Tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam
Nhiều nghiên cứu về chiến lược trước đây
đã chỉ ra hai điều kiện cần thiết cho sự thành
công của một DN là vị thế cạnh tranh giúp
doanh nghiệp ở vị trí dẫn đầu cũng như hiệu
quả kinh doanh của DN. Trong đó một số
nghiên cứu nhấn mạnh tồn tại nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhưng
một trong những yếu tố có tác động đáng kể
và làm cải thiện hiệu quả kinh doanh đó là
chiến lược cạnh tranh của DN. Theo nghiên
cứu của M.Porter (1980), chiến lược cạnh
tranh là những cách thức và nỗ lực của DN
nhằm thu hút khách hàng và nâng cao được vị
thế cạnh tranh của DN trong một ngành kinh
doanh nhất định. Tác giả lập luận các DN có
chiến lược cạnh tranh rõ ràng sẽ dễ dàng vượt
qua DN không có chiến lược và hiệu quả kinh
doanh có thể được quyết định nhờ DN triển
khai một hoặc một vài chiến lược cạnh tranh
bao gồm: chiến lược chi phí thấp, chiến lược
khác biệt hóa và chiến lược tập trung.
Nhiều nghiên cứu sau này đã củng cố về
vai trò và tác động của chiến lược cạnh tranh
đến hiệu quả kinh doanh của DN. Cụ thể như,
Dess và Davis (1984) cho rằng chiến lược
cạnh tranh ít nhất cũng giúp cho các DN đạt
được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các
doanh nghiệp khác. Karnani (1984) lại đánh
giá sự khác biệt về chi phí hoặc sự khác biệt
về vị thế cạnh tranh giúp DN có được lợi
nhuận cao hơn. White (1987) nhận định các
đơn vị kinh doanh chiến lược của DN có khả
năng đạt được lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI
cao hơn khi áp dụng chiến lược dẫn đạo về
chi phí trong khi chiến lược khác biệt hóa
giúp DN tăng được doanh số bán nhờ có sự
phối hợp giữa các bộ phận chức năng quantrọng bên trong DN. Wright (1991) cho rằng
DN áp dụng cả hai chiến lược khác biệt hóa
và chi phí thấp đều mang lại hiệu quả kinh
doanh cao nhất. Bush và Sinclair (1992) tiến
hành nghiên cứu thực tế và cho biết các DN
thành công trên thị trường đều là các DN kết
hợp linh hoạt và thành công giữa chi phí thấp
và khác biệt hóa. Yamin (1999) xem xét mối
quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh, lợi thế
cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh từ đó đánh
giá hiệu quả kinh doanh của DN thông qua
chỉ tiêu lợi nhuận. Tehrani (2003) đưa ra quan
điểm về sự tác động của năm loại hình chiến
lược cạnh tranh (khác biệt hóa sản phẩm, chi
phí thấp, khác biệt marketing, tập trung khác
biệt hóa sản phẩm và tập trung chi phí thấp)
lên từng khu vực địa lý là hoàn toàn khác
nhau. Kaya (2004) nghiên cứu mối quan hệ
giữa công nghệ sản xuất tiên tiến, chiến lược
cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của danh
nghiệp và cho thấy một chiến lược kép gồm
cả chi phí thấp và khác biệt hóa mang lại hiệu
quả kinh doanh cao.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam
1. Đặt vấn đề Nhiều nghiên cứu về chiến lược trước đây đã chỉ ra hai điều kiện cần thiết cho sự thành công của một DN là vị thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp ở vị trí dẫn đầu cũng như hiệu quả kinh doanh của DN. Trong đó một số nghiên cứu nhấn mạnh tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhưng một trong những yếu tố có tác động đáng kể và làm cải thiện hiệu quả kinh doanh đó là chiến lược cạnh tranh của DN. Theo nghiên cứu của M.Porter (1980), chiến lược cạnh tranh là những cách thức và nỗ lực của DN nhằm thu hút khách hàng và nâng cao được vị thế cạnh tranh của DN trong một ngành kinh doanh nhất định. Tác giả lập luận các DN có chiến lược cạnh tranh rõ ràng sẽ dễ dàng vượt qua DN không có chiến lược và hiệu quả kinh doanh có thể được quyết định nhờ DN triển khai một hoặc một vài chiến lược cạnh tranh bao gồm: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung. Nhiều