Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh

Trong nhiều năm qua, Ngành giáo dục của chúng ta đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Nhằm để bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rỏ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, tự tin và nhạy bén để bắt kịp sự phát triển của thế giới. Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bởi vậy, trong số bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc và viết), thì Nói được coi là kĩ năng quan trọng nhất bởi nó giúp chúng ta giao tiếp với mọi người xung quanh. Hầu hết người học tiếng Anh gặp phải sự khó khăn khi nghe người nước ngoài nói. Vì chúng ta phải học cách phát âm chính xác của từ, của câu thì chúng ta mới có thể nghe và hiểu được người khác nói gì. Để nói tốt, bạn cần phải học cách phát âm tất cả các âm và các cách kết hợp âm trong từ và câu hoàn chỉnh sao cho đúng trọng âm và ngữ điệu.

 

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 16 trang baonam 5940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tự tin về kỹ năng nói tiếng Anh
II/ Tên sáng kiến : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC TỰ TIN VỀ KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH”
III/ Lĩnh vực : chuyên môn Tiếng Anh
IV/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến
1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Trong nhiều năm qua, Ngành giáo dục của chúng ta đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Nhằm để bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rỏ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, tự tin và nhạy bén để bắt kịp sự phát triển của thế giới. Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bởi vậy, trong số bốn kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc và viết), thì Nói được coi là kĩ năng quan trọng nhất bởi nó giúp chúng ta giao tiếp với mọi người xung quanh. Hầu hết người học tiếng Anh gặp phải sự khó khăn khi nghe người nước ngoài nói. Vì chúng ta phải học cách phát âm chính xác của từ, của câu thì chúng ta mới có thể nghe và hiểu được người khác nói gì. Để nói tốt, bạn cần phải học cách phát âm tất cả các âm và các cách kết hợp âm trong từ và câu hoàn chỉnh sao cho đúng trọng âm và ngữ điệu.
Thông thường chúng ta vấp phải một số lổi vô cùng lớn khi học Tiếng Anh đó là thường chú trọng vào viết, ngữ pháp và điểm số. Chúng ta thường nắm rất rõ và thuộc làu làu các nguyên tắc ngữ pháp hay hơn cả người bản xứ nhưng chúng ta lại không thể giao tiếp với họ. Từ khi còn bé, các bé quan sát và bắt chướt người lớn giao tiếp từ những từ ngữ đơn giản đến những câu nói hoàn chỉnh. Các em không cần học các nguyên tắc ngữ pháp trước. Ngoài ra vấn đề lớn nhất mà người học ngoại ngữ thường phải đối mặt là nỗi sợ hãi của chính mình. Họ lo lắng rằng họ sẽ không nói đúng và diễn tả chính xác thì họ sẽ mắc cở, ngại ngùng trước người khác vì vậy họ không nói gì cả. Nhưng các bạn đừng làm như thế. Cách học nói một cách nhanh nhất là bắt chước- lặp đi lặp lại cho tới khi bạn lưu loát nó. Cũng như mọi điều khác trong cuộc sống, học Tiếng Anh đòi hỏi sự thực hành luyện tập. Đừng để chút sợ hãi ngăn bước tiến của bạn nhé.
Bên cạnh đó, sỉ số học sinh ở các trường quá đông khoảng 40 đến 50 học sinh thì việc tiến hành hoạt động nói gặp không ít khó khăn, khi giáo viên phải cân nhắc tới nhiều yếu tố như thời gian, thời lượng dành cho hoạt động nói trên lớp, trình độ của các học sinh v.v..
Trước những nguyên nhân trên , tôi đã vạch ra cho mình một kế hoạch, không những người giáo viên phải thật sự gần gũi, quan tâm với học sinh hơn mà phải có chuyên môn vững vàng mà cần phải áp dụng những phương pháp dạy và học thật sự phù hợp với từng đối tượng. Khi các em học sinh nói tốt hơn thì các em sẽ thấy hứng thú hơn khi học môn Anh Văn. Như vậy, mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học Kỹ năng nói Vì nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc học một ngoại ngữ. Nó quyết định sự thành bại của người học. Phương pháp giao tiếp mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng nói ở học sinh. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn về những nguyên nhân và một số biện pháp để khắc phục một cách hiệu quả nhất và tốn ít thời gian nhất
Kỹ năng nói chưa tốt do những nguyên nhân chủ yếu sau:
	2.1.1	 Do tâm lí lứa tuổi:	
Để trẻ tiểu học học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để trẻ phát triển khả năng giao tiếp tiếng anh tốt trong các cấp học sau này. Chúng ta cần hiểu rỏ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy mới. Học sinh tiểu học trẻ còn đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tưổi chơi. Dựa vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như một trò chơi hay nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy và học tiếng Anh. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở tiểu học đa số rất hiếu động, thích vui chơi và khả năng tập trung không lâu nên khi dạy tôi luôn khuyến khích, giúp đỡ, tạo cho trẻ hứng thú trong học tâp “Học mà chơi, chơi mà học” không quá gò bó tạo tâm lí thoải mái cho học sinh.
