So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp

 Ngày nay, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là xương sống trong hoạt động

của nhiều doanh nghiệp. Hệ thống này thu thập dữ liệu kinh doanh từ các bộ phận khác nhau trong

doanh nghiệp rồi lưu trữ vào một cơ sở dữ liệu chung, cho phép người dùng dễ dàng phân tích, báo

cáo và chia sẻ thông tin, từ đó đơn giản hóa các quy trình kinh doanh. Trong những năm gần đây, điện

toán đám mây phát triển mạnh mẽ, theo đó ngày càng có nhiều hệ thống thông tin của các doanh

nghiệp được triển khai trên nền tảng này. Nhằm giảm nhẹ gánh nặng duy trì cơ sở hạ tầng phần cứng

cho các doanh nghiệp, ERP cũng bắt đầu được phát triển dưới dạng các ứng dụng đám mây và ngày

càng có nhiều nhà cung cấp đưa ra các giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây với những đặc trưng

riêng biệt. Bài báo này tập trung so sánh các giải pháp ERP đám mây phổ biến nhất hiện nay từ nhà

cung cấp SAP, Oracle, Microsoft và Infor. Kiến trúc của mỗi hệ thống, điểm mạnh và điểm yếu của

chúng sẽ được nêu bật, làm cơ sở cho việc đưa ra những khuyến nghị cho doanh nghiệp trong việc lựa

chọn triển khai một hệ thống ERP đám mây phù hợp.

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 1

Trang 1

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 2

Trang 2

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 3

Trang 3

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 4

Trang 4

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 5

Trang 5

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 6

Trang 6

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 7

Trang 7

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 8

Trang 8

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 9

Trang 9

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 23 trang baonam 9421
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp

