Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam

Kinh tế tư nhân có vai trò vô cùng to lớn trong tăng

trưởng kinh tế của nhiều nền kinh tế. Điều này đã được

khẳng định trong lý thuyết, cũng như thực tiễn của nhiều

nền kinh tế. Khu vực tư nhân không chỉ có tiềm năng rất

lớn về nguồn đầu tư mà còn có khả năng huy động rất hiệu

quả nguồn đầu tư này vào nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ

huy động nguồn lực này của khu vực tư nhân phụ thuộc rất

nhiều vào môi trường kinh doanh do chính phủ ở đó tạo ra,

mà trong đó, đặc biệt quan trọng là cách thức và hiệu quả

đầu tư công của chính phủ nhằm mục tiêu cải thiện và duy

trì môi trường này cho doanh nghiệp tư nhân. Bài báo này

sẽ khái quát cơ sở lý thuyết có liên quan, làm cơ sở phân

tích tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở tỉnh

Quảng Nam và đưa ra một số hàm ý chính sách.

Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam trang 1

Trang 1

Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam trang 2

Trang 2

Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam trang 3

Trang 3

Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam trang 4

Trang 4

Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 8800
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam

Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở Việt Nam – trường hợp tỉnh Quảng Nam
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(119).2017 1 
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỚI MỨC ĐẦU TƯ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM – 
TRƯỜNG HỢP TỈNH QUẢNG NAM 
IMPACTS OF PUBLIC INVESTMENT ON PRIVATE INVESTMENT IN VIETNAM - 
CASE OF QUANG NAM PROVINCE 
Bùi Quang Bình1, Lê Phước Hoài Bảo2 
1Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; binhbq@due.edu.vn 
2NCS, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng; lephuochoaibao@gmail.com 
Tóm tắt - Đầu tư công là nguồn lực quan trọng của nhà nước để 
thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Nguồn đầu tư này ngày càng giảm 
trong khi đầu tư tư nhân rất lớn, nhưng chưa được huy động vào 
nền kinh tế. Sử dụng có hiệu quả đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế thông qua kích thích đầu tư tư nhân là một chủ đề được quan 
tâm rất lớn. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích tác động của 
đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu 
kết hợp phương pháp thống kê mô tả với hồi quy để phân tích các 
số liệu từ niên giám thống kê và số liệu đầu tư của Cục Thống kê 
tỉnh Quảng Nam và Sở Kế hoạch và Đầu tư, kết quả đã chỉ ra rằng 
đầu tư công có tác động kích thích đầu tư tư nhân tỉnh Quảng Nam, 
và lãi suất có ảnh hưởng nghịch biến khá mạnh ở đây. 
Abstract - Public investment is an important resource of the state to 
promote economic growth. This investment is declining while private 
investment is huge but not yet mobilized into the economy. Effective 
use of public investment to promote economic growth through 
stimulating private investment is a topic of great concern. The 
objective of this study is to analyze the impact of public investment 
on private investment in Quang Nam. The study combines 
descriptive statistics with regression to analyze data from the 
statistical yearbook and investment data of Quang Nam Statistical 
Office and Department of Planning and Investment. The results have 
shown that Public investment stimulates private investment in Quang 
Nam, and interest rates have a strong negative impact here. 
Từ khóa - đầu tư; đầu tư công; đầu tư tư nhân; tăng trưởng kinh 
tế; ảnh hưởng của đầu tư công. 
