Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam

Sau khi trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đang chứng kiến CMCN lần thứ tư

với những công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác

thực tại ảo (AR). Khái niệm về cách mạng 4.0 vẫn đang được phát triển và tinh chỉnh thêm. Thuật

ngữ Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) lần đầu tiên xuất hiện trong một báo cáo của chính phủ Đức

nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của

con người. Brettel và cộng sự (2014) cho rằng Công nghiệp 4.0 tập trung vào việc thiết lập các các

sản phẩm và quy trình sản xuất thông minh. Trong tương lai, các Hệ thống điều khiển - vật lý

(Cyber-Physical-Systems hay CPS) sẽ cho phép giao tiếp giữa con người, máy móc và sản phẩm. Và

vì các hệ thống có thể thu thập và xử lý dữ liệu, chúng có thể tự kiểm soát các tác vụ nhất định và

tương tác với con người thông qua các giao diện (Brettel và cộng sự, 2014). Cùng với sự phát triển

như vậy, nhiều học giả, các quốc gia và thậm chí cả các ngành công nghiệp đã có nhiều từ đồng

nghĩa khác nhau để đề cập đến CMCNp 4.0 như Công nghiệp internet (Industrial Internet), nhà máy

thông minh (Smart Factory), sản xuất thông minh (SMART Manufacturing), sản xuất 4.0

(Manufacturing 4.0) (Jayatilake, H.S.B & Withanaarachchi, A.S, 2016). Có thể khái quát, CMCN

4.0 một thuật ngữ với nội hàm bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ

liệu và chế tạo đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet của vạn vật và internet

của các dịch vụ tương tác với nhau tương tác với con người theo thời gian thật.

