Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông

Dạy học bằng phương pháp đóng vai rất thích hợp với các môn khoa học

xã hội, trong đó có môn Giáo dục công dân. Sử dụng phương pháp đóng

vai trong dạy học Giáo dục công dân lớp 10 là việc giáo viên định hướng

hoạt động nhận thức, giáo dục thái độ, hình thành và phát triển kỹ năng

của học sinh. Việc định hướng này được thực hiện thông qua hoạt động

thiết kế, tổ chức cho người học sắm vai các tình huống Giáo dục công

dân. Qua đó, người học có thể thể hiện chính kiến, quan điểm, lập trường

cá nhân; thể hiện thái độ, tư tưởng và cách ứng xử, cách giải quyết tình

huống nảy sinh trong thực tiễn của môn học như các vấn đề về thế giới

quan, về giáo dục đạo đức Khi sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy

học một số nội dung cụ thể của môn Giáo dục công dân lớp 10 đặc biệt

phần “Công dân với đạo đức” sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo

của người học, tạo ra sự hấp dẫn của môn học đáp ứng được yêu cầu đổi

mới trong dạy học hiện nay. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích -

tổng hợp, so sánh để chỉ ra nhưng ưu thế của việc sử dụng phương pháp

đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công lớp 10. Kết quả nghiên cứu

của bài báo mang giá trị lý luận và thực tiễn, góp phần đổi mới phương

pháp dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở các trường trung học phổ

thông nước ta hiện nay.

