đến nhận thức của giáo viên được bồi dưỡng nói chung. Chưa có một nghiên cứu nào cung cấp 
thông tin về tác động của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đến hoạt động dạy học tiếng Anh các cấp tiểu học ở 6 
tỉnh Bắc Trung Bộ, đặc biệt từ khi chương trình tiếng Anh tiểu học thí điểm và bộ sách giáo khoa Tiếng 
Anh 3-5 (Hoàng Văn Vân chủ biên, 2010, 2011 và 2012) thí điểm của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 
được triển khai từ 2010. 
Như vậy cho đến thời điểm này, sau hơn một nữa chặng đường triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia, 
các nghiên cứu về tác động của Đề án là hết sức ít ỏi và gắn liền với một chương trình bồi dưỡng ngắn hạn 
và ở các vùng phía Bắc, Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong tình hình đó các nghiên cứu 
* Email: ptnguyenai@hueuni.edu.vn 
sâu về tác động của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, đặc biệt ở bậc tiểu học là hết sức cấp thiết nhằm có thể 
đánh giá lại chất lượng, hiệu quả và các hạn chế, tồn tại của các hoạt động trên, chuẩn bị cho việc triển khai 
chính thức đưa tiếng Anh trở thành ngoại ngữ 1 bắt buộc từ lớp 3 ở bậc tiểu học từ năm học 2020. 
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích khảo sát tác động của Đề án Ngoại ngữ quốc gia lên nhận 
thức, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh tiểu học tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu này tập 
trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: 
1. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia có tác động đến nhận thức của giáo viên tiếng Anh tiểu học như thế nào? 
2. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia có tác động đến kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh tiểu học như 
thế nào? 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Chính sách và tình hình giảng dạy tiếng Anh tiểu học tại Việt Nam 
2.1.1. Giai đoạn trước Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 
 Nunan (2003), một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh và gần đây là chính sách ngôn 
ngữ đã nhận xét, việc tiếng Anh được đưa vào các chương trình tiểu học tại khu vực châu Á thể hiện chính sách 
tăng cường cho người dân tiếp cận và sử dụng tiếng Anh của nhiều chính phủ trong khu vực này. Động thái đưa 
tiếng Anh vào chương trình tiểu học ngay từ lớp 3, 4 thậm chí sớm hơn ở l ... t theo Bảng 1 cho thấy giáo viên nhìn chung được khảo sát có nhận thức khá tốt đến 
chương trình và các điều kiện đảm bảo cho việc triển khai chương trình hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng 
cho thấy nhận thức của giáo viên là khá đồng đều giữa các nội dung khảo sát khác nhau; Không có tiểu 
mục (item) nào có mức độ nhận thức dưới trung bình; Kết quả nhận thức chung đều trên mức khá. 
Tác động đến kiến thức, kỹ năng mới của giáo viên 
Bảng 2 trình bày kết quả khảo sát về tác động của các hoạt động triển khai, đặc biệt là các hoạt động 
phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đến kiến thức, kỹ năng của giáo viên. 
Bảng 2. Tác động lên kiến thức, kỹ năng của giáo viên 
STT N Mean 
A Về năng lực ngôn ngữ tiếng Anh 173 4,1 
1 Hoạt động bồi dưỡng năng lực để đáp ứng yêu cầu của 
chương trình mới giúp tôi cải thiện được năng lực giao 
tiếp tiếng Anh của mình rất đáng kể 
173 3,92 
2 Hoạt động bồi dưỡng năng lực để đáp ứng yêu cầu của 
chương trình mới giúp tôi khôi phục các kiến thức ngôn 
ngữ đã bị quên lãng do nhiều năm ít sử dụng 
173 4,3 
3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực để đáp ứng yêu cầu của 
chương trình mới giúp tôi nắm vững hơn các khối kiến 
thức ngôn ngữ trong chương trình mới mà tôi phải giảng 
dạy 
173 4,1 
B Về phương pháp giảng dạy 173 3,61 
4 Bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng 
Anh bậc tiểu học giúp tôi cập nhật nhiều phương pháp 
và hoạt động giảng dạy mới, phù hợp với lứa tuổi học 
sinh tiểu học 
173 3,91 
5 Bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp giảng dạy tiếng 
Anh bậc tiểu học giúp tôi nắm bắt các kỹ thuật phù hợp 
để triển khai chương trình thí điểm một cách hiệu quả 
173 3,97 
6 Bồi dưỡng, tập huấn về ICT giúp tôi biết thêm nhiều 
cách thức và phương pháp ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giảng dạy 
173 3,25 
7 Bồi dưỡng, tập huấn về ICT giúp tôi biết thêm nhiều 
nguồn thông tin và học liệu có thể khai thác để hỗ trợ 
học sinh học tốt tiếng Anh 
173 3,32 
8 Bồi dưỡng, tập huấn về kiểm tra đánh giá bậc tiểu học 
trang bị cho tôi kiến thức về nhiều phương pháp đánh 
giá thường xuyên phù hợp với học sinh tiểu học 
173 3,61 
9 Bồi dưỡng, tập huấn về kiểm tra đánh giá bậc tiểu học 
trang bị cho tôi kiến thức về nhiều phương pháp đánh 
giá định kỳ hiệu quả, phù hợp với chuẩn đầu ra 
173 3,7 
10 Bồi dưỡng, tập huấn về kiểm tra đánh giá bậc tiểu học 
giúp tôi nắm được các kỹ thuật sử dụng kết quả đánh 
giá để cải thiện hoạt động học của học sinh 
173 3,5 
Tổng 173 3,9 
Như Bảng 2 đã chỉ ra, giáo viên được khảo sát khẳng định các hoạt động triển khai đặc biệt là các 
hoạt động bồi dưỡng giáo viên đã có tác động tích cực đến kiến thức và kỹ năng của họ, nhất là trong lĩnh 
vực bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ (đa số lên B2). 