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11460
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 66 
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN 
XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM 
ThS. Vũ Anh Tuấn 
Trƣờng Đại học Thƣơng mại 
Tóm tắt 
Bài viết phân tích tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may Việt Nam. Từ 
việc xem xét khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực trạng ngành dệt may, tác giả đưa 
ra những nhận định về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp này đến ngành dệt may và một số 
khuyến nghị cho doanh nghiệp. 
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, dệt may, xuất khẩu dệt may 
Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là một khái niệm được nhắc đến nhiều gần đây. Nếu như 
các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thường kéo dài hàng thập kỷ thì CMCN 4.0 sẽ diễn ra 
với tốc độ và quy mô khác hẳn. Điều này dẫn đến nhiều ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng 
nề, trong đó có ngành dệt may. Đối với Việt Nam, xuất khẩu dệt may có vai trò quan trọng trong nền 
kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu những ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến ngành dệt may là cần thiết. Trong 
phạm vi bài viết, tác giả đưa ra thông tin khái quát về CMCN 4.0, tình hình xuất khẩu dệt may Việt 
Nam, những nhận định về ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến xuất khẩu dệt may Việt Nam và 
đưa ra một số khuyến nghị. 
1. Khái quát về Cách mạng công nghiệp 4.0 
Sau khi trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đang chứng kiến CMCN lần thứ tư 
với những công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác 
thực tại ảo (AR)... Khái niệm về cách mạng 4.0 vẫn đang được phát triển và tinh chỉnh thêm. Thuật 
ngữ Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) lần đầu tiên xuất hiện trong một báo cáo của chính phủ Đức 
nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của 
con người. Brettel và cộng sự (2014) cho rằng Công nghiệp 4.0 tập trung vào việc thiết lập các các 
sản phẩm và quy trình sản xuất thông minh. Trong tương lai, các Hệ thống điều khiển - vật lý 
(Cyber-Physical-Systems hay CPS) sẽ cho phép giao tiếp giữa con người, máy móc và sản phẩm. Và 
vì các hệ thống có thể thu thập và xử lý dữ liệu, chúng có thể tự kiểm soát các tác vụ nhất định và 
tương tác với con người thông qua các giao diện (Brettel và cộng sự, 2014). Cùng với sự phát triển 
như vậy, nhiều học giả, các quốc gia và thậm chí cả các ngành công nghiệp đã có nhiều từ đồng 
nghĩa khác nhau để đề cập đến CMCNp 4.0 như Công nghiệp internet (Industrial Internet), nhà máy 
thông minh (Smart Factory), sản xuất thông minh (SMART Manufacturing), sản xuất 4.0 
(Manufacturing 4.0) (Jayatilake, H.S.B & Withanaarachchi, A.S, 2016). Có thể khái quát, CMCN 
4.0 một thuật ngữ với nội hàm bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ 
liệu và chế tạo đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet của vạn vật và internet 
của các dịch vụ tương tác với nhau tương tác với con người theo thời gian thật. 
Hình 1: Đặc trƣng các cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất đến lần thứ tƣ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 67 
Đặc điểm nổi bật của CMCN 4.0 là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh, dựa trên các thành 
tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, với nội dung cơ bản là tạo 
ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất, dựa trên 4 lĩnh vực chính: 1/ Lĩnh vực kỹ thuật số, bao 
gồm trí tuệ nhân tạo, internet, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn; 2/ Lĩnh vực vật lý, bao gồm in 3D, vật liệu mới, 
robot cao cấp, xe tự lái; 
3/ Lĩnh vực công nghệ sinh học; 4/ Lĩnh vực năng lượng tái tạo. 
2. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam 
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian 
qua. Với tốc độ tăng trưởng ngành dệt may trong giai đoạn 2012 - 2016 đạt 3.15%/năm đưa Việt Nam 
thành một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới. 
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian gần đây 
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (6 tháng) 
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 15,1 17,9 20,9 22,7 23,8 14,6 
Tốc độ tăng trưởng (%) - 19 16,8 8.6 4,5 - 
Nguồn: Tổng cục Hải quan 