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông trang 1

Trang 1

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông trang 2

Trang 2

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông trang 3

Trang 3

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông trang 4

Trang 4

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông trang 5

Trang 5

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông trang 6

Trang 6

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 03/01/2022 14280
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 445 - 451 
 445 Email: jst@tnu.edu.vn 
USING ROLE - PLAYING METHODS IN TEACHING GRADE 10 
CIVICS EDUCATION IN HIGH SCHOOL 
Ngo Thi Lan Anh
*
, Hoang Thu Thuy 
TNU - University of Education 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 07/6/2021 Teaching by role-playing method is very suitable for social science 
subjects, including civics education. Using role-playing method in 
teaching grade 10 civics education is the practice of teachers orienting 
cognitive activities, educating attitudes, forming and developing 
students' skills. This orientation is done through designing and 
organizing activities for learners to role-playing civics education 
situations. Thereby, learners can express personal opinions, views, and 
positions; demonstrate attitudes, thoughts and behaviors, and how to 
deal with situations arising in the subject's practice such as worldview 
issues, moral education, etc. When using the role-playing method in 
teaching some specific contents of the 10th grade civics education 
subject, especially the "ethical citizenship" section, will promote the 
positivity and creativity of learners, creating the attractiveness of the 
subject to meet the innovation in teaching today. The article uses the 
method of analysis - synthesis and comparison to show the advantages of 
using the role-playing method in teaching 10th grade public education. 
The research results of the article have theoretical and practical meaning, 
contributing to innovating teaching methods of 10th grade civics 
education in our country's high schools today. 
Revised: 25/6/2021 
Published: 28/6/2021 
KEYWORDS 
Teaching method 
Role-playing teaching method 
Civics education 
Worldview 
Moral education 
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC 
CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Ngô Thị Lan Anh*, Hoàng Thu Thủy 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 07/6/2021 Dạy học bằng phương pháp đóng vai rất thích hợp với các môn khoa học 
xã hội, trong đó có môn Giáo dục công dân. Sử dụng phương pháp đóng 
vai trong dạy học Giáo dục công dân lớp 10 là việc giáo viên định hướng 
hoạt động nhận thức, giáo dục thái độ, hình thành và phát triển kỹ năng 
của học sinh. Việc định hướng này được thực hiện thông qua hoạt động 
thiết kế, tổ chức cho người học sắm vai các tình huống Giáo dục công 
dân. Qua đó, người học có thể thể hiện chính kiến, quan điểm, lập trường 
cá nhân; thể hiện thái độ, tư tưởng và cách ứng xử, cách giải quyết tình 
huống nảy sinh trong thực tiễn của môn học như các vấn đề về thế giới 
quan, về giáo dục đạo đức Khi sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy 
học một số nội dung cụ thể của môn Giáo dục công dân lớp 10 đặc biệt 
phần “Công dân với đạo đức” sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo 
của người học, tạo ra sự hấp dẫn của môn học đáp ứng được yêu cầu đổi 
mới trong dạy học hiện nay. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích - 
tổng hợp, so sánh để chỉ ra nhưng ưu thế của việc sử dụng phương pháp 
đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công lớp 10. Kết quả nghiên cứu 
của bài báo mang giá trị lý luận và thực tiễn, góp phần đổi mới phương 
pháp dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở các trường trung học phổ 
thông nước ta hiện nay. 
Ngày hoàn thiện: 25/6/2021 
Ngày đăng: 28/6/2021 
TỪ KHÓA 
Phương pháp dạy học 
Phương pháp dạy học đóng vai 
Giáo dục công dân 
Thế giới quan 
Giáo dục đạo đức 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4603 
*
 Corresponding author. Email: anhntl@tnue.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 445 - 451 
 446 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập 
trung vào đổi mới phương pháp dạy học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là thực hiện 
dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực 
của giáo viên. Điều này nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp 
và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Vì vậy, việc 
vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 được xem là một 
trong những đổi mới của giáo viên về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo của người học, gắn lí luận với thực tiễn, nâng cao khả năng thực hành cho người học, đáp 
ứng mục tiêu giáo dục: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. 
Nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập 
đến, tác giả Nguyễn Danh Nam trong bài “Vận dụng một số lý thuyết dạy học trong đổi mới 
phương pháp dạy học ở trường phổ thông” [1] đã khẳng định: Phương pháp dạy học là một trong 