Nội dung bồi dưỡng được giáo viên nhận xét có tác động lớn nhất đến việc phát triển kỹ năng kiến 
thức của họ là nội dung bồi dưỡng về năng lực ngôn ngữ (tiểu mục 1-3) và phương pháp giảng dạy cụ thể 
(tiểu mục 4 và 5). Tác động đến kiến thức và kỹ năng liên quan đến kiểm tra và đánh giá và ứng dụng công 
nghệ thông tin còn hạn chế. 
Tác động thay đổi về phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 
Kết quả từ dữ liệu phỏng vấn với giáo viên, bảng hỏi của khách thể và kết quả phỏng vấn với chuyên 
viên các phòng giáo dục thuộc 6 tỉnh được khảo sát đã khẳng định Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã có nhiều 
tác động tích cực đến hoạt động dạy và học tiếng Anh bậc tiểu học, nhất là trong quá trình triển khai chương 
trình và sách giáo khoa thí điểm. Cụ thể, có nhiều thay đổi cải tiến về hoạt động dạy đã được ghi nhận; 
nhiều kỹ thuật dạy phonics và từ vựng, ngữ pháp mới mẻ đã được áp dụng; và quá trình giảng dạy đã nhấn 
mạnh đến phát triển kỹ năng nhiều hơn kiến thức. 
Trong số 06 tỉnh được khảo sát thì tỉnh Quảng Bình có số lượng khách thể đề cập chi tiết nhất về các 
thay đổi trong hoạt động dạy học khi triển khai chương trình tiếng Anh thí điểm. Cụ thể khách thể phòng 
Giáo dục và giáo viên, chuyên viên của tỉnh Quảng Bình đề cập các thông tin như sau: 
- Dựa trên thực tế của học sinh, nhiều trường đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tăng cường kỹ 
năng Nghe Nói và giao tiếp cho học sinh, chủ động cho học sinh giao tiếp với giáo viên bản ngữ như trường 
Tiểu học Đồng Mỹ, trường Tiểu học Hải Đình, trường Tiểu học số 3 Nam Lý, trường Tiểu học số 1 Kiến 
Giang (Khách thể chuyên viên phản ánh). 
- Đối với phương pháp hình thức tổ chức dạy học phát huy tối đa năng lực của học sinh. Trong giảng dạy 
phát triển đủ 4 kỹ năng trong đó tập trung vào phát triển năng lực giao tiếp (Khách thể giáo viên phản ánh). 
- Các hoạt động tạo môi trường sử dụng tiếng Anh được tổ chức. Cuộc thi tài năng tiếng Anh đã được các 
đơn vị và trường hưởng ứng, triển khai có chất lượng, nhiều học sinh thể hiện kiến thức vững vàng, khả 
năng thuyết trình lôi cuốn, năng lực giao tiếp tốt, tiêu biểu có Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Hới, Quảng 
Trạch, Lệ Thuỷ và Ba Đồn (Khách thể chuyên viên phản ánh). 
- Các đơn vị xây dựng và phát triển môi trường ngoại ngữ cho học sinh như tổ chức CLB tiếng Anh, giao 
lưu, Olympic, sân chơi trí tuệ, xây dựng bảng biểu bằng tiếng Anh hoặc song ngữ. (Khách thể giáo viên 
và chuyên viên phản ánh). 
Các hoạt động trên đều ít nhiều được đề cập bởi khách thể các tỉnh khác, nhưng tần suất và mô tả chi 
tiết không cụ thể bằng nhóm khách thể của tỉnh Quảng Bình. 