Việt Nam hiện có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm 
khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ 
USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 
nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ 
khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ 
(60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp 
trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%). 
Nguồn: Báo cáo ILO, 2016 
Hình 2: Tổng số lao động trong ngành dệt may và tỷ lệ lao động trong ngành dệt may 
so với các ngành sản xuất tại các nƣớc ASEAN 
Xuất khẩu dệt may vẫn chủ yếu dựa vào 5 thị trường lớn là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc 
và Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu sang cả 5 thị trường này đều ghi nhận tăng trưởng dương 
trong năm 2016. Trong đó, Hoa Kỳ đạt 11,7 tỷ USD tăng 4,1% so với năm 2015, chiếm khoảng 41% 
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam; xuất khẩu sang EU đạt 3,8 tỷ USD tăng 3,2%; 
sang Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD tăng 6,9%; sang Trung Quốc đạt gần 2,8 tỷ USD tăng 19,3% và sang 
Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD tăng 14,3%. 
Ngành dệt may Việt Nam dựa vào lực lượng lao động giá rẻ nhưng năng suất lao động của lại 
không cao. Năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam thấp hơn hầu hết các nước ASEAN 
và chỉ bằng 20% so với Thái Lan. Đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng 
và các ngành công ngành sản xuất thâm dụng lao động nói chung của Việt Nam. 
Lao động trong ngành 
dệt may (nghìn người) 
Tỷ lệ lao động trong ngành dệt may so với tổng số lao 
động trong các ngành sản xuất (%) 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 68 
Nguồn: Báo cáo ILO, 2016 
Hình 2: Năng suất lao động trong ngành dệt may và trong khu vực 
sản xuất của các nƣớc ASEAN 
Hoạt động đầu tư cho công nghệ đã được thực hiện nhưng mức đầu tư chưa lớn, mới đầu tư 
trong một bộ phận sản xuất. Ví dụ như Tổng công ty may Việt Tiến đầu tư thiết bị tự động hóa cho 
một số công đoạn làm áo sơ mi như ghép cổ, vào tay, măng séc Tổng công ty Dệt may Hòa Thọ 
đầu tư khá lớn cho thiết bị tự động hóa ở bộ phận chuyên làm áo veston. 
3. Nhận định về ảnh hƣởng của cách mạng 4.0 tới hoạt đông xuất khẩu dệt may Việt Nam 
Trước đây, những nền công nghiệp dệt may phát triển như Anh, Mỹ đã chuyển nhà máy sang 
các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam để giải quyết bài toán thiếu lao động và giảm chi phí 
sản xuất. Nhưng trong CMCN 4.0, ngành dệt may sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn: 
- Nhà máy thông minh trở thành trung tâm của ngành dệt may trong CMCN 4.0 
Các nhà máy thông minh với đặc trưng tích hợp các công nghệ hiện đại, kết nối toàn bộ quá 
trình sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp và kết nối với các bên tham gia vào chuỗi giá trị trên nền 
tảng công nghệ số và hệ thống internet vạn vật. Các nhà máy thông minh giúp tăng năng suất, tính 
linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh 
của doanh nghiệp. 
Theo Bruno, F. S., & Pimentel, F. (2016), sẽ những xu hướng công nghệ sản xuất đột phá sau có khả 
năng thúc đẩy sự chuyển đổi của ngành may mặc trong thời kỳ CMCN 4.0: 
+ Các nhà máy nhỏ (Mini-Factories). Các nhà máy được tự động hóa để thực hiện quy trình 
thiết kế, lập mô hình, nhuộm hai mặt, dán nhãn, cắt laser, may, hoàn thiện và vận chuyển, cho phép 
sản xuất cá nhân hóa với lợi nhuận gấp hai đến ba lần lớn hơn khối lượng sản xuất dựa vào chuỗi 
cung ứng toàn cầu. 
+ Sản xuất bắt đầu khi có đơn hàng (Purchase Activated Manufacturing - PAM). Khách hàng 
sẽ mua hàng tại những gian hàng ảo. Sẽ không có sản phẩm dệt may nào được sản xuất trước. Việc 
tạo ra sản phẩm chỉ được bắt đầu khi người tiêu dùng đã xác nhận đơn hàng. Thời hạn giao hàng 
được giảm xuống chỉ còn vài ngày thay vì nhiều tháng, và xu hướng có thể giảm xuống chỉ còn vài 
giờ. 
+ Công nghệ nhuộm ATI (Active Tunnel Infusion). Công nghệ này có hiệu quả hơn nhuộm 
hóa học, cho phép đổi màu trong mỗi phần của đồ may mặc, với nguyên tắc cho phép thuốc nhuộm 
có thể đi xuyên qua các sợi vải. 
+ Hệ thống trang phục tự động (Automated Apparel Systems). Dự án Softwear Automation đã 
giới thiệu dây chuyền sản xuất quần áo hoàn toàn tự động, tư khâu cắt may đến khâu hoàn thiện. 
+ Sản xuất xã hội (Social Manufacturing). Sản xuất xã hội là nguyên tắc sản xuất thống nhất 