bốn thành tố cơ bản của chương trình giáo dục. Do đó, đổi mới chương trình giáo dục nghĩa là 
phải đổi mới đồng bộ các thành tố cơ bản đó là m ... o giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, 
cuốn hút học sinh tham gia vào giờ học một cách hào hứng, sôi nổi. Tuy nhiên, muốn thực hiện 
tốt được phương pháp dạy học này giáo viên cần phải nắm vững quy trình cũng như có sự chuẩn 
bị tốt về mặt nội dung của môn học, lựa chọn được những đơn vị kiến thức phù hợp để học sinh 
xây dựng kịch bản, hóa thân vào các tình huống thực tiễn và có những cách giải quyết trên cơ sở 
vận dụng tri thức của môn học Giáo dục công dân. 
3.2. Nội dung và ưu thế của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục 
công dân lớp 10 ở trường trung học phổ thông 
3.2.1. Nội dung sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở 
trường trung học phổ thông 
Đối với chương trình Giáo dục công dân lớp 10 ở THPT hiện nay gồm hai phần: “Công dân 
với thế giới quan khoa học” và “Công dân với đạo đức”. Do đó, giáo viên có thể sử dụng phương 
pháp dạy học đóng vai ở nhiều đơn vị kiến thức khác nhau gắn với các nội dung và tình huống cụ 
thể của môn học. 
Phần “Công dân với thế giới quan khoa học” chủ yếu tập trung vào kiến thức triết học để làm rõ 
các khái niệm, phạm trù, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật. 
Nên giáo viên ít sử dụng phương pháp đóng vai. Giáo viên thường sử dụng cho học sinh đóng vai 
với các nội dung liên quan đến việc vận dụng ý nghĩa, phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu 
các quy luật của triết học vào thực tiễn của đời sống. Ví dụ: bài 2 “Thế giới tồn tại khách quan”, 
giáo viên có thể lựa chọn đơn vị kiến thức: con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 445 - 451 
 449 Email: jst@tnu.edu.vn 
quan để học sinh xây dựng kịch bản dưới dạng một buổi phỏng vấn thực hiện trả lời cho các câu hỏi 
con người nhận thức được những gì? Con người có cải tạo biến đổi được thế giới khách quan hay 
không? Trong quá trình cải tạo thế giới khách quan con người cần tuân theo nguyên tắc nào? Hoặc 
học sinh có thể vào vai một nhân vật để kể lại những quan niệm khác nhau về thế giới quan duy vật 
và phương pháp luận biện chứng. Đối với những nội dung thường gây tranh luận, thiếu thống nhất 
ý kiến cần được chuyển hóa dưới dạng kịch bản về buổi tọa đàm để học sinh đóng vai các chủ thể, 
tham gia luận bàn trực tiếp, thể hiện chính kiến cá nhân, bảo vệ quan điểm đúng đắn. 
Đối với những nội dung xuất hiện quan điểm sai trái, xung đột, giáo viên cần tổ chức cho học 
sinh xây dựng kịch bản hoặc các tình huống và tiến hành sắm vai chính diện và phản diện. Vai 
chính diện sẽ bảo vệ quan điểm đúng đắn, vai phản diện đại diện cho quan điểm sai trái. Hai 
tuyến nhân vật này được xây dựng theo hướng đối lập để khắc sâu sự khác biệt giữa quan điểm 
đúng đắn và quan điểm sai lầm, giúp học sinh biết nhận diện những quan điểm, hành vi sai trái, 
lệch chuẩn dựa trên kiến thức của môn học. Ở nội dung này, học sinh được dành thời gian chuẩn bị 
nhưng không được biết trước kịch bản, lời thoại. Sau đó, mỗi nhóm cử một hoặc một số học sinh 
đại diện nhóm lên trình bày, tranh luận và phản biện. Các học sinh còn lại trong lớp sẽ tham gia vào 
đánh giá mức độ thú vị, hấp dẫn và tính thuyết phục trong quá trình biện luận của từng nhóm. 
Ở phần “Công dân với đạo đức” là những tri thức rất gần gũi với học sinh, liên quan đến giáo 
dục đạo đức cho người học như: sống hoà nhập với cộng đồng, nhân nghĩa, nghĩa vụ, lương tâm, 
nhân phẩm, danh dự, trách nhiệm của công dân với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các vấn 
đề chung của nhân loại. Các kiến thức này tuy không trừu tượng nhưng lại đòi hỏi sự liên hệ, vận 
dụng rất cao của người học vào những tình huống thực tế, qua đó hình thành và phát triển ở 
người học kỹ năng phân tích, đánh giá các quan điểm, các hành vi đạo đức trong đời sống hàng 
ngày. Cho nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp đóng vai trong các tiết học gắn với nội 
dung những tri thức này một cách thường xuyên hơn. Chuyển thể một nội dung bài học đạo đức 
thành một kịch bản và cho học sinh thảo luận về một số vấn đề trọng tâm được đặt ra, từ đó học 
sinh tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng và năng lực cụ thể qua bài học. Cũng có thể xây dựng 
nội dung để học sinh đóng vai xử lý một tình huống giả định gắn với tri thức bài học. Nội dung 
này thường được áp dụng cho những vấn đề học sinh ít quan tâm hoặc ít xảy ra trong thực tiễn, 
khi đó, học sinh có thể hoạt động theo nhóm hoặc cặp đôi tạo nên những vai diễn có sử dụng hàm 
ý chuyển tải những thông tin mà môn học hướng đến. Giáo viên cũng có thể vận dụng phương 
pháp đóng vai khi trình bày một vấn đề, một quan điểm về đạo đức như: lương tâm, danh dự, 
nhân phẩm từ những góc nhìn khác nhau. Đây là cơ hội để học sinh được bày tỏ quan điểm riêng 
của cá nhân thông qua các vai diễn hoặc khi nhập vai các phiên tòa giả định, hoặc các cuộc trao 
đổi giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ phụ huynh học sinh. Với những nội dung này, học sinh có 