So sánh các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây và khuyến nghị cho các doanh nghiệp
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển 
pISSN: 2588-1205; eISSN: 2615-9716 
Tập 129, Số 5C, 2020, Tr.19–41; DOI: 10.26459/hueunijed.v129i5C.5939 
* Liên hệ: ltqlien@hce.edu.vn 
Nhận bài: 27-7-2020; Hoàn thành phản biện: 7-9-2020; Ngày nhận đăng: 18-9-2020 
SO SÁNH CÁC GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC 
DOANH NGHIỆP TRÊN NỀN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 
VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP 
Lê Thị Quỳnh Liên*, Hồ Quốc Dũng, Võ Thị Phương Hà 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Ngày nay, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là xương sống trong hoạt động 
của nhiều doanh nghiệp. Hệ thống này thu thập dữ liệu kinh doanh từ các bộ phận khác nhau trong 
doanh nghiệp rồi lưu trữ vào một cơ sở dữ liệu chung, cho phép người dùng dễ dàng phân tích, báo 
cáo và chia sẻ thông tin, từ đó đơn giản hóa các quy trình kinh doanh. Trong những năm gần đây, điện 
toán đám mây phát triển mạnh mẽ, theo đó ngày càng có nhiều hệ thống thông tin của các doanh 
nghiệp được triển khai trên nền tảng này. Nhằm giảm nhẹ gánh nặng duy trì cơ sở hạ tầng phần cứng 
cho các doanh nghiệp, ERP cũng bắt đầu được phát triển dưới dạng các ứng dụng đám mây và ngày 
càng có nhiều nhà cung cấp đưa ra các giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây với những đặc trưng 
riêng biệt. Bài báo này tập trung so sánh các giải pháp ERP đám mây phổ biến nhất hiện nay từ nhà 
cung cấp SAP, Oracle, Microsoft và Infor. Kiến trúc của mỗi hệ thống, điểm mạnh và điểm yếu của 
chúng sẽ được nêu bật, làm cơ sở cho việc đưa ra những khuyến nghị cho doanh nghiệp trong việc lựa 
chọn triển khai một hệ thống ERP đám mây phù hợp. 
Từ khóa: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, ERP, On-premise ERP, Cloud-ERP, SAP, Oracle, 
Microsoft, Infor 
1 Đặt vấn đề 
Các doanh nghiệp dù với quy mô như thế nào và thuộc lĩnh vực kinh doanh gì thì đều 
tiến hành thu thập và chia sẻ rất nhiều loại dữ liệu khác nhau giữa các phòng ban trong quá 
trình hoạt động của mình. Dữ liệu này rất đa dạng, có thể kể đến như là thông tin đơn hàng, 
thông tin khách hàng, kế hoạch triển khai dự án, thông tin về kho bãi hay tình hình vận 
chuyển hàng hóa. Tất cả những dữ liệu này phải được lưu trữ ở đâu và bằng cách nào đó sao 
cho người dùng có thể tạo báo cáo và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và thuận tiện 
nhất. Đây cũng chính là cơ sở nhằm đảm bảo sự vận hành trơn tru trong hoạt động kinh 
doanh của mỗi doanh nghiệp. Một hệ thống cho phép chia sẻ và xử lý tất cả các loại dữ liệu 
này được gọi là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resourse Planning), 
gọi tắt là ERP. Một hệ thống ERP điển hình là một mô hình tích hợp những chức năng chung 
của một doanh nghiệp vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng những phần 
Lê Thị Quỳnh Liên và CS. Tập 129, Số 5C, 2020 
20 
mềm như kế toán, quản lý nhân sự, quản trị sản xuất và các phần mềm chuyên dụng khác 
song song và độc lập lẫn nhau thì ERP gom tất cả vào chung một bộ tích hợp duy nhất mà 
giữa các chức năng đó có sự liên thông và chia sẻ với nhau về mặt dữ liệu. Việc tích hợp một 
cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến hệ thống được trung tâm hóa mà qua 
đó các dữ liệu có thể được quản lý chung bởi toàn bộ doanh nghiệp. Chính vì thế, có rất nhiều 
lợi ích mà ERP mang lại cho một doanh nghiệp, ví dụ như tăng năng suất lao động do các dữ 
liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo 
được thực hiện với tốc độ nhanh hơn và chính xác hơn. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng 
kiểm soát tốt hơn các dữ liệu như dữ liệu về hạn mức tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu 
hay lợi nhuận, đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân 
công hay máy móc vừa đủ để sản xuất. Các thông tin cần thiết của doanh nghiệp được xử lý 
tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần thiết như khách 