Key words - investment; public investment; private investment; 
economic growth; influence of public investment. 
1. Đặt vấn đề 
Kinh tế tư nhân có vai trò vô cùng to lớn trong tăng 
trưởng kinh tế của nhiều nền kinh tế. Điều này đã được 
khẳng định trong lý thuyết, cũng như thực tiễn của nhiều 
nền kinh tế. Khu vực tư nhân không chỉ có tiềm năng rất 
lớn về nguồn đầu tư mà còn có khả năng huy động rất hiệu 
quả nguồn đầu tư này vào nền kinh tế. Tuy nhiên, mức độ 
huy động nguồn lực này của khu vực tư nhân phụ thuộc rất 
nhiều vào môi trường kinh doanh do chính phủ ở đó tạo ra, 
mà trong đó, đặc biệt quan trọng là cách thức và hiệu quả 
đầu tư công của chính phủ nhằm mục tiêu cải thiện và duy 
trì môi trường này cho doanh nghiệp tư nhân. Bài báo này 
sẽ khái quát cơ sở lý thuyết có liên quan, làm cơ sở phân 
tích tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân ở tỉnh 
Quảng Nam và đưa ra một số hàm ý chính sách. 
2. Tổng quan nghiên cứu 
Để thực hiện nghiên cứu về tác động của đầu tư công 
đến đầu tư khu vực tư nhân trong điều kiện ở các nước đang 
phát triển, tác giả [8] đã sử dụng hai mô hình đầu tư tư 
nhân: Mô hình gia tốc linh hoạt truyền thống trong cơ chế 
điều chỉnh thường xuyên từng phần đã được sử dụng trong 
công việc trước đây; Mô hình tân cổ điển định rõ trong cơ 
chế sửa lỗi với nền tảng của sự năng động cấu trúc đầu tư 
tư nhân. Kết quả thực nghiệm cho thấy, có mối tương quan 
thuận mạnh giữa đầu tư khu vực công và tư nhân. Mô hình 
tân cổ điển chỉ ra rằng đầu tư công có tác động tích cực đến 
đầu tư tư nhân trong dài hạn, nhưng dường như không có 
tương quan trong ngắn hạn. 
Với đặc thù của đối tượng nghiên cứu, nhóm tác giả [1] 
đã tiến hành phân tích bằng cách sử dụng phương pháp 
bình phương bé nhất có trọng số với dữ liệu bảng trong 
khoảng thời gian 1991-2009 của 11 nền kinh tế mới nổi ở 
Đông Âu. Kết quả cho thấy không có tác động lấn át của 
đầu tư công lên đầu tư tư nhân. Hiệu ứng cận biên của đầu 
tư công lên đầu tư tư nhân là tích cực và giảm bớt từ nước 
kém phát triển sang nước phát triển. 
Việc giảm các chi tiêu cơ sở hạ tầng công cộng giải 
thích một phần lớn sự suy giảm năng suất trong nền kinh 
tế Mỹ trong năm 1980 [2]. Đã có nhiều nghiên cứu mở rộng 
và phát triển hướng này trong hơn thập kỷ vừa qua về kiểm 
định xem đầu tư công có dẫn đến sự gia tăng tốc độ tăng 
trưởng sản lượng và tăng năng suất của nguồn vốn đầu tư 
tư nhân, qua đó kích thích đầu tư tư nhân ở các nước Mỹ 
La Tinh [9]. Các bằng chứng thực nghiệm ở các nước Mỹ 
La Tinh cho thấy, mặc dù đầu tư công là hiệu quả và góp 
phần vào năng suất của nguồn vốn tư nhân, nhưng không 
thể giải thích được một phần lớn sự thay đổi trong tốc độ 
tăng trưởng sản lượng. 
Ghali [7] đã phân tích các mối quan hệ dài hạn giữa đầu 
tư công, hình thành nguồn vốn tư nhân và sản lượng đ ... ín dụng trong nước hiện hành 
được lấy từ tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại 
trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành và đơn vị là tỷ đồng do 
Cục Thống kê cung cấp. Lãi suất thực là mức lãi suất cho 
vay của các ngân hàng thương mại, được cung cấp bởi 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất cho vay của 
ngân hàng cho doanh nghiệp được lấy theo từng nhóm 
ngành. Năng suất lao động của các ngành được tính bằng 
giá trị gia tăng của các ngành so với số lao động của các 
ngành, tính bằng triệu đồng, giá năm 2010. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Tình hình đầu tư công và đầu tư tư nhân ở tỉnh 
Quảng Nam 
Giới thiệu về tỉnh Quảng Nam: Quảng Nam là một tỉnh 
ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của khu 
