Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội quá mức và hiệu suất công việc nhân viên ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Truyền thông xã hội là một trong những công cụ xây dựng
cộng đồng, cho phép người dùng kết nối với người khác bất kể
vị trí và thời gian. Người lao động sử dụng các ứng dụng truyền
thông xã hội khác nhau để chia sẻ kiến thức, giải quyết vấn đề,
hợp tác và giao tiếp trong các tổ chức (Aral, Dellarocas, &
Godes, 2013; Landers & Schmidt, 2016), từ đó nâng cao hiệu
suất công việc. Tuy nhiên, việc truy cập vào phương tiện truyền
thông xã hội có nhiều khả năng dẫn đến việc sử dụng quá mức
và vô tình tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng hơn, dẫn
đến kết quả tiêu cực trong các tổ chức (Cao & Yu, 2019).
Nghiên cứu này xác định sự tác động và mức độ tác động
của các kiểu sử dụng quá mức khác nhau của mạng xã hội đối
với hiệu suất công việc thông qua sự căng thẳng tại nơi làm việc
của 328 người lao động tại Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh
(thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), cụ thể là các trưởng phó
phòng ban và nhân viên làm việc trong văn phòng, được khảo
sát trực tuyến vào tháng 05 năm 2020. Tính hợp lệ và độ tin cậy
của dữ liệu đã được kiểm tra bằng CFA và SEM.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy Sử dụng quá mức nhu
cầu xã hội của phương tiện truyền thông xã hội tại nơi làm việc
tác động mạnh nhất và đáng kể tới sự căng thẳng tại nơi làm
việc. Kế đến là Sử dụng quá mức nhu cầu thụ hưởng và Xung
đột công nghệ-công việc. Sự căng thẳng tại nơi làm việc có tác
động ngược chiều với hiệu suất công việc. Tuy nhiên, Sử dụng
quá mức nhu cầu nhận thức không có mối quan hệ với sự căng
thẳng tại nơi làm việc. Một số hàm ý quản trị được đề xuất dựa
vào kết quả nghiên cứu để có thể sử dụng hợp lý phương tiện
truyền thông xã hội, từ đó cải thiện mối quan hệ và hiệu suất của
người lao động.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội quá mức và hiệu suất công việc nhân viên ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Cao Minh Trí và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội quá mức và hiệu suất công việc nhân viên ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Excessive use of social media and employee’s job performance at the people’s committee of Binh Thanh district Ho Chi Minh City Cao Minh Trí1*, Nguyễn Huỳnh Anh Thư2, Lê Thị Ngọc Tú1 1Trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam *Tác giả liên hệ, Email: tri.cm@ou.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT DOI:10.46223/HCMCOUJS. Ngày nhận: 25/08/2020 Ngày nhận lại: 26/02/2021 Duyệt đăng: 09/03/2021 Từ khóa: căng thẳng trong công việc, hiệu suất công việc, sử dụng quá mức, truyền thông xã hội, xung đột công nghệ- công việc Truyền thông xã hội là một trong những công cụ xây dựng cộng đồng, cho phép người dùng kết nối với người khác bất kể vị trí và thời gian. Người lao động sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội khác nhau để chia sẻ kiến thức, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp trong các tổ chức (Aral, Dellarocas, & Godes, 2013; Landers & Schmidt, 2016), từ đó nâng cao hiệu suất công việc. Tuy nhiên, việc truy cập vào phương tiện truyền thông xã hội có nhiều khả năng dẫn đến việc sử dụng quá mức và vô tình tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng hơn, dẫn đến kết quả tiêu cực trong các tổ chức (Cao & Yu, 2019). Nghiên cứu này xác định sự tác động và mức độ tác động của các kiểu sử dụng quá mức khác nhau của mạng xã hội đối với hiệu suất công việc thông qua sự căng thẳng tại nơi làm việc của 328 người lao động tại Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh (thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), cụ thể là các trưởng phó phòng ban và nhân viên làm việc trong văn phòng, được khảo sát trực tuyến vào tháng 05 năm 2020. Tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu đã được kiểm tra bằng CFA và SEM. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy Sử dụng quá mức nhu cầu xã hội của phương tiện truyền thông xã hội tại nơi làm việc tác động mạnh nhất và đáng kể tới sự căng thẳng tại nơi làm việc. Kế đến là Sử dụng quá mức nhu cầu thụ hưởng và Xung đột công nghệ-công việc. Sự căng thẳng tại nơi làm việc có tác động ngược chiều với hiệu suất công việc. Tuy nhiên, Sử dụng quá mức nhu cầu nhận thức không có mối quan hệ với sự căng thẳng tại nơi làm việc. Một số hàm ý quản trị được đề xuất dựa vào kết quả nghiên cứu để có thể sử dụng hợp lý phương tiện truyền thông xã hội, từ đó cải thiện mối quan hệ và hiệu suất của người lao động. ABSTRACT Social media is one of the largest community-building tools ever, allowing users to connect with others regardless of location and time. Employees use various social media applications to share knowledge, solve problems, collaborate, Cao Minh Trí và cộng sự. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17(1), ...-... Keywords: strain at work, job performance, excessive use, social media, technology-work conflict and communicate within organizations (Aral, Dellarocas, & Godes, 2013; Landers & Schmidt, 2016), improving jobs’s performance. However, access to social media is more likely to lead to overuse and inadvertently create a more stressful work environment, leading to negative results in organizations (Cao & Yu, 2019). This research aims to identify the effects and their level of social media’s different excessive usage patterns on employee job performance with the intermediate role of Strain at work. The online survey was conducted on 328 employees at the People’s Committee of Binh Thanh District (Ho Chi Minh City) in May 2020, including office managers and staff. The validity and reliability of the data have been tested using CFA and SEM. The result shows that Excessive use of social needs has the most positive effect on Strain at work. Then are Excessive use of hedonic needs at work and Technology-work conflict. Strain at work has a negative impact on job performance. However, Excessive use of cognitive needs does not have a relationship with Strain at work. Some managerial implications are proposed to help appropriate social media use to better relationships and employee job performance. 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Phương tiện truyền thông xã hội đã mang lại nhiều thực tiễn mới trong quản lý cho các tổ chức, từ việc tạo ra các mô hình kinh doanh sáng tạo đến chuyển đổi giao tiếp, hợp tác và chia sẻ kiến thức. Trong môi trường làm việc, nhiều nghiên cứu cho thấy các ứng dụng truyền thông xã hội có thể nâng cao hiệu suất và năng suất làm việc của từng cá nhân (Aral et al., 2013; Alalwan, Rana, Dwivedi, & Algharabat, 2017; Cao & Ali, 2018; Dwivedi, Kapoor, & Chen, 2015; Landers & Schmidt, 2016; Moqbel, Nevo, & Kock, 2013). Các nghiên cứu trước đây bắt nguồn từ giả thuyết cơ bản chỉ ra rằng nếu phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng hợp lý trong công việc, thì kết quả ... ong song đó, các nhà quản lý cần theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên của người lao động nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng phương tiện truyền thông quá mức, vượt qua mục đích của công việc. Người lao động đã lạm dụng quá vào việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tận hưởng những thú vui cá nhân (EHU4=3.976); tận hưởng thời gian nghỉ ngơi (EHU1=3.884); thư giãn (EHU3=3.848). Chỉ có một số ít là dùng để giải tỏa căng thẳng từ công việc (EHU2=3.829). Tuy nhiên, nhìn chung đa số người lao động đã sử dụng phương tiện truyền thông một cách quá đà như vậy thì điều trước tiên sẽ gây ra tình trạng loãng việc, mờ mắt và căng thẳng. Thứ ba, nhà quản lý cần trao đổi, chấn chỉnh những nhân viên nào dành nhiều thời gian sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, làm cho họ hiểu và nhận thức được hậu quả tiêu cực của nó. Đa số người được hỏi đều cho rằng mình không thể rời bỏ phương tiện truyền thông xã hội (TWC2=3.835), chính vì điều này đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu suất công việc, khiến người dân không hài lòng về cách xử lý những khiếu nại chậm chạp của nhân viên, thậm chí người lao động còn căng thẳng quát nạt. Họ cần phải nhận ra rằng họ có thể chủ động quản lý hành vi của mình để tránh kết quả tiêu cực tiềm ẩn. Ví dụ, bản thân nhân viên có thể giảm bớt những người bạn không cần thiết trong mạng xã hội của họ và kiểm soát thời gian và tần suất sử dụng của họ. Tại nơi làm việc, khi nhân viên thực hiện nhiệm vụ công việc, nếu không cần thiết, họ có thể đăng xuất khỏi các ứng dụng truyền thông xã hội. Thư giãn thì phải đúng khung giờ nghỉ ngơi. Hơn nữa, nếu người lao động làm việc ở vị trí cần giao tiếp mà buộc