hàng, đối tác hay cổ đông của doanh nghiệp. Ứng dụng ERP cũng đồng nghĩa với việc tổ 
chức lại các hoạt động của doanh nghiệp theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các 
tiêu chuẩn quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của doanh 
nghiệp. 
Tuy nhiên, những lợi ích này không phải dễ dàng để đạt được. Cùng với những lợi ích 
mà ERP mang lại thì doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn khi triển khai áp dụng 
mô hình này. Triển khai hệ thống ERP trong doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, tốn nhiều 
chi phí, nhân lực và các nguồn lực khác của doanh nghiệp, cùng với những áp lực và thách 
thức khác [1]. Không ai có thể phủ nhận hiệu quả vượt trội mà ERP đem lại, tuy nhiên không 
phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để triển khai hệ thống này. Với mức giá khoảng 
trên dưới 100.000 USD cho một dự án ERP truyền thống, còn gọi là ERP tại chỗ (on-premise 
ERP), trong đó bao gồm rất nhiều loại chi phí như đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 
(máy chủ, máy trạm, hệ thống đường truyền dữ liệ ...  trữ cơ sở dữ liệu 
trên bộ nhớ và theo dạng cột đặc trưng, cho phép giảm độ phức tạp và giảm dung lượng của 
khối dữ liệu, tăng hiệu quả xử lý dữ liệu, từ đó cho phép giải phóng tài nguyên IT cho những 
tác vụ quan trọng khác của hệ thống. Đây là những đặc trưng rất cần thiết đối với các doanh 
nghiệp có quy mô lớn, với số lượng người dùng lớn cùng dữ liệu phát sinh và tác vụ xử lý 
dày đặc. 
Giải pháp Cloud-ERP của Oracle cũng hướng đến các doanh nghiệp có quy mô lớn. 
Giải pháp này cung cấp đầy đủ bộ công cụ tích hợp về tài chính, quản lý dự án, quản lý rủi 
ro cũng như quản trị hiệu suất doanh nghiệp, đặc biệt các chức năng này được tích hợp với 
công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo, cho phép nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra 
những dự báo về tình hình kinh doanh trên quy mô lớn của doanh nghiệp. 
Microsoft lại hướng đến việc cung cấp giải pháp ERP cho các doanh nghiệp có quy mô 
nhỏ hơn. Nó đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đã quen với các giải pháp công nghệ của 
Microsoft từ trước. Giải pháp Cloud-ERP của Microsoft vận hành trên nền tảng công nghệ 
Azure, cung cấp các mô hình SaaS với nhiều tính năng cơ bản và thiết yếu cho một doanh 
nghiệp cỡ vừa. 
Infor là một nhà cung cấp mới nổi gần đây, cung cấp các ứng dụng với đầy đủ các chức 
năng thiết yếu cho bất kì một doanh nghiệp nào. Đây cũng là một sự lựa chọn hay cho các 
doanh nghiệp đang ở quy mô nhỏ và vừa. Giải pháp của Infor cho phép cài đặt và cấu hình 
để phù hợp với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, giải pháp Infor CloudSuite 
có các tính năng nổi trội cho các doanh nghiệp logistics như tính năng giám sát hàng tồn kho 
và các chiến lược hỗ trợ tinh gọn chuỗi cung ứng. 
Lê Thị Quỳnh Liên và CS. Tập 129, Số 5C, 2020 
36 
Gần đây, nhiều doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn triển khai giải pháp ERP với các 
cấu hình hệ thống có sẵn, không cần tùy chỉnh thêm gì nhiều mà vẫn đáp ứng được nhu cầu 
cần thiết của doanh nghiệp. Bởi vì điều quan tâm nhất của họ là làm sao có thể rút ngắn 
quãng thời gian triển khai ERP cho doanh nghiệp của mình. Do đó, tiêu chí về thời gian triển 
khai hệ thống ERP cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng cần được xem xét trong 
quá trình lựa chọn của doanh nghiệp. 
Khách hàng của SAP thường là những tổ chức và doanh nghiệp toàn cầu có cấu trúc phức 
tạp. Các doanh nghiệp này thường lựa chọn SAP vì khả năng mở rộng và tính năng hoàn thiện 
của hệ thống. Đối với những doanh nghiệp toàn cầu như thế này, việc cài đặt cho toàn bộ hệ 
thống gồm nhiều bộ phận và chi nhánh ở những địa điểm khác nhau thường đòi hòi tốn nhiều 
thời gian. Theo khảo sát năm 2018 của tổ chức Paranoma, việc triển khai hệ thống ERP của 
SAP mất gần 15 tháng. Con số này đối với hệ thống của Oracle và Microsoft là 12 tháng. 
Trong khi đó, Infor lại có thời gian cài đặt ngắn nhất, khoảng 11 tháng, vì họ khuyến khích doanh 
nghiệp tối thiểu hóa việc tùy chỉnh và sử dụng tối đa các cấu hình có sẵn của hệ thống (Hình 7). 