vực miền Trung. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, 
trong đó có 9 huyện miền núi. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam 
chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Dân số 
của tỉnh năm 2017 là gần 1,5 triệu người. Trong đó, khoảng 
75,4% dân số sống ở nông thôn. Tổng lực lượng lao động 
chiếm hơn 65% dân số. Số lao động trong các ngành kinh tế 
là hơn 856.000 người, trong khoảng thời gian này, Quảng 
Nam có tỷ lệ tăng trưởng khoảng 1,75%. Về kinh tế, quy mô 
của nền kinh tế đã có sự gia tăng nhanh. Theo giá cố định 
năm 2010, quy mô GRDP của tỉnh từ mức 7.235,6 tỷ đồng 
năm 1997 đã tăng lên 59.051,2 tỷ đồng năm 2017. Như vậy, 
quy mô GRDP đã tăng gấp 8,16 lần, tỷ lệ tăng trưởng trung 
bình là hơn 11%, cao hơn mức trung bình của cả nước 
(khoảng 6,8%) trong giai đoạn này. Cơ cấu ngành kinh tế đã 
có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị gia tăng của nông 
lâm thủy sản trong GDP giảm từ hơn 50% năm 1997 xuống 
chỉ còn khoảng 15% năm 2017. Tỷ trọng giá trị gia tăng của 
công nghiệp - xây dựng đã chiếm khoảng 47% năm 2017 
(tăng khoảng gần 21%) và của dịch vụ là 38,2%. 
Tình hình đầu tư công tỉnh Quảng Nam 
Theo giá hiện hành, nếu năm 1997, tổng số vốn đầu tư 
công là 353 tỷ đồng, năm 2006 là 2.742 tỷ đồng, sau đó 
giảm xuống còn 1.615 tỷ đồng năm 2008 và tăng trở lại 
năm 2017 là 6.934 tỷ đồng, thì theo giá cố định năm 2010, 
xu thế cũng vậy. Năm 1997, tổng vốn là 876 tỷ đồng, năm 
2006 là 4.011 tỷ đồng, năm 2008 là 1.816 tỷ đồng và năm 
2017 là 5.334 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư trung 
bình là 14% trong giai đoạn 20 năm này. Tỷ trọng vốn đầu 
tư công chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với khu vực tư nhân. Giai 
đoạn 1997-2000 tỷ trọng này là 21,1%, giai đoạn 2001-
2005 là 24,6%, giai đoạn 2006-2010 là 28,7%, và giai đoạn 
2011-2017 là 38,5%. Tính trung bình, trong 20 năm qua, 
nguồn vốn đầu tư này chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư. 
Như vậy, nguồn vốn đầu tư này trong những năm qua có tỷ 
trọng tăng liên tục. Điều này hàm ý rằng, đây là nguồn vốn 
có vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng trong 
những năm qua nhưng có xu hướng đang giảm dần, và điều 
này càng cho thấy sự cần thiết phải sử dụng hiệu quả nguồn 
lực này. Phân bổ vốn đầu tư công cho các ngành kinh tế 
cấp I theo phân chia của Tổng cục Thống kê chủ yếu đáp 
ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng cũng như để mồi các nguồn đầu 
tư khác vào phát triển các ngành này. Xu thế phân bổ nguồn 
vốn đầu tư công ở đây về cơ bản đang chú trọng vào phát 
triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng của công 
nghiệp luôn chiếm khoảng trên 30% tổng đầu tư. Tỷ trọng 
đầu tư cho dịch vụ thấp nhất năm 2010 là hơn 43%, cao 
nhất năm 2017 là gần 64%. Tỷ trọng dành cho nông lâm 
thủy sản rất thấp, cao nhất là 21,1% năm 1997 nhưng đã 
giảm mạnh, chỉ còn gần 5% năm 2017. 
Tình hình đầu tư tư nhân tỉnh Quảng Nam 
Tổng vốn đầu tư tư nhân được huy động vào nền kinh 
tế tăng nhanh và chiếm tỷ trọng chủ yếu, tuy nhiên, tiềm 
năng của nền kinh tế còn rất lớn. Theo giá năm 2010, tổng 
vốn đầu tư tư nhân ở Quảng Nam được huy động vào nền 
kinh tế đã tăng đáng kể. Nếu năm 1997 chỉ có 601,5 tỷ 
đồng, năm 2000 là 1.971,7 tỷ đồng, năm 2005 là 3.679,8 tỷ 
đồng, năm 2010 là 6.883,1 và năm 2017 là 14.205,7 tỷ 
đồng, thì như vậy, trong hơn 20 năm qua, lượng vốn đầu tư 
này được huy động vào nền kinh tế đã tăng khoảng 23,6 
lần. Cùng với xu thế này, tỷ trọng của vốn đầu tư tư nhân 
trong tổng đầu tư của tỉnh đã tăng đáng kể, từ mức 40% 
năm 1997 đã tăng lên 60% năm 2010 và hơn 72% năm 
