Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam
Cách mạng công nghiệp (CMCN) là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi
cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp khiến lực lượng
sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Có nhiều cách phân loại
khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, cho đến nay
lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu như cuộc CMCN 1.0
(1784) là việc chấm dứt sự phụ thuộc của con người vào sức kéo động vật và sức người, chuyển
sang sử dụng năng lượng hóa thạch, sức nước và hơi nước, thì cuộc CMCN 2.0 (1870) có bước đột
phá là điện khí hóa, liên lạc hữu tuyến, vô tuyến và các hình thức phát điện. Đến cuộc CMCN 3.0
(1969) là sự ra đời của các hệ thống kỹ thuật số, thông tin liên lạc và những tiến bộ nhanh chóng
trong công nghệ máy tính, lập trình, tạo ra, xử lý và chia sẻ thông tin. Cuộc CMCN 4.0 được ra đời
trên cơ sở nền tảng của cuộc CMCN 3.0, trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba
đại xu hướng: vật lý, số hóa và sinh học hay nói cách khác đó là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới
vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật11. Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được đề
cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” được Chính phủ Đức thông qua vào
năm 2012. Từ đó đến nay, thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả
cuộc CMCN 4.0.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 83 TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM Phạm Ngọc Hòa Học viện Chính trị khu vực IV Tóm tắt: Sự phát triển của nhân loại trong hơn ba thế kỷ qua chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những thay đổi từ các cuộc cách mạng công nghiệp. Cũng như ba cuộc cách mạng công nghiệp lần trước, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra thời cơ mới, cũng như thách thức không nhỏ cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam nói chung và việc làm của người lao động Việt Nam nói riêng. Bài viết nêu ra những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam; từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách để Việt Nam thích ứng với những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khó : cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ mới; người lao động. 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp (CMCN) là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công nghiệp khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lực lượng vật chất khổng lồ cho xã hội. Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, cho đến nay lịch sử loài người đã và đang trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu như cuộc CMCN 1.0 (1784) là việc chấm dứt sự phụ thuộc của con người vào sức kéo động vật và sức người, chuyển sang sử dụng năng lượng hóa thạch, sức nước và hơi nước, thì cuộc CMCN 2.0 (1870) có bước đột phá là điện khí hóa, liên lạc hữu tuyến, vô tuyến và các hình thức phát điện. Đến cuộc CMCN 3.0 (1969) là sự ra đời của các hệ thống kỹ thuật số, thông tin liên lạc và những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ máy tính, lập trình, tạo ra, xử lý và chia sẻ thông tin. Cuộc CMCN 4.0 được ra đời trên cơ sở nền tảng của cuộc CMCN 3.0, trọng tâm là các phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba đại xu hướng: vật lý, số hóa và sinh học hay nói cách khác đó là sự kết hợp của ba thế giới: thế giới vật chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật11. Khái niệm CMCN 4.0 lần đầu tiên được đề cập trong bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Từ đó đến nay, thuật ngữ “công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc CMCN 4.0. Có thể nói, cuộc CMCN 4.0 sẽ rất khác so với ba cuộc cách mạng đã làm thay đổi năng lực sản xuất của con người trước đó và được dự báo đảo lộn toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Cuộc cách mạng này càng thêm phức tạp bởi ở nhiều vùng trên thế giới (bao gồm cả Việt Nam), những cuộc CMCN 3.0 và thậm chí là CMCN 2.0 còn chưa hoàn tất và các công nghệ mới có thể “nhảy cóc” qua những chuyển biến đó, gây ra sự xáo trộn chưa từng thấy với mọi xã hội12. Thực vậy, so sánh với các cuộc CMCN trước đây, cuộc CMCN lần này sẽ phát triển với tốc độ cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như các cuộc CMCN trước đó về cả phạm vi và sự tác động mang tính hệ thống. Các công nghệ mới từ cuộc CMCN 4.0 được phát triển với tốc độ cao vượt bậc, với những đột phá đã được hiện thực hóa: xe hơi tự lái, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh trực tuyến, y khoa, tài chính13. Tất cả đang và sẽ mang lại nhiều thay đổi cơ bản và sâu rộng trong 11 Trần Hồng Quang, Nguyễn Hồng Hà (2016), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 10-2016, tr. 14. 