2.1.2	Do đặc điểm văn hoá:
Nguyên nhân chính dẫn tới những khó khăn với môn Nói là xuất phát từ đặc điểm văn hóa. Người phương đông thường hay e dè và thiếu tự tin, sợ mắc lỗi, sợ sai, nên đã mất cơ hội Nói. Hãy nhớ rằng nếu muốn học tốt một ngôn ngữ bất kì nói chung hay Tiếng Anh nói riêng các em học sinh nên nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, phải tận dụng mọi thời  ...  tổ chức:
 Đầu năm học tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, và rà soát lại danh sách của từng học sinh để nắm rỏ tình hình lớp để phân loại ra từng đối tượng. Từ đó giáo viên có những phương pháp dạy học phù hợp với trình độ của từng em. Lập ra kế hoạch dạy học phân hóa theo đối tượng cụ thể.
Tổ chức theo hình thức học cá nhân, đội, tổ hay nhóm:
Phương pháp học nhóm cũng phát huy tính tích cực của học sinh. Các em học sinh rất thích thú với viêc thi đua trong tổ, trẻ tự do trao đổi chủ đề mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thực hành các Học sinh sẽ trình bày lại bằng tiếng Anh, tất nhiên là với khả năng của trẻ.
VD: chủ đề về thức ăn giáo viên phát cho mổi đội một bộ tranh các nhóm sẽ thực hành theo nhóm hay đội. Giáo viên phải phân công việc rõ ràng để tránh trường hợp các em chỉ nói chuyện phiếm hoặc chỉ những học sinh giỏi làm mà thôi. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, cố vấn, khuyến khích của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em không nên nhận xét đúng sai rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia.
Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp thực hành nhóm để chơi các trò chơi theo đội thay vì chơi theo cả lớp như trò chơi Guessing Game, Slap the Board, Cờ Caro (tic-tac-toe)
VD: Đối với trò chơi Guesing Game các em có thể chơi theo nhóm
HS1 đang giữ tranh con cá 
HS2: Do you like pizza? HS1: No, I don’t.
HS3: Do you like bread?
HS1:No, I don’t.
HS43: Do you like fish?
HS1: Yes, I do.
Các học sinh thi đua học tập theo tổ, đội, nhóm. Nhóm nào học tốt sẽ được thưởng hay chỉ là tuyên dương trước lớp để khích lệ sự cố gắng của các em.
Tổ chức các hoạt động trò chơi giúp các em tích cực, mạnh dạn hơn:
Thông qua một số trò chơi các em Học sinh còn rèn được kỹ năng Nói một cách hiệu quả như trò chơi Say don’t Tell, Guessing game, tic-tac-toe (cờ carô), hay find some who ? (phỏng vấn)
VD: Khi học bài chỉ nghề nghiệp, thời tiết, màu sắc, hay đồ dùng học tập, học sinh phải tự viết các từ đã học không theo trật tự để chơi trò chơi,
Đối với trò chơi Say don’t Tell các Học sinh thi đua theo cặp, giáo viên đưa ra một bức tranh em nào nói trước sẽ thắng trò chơi này giúp các em phản ứng nhanh với các tình huống Nói tiếng Anh sau này một cách hiệu quả.
VD: Giáo viên hỏi How’s the weather? Và đưa ra một bức tranh chỉ có mưa, hai học sinh sẽ tranh nhau trả lời It’s rainy
Đối với trò chơi Find someone who các em viết theo mẫu của giáo viên và đi phỏng vấn các bạn
Find someone who
Yes
No
Pizza
Milk
Ice cream
juice
milk
Nam
HS1(Hoa): Do you like pizza? 
HS2(Nam): Yes, I do.
3. Lấy học sinh làm trung tâm:
Cách dạy học theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm” đã được áp dụng từ lâu. Với phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung cấp thông tin. Vai trò của người thầy cô giáo lúc này là dẫn dắt, khơi gợi cho người Học sinh mà thôi. Giáo viên không nên sợ Học sinh không biết làm mà làm thay cho các em, dẫn đến các em bi thị động và không phát huy hết khả năng của mình.