2017. Nếu xét tỷ lệ vốn đầu tư tư nhân so với GDP của khu 
vực tư nhân thì nguồn này cũng tăng dần từ năm 1997, 
nhưng sau năm 2000 thì chỉ xoay quanh mức 28 đến 38% 
và trung bình là 30%. Nếu so với GDP của nền kinh tế thì 
xoay quanh mức 22%. Điều này hàm ý rằng, tiềm năng 
nguồn đầu tư tư nhân còn khá lớn vì mức tích lũy vẫn chỉ 
ở mức trung bình, thấp hơn so với nền kinh tế Việt Nam 
hiện nay là khoảng 37%. Như vậy, chỉ tăng thêm 5 % thì 
nền kinh tế sẽ có thêm khoảng gần 1.000 tỷ đồng/năm. 
Tỷ lệ đầu tư tư nhân năm 2017 dành cho lĩnh vực dịch 
vụ giảm, chỉ chiếm khoảng 36% tổng đầu tư. Tỷ trọng đầu 
tư vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng lên từ 67% năm 
1997 đến gần 70% năm 2017, tỷ lệ phân bổ cho nông lâm 
thủy sản cũng tăng nhanh, hiện chiếm tới gần 95% tổng đầu 
tư. Những động thái này cho thấy xu thế phân bổ trái chiều 
giữa hai nguồn đầu tư công và đầu tư tư nhân. 
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khu vực tư nhân khá cao 
và hơn hẳn so với vốn đầu tư công. Nếu giai đoạn 1997-
4 Bùi Quang Bình, Lê Phước Hoài Bảo 
2000, hệ số ICOR của khu vực tư nhân là 2,758, giai đoạn 
2001-2005 là 3,869, giai đoạn 2006-2010 là 2,859 thì giai 
đoạn 2011-2017 giảm chỉ còn 1,961 và tính chung giai 
đoạn 1997- 2017 là 2,781. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn này 
tốt hơn mức 3,374 của nền kinh tế và mức 6,649 của khu 
vực công. Nghĩa là, hiệu quả đầu tư tư nhân cao gấp 2,39 
lần so với khu vực công và 1,2 lần so với mặt bằng chung 
của nền kinh tế. 
Nguồn đầu tư này đã thúc đẩy tăng nhanh quy mô GDP 
của khu vực này. Năm 1997, quy mô GDP của khu vực tư 
nhân là 2242,7 tỷ đồng theo giá hiện hành và 5574,7 tỷ 
đồng theo giá 2010, năm 2017 là 71308,6 tỷ đồng theo giá 
hiện hành và 54434 tỷ đồng theo giá 2010. Như vậy, quy 
mô sản lượng của khu vực tư nhân đã tăng gấp 35 lần từ 
năm 1997 theo giá hiện hành và gấp 10,3 lần theo giá cố 
định. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP khu 
vực tư nhân là 11,1% trong giai đoạn 1997-2017, cao hơn 
mức 7,46% của kinh tế nhà nước. Kinh tế tư nhân đang 
đóng góp tới 90% GDP và 94% mức tăng trưởng GDP của 
tỉnh. 
Nhìn chung, khu vực tư nhân đã huy động được nguồn 
vốn khá lớn và tăng liên tục cho nền kinh tế, đã thúc đẩy 
tăng trưởng kinh tế tư nhân và kinh tế của tỉnh. Do vậy, cần 
thiết phải xem xét tác động của đầu tư công tới mức đầu tư 
tư nhân, qua đó có những điều chỉnh chính sách để thúc 
đẩy đầu tư tư nhân. 
4.2. Phân tích tác động của đầu tư công tới mức đầu tư 
tư nhân 
Thống kê mô tả các biến trong mô hình: Để mô tả các 
biến, xin giải thích thêm về số liệu. Phần dưới đây là các 
thống kê mô tả các biến. Giá trị trung bình của biến phụ 
thuộc đại diện cho đầu tư tư nhân - ip là 21,24541%, giá trị 
nhỏ nhất là 2,342% và giá trị lớn nhất là 51,651. Giá trị của 
các biến khác như trình bày trên Bảng 2. Với thống kê mô 
tả các biến này có thể thấy số liệu về cơ bản là không có sự 
phân tán hay hội tụ, có thể sử dụng phân tích.
Bảng 2. Thống kê mô tả số liệu 
Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Bé nhất Lớn nhất 
ip 63 21,245 15,101 2,342 51,65 
ig 63 12,487 7,782 1,976 28,02 
b 63 2,333 0,7857 0,872 3,658 
r 63 2,927 0,7841 1,386 4,351 
glg 63 2,441 0,9063 0,841 4,257 
(Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam và 
số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam) 
 Ma trận tương quan giữa các biến: Sử dụng ma trận 
tương quan để xem xét các thống kê về quan hệ giữa các biến 
để có thể kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến độc lập 
với biến phụ thuộc. Số liệu trình bày cụ thể ở Bảng 3. Qua 
