Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế nông

nghiệp trong xây dựng nông thôn mới. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát

391 hộ sinh sống tại 03 xã/phường đại diện là Đồng Tiến, Phúc

Thuận và Đắc Sơn và 52 cán bộ quản lý và chuyên trách về nông

nghiệp của địa phương; điều tra 20 doanh nghiệp - hợp tác xã; và

phỏng vấn 20 chuyên gia có chuyên môn sâu về kinh tế, quản lý kinh

tế, kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các dữ liệu thu thập được xử lý,

tính toán với một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu quan sát

như: độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE), hệ số biến động

(CV%) Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng của vấn đề, đồng thời đề

xuất những giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế

trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa tại thị xã Phổ

Yên như tăng cường vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế

nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển

hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho

kinh tế nông thôn; hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 1

Trang 1

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 2

Trang 2

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 3

Trang 3

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 4

Trang 4

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 5

Trang 5

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 6

Trang 6

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 7

Trang 7

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 5340
Bạn đang xem tài liệu "Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province

Solutions for agricultural economic development in new rural construction towards urbanization in Pho Yen town, Thai Nguyen province
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 127 - 134 
 127 Email: jst@tnu.edu.vn 
SOLUTIONS FOR AGRICULTURAL ECONOMIC DEVELOPMENT 
IN NEW RURAL CONSTRUCTION TOWARDS URBANIZATION 
IN PHO YEN TOWN, THAI NGUYEN PROVINCE 
Le Van Bay*, Duong Van Son 
TNU - University of Agriculture and Forestry 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 08/01/2021 The article presents research results on agricultural economic 
development in new rural construction. The study conducted a survey 
with the participation ofwas 391 households living in 03 
representative communes/wards, namely, Dong Tien, Phuc Thuan, 
and Dac Son and 52 local agricultural managers and specialized 
officers; investigated 20 enterprises - cooperatives; and interviewed 
20 experts with in-depth expertise in economics, economic 
management, rural and agricultural economics. The collected data 
were processed and calculated with some common statistical 
quantities of the observed sample such as standard deviation (SD), 
standard error (SE), coefficient of variation (CV%) The study 
pointed out the current situation of issue, at the same time proposing 
specific solutions to promote the development economy in building a 
new countryside towards urbanization in Pho Yen town such as 
strengthening the role of the government in rural economic 
development; promoting the restructuring of the rural economy; 
developing infrastructure; increasing qualified human resources for 
the rural economy; modernizing agricultural and rural production. 
Revised: 29/01/2021 
Published: 31/01/2021 
KEYWORDS 
Solutions 
Agricultural economy 
New rural construction 
Pho Yen town 
Thai Nguyen province 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA 
TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 
Lê Văn Bẩy*, Dương Văn Sơn 
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 08/01/2021 Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế nông 
nghiệp trong xây dựng nông thôn mới. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 
391 hộ sinh sống tại 03 xã/phường đại diện là Đồng Tiến, Phúc 
Thuận và Đắc Sơn và 52 cán bộ quản lý và chuyên trách về nông 
nghiệp của địa phương; điều tra 20 doanh nghiệp - hợp tác xã; và 
phỏng vấn 20 chuyên gia có chuyên môn sâu về kinh tế, quản lý kinh 
tế, kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các dữ liệu thu thập được xử lý, 
tính toán với một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu quan sát 
như: độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE), hệ số biến động 