4. Nhấn câu và từ đúng:
Trọng âm câu giúp câu nói tiếng Anh của học sinh uyển chuyển và biểu cảm thì trọng âm từ lại giúp người nghe “nhận diện” từ tiếng Anh mà học sinh đang nói đến. Đây là một vấn đề khá khó khăn cho người học sinh bởi các từ trong tiếng Việt không có trọng âm như các từ tiếng Anh. Mỗi một từ nhiều hơn một âm tiết trong tiếng Anh đều có trọng âm của nó, và điều quan trọng ở đây là học sinh cần biết được trọng âm của từ mỗi khi nhìn vào nó.
VD: pen, /pencil, e/raser, /beautiful, /seven/teen
Tiếng Anh không có thanh điệu như tiếng Việt nhưng người bản xứ nói chuyện vẫn vô cùng uyển chuyển và biểu cảm bởi họ nhấn vào trọng âm từ và trọng âm câu. Tôi luôn nhắc học sinh qui tắc nhấn câu cơ bản chỉ có một vài điểm cơ bản như sau:
Trong câu hỏi: Lên cao giọng ở cuối câu hỏi Yes/No và xuống giọng, hay nói cách khác là không lên giọng ở cuối các câu hỏi có từ để hỏi (What, Where, When, How, Who).
Trong câu khẳng định: những từ chính (key word) nắm giữ những thông tin quan trọng của câu như danh từ, động từ chính, tính từ cần được nhấn mạnh. Nói cách khác chúng cần được phát ra với một âm cao hơn các từ khác trong câu.
Trong câu phủ định: nhấn vào từ phủ định not, hoặc nhất vào cả cụm từ phủ định viết tắt kèm với trợ động từ. Ví dụ:: can’t, don’t, doesn’, didn’t, mustn’t, etc.
5. Mẫu câu căn bản:
Việc học thuộc các mẩu câu căn bản thật sự rất quan trọng, vì nếu không thì khi giao tiếp người khác sẽ chăng hiểu ta muốn nó gì.
VD: What do you like? I like milk. 
What color is it? It’ s green
6. Tạo không khí thoải mái khi nói:
Hãy luôn khuyến khích các em nói càng nhiều có thể càng tốt. Hãy tạo một bầu không khí thật thoải mái và thân thiện vì Học sinh thường hay sợ nói rồi bị chọc quê, nên cứ giữ im lăng. Tôi luôn nhắc học sinh rằng nếu mình không mắc lỗi, có nghĩa là mình không học được gì. Điều quan trọng là những gì chúng ta rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.hãy để cho khả năng phát âm của học sinh được “va chạm” nhiều hơn với môi trường thực tế. Hãy giao tiếp bằng tiếng Anh trong đời sống thường nhật của mình Vì “ngọc có mài thì mới sáng.” 
7. Học từ vựng một cách có hệ thống:
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
VD: Chủ đề về thời tiết, thức ăn, màu sắc
8. Sử dụng tranh ảnh, đồ dùng trực quan:
Khi luyện kỹ năng nghe cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện kỹ năng nghe them phần sinh động và giúp học sinh hứng thú hơn.. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học.
VD: Để kiểm tra từ vựng, giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh và nói lại. Trò chơi này phù hợp với các học sinh trung bình và yếu vì nó không đòi hỏi quá cao.
VD: Tranh người đầu bếp, học sinh nói a cook. 
Khi học sinh quen dần với hình thức nói từng từ riêng lẻ, giáo viên có thể nâng dần lên hình thức viết cao hơn để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
 VD: Tranh người đầu bếp, học sinh nói He is a cook.
Giáo viên
1) Who is he?
2) What color is this?
3) Where is he?
Học sinh
1) He is Ted.
2) It is red.
3) Ted is in the red bed.
9. Sử dụng phương pháp thay thế bắt buộc:
Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh các từ này đồng âm nhưng khác nghĩa, học sinh phải chú ý âm cuối nếu không khi nói người nghe dễ bị nhầm lẫn. .
VD: five, fine, find 
Ở mỗi bài tôi luôn dành mội vài phút để khắc sâu từ để sau này các em Học sinh có thể tự học.
VD: dạy từ green
GV: các em từ này(green) được phát âm như thế nào?
HS: [gri:n]
GV: Vậy ee trong từ green được phát âm là?
