Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam

Tóm tắt

Hiệp định thương mại tự do (FTA)1 đang ngày càng trở thành các công cụ chính sách

thương mại phức tạp và có nhiều tác động đến lợi ích của các quốc gia đàm phán và ký

kết. Liên minh Châu Âu (EU) đã bắt đầu sử dụng các FTA một cách hệ thống từ những năm

1990 để mở rộng ảnh hưởng kinh tế đối với các nước láng giềng. Cùng với thời gian, các

FTA đã phát triển và bao hàm cả các khía cạnh phi thương mại. Thực tế, so với làn sóng

FTA đầu tiên đầu những năm 1990 vốn chủ yếu liên quan đến tiếp cận thị trường và thương

mại hàng hóa, thế hệ FTA mới có thể được biết đến như công cụ chính sách đối ngoại và

kinh tế vượt lên trên vấn đề cắt giảm các hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Việc đàm

pháp của EU về Hiệp định FTA có mục tiêu chính là đảm bảo lợi ích thương mại cho các

nhà xuất khẩu EU tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần chuẩn bị cho khả năng một FTA tham

vọng, với những cam kết sâu về mức độ và rộng về diện mở cửa với EU để đổi lại việc mở

cửa thị trường mạnh mẽ từ EU. Đây cũng là xu hướng chung của các FTA thế hệ mới. Bài

viết này phân tích những tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong Hiệp định FTA

giữa Việt Nam và EU và nêu ra một số kiến nghị đối với Việt Nam.

Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do (FTA); Hiệp định Hợp tác và Đối tác Toàn diện

(PCA); Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); Liên minh châu Âu (EU).

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 1

Trang 1

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 2

Trang 2

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 3

Trang 3

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 4

Trang 4

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 5

Trang 5

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 6

Trang 6

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 7

Trang 7

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 8

Trang 8

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9060
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam

Tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU đối với Việt Nam
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
3Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 70 (02/2015)
1. Các quy định về rào cản kỹ thuật 
trong Hiệp định FTA Việt Nam-EU
EU là một thị trường rộng lớn với 28 quốc 
gia thành viên và là một trong những đối tác 
thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. 
Năm 1995, Việt Nam đã ký Hiệp định khung 
về hợp tác và phát triển với EU. Năm 2010, 
Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký 
tắt Hiệp định Hợp tác và Đối tác Toàn diện 
(Hiệp định PCA)2. Hiệp định PCA VN-EU, 
Tóm tắt
Hiệp định thương mại tự do (FTA)1 đang ngày càng trở thành các công cụ chính sách 
thương mại phức tạp và có nhiều tác động đến lợi ích của các quốc gia đàm phán và ký 
kết. Liên minh Châu Âu (EU) đã bắt đầu sử dụng các FTA một cách hệ thống từ những năm 
1990 để mở rộng ảnh hưởng kinh tế đối với các nước láng giềng. Cùng với thời gian, các 
FTA đã phát triển và bao hàm cả các khía cạnh phi thương mại. Thực tế, so với làn sóng 
FTA đầu tiên đầu những năm 1990 vốn chủ yếu liên quan đến tiếp cận thị trường và thương 
mại hàng hóa, thế hệ FTA mới có thể được biết đến như công cụ chính sách đối ngoại và 
kinh tế vượt lên trên vấn đề cắt giảm các hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Việc đàm 
pháp của EU về Hiệp định FTA có mục tiêu chính là đảm bảo lợi ích thương mại cho các 
nhà xuất khẩu EU tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần chuẩn bị cho khả năng một FTA tham 
vọng, với những cam kết sâu về mức độ và rộng về diện mở cửa với EU để đổi lại việc mở 
cửa thị trường mạnh mẽ từ EU. Đây cũng là xu hướng chung của các FTA thế hệ mới. Bài 
viết này phân tích những tác động của các quy định về rào cản kỹ thuật trong Hiệp định FTA 
giữa Việt Nam và EU và nêu ra một số kiến nghị đối với Việt Nam.
Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do (FTA); Hiệp định Hợp tác và Đối tác Toàn diện 
(PCA); Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); Liên minh châu Âu (EU). 
Mã số: 126.230115; Ngày nhận bài: 23/01/2015; Ngày biên tập: 23/01/2015; Ngày duyệt đăng: 28/01/2015
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT 
TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA 
VIỆT NAM VÀ EU ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trần Văn Nam*
* PGS, TS, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế; Email: namuw2002@gmail.com
1 Viết tắt là FTA, từ tiếng Anh: Free Trade Agreement
2 Viết tắt là PCA, từ tiếng Anh - Vietnam-EU Partnership and Co-operation Agreement (PCA)
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
4 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
được ký chính thức ngày 27/6/2012, là một 
mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển 
toàn diện và sâu sắc trong quan hệ Việt Nam 
– EU. Hiệp định PCA cũng tạo tiền đề quan 
trọng để hai Bên bước vào đàm phán Hiệp 
định FTA và hợp tác hướng tới sớm công nhận 
quy chế thị trượng của Việt Nam. Hiện nay, 
hai Bên đang đàm phán Hiệp định FTA VN-
EU với tính chất là một cam kết mở cửa thị 
trường mạnh và sâu. FTA VN-EU được ký kết 
sẽ có tác động rất lớn đến từng ngành và toàn 
bộ nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là những tác 
động từ các quy định về rào cản kỹ thuật.
Các quy định về rào cản kỹ thuật trong 
FTA VN-EU dựa trên các quy định, tại Điều 
15 Chương 5, của Hiệp định PCA Việt Nam – 
EU. Điều 15 quy định: (1). Các Bên thúc đẩy 
việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và hợp tác 
và trao đổi thông tin về các tiêu chuẩn, quy 
chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù 
hợp, đặc biệt là trong khuôn khổ Hiệp định 
WTO về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại 
(Hiệp định TBT)3; (2). Các Bên nỗ lực trao đổi 
thông tin khi đang xây dựng các quy định pháp 
luật mới trong lĩnh vực TBT. Theo đó, các Bên 
sẽ khuyến khích các biện pháp nhằm thu hẹp 
khoảng cách giữa các Bên trong lĩnh vực đánh 
giá sự phù hợp và tiêu chuẩn hóa, gia tăng sự 
tương đồng và tương thích giữa các hệ thống 
tương ứng của hai Bên trong lĩnh vực này. Các 
Bên nhất trí trao đổi quan điểm, tìm hiểu khả 
năng áp dụng chứng nhận của bên thứ ba nhằm 
thuận lợi hóa dòng chảy thương mại giữa hai 