Ngoài tỉnh Quảng Bình, phản hồi cụ thể về các hoạt động đổi với giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học 
từ khi triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia còn được khách thể của tỉnh Hà Tĩnh cung cấp như sau, bên 
cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy: 
- Các nhà trường đã chú trọng dạy đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; 
- Đa dạng hóa các hình thức dạy và học tiếng Anh, tạo cho học sinh có nhiều cơ hội để sử dụng Tiếng Anh 
như giao lưu Tiếng Anh thông qua các câu lạc bộ nói tiếng Anh; giao lưu với các bạn khác lớp, khác trường, 
với người nước ngoài; 
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ để nâng cao tần suất và hiệu quả, chất lượng sử dụng 
tiếng Anh. Hoạt động ngoại khóa, Câu lạc bộ tiếng Anh, Giao lưu tiếng Anh đã trở thành phong trào rộng 
khắp ở các trường tiểu học. 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung giáo viên có nhận thức khá tốt về chương trình và các điều 
kiện đảm bảo cho việc triển khai chương trình hiệu quả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt động triển 
khai đặc biệt là các hoạt động bồi dưỡng giáo viên đã có tác động tích cực đến kiến thức và kỹ năng của 
họ, nhất là trong lĩnh vực bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, áp dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá. 
Kết quả từ dữ liệu định tính đã khẳng định Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã có nhiều tác động tích cực 
đến hoạt động dạy và học tiếng Anh bậc tiểu học, nhất là trong quá trình triển khai chương trình và sách 
giáo khoa thí điểm. 
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở bậc tiểu học, các tỉnh cần hỗ trợ kinh phí thường 
xuyên ưu tiên cho việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học từ ngân sách địa phương nhằm nhanh chóng 
có đội ngũ đáp ứng chất lượng giảng dạy chương trình mới; cần phối hợp hiệu quả với các trường đại học, 
các Nhà Xuất bản và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học, phù hợp 
với nhu cầu của giáo viên; cần xây dựng kế hoạch rà soát và phân loại đội ngũ giáo viên để có kế hoạch bồi 
dưỡng giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học phù hợp; và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động 
bồi dưỡng tự bồi dưỡng hiệu quả và kịp thời. 
Tài liệu tham khảo 
Adato, M. (2011). Combining quantitative and qualitative methods for programmonitoring and 
evaluation: Why are mixed-method designs best?. Washington, DC: World Bank. 
Baldauf, R.B., Kaplan, R.B., & Kamwangamalu, N.K. (2010). Language planning and its problem. 
Current Issues in Language Planning, 11(4), 430-438. 
Bamberger, M., Rugh, J., & Mabry, L. (2012). Real world evaluation: Working under budgets, time, data 
and political constraints. Thousand Oaks, CA: Sage. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Quyết định số 1400/QD-TTg về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại 
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2010”. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003). Chương trình tiếng Anh tự chọn bậc tiểu học - Ban hành cùng Quyết 
định số 50/2003/BGDĐT, ngày 30 tháng 10 năm 2003. Hà Nội. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Báo cáo của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Kỷ yếu Hội thảo Quốc 
gia về tác động của bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh (tr. 1-10), tháng 11 năm 2013. Quy Nhơn. 
Chính phủ Việt Nam (2008). Quyết định 1400/QD-TT của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy 
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Hà Nội. 
Đại học Cần Thơ (2015). Báo cáo tác động của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại các tỉnh Đồng bằng 
sông Cửu Long. Cần Thơ. 
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (2017). Báo cáo 2017. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội (2014). Báo cáo khảo sát, đánh giá chương trình bồi dưỡng giáo 
viên tiếng Anh tiểu học và trung học cơ sở sau 2 năm thực hiện thuộc ĐANN 2020. Hà Nội. 
Đỗ Thị Nga (2010). Dạy thí điểm tiếng Anh ở tiểu học. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Ngành đào tạo giáo 
viên tiểu học với đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008-2020. 
Gertler, P.J., Martinez, S., Premand, P., Rawlings, L.B., & Vermeersch, C.M.J. (2011). Impact evaluation 
in practice. Washington. DC: World Bank. 
Gertler, P., Patrinos, H.A., & Rubio-Codina, M. (2007). Impact evaluation for school-based management 
reform. Washington, DC: World Bank. 
Guskey, T.R. (2002). Professional development and teacher change. Teachers and Teaching, 8(3), 381-
391. 
Guskey, T.R. (2003). The characteristics of effective professional development: A synthesis of lists. 
Proceedings the Annual Meeting of the American Educational Research Association (84th, Chicago, IL). 
Retrieved from the ERIC database. 
Guskey, T.R., & Huberman, M. (1995). Professional development in education: New paradigms and 
practices. New York: Teachers College Press. 
Guskey, T.R., & Sparks, D. (1996). Exploring the relationship between staff development and 
improvements in student learning. Journal of Staff Development, 17(4), 34-38. 