người tiêu dùng và hệ thống sản xuất, kết hợp những hoạt đông sản xuất tiên tiến với những tiến bộ 
Khu vực sản xuất Khu vực dệt may 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 69 
xã hội. Nguyên tắc sản xuất này nhấn mạnh vào việc sản xuất cá thể, trái ngược với sản xuất hàng 
loạt. 
+ Công nghệ dệt may thông minh (Smart Textiles And Wearable Technology). Các sản phẩm 
dệt may có khả năng nhận thức và phản ứng với các kích thích môi trường khác nhau. Yếu tố chính 
làm sản phẩm dệt may thay đổi là các cảm biến (sensors), cơ cấu chấp hành (actuators) và các đơn vị 
điều khiển (control units). 
+ Công nghệ in 3D và 4D (3D and 4D Printing): Ray Kurzweil, trưởng bộ phận công nghệ tương 
lai của Google, dự đoán trong vòng chưa đến 10 năm chúng ta có thể tự in quần áo cho mình, trong khi 
các nhà máy mini sẽ bán hàng trực tiếp cho khách hàng của họ. Nếu máy in 3D in chồng từng lớp vật 
liệu thành khối để tạo vật thể 3 chiều thì in 4D cũng sử dụng kỹ thuật chồng lớp này và thêm chiều “thời 
gian”. Thay vì tạo ra vật thể 3D “tĩnh”, sản phẩm của máy in 4D là những mô hình “thông minh” được 
lập trình để có thể tự biến đổi và lắp ráp thành nhiều hình dạng theo thiết kế khác nhau. 
- Phân bố không gian công nghiệp linh hoạt 
Công nghệ in 3D, 4D và những tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi địa điểm sản xuất ra sản 
phẩm. Các sản phẩm có thể được sản xuất ra tại các nhà máy thông minh ngay gần người sử dụng, 
giảm chi phí vận chuyển, giảm áp lực tăng giá lao động, lượng dự trữ tồn kho cũng sẽ được giảm 
thiểu. Nếu như trước đây các sản phẩm dệt may được sản xuất tại các quốc gia như Việt Nam, Trung 
Quốc sau đó được xuất khẩu sang các nước phát triển ở khu vực Đông Á, EU, Hoa Kỳ. Với Việt 
Nam, các thị trường này chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Nhưng giờ đây đang 
có xu hướng các hoạt động sản xuất quay lại các nước phát triển do ứng dụng công nghệ. Ví dụ năm 
2016, hãng giày thể thao danh tiếng của Đức, Adidas đã mở nhà máy “Speed Factory” tại vùng 
Ansbach, miền nam nước Đức và lên kế hoạch cho nhà máy tiếp theo ở Hoa Kỳ. Chiến lược tương 
tự cũng được Nike, đối thủ truyền kiếp của Adidas thực hiện. 
- Gi tăng nguy cơ mất việc đối với ngành thâm dụng l o đ ng như dệt may 
Trong quá trình công nghiệp hóa, ngành dệt may Việt Nam cũng đã chứng kiến việc áp dụng 
dụng nghệ, nâng cao năng suất, giảm thiểu các vị trí lao động. Trong 3 lĩnh vực chính của dệt may là 
sợi - dệt nhộm - may mặc thì lĩnh vực sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa nhiều hơn trong 
thời gian qua. Nếu như trước đây 10 năm, 10 nghìn cọc sợi phải dùng đến trên 110 lao động thì đến 
năm 2016, những doanh nghiệp tiên tiến nhất của Việt Nam với 10 nghìn cọc sợi cũng chỉ cần 25 - 
30 lao động, giảm gần 4 lần so với trước đây. Trong cuộc CMCN 4.0 tới đây, sự thay đổi về công 
nghệ sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, những vị trí công việc cũng thay đổi nhanh hơn. Một báo cáo mới 
đây của ILO (ngày 7-7-2016) dự báo máy móc công nghệ 4.0 có thể thay thế 65% lao động dệt may, 
da giày của Indonesia, 86% của Việt Nam, 88% của Campuchia trong một thập niên tới. 
Nguồn: Báo cáo ILO, 2016 
Hình 3: Chi phí dự tính cho hệ thống robot may mặc v lƣơng cho 3 lao động vận h nh máy 
may ở Thái Lan năm 2017 v dự đoán đến 2026 
Ghi chú: Chi phí dự tính cho robot may mặc dựa trên giá năm 2016 là 90.000 USD, mức 
tăng giá trung bình là 5%/năm, lương tháng bình quân cho 3 lao động vận hành máy may ở Thái Lan 
là 706,8 USD. 
Chi phí lao động Chi phí cho công nghệ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 70 
So sánh về chi phí đầu tư cho robot may mặc (sewbots)và chi phí cho lao động con người sẽ sớm 
thay đổi. Theo ILO, ở Thái Lan, đầu tư robot may mặc sẽ hiệu quả kinh tế hơn từ sau 2025. Các doanh 
nghiệp may mặc ở quốc gia ASEAN khác như Việt Nam sẽ gặp áp lực lớn khi đổi thủ lớn là Trung Quốc 
đang có tốc độ áp dụng robot may mặc tăng lên nhanh chóng. 
4. Một số khuyến nghị 
Chính phủ đã xác định tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0 trong Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 
07/04/2017: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng phát triển dựa trên nền tảng số hóa và 
kết nối, có quy mô tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi phương 
thức và lực lượng sản xuất trong tương lai, có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời cũng đưa đến thách thức đối với quá trình phát triển. Việt Nam 