(CV%) Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng của vấn đề, đồng thời đề 
xuất những giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế 
trong xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa tại thị xã Phổ 
Yên như tăng cường vai trò của chính quyền trong phát triển kinh tế 
nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển 
hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho 
kinh tế nông thôn; hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. 
Ngày hoàn thiện: 29/01/2021 
Ngày đăng: 31/01/2021 
TỪ KHÓA 
Giải pháp 
Kinh tế nông nghiệp 
Nông thôn mới 
Thị xã Phổ Yên 
Tỉnh Thái Nguyên 
* Corresponding author. Email: levanbay121080@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 127 - 134 
 128 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Mở đầu 
Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) hiện đại; cơ 
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công 
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch [1], [2]; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa 
dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn 
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường [3]. Trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thì 
có tới 19/19 tiêu chí liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế (PTKT), là một nội dung trọng yếu 
trong XDNTM đặc biệt là theo hướng đô thị hóa (ĐTH), tạo tiền đề cho sự phát triển của các mặt 
khác trong nông thôn [4]. Từ một huyện thuần nông, đến nay cơ cấu kinh tế của Phổ Yên đã 
chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và nông - lâm nghiệp [5]. 
Kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư một bước; nhiều công trình, dự án trọng điểm được xây 
dựng và đưa vào hoạt động bước đầu phát huy hiệu quả [6]. Thị xã Phổ Yên đã hình thành các 
khu công nghiệp (KCN) tập trung với quy mô vốn đầu tư lớn, điển hình có nhiều dự án đầu tư 
trực tiếp nước ngoài (FDI), trở thành đơn vị dẫn đầu các huyện, thành, thị trong tỉnh và cả khu 
vực phía Bắc với 6,8 tỷ USD (Tập đoàn Samsung), tạo bước đột phá về PTKT [7]. Tốc độ tăng 
trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 43%; cơ cấu kinh tế đạt: công nghiệp - 
xây dựng 83,9%; thương mại - dịch vụ 12,2%; nông, lâm, thủy sản chỉ còn 3,9%; giá trị sản xuất 
(GTSX) công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm 197% [7]. 
Tuy nhiên,  ... nh thức hợp tác vẫn đang trong giai đoạn chuyển mình. Các mô hình liên kết sản 
xuất và tiêu thụ nông sản chưa thực sự hội tụ đủ các điều kiện cần thiết. 
Bảng 3. Cơ cấu doanh nghiệp tại thị xã Phổ Yên theo ngành kinh tế 
Loại hình doanh nghiệp 
Năm 2010 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 
Số 
lượng 
(DN) 
Cơ 
cấu 
(%) 
Số 
lượng 
(DN) 
Cơ 
cấu 
(%) 
Số 
lượng 
(DN) 
Cơ 
cấu 
(%) 
Số 
lượng 
(DN) 
Cơ 
cấu 
(%) 
Nông nghiệp 2 1,7 2 0,9 4 1,4 5 1,3 
Công nghiệp khai khoáng 2 1,7 2 0,9 3 1,0 3 0,8 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 28 24,1 52 22,3 62 21,0 80 21,5 
- Trong đó: Sản xuất chế biến 
thực phẩm 
5 4,3 4 1,7 6 2,0 7 1,9 
Sản xuất và phân phối điện, khí 
đốt, nước nóng 
5 4,3 5 2,1 8 2,7 7 1,9 
Cung cấp nước, xử lý rác thải 3 2,6 4 1,7 5 1,7 5 1,3 
Xây dựng 19 16,4 50 21,5 53 18,0 65 17,5 
Mua bán, sửa chữa ô tô xe máy 31 26,7 74 31,8 101 34,2 130 34,9 
Vận tải kho bãi 14 12,1 24 10,3 31 10,5 34 9,1 
Dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 3,4 7 3,0 9 3,1 12 3,2 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 1 0,9 1 0,4 1 0,3 3 0,8 
Kinh doanh bất động sản 1 0,9 1 0,4 3 1,0 3 0,8 
KHCN, dịch vụ hỗ trợ 2 1,7 9 3,9 11 3,7 11 3,0 
Giáo dục và đào tạo 1 0,9 1 0,4 - - - - 
Y tế và trợ giúp xã hội - - 1 0,4 2 0,7 2 0,5 
Hoạt động dịch vụ khác 3 2,6 - - 2 0,7 12 3,2 
Tổng cộng 116 233 295 372 
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 
3.2.3. Thực trạng chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng mô hình, đào tạo nghề, khuyến nông 
Đến nay, toàn thị xã đã thực hiện 26 chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ 
(KHCN) về nông nghiệp và phát triển nông thôn (chiếm trên 55% số nhiệm vụ KHCN); với tổng 
kinh phí đầu tư 6.146.693.000 đồng (chiếm 43,19% tổng số vốn sự nghiệp KHCN) và tập trung 
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 127 - 134 
 132 Email: jst@tnu.edu.vn 
vào nghiên cứu khảo nghiệm, tuyển chọn giống cây, giống con mới: khảo nghiệm 639 lượt giống 