Ha, V.S. (2006). Is grade 3 too early to teach EFL in Vietnam?. In M.L. McCloskey, J. Orr, & M. Dolitsky 
(Eds.), Teaching English as a foreign language in primary school (pp. 111-122). Illinois, USA: TESOL 
Inc. 
Hinton, R. (2015). Assessing the strength of evidence in the education sector. London, England: United 
Kingdom Department for International Development. 
Hoàng Tuyết (2010). Đào tạo dạy tiếng Anh giao tiếp hay tiếng Anh “học tập” ở bậc tiểu học. Kỷ yếu 
Hội thảo Quốc gia: Ngành đào tạo giáo viên tiểu học với đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008-2020. 
Hoàng Văn Vân (2010, 2011, 2012). Tiếng Anh 3, 4, 5. NXB: Giáo dục Việt Nam. 
Khandker, S., Koolwal, G., & Samad, H. (2010). Handbook on impact evaluation: Quantitative methods 
and practices. Washington, DC: World Bank. 
Le Van Canh. (2002). A historical review of English language education in Vietnam. In Y.H. Choi & B. 
Spolsky (Eds.), English education in Asia: History and policies (pp. 1013-1034). Seoul: Asia TEFL. 
Moon, J. (2005a). Investigating the teaching English at primary level in Vietnam: A summary report. 
Paper presented at the Teaching English Language at Primary Level Conference. Hanoi, Vietnam, 2005. 
Moon, J. (2005b). Nhu cầu nghiên cứu về việc giảng dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học ở Việt Nam. Kỷ yếu 
Hội thảo Giảng dạy tiếng Anh bậc Tiểu học. Hà Nội. 
Ngô Thị Nga (2010). Đề án 2020 - Dạy học tiếng Anh cho tiểu học và công tác đào tạo giáo sinh ngoại 
ngữ cho bậc tiểu học. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Ngành đào tạo giáo viên tiểu học với đề án Ngoại ngữ 
Quốc gia 2008-2020. 
Nguyễn Ngọc Vũ (2010). Ngành đào tạo giáo viên tiểu học với đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008-2010. 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Ngành đào tạo giáo viên tiểu học với đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008-2020. 
Nguyễn Thị Lập (2010). Thực trạng việc dạy tiếng Anh tiểu học ở tỉnh Bắc Ninh và Đề án Ngoại ngữ 
Quốc gia giai đoạn 2008-2020 của Bộ GD&ĐT. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Ngành đào tạo giáo viên tiểu 
học với đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2008-2020. 
Nguyen, T.M.H. (2011). Primary English language education policy in Vietnam: Insights from 
implementation. Current Issues in Language Planning, 12(2). Doi: 10.1080/14664208.2011.597048. 
Nguyen, T.M.H., & Nguyen, Q.T. (2007). Teaching English in primary schools in Vietnam: An 
overview. Current Issues in Language Planning, 8(1), 162-173. 
Nunan, D. (2003). The impact of English as a global language on educational policies and practices in 
the Asia-Pacific region. TESOL Quarterly, 37(4), 589-613. 
Phan Văn Hòa (2014). Báo cáo tác động của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ. 
Đại học Đà Nẵng (Đề tài cấp Bộ). Đà Nẵng. 
Viện Nghiên cứu giáo dục (2017). Tài liệu báo cáo “Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp dạy và học 
tiếng Anh ở vùng đặc biệt khó khăn”. Kỷ yếu Hội thảo dạy và học tiếng Anh ở những vùng đặc biệt khó 
khăn, tháng 12 năm 2017. Hà Nội. 
Wright, S. (2002). Language education and foreign relations in Vietnam. In J.W. Tollefson (Ed.), 
Language policies in education: Critical issues (pp. 225-244). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum. 
THE IMPACT OF THE NATIONAL FOREIGN LANGUAGES 
PROJECT ON PRIMARY TEACHERS’ PERCEPTIONS, LANGUAGE 
KNOWLEDGE AND SKILLS 
Abstract: The study aims at investigating the impact of the National Foreign Languages Project on 
primary teachers’ perceptions, language knowledge and skills. This study was conducted with a mixed 
methodsresearchdesign with the participation of 173 primary teachersand 12 Englishexperts and 
administrators of provincial and municipal Department of Education and Training in six North Central 
provinces. Regarding teachers’ perceptions, the investigated participants have shown good 
understanding of the role of the new curriculum and of the conditions for its effective implementation. 
The findings also show that the professional development activities have positive impacts on their 
language knowledge and skills, especially English language proficiency workshop, methodology 
workshop, ICT and classroom assessment workshop. 
Key words: Impacts, perceptions, language knowledge, language skills, English primary teachers 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_de_an_ngoai_ngu_quoc_gia_doi_voi_nhan_thuc_kien.pdf