số liệu cho thấy tổng đầu tư công của ngành có mối quan hệ 
thuận chiều với tổng đầu tư tư nhân, với hệ số tương quan là 
khá cao. Biến tổng mức tín dụng cũng tác động kích thích 
đầu tư công với hệ số tương quan cao; ngược lại, biến lãi 
suất thực có tác động âm với hệ số khá cao. Các chiều tác 
động này về cơ bản là phù hợp với lý thuyết. Vì tổng tín dụng 
của ngân hàng hay dư nợ của ngân hàng thương mại tăng, 
tức là khả năng vay vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng, lãi 
suất là chi phí đầu tư nên tác động nghịch biến. Yếu tố năng 
suất lao động cũng tác động thuận chiều với hệ số tương 
quan khá cao. Với hệ số tương quan cao có thể sẽ có hiện 
tượng đa công tuyến, tuy nhiên cần phải kiểm định cụ thể. 
Như vậy, kỳ vọng chiều hướng hay chiều tác động sẽ là trừ 
lãi suất có tác động âm, còn lại đều có tác động dương. 
Bảng 3. Ma trận tương quan giữa các biến 
 ip ig b r glp 
ip 1,000 
ig 0,821 1,000 
b 0,768 0,5009 1,000 
r -0,884 -0,723 -0,824 1,000 
glg 0,216 -0,089 0,671 -0,405 1,000 
(Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam và 
số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam) 
Kết quả ước lượng 
Đầu tiên, sử dụng phân tích theo phương pháp tác động 
ngẫu nhiên và cố định, sau đó, lựa chọn kết quả phương 
pháp nào tốt hơn. Tiếp theo sẽ giải quyết vấn đề nội sinh 
với cả hai phương pháp REM và FEM và cũng sẽ lựa chọn 
phương pháp tốt hơn. Kết quả lần đầu cho thấy các thống 
kê của mô hình đều có ý nghĩa thống kê, nên tiếp theo sẽ 
tiến hành kiểm định Hausman. Kết quả kiểm định cho thấy 
nên sử dụng kết quả của REM. Sau khi kiểm định với mô 
hình 2 giai đoạn 2 SLS, sử dụng Hausman test để lựa chọn. 
Kết quả cũng cho kết quả sử dụng REM IV regression tốt 
hơn so với FEM IV regression. Bước tiếp theo của nghiên 
cứu cần lựa chọn kết quả hai phương pháp ước lượng theo 
REM và REM IV regression bằng Hausman test. Kết quả 
cho thấy, REM có kết quả tốt hơn khi chạy 2 giai đoạn. Kết 
quả tổng hợp được trình bày ở Bảng 4. 
Từ kết quả Bảng 4 ta có thể thấy: 
Thứ nhất, hệ số hồi quy là +0,590, hàm ý rằng khi tỷ lệ 
đầu tư công so với GDP của ngành tăng mỗi % sẽ kích thích 
tỷ lệ đầu tư tư nhân so với GDP ngàng tăng 0,59%. 
Thứ hai, theo REM thì mức lãi suất – chi phí đầu tư có tác 
động nghịch biến, nếu lãi suất thực tế của đầu tư giảm 1% thì 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 10(119).2017 5 
tỷ lệ đầu tư tư nhân so với GDP ngành sẽ tăng -7,603%. 
Thứ ba, mức tín dụng ngân hàng có tác động dương và 
hệ số hồi quy là +8,188, hàm ý rằng tỷ lệ tín dụng so với 
GDP tăng 1% thì mức đầu tư tư nhân tăng 8,188%. 
Thứ tư, lao động có tác động âm tới đầu tư tư nhân, sử 
dụng nhiều lao động hay thâm dụng lao động sẽ giảm nhu 
cầu đầu tư. 
Bảng 4. Kết quả ước lượng 
 Phương pháp 
Random effects (REM) Fixed effects (FEM) Random effects IV regression 
Biến phụ thuộc: Đầu tư tư nhân - ip 
ig +0,590*** 
(0,326) 
+0,710* 
(0,245) 
1,256*** 
(0,240) 
b 8,188*** 
(1,346) 
5,769** 
(0,805) 
6,070*** 
(1,8560 
 r -7,603*** 
(1,520) 
-8,811* 
(2,595) 
-2,988 
(2,879) 
glp -3,307** 
(1,186) 
-2,034* 
(0,651) 
Tung độ gốc 
25,36*** 
(5,631) 
29,833* 
(8,762) 
0,132** 
(14,331) 
R- sq 0,8823 0,8789 0,8532 
Kiểm định phương sai thay đổi Điều chỉnh bằng lệnh robust Điều chỉnh bằng lệnh robust 
vif < 10 <10 
Durbin-Watson 1,2143 
N 63 63 63 
Prob>F 0,000 0,000 0,000 
Hausman test Prob > chi2 = 0,0004 Prob>chi2 = 0,2157 (so với REM) 
Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***, **, * là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% 
(Nguồn: Xử lý từ số liệu niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam và số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư 