Bên; (3). Hợp tác trong lĩnh vực TBT cần được 
tiến hành thông qua, nhưng không hạn chế bởi, 
hình thức đối thoại qua các kênh thích hợp, các 
dự án chung, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật 
và xây dựng năng lực. Các Bên sẽ chỉ định, khi 
cần thiết, đầu mối liên lạc để trao đổi về các 
vấn đề theo Điều này. 
Quá trình đàm phán Hiệp định FTA VN-
EU liên quan đến các quy định về TBT về cơ 
bản là dựa trên 3 nội dung nêu trên trong Hiệp 
định PCA. Một khi việc đàm phán kết thúc và 
Hiệp định FTA VN-EU được ký kết, những 
quy định này sẽ có những tác động gì đối với 
Việt Nam? 
2. Những tác động đối với Việt Nam
2.1. Những tác động đối với doanh nghiệp 
và giải pháp
a. Việc tuân thủ các quy định về TBT là điều 
kiện tiên quyết để các nhà xuất khẩu Việt Nam 
có thể tiếp cận thị trường EU: Vì mục đích của 
các quy định về TBT là nhằm đảm bảo lợi ích 
thương mại cho các nhà xuất khẩu EU, tránh 
cho nhà xuất khẩu EU gặp trở ngại bởi những 
quy định phi thuế quan, vì vậy, việc tuân thủ 
các quy định về TBT là điều kiện tiên quyết để 
các nhà xuất kh ... 
ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 
trong việc tham vấn các doanh nghiệp tuân 
thủ các quy định TBT của EU, đồng thời tận 
dụng được vị thế của mình để vận động EU 
hạn chế những thay đổi về quy định TBT có 
thể ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp 
xuất khẩu của Việt Nam. 
Tuy nhiên việc đàm phán về TBT trong 
FTA VN-EU sẽ đặt ra nhiều thách thức cho 
các doanh nghiệp Việt Nam: cạnh tranh ngày 
càng khốc liệt và gay gắt trên cả thị trường 
trong nước và xuất khẩu, do các hàng rào bảo 
hộ, hàng rào thuế quan và phi thuế quan và 
do các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ. 
Với sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát 
triển và mức sống của người dân, dòng chảy 
hàng hóa sản xuất tại EU dễ dàng thâm nhập 
vào thị trường Việt Nam, ngược lại hàng hóa 
của Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường 
EU thì phải vượt qua được hàng rào kỹ thuật 
cao, chặt chẽ và nghiêm ngặt của EU. Nếu các 
doanh nghiệp Việt Nam không tích cực tự đổi 
mới công nghệ, đầu tư khoa học và công nghệ, 
phát triển sản phẩm mới thì nguy cơ mất thị 
phần có thể xảy ra ngay tại sân nhà.
Để nâng cao sức cạnh tranh của các sản 
phẩm hàng hoá trên thị trường nói chung, 
không còn cách nào khác, Việt Nam cần tăng 
cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm nền 
tảng cho các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn 
quốc gia. Vấn đề ở đây là sử dụng các tiêu 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
8 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
chuẩn quốc tế phù hợp với các tiêu chuẩn quốc 
gia của các nước đang phát triển. Vì vậy cần 
phải đầu tư một cách khôn ngoan. Việc lựa 
chọn sai lầm có thể tạo ra những hậu quả kinh 
tế xã hội nghiêm trọng như: công nghệ nhập 
khẩu không phù hợp với điều kiện địa phương, 
lãng phí đầu tư trong chương trình phát triển 
công nghiệp, nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm 
địa phương trở nên vô nghĩa vì không đáp ứng 
pháp luật và tiêu chí của người tiêu dùng tại 
thị trường nước ngoài v.v. Thực tế đã khẳng 
định, thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn, 
doanh nghiệp có thể thu được một số lợi ích 
rõ rệt như: tạo ra môi trường ổn định, có thể 
dự đoán mà giới doanh nghiệp có thể quản lý 
công nghệ và sáng chế mới; có khả năng phát 
triển thị trường và nâng cao tính cạnh tranh; 
tạo công cụ đảm bảo sản phẩm và khả năng 
tương thích của quá trình; đưa sản phẩm tới 
thị trường, thoả mãn các yêu cầu pháp lý, bảo 
vệ người tiêu dùng v.v. Một lần nữa, các 
doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức được 
tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn, 
quy chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động sản 
xuất kinh doanh của mình. Tuỳ thuộc vào 
chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp có thể 
lựa chọn áp dụng các loại tiêu chuẩn như: tiêu 
chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn 
nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực hay tiêu chuẩn 
quốc tế. 
Chẳng hạn, một doanh nghiệp Việt Nam, 
trong chiến lược kinh doanh có định hướng 
xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU, vậy 
doanh nghiệp cần phải biết được các biện 