nghiên cứu sau này đã củng cố về vai trò và tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của DN. Cụ thể như, Dess và Davis (1984) cho rằng chiến lược cạnh tranh ít nhất cũng giúp cho các DN đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Karnani (1984) lại đánh giá sự khác biệt về chi phí hoặc sự khác biệt về vị thế cạnh tranh giúp DN có được lợi nhuận cao hơn. White (1987) nhận định các đơn vị kinh doanh chiến lược của DN có khả năng đạt được lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI cao hơn khi áp dụng chiến lược dẫn đạo về chi phí trong khi chiến lược khác biệt hóa giúp DN tăng được doanh số bán nhờ có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng quan 33 Sè 127/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THỰC PHẨM VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Việt Đại học Thương mại Email: nhviet@tmu.edu.vn Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Đại học Thương mại Email: mynguyet@tmu.edu.vn Ngày nhận: 05/03/2019 Ngày nhận lại: 16/03/2019 Ngày duyêt đăng: 19/03/2019 B ài viết này nghiên cứu tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Dựa trên dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 130 DN kinh doanh thực phẩm đang hoạt động trên thị trường Việt Nam cho thấy loại hình chiến lược cạnh tranh được sử dụng đều có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các DN này. Kết quả nghiên cứu là căn cứ cho các DN lựa chọn chiến lược cạnh tranh và phát triển các năng lực cạnh tranh phù hợp để cải thiện tốt hơn hiệu quả kinh doanh. Từ khóa: Chiến lược cạnh tranh; Chiến lược chi phí thấp; Chiến lược khác biệt hóa; Chiến lược tập trung; DN kinh doanh thực phẩm; Hiệu quả kinh doanh. trọng bên trong DN. Wright (1991) cho rằng DN áp dụng cả hai chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp đều mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bush và Sinclair (1992) tiến hành nghiên cứu thực tế và cho biết các DN thành công trên thị trường đều là các DN kết hợp linh hoạt và thành công giữa chi phí thấp và khác biệt hóa. Yamin (1999) xem xét mối quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Tehrani (2003) đưa ra quan điểm về sự tác động của năm loại hình chiến lược cạnh tranh (khác biệt hóa sản phẩm, chi phí thấp, khác biệt marketing, tập trung khác biệt hóa sản phẩm và tập trung chi phí thấp) lên từng khu vực địa lý là hoàn toàn khác nhau. Kaya (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất tiên tiến, chiến lược cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của danh nghiệp và cho thấy một chiến lược kép gồm cả chi phí thấp và khác biệt hóa mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm tại các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam, nghiên cứu này hướng đến mục tiêu đánh giá tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của DN, đồng thời xem xét các năng lực cạnh tranh tương ứng cấu thành của từng loại hình chiến lược cạnh tranh. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho DN lựa chọn loại hình chiến lược cạnh tranh và các năng lực cạnh tranh tương ứng một cách phù hợp và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Mục đích hoạt động chính của DN là tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận và xây dựng được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Một trong những lợi thế cạnh tranh điển hình mà DN có thể xác lập trong ngành đó là kiểm soát cấu trúc chi phí và đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ có mức chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là cách thức cạnh tranh phổ biến còn được gọi là chiến lược chi phí thấp, đề cập đến lợi thế cạnh tranh thông qua