Nếu doanh nghiệp có càng ít các yêu cầu tùy chỉnh cấu hình hệ thống, thì việc cài đặt hệ thống 
sẽ càng được rút ngắn lại. 
Nói tóm lại, có nhiều tiêu chí mà một doanh nghiệp cần xem xét khi lựa chọn giải pháp 
Cloud-ERP để triển khai. Trong đó có thể kể đến bốn tiêu chí quan trọng, đó là: (1) tiêu chí về 
kiến trúc vận hành của hệ thống để phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, (2) tiêu chí 
về nền tảng điện toán đám mây vận hành bên dưới hệ thống, (3) tiêu chí về quy mô hoạt động 
của doanh nghiệp và (4) tiêu chí về thời gian triển khai hệ thống ERP. Bảng 1 là sự tổng hợp so 
sánh giữa bốn giải pháp Cloud-ERP phổ biến hiện nay của SAP, Oracle, Microsoft và Infor dựa 
trên bốn tiêu chí kể trên. 
Hình 7. Thời gian triển khai hệ thống ERP 
Nguồn số liệu: Panorama 2018 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
37 
Bảng 1. So sánh các giải pháp Cloud-ERP phổ biến hiện nay 
 SAP Oracle Microsoft Infor 
Kiến trúc vận 
hành của hệ 
thống phù hợp 
với yêu cầu thực 
tế của doanh 
nghiệp 
- Kiến trúc ba 
tầng cho phép 
đơn giản hóa 
các giao dịch 
song song và 
đồng thời, đáp 
ứng số lượng 
người dùng 
lớn. 
- Nền tảng cơ sở 
dữ liệu SAP 
HANA cho 
phép tăng tốc 
độ của hệ thống 
và giảm thiểu 
việc truyền dữ 
liệu. 
- Kiến trúc ba 
tầng trong được 
xây dựng dưới 
dạng nhiều mô-
đun nhỏ để dễ 
dàng tùy chỉnh 
thêm bớt các 
thành phần của 
hệ thống. 
- Nền tảng kỹ 
thuật cơ sở dữ 
liệu Oracle với 
khả năng quản 
lý và truy xuất 
dữ liệu tốt. 
- Kiến trúc ba 
tầng dựa trên 
nền tảng kỹ 
thuật Dynamics 
AX cho phép dễ 
dàng thêm bớt 
các thành phần 
của hệ thống, có 
thể đáp ứng các 
yêu cầu mới 
phát sinh từ 
phía khách 
hàng. 
- Hệ thống được 
xây dựng với 
tiêu chí dễ triển 
khai và có khả 
năng mở rộng 
linh hoạt cho hệ 
thống. 
- Kiến trúc kiến trúc 
Subscriber/Publisher 
cho phép hệ thống 
hoạt động linh hoạt 
nhưng lại phát sinh 
việc truyền nhiều tin 
nhắn giữa các thành 
phần của hệ thống 
làm giảm tốc độ 
truyền dữ liệu 
- Hệ thống có thể 
được cài đặt và cấu 
hình để phù hợp với 
nhiều hình thức kinh 
doanh khác nhau 
của các doanh 
nghiệp. 
Nền tảng điện 
toán đám mây 
vận hành bên 
dưới hệ thống 
- Có các trung 
tâm dữ liệu 
riêng được đặt 
ở bốn địa điểm 
khác nhau với 
tất cả với các 
biện pháp đảm 
bảo an toàn dữ 
liệu nghiêm 
ngặt. 
- Có 19 trung tâm 
dữ liệu riêng 
trên khắp thế 
giới với sự bảo 
mật nghiêm 
ngặt. 
- Có thêm giải 
pháp Cloud 
Machine cho 
phép triển khai 
Oracle Cloud 
trên một trung 
tâm dữ liệu 
riêng được đặt 
tại trụ sở của 
doanh nghiệp. 
- Có 24 trung tâm 
dữ liệu riêng, 
được đặt phân 
tán trên toàn 
cầu, với cơ chế 
bảo mật nghiêm 
ngặt và khả 
năng khắc phục 
sự cố. 
- Thuê dịch vụ đám 
mây của Amazon 
với 33 trung tâm dữ 
liệu trên 12 khu vực 
địa lý khác nhau 
thông qua các kết nối 
có độ trễ thấp. 
- Cho phép khách 
hàng phân chia ứng 
dụng ra các vùng 
điện toán khác nhau 
của Amazon để giảm 
tránh rủi ro khi toàn 
bộ ứng dụng bị sập. 
Quy mô hoạt 
động của doanh 
nghiệp 
Phù với với 
doanh nghiệp 
quy mô lớn 
Phù với với 
doanh nghiệp 
quy mô lớn 
Phù với với 
doanh nghiệp 
quy mô nhỏ và 
vừa 
Phù với với doanh 
nghiệp quy mô nhỏ 
và vừa 
Thời gian triển 
khai hệ thống 
 15 tháng 
 12 tháng 
 12 tháng 
 11 tháng 
Lê Thị Quỳnh Liên và CS. Tập 129, Số 5C, 2020 
38 
5 Kết luận 
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điện toán đám mây, các 
doanh nghiệp bắt đầu quan tâm và tin tưởng hơn vào các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh 
nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây với những ưu điểm vượt trội về chi phí và tính linh 
hoạt. Các giải pháp Cloud-ERP đã dần trở nên phổ biến hơn và được nhiều nhà cung cấp đưa ra 
thị trường với nhiều đặc trưng riêng biệt. Đứng trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp gặp phải 
tình trạng khó khăn khi đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp nào cho phù hợp nhất với doanh 
nghiệp của mình. Bài báo đã tiến hành so sánh bốn giải pháp Cloud-ERP phổ biến nhất hiện nay 
với những đặc điểm về kiến trúc hệ thống, quy mô và quá trình triển khai, đó là các giải pháp 