12 Hải Minh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0: Đảo lộn tất cả, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 26-2-2017, tr. 24. 13 Lê Bảo Long (2016), Dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Những ai phải lo?, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 11-9-2016, tr. 12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 84 hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội nói chung và việc làm của người lao động Việt Nam nói riêng. Cho nên, dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến việc làm của người lao động Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Tác đ ng từ cu c cách mạng c ng nghiệp 4.0 đến việc làm củ người l o đ ng Việt Nam Ở Việt Nam thời gian qua, thuật ngữ CMCN 4.0 được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đầu tháng 5/2017, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 cho các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên ý kiến của giới nghiên cứu xung quanh vấn đề này còn rất khác nhau, trong khi một số nhà khoa học, đặc biệt là các nhà công nghệ cho rằng cần thay đổi nhận thức về CMCN 4.0 và có những giải pháp ứng phó thì một số ý kiến khác lại cho rằng năng lực tiếp cận của Việt Nam với cuộc cách mạng này vẫn là rất xa vời. Tuy nhiên, thế giới việc làm đang trải qua những biến đổi to lớn về cơ cấu do tiến bộ công nghệ, sản xuất chuyên môn hóa phát triển, nhu cầu thành thạo nhiều kỹ năng mới và mối quan hệ việc làm đang thay đổi mang lại. Một mặt công nghệ và số hóa hứa hẹn ... với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đây có thể là một “cơ hội vàng” nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Việc sử dụng robot và thúc đẩy xu hướng tự động hóa có thể giúp Việt Nam chuyển đổi từ phát triển quy trình sản xuất sang phát triển sản xuất một cách trực tiếp. Thực chất tác động tiêu cực của robot tới các ngành sản xuất và lao động cho tới hiện tại vẫn chỉ là sự thổi phồng, hoặc chưa có nhiều bằng chứng cụ thể hơn để cho rằng robot sẽ thay thế người lao động và lấy đi việc làm của người lao động Việt Nam. Trong khi đó thì cơ hội tạo ra nhờ cải thiện công nghệ và robot là hết sức rõ ràng đối với sự phát triển kinh tế. Đặc biệt, Việt Nam có thể liên kết với các nhà cung ứng toàn cầu dựa vào các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để tạo thành một mạng lưới sản xuất phục vụ các mục tiêu công nghiệp hóa và tăng trưởng của mình. Cuộc CMCN 4.0 còn tạo ra nhiều loại hình kinh doanh mới ở Việt Nam, công nghệ đang tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các mô hình mới có thể giúp giải quyết những vấn đề trong thị trường lao động hiện nay, đó là hàng nghìn việc làm ngắn hạn được tạo ra khi hình thành các startup công nghệ như: Uber, Grab... Dưới tác động của kỷ nguyên số, là cơ hội lớn phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong gần 5 năm qua, nhu cầu tuyển dụng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đã tăng gấp đôi. Nếu như năm 2013, nhu cầu tuyển dụng lao động công nghệ thông tin chỉ khoảng 6.800 việc làm thì đến năm 2016 đã tăng lên gần 15.000 việc làm. Đồng thời, mức lương trong lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể, giúp người lao động nâng cao mức thu nhập. H i là về tác đ ng tiêu cực 15 Trần Phương (2017), Tự động hóa không diễn ra ồ ạt, Báo Tuổi trẻ, Số 178/2017, ngày 05-7-2017, tr. 19. 16 Đăng Nguyên (2017), Người lao động không lo mất việc, Báo Thanh niên, Số 290, ngày 17-10-2017, tr. 11. 