cần chủ động có định hướng, giải pháp thiết thực để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu các tác động tiêu cực của 
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4...” 
Các doanh nghiệp dệt may nên có những sự chuẩn bị phù hợp trước những thay đổi mới của 
CMCN 4.0: 
- Nâng cao nhận thức các doanh nghiệp về CMCN 4.0. Các nhà quản trị cần có nhận thức 
đúng, tìm hiểu kỹ về công nghiệp 4.0, sự tác động của nó đến ngành dệt may bằng cái nhìn thực tế, 
khách quan phù hợp với đặc điểm của một ngành sản xuất hàng hóa theo xu hướng thời trang, thị 
hiếu, thời tiết, vùng miền, tôn giáo, sản phẩm nhiều đẳng cấp với giá cả hợp lý. 
- Liên tục cập nhật tình hình về công nghệ của thế giới trong lĩnh vực dệt may. Tốc độ thay đổi 
công nghệ trên thế giới trong CMCN 4.0 sẽ diễn ra nhanh hơn trước kia. Nếu trước đây trung bình 5 
năm ngành may mới có một loạt công nghệ mới, có khoảng cách về năng suất, chất lượng so với 
công nghệ cũ; ngành sợi khoảng 10 năm; ngành dệt nhuộm khoảng 15 năm; thì với CMCN 4.0, 
khoảng thời gian sẽ ngắn lại. Các đời công nghệ mới sẽ liên tục xuất hiện với ứng dụng của xử lý 
công nghệ thông tin qua big data, Internet và robot hóa trong các bước của quá trình sản xuất. 
- Vừa duy trì hệ thống công nghệ hiện tại vừa đầu tư sang hệ thống công nghệ tự động. Những 
hệ thống công nghệ tự động đòi hỏi lượng vốn lớn. Nên không thể có sự thay đổi đột ngột từ hệ 
thống công nghệ này sang hệ thống công nghệ khác mà sẽ có một thời gian chuyển tiếp. Vì vậy, khi 
doanh nghiệp đầu tư mới, phải hướng tới đầu tư công nghệ tự động nhưng vẫn cần duy trì sản xuất 
hệ thống công nghệ hiện nay để phát huy hiệu quả. Doanh nghiệp nên tiếp tục khai thác, tích lũy để 
từng bước chuẩn bị cho 5 năm tới khi bước vào chu kỳ thay đổi mạnh mẽ hơn về trình độ công 
nghệ. 
- Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0. Doanh nghiệp cần tập trung đào tạo 
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu số hóa một số khâu trong dây chuyền sản xuất. Nâng cao trình độ 
cán bộ quản lý kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, áp dụng công nghệ in 3D trong thiết kế 
thời trang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đơn lẻ của khách hàng. 
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới cơ chế 
chính sách, cải cách thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp dệt may tăng sức cạnh tranh để tích lũy 
nguồn lực đầu tư công nghệ mới theo xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0. 
5. Kết luận 
CMCN 4.0 là xu hướng đã hiện hữu, dự báo sẽ có những tác động toàn diện tới tất cả các mặt 
kinh tế - xã hội Việt Nam trong đó có ngành dệt may. Với những thay đổi trong cách thức sản xuất 
và phương thức cung cấp sản phẩm đển tay người tiêu dùng, ngành dệt may Việt Nam cần có sự 
tham gia tích cực của cả Chính phủ và doanh nghiệp để tận dụng thời cơ và giảm thiểu tác động tiêu 
cực do CMCN 4.0 đem lại. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bruno, F. S., & Pimentel, F. (2016), Apparel Manufacturing 4.0: A Perspective For The 
Future of The Brazilian textile and apparel industry. São Paulo: FASHION COLLOQUIA. 
2. ILO 2016, ASEAN in transformation textiles, clothing and footwear: refashioning the future 
3. Jayatilake, H.S.B & Withanaarachchi, A.S (2016), Industry 4.0 In The Apparel-
Manufacturing Sector: Opportunities For Sri Lanka, 1st Interdisciplinary Conference of 
Management Researchers, At Sabaragamuwa University of Sri Lanka 
4. Thái Hữu Thịnh (2017), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - CMCN 4.0, Tạp chí khoa 
học công nghệ Nghệ An, số 6/2017, trang 13 - 17. 
5. Trần Việt Hòa (2017), Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt 
Nam, Tài liệu Hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam, 
Bộ Công Thương 
INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TO IMPACT VIETNAM'S TEXTILE 
AND APPAREL EXPORTS 
Abstract 
The paper analyzes the impact of the Industrial Revolution 4.0 on Vietnam's textile and 
apparel industry. From the general overview of the industrial revolution 4.0 and the current state of 
the textile industry, the author provides insights into the impact of this industrial revolution on the 
textile industry and some recommendations for business. 
Key word: Industrial 4.0, textile, textile exports 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_xuat_khau_det_may.pdf