của các nhà cung cấp SAP, Oracle, Microsoft, và Infor. Trên cơ sở đó, bài báo đưa ra một số 
khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong việc chọn lựa giải pháp Cloud-ERP phù hợp, dựa trên 
bốn tiêu chí khác nhau, bao gồm: (1) tiêu chí về kiến trúc vận hành của hệ thống để phù hợp với 
yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, (2) tiêu chí về nền tảng điện toán đám mây vận hành bên dưới 
hệ thống, (3) tiêu chí về quy mô hoạt động của doanh nghiệp và (4) tiêu chí về thời gian triển khai 
hệ thống ERP. 
Tài liệu tham khảo 
1. A. Elragal and M. Haddara (2012), The Future of ERP Systems: look backward before moving 
forward, Procedia Technol. 
2. T. Chandrakumar and S. Parthasarathy (2014), A Framework for Evaluating Cloud Enterprise 
Resource Planning (ERP) Systems. 
3. C. S. Chen, W. Y. Liang, and H. Y. Hsu (2015), A cloud computing platform for ERP 
applications, Appl. Soft Comput. J. 
4. S. Gupta, S. C. Misra, N. Kock, and D. Roubaud (2018), Organizational, technological and 
extrinsic factors in the implementation of cloud ERP in SMEs, J. Organ. Chang. Manag. 
5. S. Gupta, S. Kumar, S. K. Singh, C. Foropon, and C. Chandra (2018), Role of cloud ERP on the 
performance of an organization: Contingent resource-based view perspective, Int. J. Logist. 
Manag. 
6. Peng, GC, Gala, and CJ (2014), This is a repository copy of Cloud ERP: a new dilemma to 
modern organisations?. 
7. C. M. Navaneethakrishnan (2013), A Comparative Study of Cloud based ERP systems with 
Traditional ERP and Analysis of Cloud ERP implementation, Int. J. Eng. Comput. Sci. 
8. NetSuite (2020), What is ERP (Enterprise resource planning)? [Online], Available: 
https://www.netsuite.com/portal/resource/articles/erp/what-is-erp.shtml. [Accessed: 01-Jul-
2020]. 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
39 
9. B. Perkins (2020), What is ERP? Key features of top enterprise resource planning systems | 
CIO. [Online]. Available: https://www.cio.com/article/2439502/what-is-erp-key-features-of-
top-enterprise-resource-planning-systems.html#erp. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
10. Panorama-consulting, The 2015 ERP Report, [Online]. Available: https://www.panorama-
consulting.com/wp-content/uploads/2016/07/2015-ERP-Report-3.pdf. [Accessed: 01-Jul-
2020]. 
11. Panorama-consulting, The 2019 ERP Report, [Online]. Available: https://www.panorama-
consulting.com/resource-center/erp-software-research-and-reports/panorama-consulting-
solutions-2019-erp-report/. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
12. Panorama-consulting, The 2020 ERP Report [Panorama’s Independent Analysis]. [Online]. 
Available:https://www.panorama-consulting.com/resource-center/2020-erp-report/. 
[Accessed: 01-Jul-2020]. 
13. U. Carter, H. Dan, H. Michael, and M. Muthu (2013), ERP in the Cloud Is it ready? Are you?, 
Perspective. 
14. NetSuite, Cloud ERP vs. On-Premise ERP—NetSuite, [Online]. Available: 
https://www.netsuite.com/portal/resource/articles/on-premise-cloud-erp.shtml. [Accessed: 
01-Jul-2020]. 
15. SAP, SAP S/4HANA: Experience the Next-Generation Business Suite, [Online]. Available: 
https://itelligencegroup.com/ae-en/trends/sap-s-4hana/. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
16. SAP, SAP HANA Platform SPS 12 SAP HANA Security Guide Content. 
17. SAP, SAP S/4HANA ERP | In Memory Business Suite, [Online]. Available: 
https://www.sap.com/uk/products/s4hana-erp.html. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
18. SAP, SAP HANA System Architecture Overview - SAP Help Portal, [Online]. Available: 
https://help.sap.com/viewer/6b94445c94ae495c83a19646e7c3fd56/2.0.03/en-
US/1b4477a539ab4b77a3bfe2a6835b5e0e.html. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
19. Rethink the Possible with SAP HANA®, 2020. 
20. SAP: Activate Methodology in a Nutshell - Sudipta Malakar - Google Book. [Online]. 
Available: 
https://books.google.com.vn/books?id=2l6wDwAAQBAJ&pg=PP1&dq=Data+Management+
for+SAP+Business+suite+and+SAP+S/4+HANA&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwiUrNb456vqA