17 Đức Bình (2016), Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và lao động lớn tuổi, Báo Tuổi trẻ, Số 162/2017, ngày 19-6- 2017, tr. 18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 86 Bên cạnh mặt tích cực, cuộc CMCN 4.0 cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động Việt Nam. Với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, các hệ thống robot có trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Các mô hình công nghệ này sẽ thách thức mô hình “sản xuất hàng loạt” bằng mô hình “tùy chỉnh hàng loạt” và tự động hóa với chi phí thấp hơn. Vậy mà, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Trong khi đó, theo xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam khi mà 44% lao động vẫn hoạt động trong ngành nông nghiệp18. Sở dĩ, Việt Nam chịu nhiều tác động từ cuộc CMCN 4.0 còn xuất phát từ chính đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Đó là bởi chuyển dịch cơ cấu lao động hơn 30 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng “nhờ vào gia công”, chủ yếu dựa trên lợi thế về lao động rẻ. Những yếu tố này đến nay đã cạn kiệt, do đó, sẽ tác động bất lợi đến việc làm cho người lao động trước sự phát triển của cuộc CMCN 4.0. Bên cạnh đó, trình độ lạc hậu của người lao động và của cả nền kinh tế là trở ngại lớn nhất để chúng ta bắt kịp với các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 và ứng dụng hiệu quả các thành tựu này cũng là một vấn đề nan giải. Theo các chuyên gia, trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp, ví như lao động ngành nông nghiệp, dệt may, kế toán, lắp ráp và sửa chữa thiết bị. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố tháng 7 năm 2016 cho thấy, khoảng 70% vị trí công việc của Việt Nam có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa, con số này thấp hơn so với Trung Quốc (75%) nhưng lại cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực như Singapore (35%), Thái Lan (khoảng 45%), Philippines (gần 50%). Trong đó, theo ILO, lao động nữ và lao động giản đơn là nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi tự động hóa. Ước tính, có khoảng 86% lao động trong các ngành dệt may – da giày và 75% lao động trong ngành điện tử của Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ tự động hóa cao do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Trong khi đó, số lao động này hiện đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay. Chẳng hạn, Canon, một nhà đầu tư ở nước ngoài có mặt ở Việt Nam từ lâu, đã tiến hành cải tiến máy móc, công nghệ. Sau gần 8 năm thay đổi, số lao động của Canon đã giảm từ 13.000 lao động xuống còn 8.000 lao động nhưng doanh thu là lợi nhuận vẫn giữ nguyên19. Như vậy, có khoảng 5.000 lao động, chủ yếu là lao động giản đơn đã bị thay thế bởi máy móc. Bởi vì, nguồn nhân lực của chúng ta so với các nước trong khu vực hiện vẫn còn khoảng cách nhất định. Theo số liệu năm 2016, tỷ lệ lao động của Việt Nam đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ là 20,6%. Như vậy, chúng ta vẫn còn gần 80% lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ, chưa được đào tạo một cách bài bản. Ngoài ra, lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn ở một khía cạnh khác, lao động Việt Nam hầu hết làm việc trong khu vực phi chính thức, sản xuất giản đơn, nhỏ lẻ với quy mô gia đình. Bên cạnh đó, lao động của Việt Nam phần lớn chưa được qua đào tạo; việc sở hữu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng sáng tạo vẫn còn rất hạn chế. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với người lao động Việt Nam. Một vấn đề kinh tế quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề xã hội lớn nhất đối với Việt Nam, đó là sự bất bình đẳng về nguồn lực lao động. Đặc biệt là gây ra nguy cơ gây phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ các loại hình kinh tế, người lao động sẽ bị 18 Trần Hồng Quang, Nguyễn Hồng Hà (2016), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 10-2016, tr. 16. 19 Thùy Dung (2017), Cơ hội việc làm từ kỷ nguyên số, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số 21-2017, tr. 48. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 87 dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giàu, nghèo cũng như lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Thực vậy, cuộc CMCN 4.0 tác động rất lớn đến các nhóm yếu thế, nhóm lao động có tay nghề thấp, làm việc trong khu vực phi chính thức, lao động làm việc trong nhà máy theo dây chuyền Nếu các doanh nghiệp ứng dụng các robot, dây chuyền sản xuất tự động thì những lao động làm các công việc trên các dây chuyền lắp ráp sẽ bị thất nghiệp. Do đó, cuộc cách mạng này gây nên sự xáo trộn lớn đến đời sống xã hội của người lao động, đó là nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao đang có xu hướng gia tăng, trong khi nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề và trình độ thấp đã giảm. Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là lao động phổ thông do rất dễ bị thay thế bởi quá trình tự động hóa và người máy. 2.2. Một số gợi ý chính sách để Việt Nam thích ứng với những tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Thứ nhất, nâng cao nhận thức của xã hội về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Để ứng phó với tác động của cuộc CMCN 4.0, chúng ta cần xây dựng một nhận thức chung trong toàn xã hội đối với những thay đổi nhanh chóng do cuộc CMCN 4.0 mang tới. Việc nghiên cứu về những tác động tích cực và tiêu cực từ CMCN 4.0 sẽ giúp cho Việt Nam có được những luận cứ khoa học và sát thực như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh để điều chỉnh những chỉ tiêu, thông số của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn. Đồng thời, xây dựng những kịch bản nhằm thích ứng với tình hình thay đổi do CMCN 4.0 đem lại, nhất là ứng phó, quản lý rủi ro từ những hệ quả của nó, nhất là vấn đề việc làm cho người lao động. Thứ hai, tăng lượng cầu về lao động Để tăng lượng cầu về lao động, Nhà nước cần khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, xây dựng nhiều doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ mới. Đồng thời, khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển hình thức trang trại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho số lao động bị ảnh hưởng từ cuộc CMCN 4.0,... Đồng thời, cần tạo ra cơ hội để người lao động tự tạo việc làm cho mình thông các chính sách giải quyết việc làm dài hạn và ngắn hạn như chính sách cho vay khởi nghiệp nhằm thúc thẩy tinh thần sáng tạo trong lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách và biện pháp khuyến khích các cơ sở công nghiệp ưu tiên tuyển dụng, thu hút lực lượng lao động dôi dư từ các doanh nghiệp dệt may, da giày và điện tử bị thất nghiệp do tác động từ cuộc CMCN 4.0. Thứ ba, nâng cao chất lượng cung lao động Nguồn cung lao động của nước ta hiện nay phần lớn là lao động nông thôn, có chất lượng rất thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghề. Vì vậy, lực lượng lao động nói trên chưa đáp ứng được nhu cầu của những ngành nghề có sử dụng công nghệ hiện đại, trong khi trên thị trường lao động đang xảy ra nghịch lý là thiếu hụt rất lớn nguồn lao động chất lượng cao, nhưng lại dư thừa lao động phổ thông. Do đó, cần phải có nhiều hình thức đào tạo phù hợp với từng lứa tuổi và sở thích của người lao động để nâng cao chất lượng cung lao động. Cùng với việc mở rộng quy mô và các loại hình đào tạo nghề, phải coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện thể lực và tác phong công nghiệp cho người lao động, nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo và kỹ năng mềm. Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước với người sử dụng lao động và người lao động Cách mạng CMCN 4.0 sẽ giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, từ đó nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần cho mỗi người lao động và cho toàn xã hội. Thế nhưng, để thích ứng với những tác động từ cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp). Đây không chỉ là trách nhiệm tự thân của người lao động, mà còn là trách nhiệm của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước cần hỗ trợ cho người lao động trong đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, cũng như có cơ chế chính sách để người lao động tham gia tích cực vào thị TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 88 trường lao động, đồng thời cần quy định trách nhiệm và quyền lợi của các doanh nghiệp trong việc thu hút người lao động vào làm việc tại cơ sở của mình. Thứ năm, đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ và khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ làm nên cuộc CMCN 4.0. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các trường, các cơ sở đào tạo đổi mới phương thức đào tạo, làm sao gắn được việc đào tạo với thị trường, gắn cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để sản phẩm của đào tạo phục vụ luôn được cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam phải phát triển một hệ thống các Viện nghiên cứu năng động, hiệu quả và liên kết với mạng lưới tri thức toàn cầu. Các Viện nghiên cứu của Nhà nước phải được tái cơ cấu theo hướng tự chủ cao để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Khuyến khích Viện nghiên cứu của các doanh nghiệp hình thành và phát triển nhằm cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. KẾT LUẬN Như vậy, cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân đã làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến việc làm của người lao động Việt Nam. Nếu tận dụng tốt cơ hội, nhiều lao động Việt Nam sẽ được việc làm phù hợp với khả năng của mình. Trong trường hợp ngược lại, sẽ có nhiều lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Do vậy, Việt Nam cần thực hiện một tiến trình kép, đó là: Thứ nhất, tiếp tục giải quyết những vấn đề liên quan đến người lao động còn tồn đọng từ trước đến nay như thời gian làm việc, chế độ chính sách, tiền lương... Thứ hai, nhanh chóng hoàn thiện thể chế chính sách về việc làm để người lao động tận dụng được cơ hội và vượt lên thách thức liên quan đến cuộc CMCN 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái An (2017), Kỷ nguyên số: Cơ hội và thách thức với lực lượng lao động trẻ, Báo Lao động – Xã hội, Số 60, ngày 18/5/2017. 2. Chu Ngọc Anh (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng bền vững của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, Số 891 (1-2017). 3. Đức Bình (2016), Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và lao động lớn tuổi, Báo Tuổi trẻ, Số 162/2017, ngày 19-6-2017. 4. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức, Tạp chí Tài chính, Số 6/2017 (Kỳ 1). 5. Thùy Dung (2017), Cơ hội việc làm từ kỷ nguyên số, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số 21-2017. 6. Trần Phương (2017), Tự động hóa không diễn ra ồ ạt, Báo Tuổi trẻ, Số 178/2017, ngày 05-7- 2017. 7. Phạm Ngọc Hòa (2017), Cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến sự phát triển nền hành chính nhà nước, Tạp chí Thông tin đối ngoại, Số 6-2017. 8. Trần Hồng Quang, Nguyễn Hồng Hà (2016), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo tác động đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 10-2016. 9. Lê Thị Tình, Đoàn Thị Mai Liên (2017), Về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Cộng sản, Số 896 (6-2017). 10. Lê Bảo Long (2016), Dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Những ai phải lo?, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 11-9-2016. 11. Hải Minh (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0: Đảo lộn tất cả, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 26- 2-2017. 12. Đăng Nguyên (2017), Người lao động không lo mất việc, Báo Thanh niên, Số 290, ngày 17-10- 2017. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 89 Impact of the industrial revolution 4.0 on the employment of Vietnamese workers Abstract: The development of humanity over the past three centuries has been greatly influenced by changes from industrial revolutions. Just as the previous three industrial revolutions, the 4.0 industrial revolution is creating new opportunities, as well as a considerable challenge to the sustainable development of the Vietnamese economy in general and the employment of workers. Vietnam in particular. The paper outlines the positive and negative impacts of the 4.0 industrial revolution on the employment of Vietnamese workers; From there, give some policy suggestions for Vietnam to adapt to the impacts of the Industrial Revolution 4.0. Keywords: industrial revolution 4.0; new technology; workers
File đính kèm:
- tac_dong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_viec_lam_cua.pdf