thể vào vai phóng viên, luật sư, thẩm phán, bị cáo, học sinh cá biệt, cha mẹ học sinh, giáo viên 
chủ nhiệm và các lực lượng khác để nêu lên quan điểm riêng về vấn đề đặt ra trong bài học của 
chương trình GDCD lớp 10 mang tính thiết thực hơn, có ý nghĩa thực tiễn cao. 
Có thể thấy, nội dung tri thức của môn Giáo dục công dân lớp 10 rất đa dạng, phong phú có 
tính lý luận và thực tiễn cao. Nếu giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học một cách 
linh hoạt, lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp cho phương pháp đóng vai thì chắc chắn sức 
hấp dẫn của môn học sẽ cao hơn, thu hút được nhiều học sinh tham gia tích cực vào các giờ học 
Giáo dục công dân trên lớp. Ý nghĩa của môn học nhờ đó cũng được lan tỏa và phát huy trong 
học sinh của các nhà trường. 
3.2.2. Ưu thế của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 
10 ở trường trung học phổ thông 
Trên thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, để thành công cho một tiết 
học, một môn học, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác 
nhau. Tùy vào từng đơn vị kiến thức, đặc điểm của đối tượng dạy học và năng lực của bản thân 
mà người giáo viên sẽ lựa chọn những phương pháp dạy học chủ đạo cho từng tiết học. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 445 - 451 
 450 Email: jst@tnu.edu.vn 
Chương trình GDCD lớp 10 thể hiện đậm nét sự kết hợp hài hòa giữa chuẩn kiến thức, kỹ năng, 
thái độ ở từng bài; kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, nhận thức và hành vi tích cực trong cuộc sống, 
do đó, giáo viên khi sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học sẽ có những ưu thế nhất định. 
Thứ nhất, khi sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 
giáo viên có thể giúp học sinh chủ động hơn trong việc tiếp nhận tri thức biến nó thành tri thức 
của mình. Những kiến thức mà môn Giáo dục công dân lớp 10 cung cấp đến cho học sinh không 
thuần túy chỉ là lý luận về thế giới quan, phương pháp luận mà còn là những kiến thức đạo đức 
gắn với trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi người công dân trong xã hội. Do đó, nếu giáo 
viên đưa học sinh đến với các kịch bản, xây dựng lên các vai diễn phản ánh được nội dung tri 
thức của môn học, gắn với thực tiễn đời sống. Dưới vai trò định hướng của giáo viên, học sinh tự 
đặt mình vào các tình huống có vấn đề và tự giác tìm kiếm cách giải quyết. Đây chính là con 
đường, là cách thức để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và nhanh nhất có thể. 
Việc giáo viên sử dụng hiệu quả phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục Công dân 
lớp 10 sẽ khuyến khích học sinh có trách nhiệm hơn với việc học của mình không chỉ trên lớp mà 
còn cả việc chuẩn bị bài vở ở nhà trước khi đến lớp một cách tích cực hơn. Nhờ đó, thái độ thụ 
động của học sinh khi tiếp cận môn học này sẽ dần được khắc phục, loại bỏ. 
Thứ hai, việc sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 còn 
giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội được trải nghiệm với kỹ năng làm việc nhóm, phân tích, đánh 
giá, trình bày quan điểm cá nhân trước những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Đây là phương pháp 
có ưu thế trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với 
thực tiễn”, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ngay trong các giờ học. Giờ học sẽ 
trở nên vui tươi hơn, học sinh cũng trở lên tích cực hơn khi tham gia vào các vai diễn, hoặc tham 
gia xây dựng các chủ đề, các nội dung của kịch bản gắn với kiến thức môn học. Học sinh sẽ trở 
nên hào hứng hơn, tính sáng tạo của người học nhờ đó cũng được phát huy cao độ. Đóng vai theo 
chủ đề bài học môn Giáo dục công dân, đặc biệt ở phần “Công dân với đạo đức” có ý nghĩa thiết 
thực trong việc tác động trực tiếp đến thái độ, tình cảm của học sinh. Thay vì “thầy nói trò nghe”, 
việc giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai cho các chủ đề, tình huống về đạo đức sẽ mang lại 
tính hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng các phương pháp dạy học khác như thuyết trình, đàm 
thoại, nêu vấn đề. Sử dụng phương pháp này, học sinh được trải nghiệm với các cách ứng xử 
trong mỗi tình huống giáo dục. Mỗi lần được sắm vai là một lần học sinh được trải nghiệm, được 
học hỏi kinh nghiệm ứng xử để hoàn thiện hơn nhân cách của mình. 
Thứ ba, sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 sẽ tạo 
cho học sinh sự hứng thú hơn trong học tập. Thay vì phải nghe thuyết giảng là chủ yếu, khi sử 
dụng phương pháp đóng vai, học sinh được trực tiếp tìm tòi tri thức, tìm tòi cách giải quyết vấn 
đề và cách ứng xử. Học sinh sẽ cảm thấy hào hứng hơn trong vai trò của chủ thể khám phá và trải 
nghiệm. Nhờ vậy, chất lượng của giờ học cũng đạt hiệu quả cao hơn. Dạy học Giáo dục công dân 
không đơn thuần là truyền thụ tri thức mà là điều khiển, định hướng quá trình nhận thức của 
người học, giúp người học chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện, thực 
hành kỹ năng và có khả năng ứng dụng linh hoạt vào thực tiễn. Khi giáo viên tăng cường sử dụng 
các tình huống, câu chuyện, hiện tượng trong thực tế, các vấn đề bức xúc trong xã hội dựng thành 