hWNfXAKHYUeA9IQ6AEwAXoECAAQAg#v=onepage&q=Data Management for SAP 
Business suite and SAP S%2F4 HANA&f=false. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
21. SAP Data Center | SAP Trust Center. [Online]. Available: https://www.sap.com/about/trust-
center/data-center.html. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
22. R. Kothuri, A. Godfrind, and E. Beinat (2007), Pro oracle spatial for oracle database 11g. 
Lê Thị Quỳnh Liên và CS. Tập 129, Số 5C, 2020 
40 
23. V. Laughlin and J. Williams, Oracle Fusion Applications Concepts Guide, 11g Release 1 
(11.1.3) - 11g Release 1 (11.1.3), [Online]. Available: 
https://docs.oracle.com/cd/E25178_01/fusionapps.1111/e15525/title.htm. [Accessed: 01-Jul-
2020]. 
24. J. Williams, Oracle Fusion Applications Concepts Guide, 11g Release 7 (11.1.7) - 11g Release 
7 (11.1.7). [Online]. Available: 
https://docs.oracle.com/cd/E36909_01/fusionapps.1111/e15525/title.htm. [Accessed: 01-Jul-
2020]. 
25. H. Grembowicz and L. Jamen, Oracle Fusion Middleware Understanding Oracle Fusion 
Middleware Concepts, 12.2.1. [Online]. Available: 
https://docs.oracle.com/middleware/1221/core/ASCON/title.htm. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
26. Oracle Fusion Middleware Introduction to Oracle WebLogic Server 10.3.6, 11g Release 1 
(10.3.6). [Online]. Available: 
https://docs.oracle.com/cd/E28280_01/web.1111/e13752/title.htm. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
27. What is Oracle Cloud Platform | Oracle. [Online]. Available: 
https://www.oracle.com/cloud/what-is-oracle-cloud-platform.html. [Accessed: 02-Jul-2020]. 
28. What is ERP and why do you need it?| Microsoft Dynamics 365. [Online]. Available: 
https://dynamics.microsoft.com/en-us/erp/what-is-erp/. [Accessed: 01-Jul-2020]. 
29. Deep Dive on the Microsoft Dynamics AX Platform. [Online]. Available: 
https://www.slideshare.net/jmfabian/deep-dive-on-the-microsoft-dynamics-ax-platform. 
[Accessed: 01-Jul-2020]. 
30. Global Infrastructure | Microsoft Azure. [Online]. Available: 
https://azure.microsoft.com/en-us/global-infrastructure/. [Accessed: 02-Jul-2020]. 
31. M. A. Security, Trusted Cloud Program. 
32. I. Cloudsuite, Infor CloudSuite solutions Flexible , proven solutions designed for your 
industry Unlock your full potential with Infor CloudSuite, 1–12. 
33. E. Lichtblau (2008), Clash of the Titans, Index Censorsh., 37(4), 28–32. 
34. Global Infrastructure, [Online]. Available: https://aws.amazon.com/about-aws/global-
infrastructure/. [Accessed: 02-Jul-2020]. 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
41 
A COMPARISON OF DIFFERENT CLOUD-ERP SOLUTIONS 
AND RECOMMENDATIONS FOR ENTERPRISES 
Le Thi Quynh Lien*, Ho Quoc Dung, Vo Thi Phuong Ha 
University of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
Abstract: Nowadays, enterprise resource planning (ERP) system is the backbone for many enterprises. 
This system collects business data from different departments of an enterprise into one single database 
to allow users to easily analyze, report and share information, thus it helps to simplify the business 
processes. In recent years, cloud computing is growing steadily and there are more and more 
information systems deployed on this platform. By alleviating the burden of maintaining hardware 
infrastructure for enterprises, ERP is also developed as the cloud applications. In this market trend, 
there are more vendors providing ERP solutions on cloud computing platform with various distinctive 
features. This article aims to provide a comparison of the most popular cloud-ERP solutions delivered 
by different vendors, including SAP, Oracle, Microsoft and Infor. The architecture of those systems, 
their strengths and weaknesses will be aslo highlighted to suggest the recommendations for the 
enterprises in choosing the suitable cloud-ERP solution. 
Keywords: Enterprise resource planning, ERP, On-premise ERP, Cloud-ERP, SAP, Oracle, Microsoft, Infor 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_cac_giai_phap_hoach_dinh_nguon_luc_doanh_nghiep_tren.pdf