lúa các loại, 77 lượt giống ngô, 7 lượt giống đậu tương, 9 lượt giống lạc, 17 lượt giống khoai tây; 
tuyển chọn được 3 giống lúa, 2 giống ngô, 2 giống khoai tây, 3 giống đậu tương; khảo nghiệm, 
tuyển chọn nhiều giống lợn, gà, ngan, vịt và một số giống thuỷ sản [6]. Bên cạnh đó, việc ứng 
dụng có hiệu quả công nghệ sinh học đã làm thay đổi mạnh mẽ năng suất và chất lượng các sản 
phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng 
tăng hiệu quả kinh tế; đóng góp thiết thực phục vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển 
nông nghiệp công nghệ cao và XDNTM. Toàn thị xã đã triển khai hàng chục mô hình trình diễn 
các giống cây trồng, con vật nuôi mới, các giải pháp canh tác mới, các phương thức sản xuất mới 
hướng tới sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả và bền vững. Xây dựng các mô hình cung cấp 
nước sạch cho làng nghề và một số vùng nông thôn gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đẩy 
mạnh việc ứng dụng công nghệ Biogas, công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) và một số chế phẩm 
vi sinh khác để xử lý môi trường chăn nuôi, rác thải sinh hoạt. Do đó, việc ứng dụng các tiến bộ 
kỹ thuật đã đóng góp quan trọng cho việc đưa KHCN vào thực tiễn sản xuất; đồng thời nâng cao 
nhận thức cho người lao động về vai trò của KHCN trong sản xuất và kinh doanh, tạo tiền đề cho 
việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu KTNN, nông thôn trong những năm tiếp theo. Việc chuyển 
giao KHCN, thiết bị kỹ thuật mới đến người dân thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền, 
đặc biệt phối hợp chặt chẽ với đài Phát thanh và truyền hình nhằm chuyển tải các giải pháp ứng 
phó với các diễn biến bất thuận của thời tiết, khí hậu đối với trồng trọt và chăn nuôi. 
Thực tế cho thấy trong tổng số 75.700 người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị xã có trên 
73.000 người có việc làm thường xuyên (> 96%); trong đó, trên 13.000 người làm việc trong lĩnh 
vực nông, lâm, ngư nghiệp, 60.000 người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Điều 
này phản ánh thực trạng lao động tại Phổ Yên đa phần lao động tại khu vực công nghiệp, xây 
dựng, là lao động tới từ khu vực nông thôn, trình độ thấp, hầu như không qua đào tạo hoặc được 
đào tạo trong thời gian rất ngắn. 
3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 
Sau 10 năm thực hiện XDNTM, đến nay, 14/14 xã trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã được 
UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM; hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, đời sống vật 
chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Giai đoạn 2010-2020, Phổ Yên đã huy động nguồn 
lực XDNTM với tổng kinh phí thực hiện trên 2.000 tỷ đồng. Thị xã đã nâng cấp và làm mới được 
trên 720 km đường giao thông; thực hiện 100 dự án đầu tư cứng hóa, cải tạo, nâng cấp hệ thống 
đê điều, kênh tưới tiêu, trạm bơm và hồ đập, đảm bảo nguồn nước cho trên 7.600 ha đất sản xuất 
nông nghiệp; 14/14 xã có nhà văn hoá và sân thể thao đạt chuẩn; toàn thị xã có 233 nhà văn hóa 
xóm đạt chuẩn, đảm bảo sinh hoạt cộng đồng cho 272 xóm. Hệ thống điện, trường học được đầu 
tư xây dựng đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, học tập của nhân dân và con em địa phương. 
Mạng lưới cấp nước sạch cung cấp tới 100% các xã. Tuy nhiên, về quan hệ sở hữu đất đai và tổ 
chức sản xuất nông nghiệp tại thị xã còn nhiều tồn tại như quy mô sản xuất của các trang trại nhỏ 
bé, chuyên môn hóa chưa rõ rệt, thu nhập trang trại còn thấp. Sự phát triển của các vùng chuyên 
canh thiếu ổn định. Các tiểu vùng nông nghiệp chưa phát huy được thế mạnh, sự trao đổi hàng 
hóa giữa các tiểu vùng chưa nhiều. Đa phần hộ sản xuất nông nghiệp chưa chủ động về tiêu thụ 
sản phẩm; kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung chưa hoàn thiện về giao thông, thủy lợi; 
việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gặp khó khăn, chi phí đầu tư xây dựng lớn, 
vượt khả năng của các hộ, trong khi hỗ trợ từ gân sách nhà nước không nhiều. 
3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong XDNTM theo hướng đô thị hóa tại thị 
xã Phổ Yên 
Giải pháp về tăng cường vai trò của chính quyền địa phương: 
(1) Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học nông nghiệp: Hầu hết các kết quả nghiên cứu, các 
sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi mới và quy trình canh tác, nuôi dưỡng đều cung cấp cho nông 
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 127 - 134 
 133 Email: jst@tnu.edu.vn 
dân một cách miễn phí. Địa phương cũng cần bỏ ra chi phí để thu thập, đánh giá, kiểm chứng và 
chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các sáng kiến do nông dân tạo ra trên nông trại cho các nông 
dân khác. Không đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân thực hiện thành công một cách 
cạnh tranh như hạt giống lai, công thức hóa chất, sản phẩm có bản quyền sở hữu trí tuệ khác,... 
(2) Khuyến nông: Phương thức huấn luyện trong khuyến nông thường áp dụng theo cách tiếp 
cận từ trên xuống. Phổ Yên nên áp dụng thêm phương pháp tiếp cận từ dưới lên, để nắm bắt 
những tồn tại trong sản xuất để đưa ra những phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, cần thu hẹp 
khoảng cách văn hóa và kiến thức giữa nhà khoa học, cán bộ khuyến nông và nông dân; và 
khoảng cách giữa thí nghiệm khoa học và thực tế sản xuất. 
(3) Thị xã cần can thiệp tới PTKT trong nông thôn thông qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông 
thôn. Việc trợ cấp miễn phí về thủy lợi khiến cho nông dân sử dụng nước lãng phí, trong khi Nhà 
nước lại thiếu vốn duy tu bảo dưỡng và xây mới. Thị xã Phổ Yên chỉ nên đầu tư cho các công 
trình có quy mô lớn, và để cho khu vực tư nhân thực hiện các công trình quy mô nhỏ, đưa ra cách 
nhìn cơ sở hạ tầng như là hàng hóa hỗn hợp. 
(4) Đầu tư về cơ sở hạ tầng tiếp thị, cụ thể đầu tư vào đường giao thông nông thôn, quốc lộ, 
đường sắt, đường thủy; mạng lưới truyền thông, thông tin; cung cấp điện; xây dựng các chợ trung 
tâm và chợ bán buôn trong khu vực và thiết lập các tiêu chuẩn hàng hóa nông sản cho giao dịch. 
(5) Đẩy mạnh chính sách đất đai có hiệu quả: Khu vực nông nghiệp thị xã Phổ Yên cần hình 
thành các đồn điền nông nghiệp quy mô lớn để tăng hiệu quả sản xuất dựa trên tăng hiệu quả nhờ 
quy mô và áp dụng công nghệ hiện đại, chấp nhận tình trạng có nhiều nông dân không đất, nông 
dân làm thuê cho chủ nông trại lớn. Ngoài ra, có thể đẩy mạnh hợp tác sản xuất để làm giảm chi 
phí giao dịch; cải thiện vị thế và quyền lực của nông dân; giúp nông dân dễ tiếp cận đến tín dụng; 
và tham gia các mối liên kết dọc tốt hơn. Để giải pháp này được thực hiện tốt thì điều kiện cần 
thiết đó là nâng cao kỹ năng quản lý và năng lực lãnh đạo của nông dân, cần có những quy định 
rõ ràng trong việc chia sẻ lợi ích giữa những người tham gia. 
Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: Phổ Yên cần thúc đẩy nhanh quá 
trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu 
quả kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuyển giao công nghệ. 
Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi 
thế của vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc; Hình thành các vùng kinh tế 
dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nông 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với hình thành các trung tâm kinh tế thương mại. Ðưa 
nhanh KHCN vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao KHCN nâng cao chất lượng 
giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch; ứng 
dụng mạnh công nghệ sinh học, đẩy mạnh thu hút đầu tư để xây dựng các nhà máy nông nghiệp 
công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật 
nuôi Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các DN và HTX đầu tư phát triển công nghiệp 
bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi 
đồng bộ; Củng cố hệ thống hồ đập, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ 
động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Đầu tư phát triển giao 
thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ô-tô tới khu trung tâm, từng bước phát triển 
đường ô-tô tới thôn bản. Tiếp tục hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học, thực hiện tốt 
chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã văn hóa,  
Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng: Cần cải tạo và phát triển đồng bộ hệ thống 
lưới điện, bảo đảm đủ điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; Tiếp tục đầu tư các công trình 
thủy lợi theo hướng đa mục tiêu; Phát huy hiệu quả hoạt động chợ đầu mối sản phẩm nông 
nghiệp; Tập trung đầu tư cho phát triển và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất. 