pháp kỹ thuật nào tại thị trường này mà doanh 
nghiệp cần phải vượt qua để có chiến lược tiếp 
cận thị trường và chiến lược sản phẩm thích 
hợp và phù hợp với thị trường này. Thực tiễn 
hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi 
thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng 
hoá nhập khẩu từ các nước ngoài Liên minh. 
Đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật 
hiệu quả nhất thế giới hiện nay và hoàn toàn 
phù hợp với xu thế chung của thương mại thế 
giới. Hệ thống rào cản kỹ thuật được cụ thể 
hoá ở 5 loại tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu 
chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực 
phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, 
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn 
lao đông. Đối với tiêu chuẩn chất lượng: hệ 
thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là 
yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản 
xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU từ các 
nước đang phát triển. Còn đối với tiêu chuẩn 
vệ sinh thực phẩm, việc áp dụng hệ thống 
phân tích các nguy cơ và kiểm soát các điểm 
trọng yếu trong lĩnh vực nông sản thực phẩm 
HACCP (Hazard Analysis Critical Control 
Point) là rất quan trọng và gần như cũng là 
yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế 
biến thuỷ hải sản của các nước đang phát triển 
muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. 
Như vậy tùy thuộc vào loại hình sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải 
chủ động nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng các 
mô hình hệ thống quản lý chất lượng tiến tiến 
phù hợp với doanh nghiệp mình. 
Hiện nay trên thế giới tồn tại rất nhiều mô 
hình quản lý chất lượng mà các doanh nghiệp 
có thể lựa chọn áp dụng, đó là: các bộ tiêu 
chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng 
(ISO 9001), ISO 14001 - hệ thống quản lý môi 
trường, HACCP - hệ thống phân tích các nguy 
cơ và kiểm soát các điểm trọng yếu trong lĩnh 
vực nông sản thực phẩm, GMP - quy chế thực 
hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dược và thực 
phẩm, OHSAS 18001 - hệ thống quản lý an 
toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, SA 8000 - hệ 
thống trách nhiệm xã hội và các hệ thống quản 
lý chất lượng tích hợp hoặc đặc thù như ISO 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
9Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 70 (02/2015)
22000 - hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, 
ISO/TS 29001 Công nghiệp dầu khí và hoá 
dầu - hệ thống quản lý chất lượng trong các 
ngành công nghiệp đặc thù - yêu cầu đối với 
các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ, 
v.v Việc lựa chọn đúng mô hình quản lý 
chất lượng và áp dụng nó một cách đúng mực, 
doanh nghiệp sẽ tận dụng được hết lợi thế và 
những tác động mà hệ thống này có thể mang 
lại như đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn 
thiện kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh 
đạo, quản trị trong các doanh nghiệp, tăng hiệu 
quả quản lý, giảm biên chế hành chính, góp 
phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản 
phẩm v.v, và đặc biệt là giúp doanh nghiệp 
phát triển bền vững và thành công trong thâm 
nhập và trụ vững tại thị trường EU.
2.2. Những tác động đối với cơ quan quản 
lý Việt Nam và giải pháp
a. Việc đàm phán về TBT trong FTA VN- 
EU sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý của Việt 
Nam tích cực sửa đổi và hoàn thiện các văn 
bản pháp luật của Việt Nam về TBT: Hệ thống 
văn bản pháp lý hỗ trợ cho các hoạt động kỹ 
thuật trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất 
lượng của Việt Nam được ban hành, đảm bảo 
hài hòa và phù hợp với thông lệ quốc tế gồm 
03 Luật: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ 
thuật (Luật TC & QCKT) số 68/2006/QH11 
ngày 29 tháng 06 năm 2006, có hiệu lực thi 
hành ngày 01/01/2007; Luật Chất lượng sản 
phẩm, hàng hóa (Luật CLSPHH) số 05/2007/
QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực 
thi hành ngày 01/07/2008; Luật Đo lường số 
04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011, 
có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2012; và một 
loạt các văn bản dưới luật như: Nghị định, 
Thông tư, Quyết định, v.v... được ban hành để 
hướng dẫn thi hành các luật trên. Đây là tác 