việc định giá thấp hơn một cách đáng kể so với đối thủ cạnh tranh khác (Porter, 2001). Chiến lược chi phí thấp là chiến lược cạnh tranh dựa trên chi phí thấp nhất tr ... DN, chất lượng sản phẩm và sự đổi mới. Từ đó đặt ra giả thuyết như sau: Giả thuyết H2: Chiến lược khác biệt hóa có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Theo Porter (2001), chiến lược tập trung có mục tiêu theo đuổi một phân đoạn thị trường cụ thể thông qua lợi thế dẫn đạo chi phí hay sự khác biệt chứ không tham gia vào toàn bộ thị trường. Nó liên quan đến các phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu đó để mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN. DN có thể chọn để tập trung vào một nhóm khách hàng đã chọn, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc dịch vụ (Darrow, 2001). DN triển khai chiến lược tập trung phát triển thị phần thông qua các hoạt động trong một thị trường ngách, thị trường kém hấp dẫn hoặc bị bỏ qua bởi đối thủ cạnh tranh lớn hơn. Một chiến lược tập trung thành công phụ thuộc vào một phân đoạn thị trường mà DN lựa chọn đủ lớn để có tiềm năng tăng trưởng tốt, nhưng không quan trọng đối với đối thủ cạnh tranh lớn. Chiến lược tập trung có hiệu quả nhất khi khách hàng có sở thích khác nhau và khi các đối thủ cạnh tranh không khai thác (David, 2000). Chiến lược tập trung thường phù hợp với nhu cầu xây dựng lợi thế cạnh tranh của DN nhỏ trên một thị trường hoặc phân khúc thị trường nhất định. Các thị trường khác nhau đòi hỏi cấu trúc chi phí khác nhau cũng như nhu cầu mang tính khác biệt, do đó DN triển khai chiến lược tập trung cần phải lợi dụng sự khác biệt này để tạo ra các sản phẩm riêng biệt, đặc thù nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Waiyaki, 2014). Đây cũng là yếu tố làm nên đặc thù của các DN theo đuổi định hướng chiến lược tập trung. Hahn (2003) lại nhấn mạnh các DN tập trung phát triển năng lực nghiên cứu thị trường một cách đại trà, từ đó đưa vào kinh doanh hàng loạt các sản phẩm khác nhau, tập trung vào năng lực đầu tư hoạt động xúc tiến các sản phẩm, dịch vụ đó trên một thị trường nhất định để có thể giữ lại các sản phẩm thành công. Saif (2015) cũng đồng quan điểm khi cho rằng các chương trình xúc tiến tập trung vào khách hàng có ảnh hưởng lớn đền hiệu quả chiến lược tập trung của DN. Dựa trên các minh chứng này, có thể xây dựng giả thuyết nghiên cứu dưới đây: 35 Sè 127/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Giả thuyết H3: Chiến lược tập trung có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Từ các nghiên cứu của M. Porter (1981), Dess & Dvis (1984) và Madara M.Ogot (2014), mô hình nghiên cứu của đề tài như sau: Chiến lược chi phí thấp: Trên cơ sở thang đo chiến lược chi phí thấp của Porter (1980); Dess & Dvis (1984), Hansen & cộng sự (2015); Banker & cộng sự (2014); Caxton Munyoki (2015); Richard S. Allen & Marilyn M. Helms (2013), thang đo chiến lược chi phí thấp được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm 8 nhóm yếu tố: Năng lực quản trị; Năng lực định giá; Năng lực chủ động nguyên liệu đầu vào; Năng lực phân phối; Năng lực ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại; Năng lực tài chính; Năng lực sản xuất với quy mô lớn. Chiến lược khác biệt hóa: Dựa trên các thang đo nghiên cứu được phát triển từ các nghiên cứu của Porter (1985); Kotler và cộng sự (2006); John A. Parnell (2011); Richard S. Allen & Marilyn M.Helms (2013); Caxton Munyoki (2015); Faith Muia (2017), xác định 10 nhóm yếu tố bao gồm: Năng lực đổi mới sáng tạo về sản phẩm; Năng lực khác biệt về dịch vụ khách hàng so với đối thủ cạnh tranh; Năng lực phát triển chuỗi cung ứng nội bộ và tham gia chuỗi cung ứng ngành của DN; Năng lực nhân sự của DN; Năng