HS: phát âm [i:]
Khi các học sinh trả lời nắm được các nguyên tắc trên thì các em nhớ rất lâu và tiết học sẽ diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng các Học sinh sẽ cảm thấy rất thoải mái, phấn khởi. Từ đó mổi gặp từ tương tự như thế thì các em sẽ biết phát âm như thế nào và bên cạnh đó còn giúp các em viết đúng từ và nhớ từ lâu hơn. Tôi luôn tâm niệm rằng học một biết mười. Nếu các em nắm vững những nguyên tắc đó thì các em có tự học sau này và vốn từ vưng của học sinh sẽ tăng nhanh. Điều này giúp các em ham học hơn, giúp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của các em. Các em sẽ thấy việc học là niềm vui không phải bị ép buộc, Cũng giống như ví dụ tôi vừa nêu trên khi dạy những từ khác tôi cũng áp dụng phương pháp tương tự
VD Một số ví dụ khác
Từ Phát âm
white, nine, ride i ai
Green, tree, meet ee i:
Clean, bean, eat ea i:
Chair, pair, hair air e ờ (e ờ tiếng Việt)
Cake, date, late a ei (ây tiếng Việt)
birthday, thirsty, bird ir	 ơ (ơ tiếng Việt)
10. Phương pháp dặn dò, củng cố:
Ngoài ra ở mỗi bài tôi đều cũng cố bài lại để Học sinh hiểu rỏ hơn và ôn lại những gì đã học một lần nữa. 
VD: Khi học bài về thời tiết.
GV: Khi muốn hỏi về thời tiết các em hỏi như thế nào?
HS1: How’s the weather?
GV: Khi được các bạn mình hỏi như thế thì các em phải trả lời thế nào?
HS2: It’s sunny.
Bước dặn dò cũng không kém phần quan trọng vì ở lớp các em chỉ học một khoảng thời gian ngắn thôi, các em phải luyện tâp thêm ở bất kỳ nơi đâu có thể.
11. Phương pháp động viên khen thưởng
Tuyên dương trước lớp các em viết có tiến bộ, bên cạnh đó cũng tuyên dương các em giúp đở bạn cùng tiến bộ. Khi học sinh đóng góp ý kiến và phát biểu thì sẽ đựơc điểm chuyên cần vào một sổ điểm riêng phần nào giúp các em hưng phấn hơn khi phát biểu.
V- Hiệu quả đạt được: 
Từ khi áp dụng các biện pháp trên đây những năm học trước đây và đầu năm học này học sinh yếu kém của lớp tôi không còn nữa. Các học sinh luôn có tiến bộ năm sau cao hơn năm trước
 VI. Mức độ ảnh hưởng: 
Năm học
2013-2014
Tổng số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Khối 3
115
80
69.57
25
21.74
6
5.22
4
3.47
Khối 5
112
75
66.96
22
19.65
14
12.50
1
0.89
Năm học
2015-2016
Tổng số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Khối 3
128
85
66.41
32
25.00
6
4.69
5
3.90
Khối 5
111
80
72,1
21
18,9
8
7,2
2
1,8
Năm học
2016-2017
Tổng số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Khối 3
152
124
81.58
23
15.13
4
2.63
1
0.66
Khối 5
77
45
58,4
12
15,6
20
26
0
0
Phạm vi tác dụng:
Đối với học sinh: các em thấy hứng thú , học một cách tự giác không gò bó, các em học sinh yếu kém thiểu năng, lười biếng có tiến bộ rỏ rệt, tất cả các em học sinh rất hào hứng khi phát biểu. 
Đối với giáo viên: do nắm được tình hình học tập của học sinh ngay từ đầu năm nên giáo viên có thể vận dụng được phương pháp phù hợp từng đối tượng học sinh dễ dàng. Bên cạnh đó do có kế hoạch tiếp cận, gần gũi với học sinh ngay từ đầu nên giáo viên biết rất rỏ trình độ, học lực của từng học sinh từ đó giáo viên vận dụng được phương pháp phù hợp từng đối tượng học sinh dễ dàng 
Đối với đồng nghiệp và tổ chuyên môn: khi họp tổ chuyên môn tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình để cho các đồng nghiệp áp dụng ở lớp mình, kết quả là kỹ năng nói của học sinh có tiến triển một cách rõ rệt.
Đối với trường và ngành: Được sư hổ trợ rất nhiệt tình của BGH trường và của nghành, bản thân tôi cảm thấy rất phân khởi để thực hiện những điều trăn trở của mình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng Nói.
Nguyên nhân thành công và tồn tại: 
2.5.1 Ưu điểm:
Do giáo viên có kế hoạch ngay từ đầu năm học, có sự trao đổi với GVCN để nắm được tình hình học tập của các học sinh, do có trao đổi với phụ huynh, nhắc nhở, bố trí thời gian kiểm tra, quan sát, hướng dẩn phương pháp học cho con em mình. việc rèn kỹ năng Nói ở nhà để cũng cố lại kiến thức trên lớp.