động tích cực của tiến trình đàm phán về TBT 
trong FTA VN - EU đối với các cơ quan quản 
lý của Việt Nam.
Việc đàm phán FTA VN - EU cũng sẽ tác 
động tích cực tới các cơ quan quản lý của Việt 
Nam về việc cần thiết phải thúc đẩy nhanh 
việc xây dựng và hoàn thiện hàng rào kỹ thuật 
của Việt Nam đủ chặt chẽ để kiểm soát các 
sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, 
bảo vệ sức khoẻ và an toàn cuộc sống của con 
người và động thực vật, bảo vệ môi trường, 
chống gian lận thương mại, đảm bảo an ninh 
quốc gia. 
b. Việc đàm phán về TBT trong FTA VN- EU 
sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý của Việt nam 
tích cực phối hợp với các doanh nghiệp trong 
nước tìm kiếm biên pháp vượt qua TBT của 
EU: Việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày một 
sâu và rộng đã tạo ra một sức ép lớn đối với 
nền kinh tế của Việt Nam nói chung và hoạt 
động của từng ngành và lĩnh vực nói riêng: 
các cơ quan quản lý sẽ phải quan tâm đến việc 
nghiên cứu các biện pháp nhằm bảo vệ sản 
xuất và tiêu dùng trong nước; phải có sự phối 
hợp hiệu quả hơn trong việc xây dựng phương 
án kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa kém chất 
lượng nhập khẩu và lưu thông trong nước vv...
và sẽ phải đưa ra những biện pháp tích cực 
hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp 
trong nước để đối phó với các rào cản kỹ thuật 
từ phía EU...
Tương tự như FTA EU-Hàn Quốc, Việt 
Nam cần hợp tác chặt chẽ với EU trong lĩnh 
vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy 
trình đánh giá sự phù hợp để hai bên hiểu rõ 
hơn về hệ thống TBT của nhau. Rõ ràng, việc 
hài hòa hóa khuôn khổ pháp lý sẽ tạo thuận lợi 
cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cắt 
giảm chi phí nhờ tính hiệu quả theo quy mô 
khi các sản phẩm sản xuất cho thị trường Việt 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
10 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 70 (02/2015)
Nam sẽ đáp ứng các yêu cầu an toàn tối thiểu 
theo các quy định kỹ thuật của EU áp dụng 
cho các sản phẩm tương tự. 
Tuy nhiên, việc tiếp cận thị trường EU 
còn phụ thuộc vào việc công nhận quy trình 
đánh giá tuân thủ đối với các sản phẩm. Điều 
này lại phụ thuộc vào việc nước xuất khẩu có 
các cơ quan đánh giá và chứng nhận tuân thủ 
được công nhận ở cấp độ quốc tế, có khả năng 
cung cấp dịch vụ với giá cả cạnh tranh. Để 
giảm chi phí tuân thủ yêu cầu TBT của EU, 
Việt Nam cần chủ động ký kết các thỏa thuận 
thừa nhận lẫn nhau và thỏa thuận tương đương 
trong từng trường hợp cụ thể với EU. Dù rằng 
việc đạt được các thỏa thuận về các công cụ 
để thuận lợi hóa thương mại là rất phức tạp, 
đây vẫn là mục tiêu rõ ràng nhất của các FTA, 
vì vậy đây phải là vấn đề được ưu tiên trong 
các đàm phán FTA. Các công cụ thuận lợi hóa 
thương mại cũng mang đến cho Việt Nam cơ 
hội để trở thành trung tâm chế biến (ví dụ, 
như đã từng thấy, cơ hội để nhập khẩu thủy 
sản của nước thứ ba, ví dụ như các sản phẩm 
của Bangladesh, chế biến tại Việt Nam theo 
những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU và tái 
xuất khẩu sang EU) và tận dụng khả năng tuân 
thủ các tiêu chuẩn liên quan của EU cũng như 
những ưu đãi FTA với EU. FTA giữa EU và 
Việt Nam phải là diễn đàn đúng nghĩa để bàn 
thảo và tiến hành những đàm phán kỹ thuật 
quan trọng này nhằm đạt được các mục tiêu 
thuận lợi hóa thương mại và lợi thế so sánh 
quan trọng. 
Ngoài ra, hệ thống khung pháp lý làm cơ 
sở cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm còn 
thiếu và không đồng bộ. Ví dụ, hiện nay vẫn 
chưa có bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 
hoàn chỉnh phục vụ công nghệ thuộc da để 
làm chuẩn mực cho việc đánh giá chất lượng 
sản phẩm. Điều này cho thấy việc cần thiết 
phải hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng các 
biện pháp kỹ thuật hợp pháp và hợp lý cho 
các sản phẩm công nghiệp nói chung và ngành 
Da Giầy Việt Nam nói riêng, nhằm mục tiêu 
vừa bảo vệ được thị trường nội địa bởi sự xâm 
nhập của hàng hoá kém chất lượng từ bên 
ngoài, đồng thời vừa nâng cao được khả năng 
cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Việt Nam 
với khu vực kinh tế thế giới.
3. Một số kiến nghị đối với đoàn đàm 
phán FTA của Việt Nam
Đàm phán về TBT trong Hiệp định FTA 
VN-EU sẽ tạo ra một khung khổ pháp lý chặt 