lực quản trị quan hệ khách hàng của DN; Năng lực thương hiệu của DN; Năng lực quản trị chất lượng và an toàn sản phẩm của DN; Năng lực truyền thông marketing sản phẩm của DN; Năng lực trách nhiệm xã hội của DN; Năng lực đổi mới và sáng tạo quy trình công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh của DN. Chiến lược tập trung: Kết hợp các nghiên cứu của Tahir & Bakar (2007); Josephat Mutabuzi Justinian )2015); Faith Muia (2017); Porter (1980); Morrill (2007); Fatih Yasar (2010), nghiên cứu sử dụng thang đo bao gồm 6 nhóm năng lực: Năng lực nghiên cứu thị trường của DN; Năng lực cung ứng sản phẩm ở phân khúc thị trường sản phẩm giá cao (hoặc giá thấp); Năng lực mar- keting phân biệt cho từng phân khúc thị trường của DN; Khả năng đáp ứng các nhu cầu cá biệt của khách hàng; Năng lực phát triển thị trường mới của DN; Năng lực đa dạng hóa sản phẩm của DN. Hiệu quả kinh doanh: Hai chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả thị trường. Trong đó hiệu quả tài chính được đo lường bởi một số tiêu chí như: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), có xu hướng dễ kiểm soát và dễ thực hiện đo lường hơn các hiệu quả thị trường (Waal & Coevert (2013). Nghiên cứu này sử dụng các tiêu chí tài chính để đo lường hiệu quả kinh doanh của các DN bao gồm: Tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, ROA, và ROE. Mô hình nghiên cứu như sau: Y = β0+ β1X1+β2X2+β3X3+ εi Trong đó: Y: Hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam X1: Chiến lược chi phí thấp X2: Chiến lược khác biệt hóa X3: Chiến lược tập trung β0: Là hệ số góc hồi quy tổng thể khi các biến độc lập bằng 0, thể hiện mức ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài các nhân tố được xác định trong mô hình. Sè 127/201936 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Hình 1: Mô hình nghiên cứu H1 H2 H3 Chieán löôïc chi phí thaáp Hieäu quaû kinh doanh cuûa caùc DN kinh doanh thöïc phaåm Vieät Nam Chieán löôïc khaùc bieät hoùa Chieán löôïc taäp trung 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được triển khai bằng cách phát triển các giả thuyết và kiểm định lại bằng phương pháp định lượng. Tác giả xây dựng bảng câu hỏi, gồm nhiều câu hỏi tương ứng với mỗi giả thuyết (các biến độc lập) để đánh giá mức độ tác động tới hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam (biến phụ thuộc). Bảng hỏi bao gồm 2 phần, phần thứ nhất là các thông tin chung như (giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và chức vụ hiện tại,), phần thứ hai là các câu hỏi để đánh giá tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh. Các biến số được đo theo thang Likert 5 khoảng cách (từ mức 1: hoàn toàn không đồng ý đến mức 5: hoàn toàn đồng ý). Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiêu phân tầng theo địa bàn và theo loại hình doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của DN. Quy trình điều tra chính thức được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2017 đến 10/2017. Với 200 phiếu điều tra phát ra đã thu về được 141 tương ứng với tỷ lệ 70.5%. Trong 141 phiếu thu về có 11 phiếu không hợp lệ và bị loại do người trả lời bỏ trống trên 30% số câu hỏi hoặc trả lời cùng một phương án cho tất cả các câu hỏi. Kết quả có 130 phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu chính thức, đảm bảo tính đại diện. Cơ cấu mẫu thể hiện trong bảng 1 dưới đây: 4. Kết quả nghiên cứu Phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng để phân tích số liệu bao gồm trị số trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) và hệ số biến thiên (CV) để thống kê mô tả các biến. Kiểm định CFA và phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định các giả