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực có chất lượng: Thống nhất đầu mối quản lý công tác 
đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, hội 
nghề nghiệp và các cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác dạy nghề cho lao động nông 
TNU Journal of Science and Technology 226(01): 127 - 134 
 134 Email: jst@tnu.edu.vn 
thôn; Đổi mới cơ chế chính sách, ban hành chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề cho lao 
động nông thôn; Củng cố, tăng cường năng lực đào tạo cho hệ thống các cơ sở dạy nghề ở vùng 
nông thôn; Đổi mới, xây dựng chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo cho lao 
động nông thôn theo hướng thiết thực, tiên tiến và phù hợp; Phát triển hệ thống thông tin về dạy 
nghề và thị trường lao động; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo lao động nông thôn để tìm 
nguồn tài trợ phục vụ các hoạt động phát triển nhân lực nông nghiệp, nông thôn của địa phương. 
Giải pháp hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn: Tích cực đưa cơ giới hóa vào sản 
xuất nông nghiệp; Tranh thủ phối kết hợp giữa các bộ, ngành để chuyển giao và tiếp nhận KHCN 
vào PTKTNN; Chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng các tiến bộ KHCN phù hợp với điều kiện 
của địa phương; cần chú trọng phát triển khâu giống cây trồng, vật nuôi để chủ động cả về chất 
lượng, số lượng, nguồn gốc giống; bình ổn giá giống; kiểm soát hiệu quả sử dụng các bộ giống, 
phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng thương hiệu nông nghiệp Phổ Yên dựa trên tính ưu việt 
của các bộ giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản của huyện so với các địa phương khác. 
4. Kết luận 
Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng PTKTNN trong XDNTM theo hướng ĐTH như: Sự 
phát triển của địa phương là không đồng đều; ngành nông nghiệp Phổ Yên chuyển dịch theo 
hướng hiện đại còn chậm; cơ cấu KTNN theo vùng chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sản xuất hàng 
hoá lớn, tập trung; quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất 
còn chậm, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp còn thủ công, năng suất thấp; chưa hình thành 
được các vùng sản xuất lớn có quản trị hiện đại, gắn bó hữu cơ giữa quy hoạch nông nghiệp với 
công nghiệp chế biến, quy hoạch dịch vụ và chính sách hỗ trợ; cơ cấu KTNN theo thành phần 
kinh tế còn nhiều bất hợp lý. Từ đó, đã đưa ra 1 số giải pháp cụ thể như tăng cường vai trò của 
chính quyền; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; 
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES 
[1] V. K. Nguyen, “Managing socio-economic development processes in new rural construction today,” (in 
Vietnamese), VNUF - Journal of Forestry Science and Technology, no. 04, pp. 173-177, 2019. 
[2] T. H. T. Nguyen, T. T. H. Duong, N. B. Cu, T. H. Kieu and T. H. A. Vu, "Research the contribution of 
cityzens to implement the imfrastructure criteria for new rural program in Phu Luong district, Thai 
Nguyen province," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, vol. 172, no. 12/2, pp. 
169-174, 2017. 
[3] T. S. Ngo and T. P. Tran, "Research on effect of urbanization on agricultural production, livelihoods 
and employment of local people in Quoc Oai district, Ha Noi city in the period of 2011-2015," (in 
Vietnamese), Journal of Agriculture and Rural Development of Vietnam, no. 09, pp. 11-17, 2017. 
[4] T. M. P. Cao, "Agricultural economic development in new rural construction: Nationwide experience of 
some locals," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, vol. 163, no. 03/2, pp. 39-42, 
2017. 
[5] Construction Newspaper, Thai Nguyen: “Pho Yen town becomes a grade III city and completes the task 
on New Rural Construction”, (in Vietnamese), 2019. 
[6] Report at the conference to summarize the work 2018 of the Department of Agriculture and Rural 
Development of Thai Nguyen province (in Vietnamese), 2018. 
[7] Statistical Office of Pho Yen Town, Pho Yen Town Statistical Yearbook, 2016, 2017, 2018, 2019, (in 
Vietnamese), 2019. 
[8] V. D. Ngo, V. T. Nguyen, T. H. Ha, and N. H. Tran, "Agricultural economic structure transformation in 
Pho Yen town, Thai Nguyen province," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, 
vol. 225, no. 03, pp. 210-218, 2020. 

File đính kèm:

  • pdfsolutions_for_agricultural_economic_development_in_new_rural.pdf