tỉnh Quảng Nam) 
5. Kết luận 
Thứ nhất, những năm qua đầu tư công ở tỉnh Quảng 
Nam đã được huy động khá cao và phân bổ tập trung phát 
triển các ngành phi nông nghiệp. 
Thư hai, đầu tư nhân ở tỉnh Quảng Nam đã được huy 
động và phân bổ hợp lý hơn, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh 
tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, tiềm năng nguồn đầu tư này 
còn lớn và cần phải có giải pháp để thu hút nhiều hơn. 
Thứ ba, đầu tư công tỉnh Quảng Nam những năm qua 
đã tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân nhiều hơn vào nền kinh 
tế. Các công trình đầu tư công đã tạo thuận lợi cho khu vực 
kinh tế tư nhân bỏ thêm vốn để khởi nghiệp và mở rộng sản 
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của nghiên 
cứu này chưa thể chỉ ra lĩnh vực đầu tư công nào có ảnh 
hưởng tốt và chưa tốt. Nhưng nhìn chung, nếu chính quyền 
sử dụng đầu tư công hiệu quả, tập trung vào giải quyết 
những điểm nghẽn như hạ tầng cơ sở cứng và mềm sẽ tạo 
ra sung lực lớn thúc đẩy dòng đầu tư tư nhân. 
Thứ tư, lãi suất ngân hàng luôn ảnh hưởng khá mạnh 
tới mức đầu tư tư nhân. Điều này cũng cho thấy không chỉ 
lãi suất là chi phí để vay vốn mà cả những chi phí có liên 
quan tới vay vốn cũng ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của 
doanh nghiệp. Chẳng hạn, các chi phí liên quan đến những 
quy định và thủ tục của cơ quan nhà nước và ngân hàng 
khiến chi phí cơ hội tăng cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Altin Gjini, Albania Agim Kukeli, “Crowding-Out Effect Of Public 
Investment On Private Investment: An Empirical Investigation”, Volume 
10, Number 5 Journal of Business & Economics Research – May 2012. 
[2] Aschauer, “Is public expenditure productive?”, Journal of Monetary 
of Economics, 23, 1989a, pp. 177-200. 
[3] Altug, Sumru & Zenginobuz, Unal, What has been the Role of 
Investment in Turkey's Growth Performance?, Bogazici University 
Working Papers 2009/02, Department of Economics, 2009, pp. 1–19. 
[4] Boopen, S. & A J Khadaroo, Transportation Capital and Private 
Capital Formation in Mauritius: Testing the Substitutability and 
Complementarity Hypotheses, University of Mauritius, 2009, 
Seetanah.pdf (May 15, 2013). 
[5] Bazaumana, O., Modeling the Long Run Determinants of Private 
Investment in Senegal, 5Centre for Research in Economic 
Development and International Trade (CREDIT), No.04/05, 
University of Nottingham, 2004, pp. 1-23. 
[6] Erenburg và Wohar, “Public and Private investment: Are there 
cassual linkages”, Journal of Macroeconomics, 17, 1995, pp. 1-30, 
[7] Ghali, K. H., “Public Investment and Private Capital Formation in A 
Vector-Error-Correction Model of Growth”, Applied Economics, 30, 
1998, pp. 837-844. 
[8] Lutfi Erden, The impact of public capital investment on private 
investment under uncertainty - A panel data analysis of developing 
countries, Degree Awarded: Spring Semester, 2002. 
[9] Ramirez, “The impact of public investment on private investment 
spending in latin America, 1980-1995”, Atlantic Economics Journal, 
28, 2000, pp. 201-225. 
[10] Sử Đình Thành, “Đầu tư công chèn lấn hay thúc đẩy đầu tư khu vực 
công ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 251, tháng 9/2011. 
[11] Tô Trung Thành, Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ 
mô hình thực nghiệm VECM, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và 
Chính sách, 2012. 
(BBT nhận bài: 20/07/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 19/10/2017) 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_cong_toi_muc_dau_tu_tu_nhan_o_viet_nam_t.pdf