thuyết. Hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các nhân tố đều đạt được độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6; nếu bỏ đi bất cứ biến quan sát nào trong nhân tố này thì hệ số Alpha đều giảm, đồng thời hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên tất cả 37 Sè 127/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 1: Cơ cấu mẫu điều tra Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra Ñòa baøn Tyû leä Quy moâ lao ñoäng Tyû leä Loaïi hình Coâng ty Tyû leä 1. Haø Noäi 23.08% Döôùi 5 ngöôøi 31,54% Coå phaàn 27,69% 2. Baéc Ninh 6.15% Töø 5 - 9 ngöôøi 22,31% TNHH 63,08% 3. Haûi Döông 10.00% Töø 10 - 49 ngöôøi 17,69% Tö nhaân 9,23% 4. Höng Yeân 4.62% Töø 50 - 199 ngöôøi 13,85% Toång 100% 6. Vónh Phuùc 2.31% Töø 200 - 299 ngöôøi 6,92% 7. Ñaø Naüng 4.62% Töø 300 - 499 ngöôøi 3,85% 8. Hueá 4.62% Töø 500 - 999 ngöôøi 3,08% 9.TP. Hoà Chí Minh 23.08% Treân 1000 ngöôøi 0,77% 10. Ñoàng Nai 8.46% Toång 100% 11. Sôn La 2.31% 12. Ñaø Laït 3.85% 13. Laøo Cai 2.31% 14. Baéc Giang 4.62% Toång 100% quan sát đều được giữ lại. Cụ thể, trong các thang đo thì chiến lược khác biệt hóa có Cronbach’s Alpha lớn nhất (0,957) cho thấy mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát. Thấp nhất là thang đo chiến lược tập trung có Cronbach’s Alpha là 0,868 và mối tương quan biến tổng cao nhất của thang đo này là 62,4%. Có mối tương quan tích cực giữa chiến lược chi phí thấp và hiệu quả kinh doanh của DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam (r=0,53, p- value=0,004). Về chiến lược khác biệt, hệ số tương quan cũng là tích cực (r = 0,374, p-value <0,001). Điều này có nghĩa rằng các chiến lược khác biệt hóa cũng dẫn đến sự gia tăng hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng có một mối tương quan tích cực giữa chiến lược tập trung và hiệu quả của DN (r = 0,251, p-value = 0,005) điều này cho thấy việc sử dụng các chiến lược tập trung cũng cải thiện hiệu quả kinh doanh của DN, mặc dù mức tác động không lớn bằng của chiến lược dẫn đạo chi phí và chiến lược khác biệt. Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) như thể hiện trong bảng 4 kiểm tra ý nghĩa của mô hình ở mức ý nghĩa 5%. Với p-value = 0,000 có nghĩa là giả thuyết được chấp nhận và ba loại hình chiến lược cạnh tranh có mối quan hệ tích cực với hiệu quả kinh doanh của DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Tiếp theo, mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của năng lực lõi tới lợi thế cạnh tranh. Hiện tượng đa cộng tuyến giữa 5 biến độc lập được đo lường qua dung sai và hệ số phóng đại phương sai (VIF). Giá trị VIF dao động từ 1.2 đến 1.6, các giá trị < 10 cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến là không đánh kể và các biến số ổn định. Trong bảng 5 cho thấy các hệ số beta X1 (β = 0,044, giá trị p-0,747), X2 (β = 0,412, p-value = 0,007) và X3 (0,075, p-giá trị 0,545) thể hiện tác động cực giữa các chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các DN. Phân tích hồi quy với độ tin cậy được chọn là 95% tương ứng với các biến độc lập ý nghĩa Sè 127/201938 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu Teân bieán Kyù hieäu bieán Töông quan bieán - Toång thaáp nhaát Cronbach’s Alpha cao nhaát neáu loaïi bieán Cronbach’s Alpha Ñaùnh giaù Chieán löôïc chi phí thaáp X1 0,645 0,901 0,904 Chaáp nhaän Chieán löôïc khaùc bieät hoùa X2 0,669 0,956 0,957 Chaáp nhaän Chieán löôïc taäp trung X3 0,624 0,853 0,868 Chaáp nhaän Hieäu quaû kinh doanh Y 0,587 0,934 0,933 Chaáp nhaän Bảng 3: Kết quả phân tích tương quan Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra X1 X2 X3 Y X1 Pearson Correlation 1 ,571** ,317** ,253** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,004 