phải sử dụng phương tiện truyền thông xã hội rộng rãi để hoàn thành các nhiệm vụ công việc, họ có thể chọn các phương pháp khác nhau để thay thế cho sự phụ thuộc quá mức của họ vào một phương tiện truyền thông xã hội cụ thể. Chẳng hạn, khi nhân viên cảm thấy quá tải về việc liên lạc và tương tác thường xuyên thông qua văn bản trên tin nhắn tức thời, họ có thể chọn cuộc gọi video, gọi thoại, liên lạc qua điện thoại và thậm chí là giao tiếp trực tiếp. Tổ chức nên lưu ý rằng việc sử dụng như vậy của người lao động trong giờ làm việc cũng dẫn đến hậu quả bất lợi. Thứ tư, theo Kwahk và Park (2016) nghiên cứu tại Hàn Quốc chỉ ra rằng việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội giúp các nhân viên chia sẻ kiến thức, trao đổi công việc đã nâng cao hiệu suất công việc. Do đó, trong thời đại công nghệ 4.0, tổ chức không thể đơn giản cấm hẳn việc sử dụng phương tiện xã hội của người lao động trong công việc, nhưng tổ chức có thể phát triển các chính sách để điều chỉnh hành vi sử dụng của họ. Vì vậy đề xuất rằng nhà quản lý nên tạo ra một cấu trúc nơi phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể là một phần của quy trình hoạt động và giúp tăng hiệu suất công việc của nhân viên. Cần tìm hiểu cách tích hợp những công nghệ này với các hệ thống hiện có để hỗ trợ năng lực cho nhân viên làm việc liên quan đến vấn đề cần sáng tạo. Cung cấp các hướng dẫn để giáo dục nhân viên về cách thức, thời điểm và phương tiện Cao M. Trí, Nguyễn H. A. Thư. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), ...-... truyền thông xã hội nào nên được sử dụng và nên tránh. Hoặc là có thể lập đội nhóm làm việc trên phương tiện truyền thông xã hội chẳng hạn như Zalo, Viber, Google Meet... để có thể họp hoặc trao đổi thông tin mọi lúc mọi nơi ngay cả khi tan giờ làm. Sau đó đặt ra những hạn mức, mục tiêu công việc, đưa ra những hình phạt hoặc những phần thưởng hợp lý cho những cá nhân có đóng góp tích cực trong công việc để các đội nhóm phấn đấu đạt được mục tiêu. Các chính sách này ủng hộ việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có trách nhiệm của người lao động và giúp giảm thiểu hậu quả tiêu cực cho họ và tổ chức từ đó nâng cao năng suất làm việc và giảm những căng thẳng không đáng có khi người lao động cũng thú nhận rằng làm việc cả ngày với phương tiện truyền thông xã hội khiến họ căng thẳng (STR3=3.922). Tài liệu tham khảo Aichner, T., & Jacob, F. (2014). Measuring the degree of corporate social media use. International Journal of Market Research, 57(2), 257-273. Ahuja, M., Chudoba, K. M., Kacmar, C., Mcknight, D. H., & George, J. F. (2007). IT road warriors: Balancing work-family conflict, job autonomy and work overload to mitigate turnover intentions. MIS Quarterly, 31(1), 1-17. Alalwan, A. A., Rana, N. P., Dwivedi, Y. K., & Algharabat, R. (2017). Social media in marketing: A review and analysis of the existing literature. Telematics and Informatics, 34(7), 1177- 1190. Ali-Hassan, H., Nevo, D., & Wade, M. (2015). Linking dimensions of social media use to job performance: The role of social capital. Journal of Strategic Information Systems, 18(1), 225- 239. Amabile, T. M., Conti, R., Coon, H., Lazenby, J., & Herron, M. (1996). Assessing the work environment for creativity. Academy of Management Journal, 39(5), 1154-1184. Aral, S., Dellarocas, C., & Godes, D. (2013). Introduction to the special issue-social media and business transformation: A framework for research. Information Systems Research, 24(1), 3-13. Ayyagari, R., Grover, V., & Purvis, R. L. (2011). Technostress: Technological antecedents and implications. MIS Quarterly, 35(4), 831-858. Barling, J., Cheung, D., & Kelloway, E. K. (1996). Time management and achievement striving interact to predict car sales performance. Journal of Applied Psychology, 81(6), 821-840. Baron, R. S. (1986). Distraction-conflflict theory: Progress and problems. In L. Berkowitz (Ed.), Advances In Experimental Social Psychology (pp. 1-40). New York, NY: Academic Press. Cao, X., & Ali, A. (2018). Enhancing team creative performance through social media and transactive memory system. International Journal of Information Management, 39(4), 69- 79. Cao, X., & Yu, L. (2019). Exploring the influence of excessive social media use at work: A three- dimension usage perspective. International Journal of Information Management, 46(6), 83- 92. Carr, C. T., & Hayes, R. A. (2015). Social media: Defining, developing, and divining. Journal of Communication, 23(1), 46-65. Caplan, S., & High, A. C. (2006). Beyond excessive use: The interaction between cognitive and behavioral symptoms of problematic Internet use. Communication Research Reports, 23(4), Cao M. Trí, Nguyễn H. A. Thư. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), ...-... 265-271. Catalsakal, S. (2016). How trait mindfulness is related to job performance and job satisfaction: Self- regulation as a potential mediator (Master’s thesis, Middle East Technical University, Çankaya Ankara, Turkey). Retrieved June 10, 2020, from https://open.metu.edu.tr/bitstream/handle/11511/26007/index.pdf Davis, R. A. (2001). A cognitive-behavioral model of pathological internet use. Computers in Human Behavior, 17(2), 187-195. Dwivedi, Y. K., Kapoor, K. K., & Chen, H. (2015). Social media marketing and advertising. The Marketing Review, 15(3), 289-309. Fornell, C., & Larcker, D. F. (1981). Structural equation models with unobservable variables and measurement error: Algebra and statistics. Journal of Marketing Research, 11(8), 382-388. Haque, A. U., & Aston, J. (2016). A relationship between occupational stress and organizational commitment of i.t sector & employees in contrasting economies. Polish Journal of Management Studies, 14(1), 95-105. Hoang, T., & Chu, N. M. N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS [Analyze research data with SPSS]. Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Hồng Đức. Janssen, O., & Yperen, N. W. V. (2004). Employees’ goal orientations, the quality of leader-member exchange, and the outcomes of job performance and job satisfaction. Academy of Management Journal, 47(3), 368-384. Jöreskog, K. G. (1971). Statistical analysis of sets of congeneric tests. Psychometrika, 36(2), 109-133. Kane, G. C., Alavi, M., Labianca, G., & Borgatti, S. (2012). What’s different about social media networks? A framework and research agenda. MIS Quarterly, 3(1), 1-69. Kanter, R. M. (1988). When a thousand flowers bloom: Structural, collective, and social conditions for innovation in organizations. Research in Organizational Behavior, 10(1), 169-211. Kaplan, A. M., & Haenlein, M. (2012). Social media: Back to the roots and back to the future. Journal of Systems and Information Technology, 14(2), 101-104. Karr-Wisniewski, P., & Lu, Y. (2010). When more is too much: Operationalizing technology overload and exploring its impact on knowledge worker productivity. Computers in Human Behavior, 26(5), 1061-1072. Katz, D. (1964). The motivational basis of organizational behavior. Behavioral Science, 9(1), 131- 133. Kwahk, K. Y., & Park, D. H. (2016). The effects of network sharing on knowledge-sharing activities and job performance in enterprise social media environments. Computers in Human Behavior, 55(2), 826-839. Koch, H., Gonzalez, E., & Leidner, D. E. (2012). Bridging the work/social divide: The emotional response to organizational social networking sites. European Journal of Information Systems, 21(6), 699-717. Landers, R. N., & Schmidt, G. B. (2016). Social media in employee selection and recruitment: Theory, practice, and current challenges. Cham, AG Switzerland: Springer International Publishing. Cao M. Trí, Nguyễn H. A. Thư. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), ...-... Lazarus, R. S., & Folkman, S. (1987). Stress, appraisal & coping. New York, NY: Springer Publishing Company. Lee, Y. C., Wang, Y. C., Lu, S. C., Hsieh, Y. F., Chien, C. H., Tsai, S. B., & Dong, W. (2016). An empirical research on customer satisfaction study: A consideration of different levels of performance. Springer Plus, 5(1), 15-77. Macnamara, J., & Zerfass, A. (2012). Social media communication in organizations: The challenges of balancing openness, strategy, and management. Journal of Strategic Communication, 6(4), 287-308. Madsen, D. O., & Slatten, K. (2015). Social media and management fashions. Cogent Business & Management, 2(1), 2-17. Maier, C., Laumer, S., Eckhardt, A., & Weitzel, T. (2015). Giving too much social support: Social overload on social networking sites. European Journal of Information Systems, 24(5), 447- 464. Moskaliuk, J., & Kimmerle, J. (2009). Using wikis for organizational learning: Functional and psycho-social principles. Development and Learning in Organizations: An International Journal, 23(4), 21-24. Moqbel, M., Nevo, S., & Kock, N. (2013). Organizational members’ use of social networking sites and job performance: An exploratory study. Information Technology & People, 26(3), 240- 264. Nguyen, D. T. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh [Scientific research methods in business]. Ho Chi Minh, Vietnam: Nhà xuất bản Lao Động- Xã Hội. Nicholson, D. B., Parboteeah, V. D., Nicholson, J. A., & Valacich, J. S., (2005). Using distraction- conflict theory to measure the effects of distractions on individual task performance in a wireless mobile environment. Proceedings of the 38th annual hawaii international conference on system sciences, 1-9. doi:0.1109/HICSS.2005.657 Niemz, K., Griffiths, M., & Banyard, P. (2005). Prevalence of pathological internet use among university students and correlations with self-esteem, the general health questionnaire, and disinhibition. Cyber Psychology & Behavior, 8(6), 562-570. Ofir, T., Alexander, S., & Bontis, N. (2011). Family and work-related consequences of addiction to organizational pervasive technologies. Information & Management, 48(2-3), 88-95. O’Reilly, C. A., & Chatman, J. (1986). Commitment and psychological attachment: The effects of compliance, identification, and internalization on prosocial behavior. Journal of Applied Psychology, 71(3), 492-499. Ou, C. X. J., & Davison, R. M. (2011). Interactive or interruptive? Instant messaging at work. Decision Support Systems, 52(1), 61-72. Özdemir, S., & Erdem, R. (2016). The role of social media in organizational communication MANAS. Journal of Social Studies, 5(4), 247-269. Park, N., Kee, K. F., & Valenzuela, S. (2009). Being immersed in social networking environment: Facebook groups, uses and gratifications, and social outcomes. Cyber Psychology, Behavior, and Social Networking, 12(6), 729-733. Schmidt, G. B., Lelchook, A. M., & Martin, J. E. (2016). The relationship between social media co-worker connections and work-related attitudes. Computers in Human Behavior, 55(A), Cao M. Trí, Nguyễn H. A. Thư. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), ...-... 439-445. Scott, S. G., & Bruce, R. A. (1994). Determinants of innovative behavior: a path model of individual innovation in the workplace. Academy of Management Journal, 37(3), 580-607. Sheer, V. C., & Rice, R. E. (2017). Mobile instant messaging use and social capital: Direct and indirect associations with employee outcomes. Information & Management, 54(1), 90-102. Song, Q., Wang, Y., Benitez, J., Chen, Y., & Hu, J. (2019). Impact of the usage of social media in the workplace on team and employee performance. Information & Management, 56(8), 103- 160. Srivastava, S., Pant, M., Abraham, A., & Agrawal, N. (2015). The technological growth in ehealth services. Computational and Mathematical Methods in Medicine, 2015(4), 1-18. Sun, Y., & Shang, R. A. (2014). The interplay between users’ intraorganizational social media use and social capital. Computers in Human Behavior, 37(8), 334-341. Sparrowe, R. T., Liden, R. C., Wayne, S. J., & Kraimer, M. L. (2001). Social networks and the performance of individuals and groups. Academy of Management Journal, 44(2), 316-325. Tajvidi, R., & Karami, A. (2017). The effect of social media on firm performance. Computers in Human Behavior, 3(1), 1-10. Wang, C., Lee, M. K., & Hua, Z. (2015). A theory of social media dependence: Evidence from microblog users. Decision Support Systems, 69(1), 40-49. Yang, H. L., & Lin, R. X. (2017). Determinants of the intention to continue use of SoLoMo services: Consumption values and the moderating effects of overloads. Computers in Human Behavior, 73(8), 583-595. Zahoor, S., & Qureshi, I. (2017). Social media marketing and brand equity: A literature review. IUP Journal of Marketing Management, 16(1), 47-64. Zhang, X. Y., Gao, Y., Chen, H., Sun, Y., & De Pablos, P. O. (2015). Enhancing creativity or wasting time? The mediating role of adaptability on social media-job performance relationship. Pacific Asia Conference on Information Systems, 8(2015), 85-99. Zoonen, W. V., Verhoeven, J. W., & Vliegenthart, R. (2017). Understanding the consequences of public social media use for work. European Management Journal, 35(5), 595-605.
File đính kèm:
- su_dung_phuong_tien_truyen_thong_xa_hoi_qua_muc_va_hieu_suat.pdf