kịch bản để học sinh tham gia thực hiện, phân tích, đối chiếu, minh họa cho bài giảng sẽ giúp học 
sinh có hứng thú trong học tập. Nó có tác dụng khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người 
học theo hướng tích cực. Nhờ việc đóng vai, thông qua trao đổi, thảo luận trước và sau vai diễn, 
học sinh không chỉ nhận thức toàn diện, sâu sắc vấn đề mà còn đánh giá, phân biệt được hành vi 
đúng sai, từ đó thay đổi thái độ, tình cảm và điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với quy luật 
khách quan, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đây là cũng con đường, cách thức 
hình thành và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách trực tiếp và hiệu quả. Thực tiễn cho 
thấy, nhiều vai diễn của học sinh về lĩnh vực đạo đức có thể gây xúc động, có thể chạm tới trái 
tim của phần lớn các bạn trong lớp. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong giáo dục tư tưởng, 
thái độ, hành vi của người học. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 445 - 451 
 451 Email: jst@tnu.edu.vn 
Thứ tư, sử dụng giáo viên sử phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 
10 còn giúp học sinh chủ động tương tác với nhau nhiều hơn, khắc phục được tính nhút nhát, e 
ngại khi xuất hiện trước đám đông ở một số học sinh trong lớp. Điều này trực tiếp góp phần vào 
việc giáo dục tính độc lập, tự chủ để học sinh trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trước tập thể. Học 
sinh có thêm nhiều cơ hội để thể hiện tinh thần hợp tác với bạn diễn của mình, bộc lộ được những 
khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, khích lệ các em phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc 
sống. Những thông điệp được chuyển tải qua mỗi kịch bản sẽ tạo ra dấu ấn sâu đậm trong mỗi 
học sinh, qua đó kiến thức của bài học được các em tiếp nhận một cách tự nhiên, không gò ép, 
nhớ lâu và nhớ sâu. Chất lượng của môn học vì thế cũng được thay đổi, nâng cao hơn. 
4. Kết luận 
Đóng vai là một trong những phương pháp dạy học tích cực định hướng phát triển năng lực 
của học sinh nhằm phat huy cao độ tính sáng tạo, tự giác và độc lập của người học. Sử dụng 
phương pháp đóng vai vào dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT nước ta hiện 
nay nhằm góp phần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, 
phát huy tư duy sáng tạo cho người học, tạo sự hứng thú của học sinh đối với môn học này. Bởi 
kiến thức mà môn Giáo dục công dân lớp 10 cung cấp cho học sinh vừa mang tính lý luận, trừu 
tượng, vừa gắn với thực tiễn giáo dục đạo đức, trách nhiệm của người công dân. Do đó, để thu 
hút được người học tránh sự nhàm chán, khô khan của môn học; khắc phục lối dạy truyền thống 
“thầy đọc, trò ghi”, “thầy nói, trò nghe” một cách thụ động, việc giáo viên sử dụng phương pháp 
đóng vai cho những đơn vị kiến thức phù hợp; hướng dẫn học sinh xây dựng kịch bản, tham gia 
diễn xuất nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tri thức của môn học, gắn với thực tiễn đời 
sống. Qua đó, rèn luyện cho người học tính chủ động, sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, làm việc 
nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với bản thân và tập thể. Tuy 
nhiên, để sử dụng có hiệu quả phương pháp đóng vai, đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết 
đầy đủ về quy trình và các yêu cầu khi sử dụng phương pháp này, đồng thời cần kết hợp linh hoạt 
với các phương pháp giảng dạy khác nhằm phát huy ưu thế và khắc phục hạn chế của phương 
pháp này trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở các trường THPT nước ta hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] D. N. Nguyen, “Applying some teaching theories in teaching method innovation in high schools,” TNU 
Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 10, pp. 136-144, 2020. 
[2] T. T. Vu and T. H. Pham, “The role of group discussion method in teaching Ho Chi Minh Thought 
subject to the orientation of capacity development,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, 
no. 04, pp. 42-49, 2020. 
[3] T. K. Nguyen, T. T. Hoang, and T. M. Ngoc, “Applying the case study method in teaching the "Citizens 
with Ethics" section on civics education 10th grade at Thai Nguyen High School,” TNU Journal of 
Science and Technology, vol. 198, no. 05, pp. 89-96, 2019. 
[4] V. Q. Nguyen, “Applying cooperative teaching methods in teaching and learning lessons to complete 
the bourgeois revolution in Europe, 10th grade high school – standard program,” TNU Journal of 
Science and Technology, vol. 129, no. 15, pp. 151-155, 2014. 
[5] T. K. Nguyen, “Applying the flipped classroom model in teaching civics at high schools,” TNU Journal 
of Science and Technology, vol. 179, no. 03, pp. 109-114, 2018. 
[6] V. D. Dinh and T. T. N. Duong, Teaching Methods of civics education at High School. Pedagogical 
University Publishing House, Hanoi, 2011. 
[7] B. Meiera and V. C. Nguyen, Modern Teaching Theory. Pedagogical University Publishing House, 
Hanoi, 2018. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_mon_giao_duc_cong.pdf