Xây dựng một lớp học đoàn kết, gắn bó, hổ trợ, giúp đở lẩn nhau cùng tiến bộ
Linh hoạt sử dụng, kết hợp nhiều hình thức học tập cá nhân, tổ nhóm, cá nhân, tổ nhóm thi đua học tập. Tận dụng triệt để đồ dùng dạy học, sáng tạo thêm đồ một số đồ dùng day học, hình ảnh trực quan sinh động phù hợp với từng đối tượng học sinh để thu hút sự chú ý của các em và tuần khi có tiết học tôi thường kiểm tra bài củ kết hợp với một vài câu tự luận từ dễ đến khó để tất cả các học sinh đều có thể làm được bài đúng theo khả năng mình, làm như thế một mặt để nắm tình hình học tập của học sinh, mặt khác để thay đổi phương pháp dạy hợp lý hơn.
Giáo viên luôn ân cần gần gủi với tất cả các học sinh và phụ huynh, phải có tác phong chuẩn mực. Tôi luôn nhắc nhở các em phải tự học không ỷ lại vào người khác, không quay cóp trong thi cử. tích cực học tập sáng tạo xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời luôn quán triệt tinh thần” trường học thân thiện, học sinh tích cực.
 2.5.2 Tồn tại:
Đây là môn học tự chọn nên phu huynh học sinh chưa quan tâm lắm. Học sinh còn chưa đi học đầy đủ. Mổi tuần giáo viên chỉ tiếp xúc với các em có 2 tiết nên việc quản lí các em còn hạn chế. Đối với học sinh yếu, học sinh thiểu năng phải mất nhiều thời gian để hướng dẫn và trình độ học sinh không đồng đều nên đôi khi cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó việc họp tổ chuyên môn cũng rất hạn chế 1 lần/ tháng, cho nên khi gặp một vấn đề thì không thể thường xuyên cần trao đổi với đồng nghiệp được. Do thiếu phòng học nên nhà trưòng không thể bố trí phòng học Anh Văn riêng biệt để trưng bài những tranh ảnh tạo một môi trường anh ngữ cho các em. 
2.6	 Bài học kinh nghiệm:
Cần phải tìm hiểu và phân loại học sinh một cách kỹ càng để có phương pháp dạy học từng đối tượng, phát hiện kịp thời những học sinh có dấu hiệu đi xuống để kịp thời ngăn chăn. Phải nắm được tâm lý của học sinh, luôn quan tâm, giúp đở tạo lòng tin và tâm lí thoải mái cho học sinh, Thành lập nhóm học tập để các em có thể học hỏi giúp đở lẫn nhau. Phải có tình thương, lương tâm và trách nhiệm, luôn kiên trì nhẩn nại, Luôn đổi mới theo hướng tích cực để phát huy hơn nữa tính chủ động sáng tạo của học sinh, luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức như: sưu tầm tranh ảnh, Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo. Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng. Bên cạnh đó có sự hổ trợ từ phụ huynh. Luôn nhắc nhở học sinh không ỷ lại vào người khác. Khi học sinh vắng, nghỉ học thì giáo viên phải giảng bài lại hoặc nhờ các em học sinh giỏi hướng dẫn lại cho bạn. Phối hợp chặt chẻ với BGH và tổ chuyên môn lên kế hoạch phụ đạo.
VII- Kết luận 
Cả xã hội nói chung và ngành Giáo Dục nói riêng luôn “coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong việc đổi mới giáo dục về dạy học Tiếng Anh đòi hỏi người Học sinh phải tích cực, phải đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, phải giao tiếp được với các nước trên thế giới, coi ngoại ngữ là thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp, và với BGH trường để tìm cách phắc phục. Trên đây, là một vài kinh nghiệm tôi đã áp dụng và thấy có sự thành công nhất định. Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng luôn gặp những vấn đề và những tình huống thật phong phú, đa dạng nó dòi hỏi phải có cách xử lý, giải quyết sáng tạo. Bên cạnh đó nó đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, lòng yêu nghề, mến trẻ, phải có tâm với nghề mới đảm bảo sự thành công trọn vẹn. Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các thế hệ tương lai sẽ Nói tiếng Anh tốt hơn các thế hệ trước, chớ không phải học suốt 10 năm trời mà chẳng giao tiếp được Tiếng Anh như báo tuổi trẻ đã đưa tin. Các em sẽ xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_ho.docx