chẽ về TBT, góp phần nâng cao tính minh 
bạch hóa, tính ổn định và tính dự báo được, 
điều đó có thể thúc đẩy hoạt động đầu tư của 
các doanh nghiệp của cả Việt Nam và EU. 
Dưới đây là một số kiến nghị đối với đoàn 
đàm phán của Việt Nam
- Đoàn đàm phán cần tích cực tham vấn 
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp 
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường 
EU để nắm bắt yêu cầu thực tế nhằm vận dụng 
trong quá trình đàm phán.
- Tăng cường tuyên truyền và cung cấp 
thông tin về hệ thống TBT của EU để các doanh 
nghiệp có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải 
tuân thủ các yêu cầu về TBT tại thị trường EU 
cũng như thị trường trong nước, khuyến khích 
doanh nghiệp tích cực tham gia nghiên cứu 
phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ , 
áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên 
tiến nhằm để nâng cao năng suất và chất lượng.
- Tích cực rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống 
TBT của Việt Nam, ví dụ như: tăng cường sử 
dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng cho 
các văn bản pháp lý và tiêu chuẩn quốc gia, 
xây dựng các biện pháp kỹ thuật TBT hợp 
pháp và hợp lý cho các sản phẩm ngành hàng, 
KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP
11Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 70 (02/2015)
nhằm mục tiêu vừa bảo vệ được thị trường nội 
địa bởi sự xâm nhập của hàng hoá kém chất 
lượng từ bên ngoài, đồng thời vừa nâng cao 
được khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng 
hoá Việt Nam với khu vực kinh tế thế giới, 
tăng cường các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau 
trong các ngành hàng cụ thể, khuyến khích 
mở rộng mạng lưới quốc tế giữa các tổ chức 
đánh giá sự phù hợp, tăng cường các phòng 
thử nghiệm của Việt Nam liên kết với các đối 
tác và/hoặc các phòng thử nghiệm tham chiếu 
của EU.
Trong Hiệp định PCA Việt Nam - EU quy 
định: “Hợp tác trong lĩnh vực TBT cần được 
tiến hành thông qua, nhưng không hạn chế bởi, 
hình thức đối thoại qua các kênh thích hợp, 
các dự án chung, các chương trình hỗ trợ kỹ 
thuật và xây dựng năng lực’’, như vậy trong 
đàm phán FTA Việt Nam – EU cần cụ thể hóa 
điều khoản về hợp tác và thuận lợi hóa thương 
mại, và nó sẽ có tác động lớn tới Việt Nam. 
Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế 
thuận lợi hóa thương mại vốn có có thể sẽ phù 
hợp hơn trong phạm vi bối cảnh của một FTA. 
Mặc dù có thể đạt được và vận dụng các công 
cụ này khi không có FTA (nghĩa là trong bối 
cảnh WTO), nhưng rõ ràng là nếu các công cụ 
này tồn tại trong phạm vi một FTA sẽ giúp tối 
đa hóa các lợi ích thương mại. Nếu Việt Nam 
đảm bảo được các cơ chế thuận lợi hóa thương 
mại với EU về những vấn đề TBT, thì Việt 
Nam có thể thu được lợi ích lớn hơn từ chi phí 
sản xuất thấp hơn và nhờ đó, xuất khẩu sang 
EU sẽ thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh 
tranh khác.
Trong bối cảnh này, các thỏa thuận thừa 
nhận lẫn nhau trong các ngành hàng cụ thể cần 
được xem xét. Khuyến khích mở rộng mạng 
lưới quốc tế giữa các tổ chức đánh giá sự phù 
hợp, tăng cường các phòng thử nghiệm của 
Việt Nam liên kết với các đối tác và/hoặc các 
phòng thử nghiệm tham chiếu của EU. Tuy 
nhiên sự chênh lệch trình độ phát triển giữa 
Việt Nam và EU cần được xem xét đầy đủ, 
việc hợp tác cần bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, đào 
tạo nguồn nhân lực và những biện pháp thúc 
đẩy chuyển giao kiến thức và củng cố dịch vụ 
công. Đàm phán FTA sẽ là khung khổ phù hợp 
để giải quyết vấn đề này và đạt được các mục 
tiêu về thuận lợi hóa thương mại.q
Tài liệu tham khảo
1. MUTRAP, Báo cáo về “Vượt qua các 
rào cản TBT để thúc đẩy xuất khẩu 
sang Liên minh Châu Âu”. Mã hoạt 
động WTO-7.
2. MUTRAP, Báo cáo về “Hiệp định 
Thương mại Tự do giữa Việt Nam và 
Liên minh Châu Âu: phân tích tác 
động định lượng và định tính”. Mã 
hoạt động FTA- 9 EU.
3. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên 
minh Châu Âu và Hàn quốc.
4. Tài liệu khóa tập huấn của MUTRAP 
Nâng cao năng lực của các nhà đàm 
phán Việt Nam về một số khia cạnh cụ 
thể của các FTA thế hệ mới, Trần Văn 
Nam, Mã hoạt động EU-4 Hà Nội và 
Hạ Long, tháng 9/2014.

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cac_quy_dinh_ve_rao_can_ky_thuat_trong_hiep_din.pdf