N 131 130 130 127 X2 Pearson Correlation ,571** 1 ,560** ,374** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 N 130 130 130 126 X3 Pearson Correlation ,317** ,560** 1 ,251** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 N 130 130 130 126 Y Pearson Correlation ,253** ,374** ,251** 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 N 127 127 126 127 nhỏ hơn 0,05 và hệ số chuẩn hóa Beta dương. Như vậy các biến độc lập X1, X2, X3 tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc Y. Kết quả cho thấy tất cả các biến đều thỏa mãn yêu cầu và mô hình phù hợp với định hướng nghiên cứu. Phương trình hồi quy có dạng sau: Y (HQKD) = 1,880 + 0,044X1+ 0,412X1+ 0,075 X1 5. Bình luận về kết quả và một số hàm ý kiến nghị Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của DN. Kết quả nghiên cứu của Dess & Dvis (1984) về ảnh hưởng tích cực của CLCT đối với chỉ số ROA và doanh thu của DN hay Marques & cộng sự (2000) qua khảo sát 12 DN sản xuất công nghiệp tại Bồ Đào Nha thấy rằng lợi nhuận và ROE của các DN triển khai chiến lược khác biệt hóa cao nhất, tiếp đến là chiến lược tập trung và cuối cùng là chiến lược chi phí thấp. Shah & cộng sự (2000) cũng chỉ ra các DN Nhật Bản nhờ áp dụng chiến lược khác biệt hóa mà có được hiệu quả kinh doanh tốt hơn so với các DN của Mỹ triển khai chiến lược chi phí thấp hay tập trung. Kết quả này cũng tương đồng với những phát hiện trong nghiên cứu của Power & Hahn (2004) khi xem xét mối quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh và chỉ ra chiến lược cạnh tranh mang lại lợi nhuận, doanh thu cao cho DN cao hơn đối với DN không có chiến lược cạnh trnah. Điều này cũng phù hợp với khẳng định của Porter (1985) và Wright (1988) về tác động của chiến lược cạnh tranh đến lợi nhuận, doanh thu và ROE của DN. Những kết quả này là minh chứng cho vai trò và tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh và chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu. Chiến lược khác biệt hóa (X2) có hệ số 0,412 quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc. Đây là chiến lược có tác động mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh của DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Trọng tâm của chiến lược khác biệt hóa là tạo ra các sản phẩm có chất lượng vượt trội, độc đáo cho khách hàng dựa trên nền tảng DN phát huy những điểm mạnh về khả năng đổi mới sáng tạo sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hay công nghệ vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này, có thể chấp nhận giả thuyết chiến lược khác biệt hóa có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Cụ thể cho thấy 23,9% số DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam theo đuổi chiến lược khác biệt hóa. So với hai chiến lược cạnh tranh khác của chi phí thấp và chiến lược tập trung, các DN thực phẩm chủ yếu áp dụng chiến lược khác biệt có khả năng đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn đáng kể (0,412). 39 Sè 127/2019 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học Bảng 4: Kết quả phân tích ANOVA tổng hợp Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Moâ hình Toång bình phöông Df Bình phöông trung bình coäng F Sig. 1 Hoài quy 8,993 3 2,998 6,802 ,000a Phaàn dö 53,769 122 ,441 Toång 62,763 125 Bảng 5: Kết quả phân tích hồi quy tổng hợp Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra Bieán Heä soá chöa chuaån hoùa Heä soá chuaån hoùa T Sig. B Sai soá chuaån Beta 1 (Constant) 1,880 0,500 3,761 0,000 X1 0,044 0,135 0,033 0,323 0,747 X2 0,412 0,150 0,321 2,738 0,007 X3 0,075 0,123 0,061 0,607 0,545 a. Dependent Variable: Y
File đính kèm:
- tac_dong_cua_chien_luoc_canh_tranh_den_hieu_qua_kinh_doanh_c.pdf