Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập theo Quyết định số 242 BTS/QĐ ngày 08/6/1998 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

Hiệp hội VASEP là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên.

Hội viên của Hiệp hội VASEP là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức sự nghiệp và các nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội và được Ban Chấp hành công nhận. Hầu hết các hội viên VASEP là các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản có uy tín của Việt Nam, số còn lại là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ có liên quan đến ngành thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của hội viên VASEP chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 73 trang Trúc Khang 10/01/2024 3960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam

Sách trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam
SÁCH TRẮNG
Ngày 12 tháng 1 năm 2018
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
www.vasep.com.vn
NỘI DUNG Trang
GIỚI THIỆU VỀ HIỆP HỘI VASEP 2
THÔNG ĐIỆP TỪ CHỦ TỊCH ỦY BAN HẢI SẢN VASEP 3
THÔNG ĐIỆP TỪ LÃNH ĐẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 4
THÔNG ĐIỆP TỪ LÃNH ĐẠO TỔNG CỤC THỦY SẢN 6
THÔNG ĐIỆP CỦA BỘ TƯ LỆNH CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM 8
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 11
I. NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 11
II. NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN VIỆT NAM 12
III. TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI THỦY SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ EU 13
CHƯƠNG II. BỐI CẢNH CHUNG VỀ KHAI THÁC IUU 15
I. LỊCH SỬ QUY ĐỊNH IUU CỦA EU 15
II. THẺ VÀNG IUU ĐỐI VỚI VIỆT NAM 17
CHƯƠNG III. QUY ĐỊNH CHỐNG IUU CỦA EU, MỸ VÀ VIỆT NAM 18
 I. QUY ĐỊNH IUU CỦA EU 18
 II. QUY ĐỊNH IUU CỦA MỸ 20
III. QUY ĐỊNH CHỐNG IUU CỦA VIỆT NAM 22
CHƯƠNG IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 25
I. NỖ LỰC CỦA VIỆT NAM KHẮC PHỤC THẺ VÀNG EU, CHỐNG KHAI THÁC IUU 25
II. CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH THỰC HIỆN TỚI 23/4/2018 26
III. MỘT SỐ VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHỐNG KHAI THÁC IUU 27
IV. CÁC TỔ CHỨC/ ĐƠN VỊ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG IUU 28
CHƯƠNG V. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA VASEP VÀ DOANH NGHIỆP HẢI SẢN 48
I. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI TRƯỚC THẺ VÀNG IUU 48
 II. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI SAU KHI VIỆT NAM BỊ THẺ VÀNG IUU 50
CHƯƠNG VI. KHUYẾN NGHỊ 65
I. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI ỦY BAN CHÂU ÂU (EC) 65
II. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 66
III. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC CHI CỤC THỦY SẢN ĐỊA PHƯƠNG 68
IV. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC BAN QUẢN LÝ CẢNG CÁ ĐỊA PHƯƠNG 69
V. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI NGƯ DÂN 70
VI. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI DOANH NGHIỆP 70
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 72
Sách trắng | VỀ CHỐNG KHAI THÁC IUU Ở VIỆT NAM | 2
GIỚI THIỆU VỀ HIỆP HỘI VASEP
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập 
theo Quyết định số 242 BTS/QĐ ngày 08/6/1998 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Hiệp hội VASEP là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế 
biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhằm mục đích phối hợp, liên kết 
hoạt động của các doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, 
khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn 
nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp 
pháp, chính đáng của các hội viên.
Hội viên của Hiệp hội VASEP là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần 
kinh tế, các tổ chức sự nghiệp và các nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực 
chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, tán thành Điều lệ Hiệp 
hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội và được Ban Chấp hành công nhận. 
Hầu hết các hội viên VASEP là các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản có 
uy tín của Việt Nam, số còn lại là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch 
vụ có liên quan đến ngành thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của hội 
viên VASEP chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ 
sản của Việt Nam, Hiệp hội VASEP đã và đang tiến hành nhiều nhóm hoạt 
động: (1) xây dựng và phát triển hội viên, tăng cường hoạt động theo các Ủy 
ban ngành hàng: Ủy ban Tôm (VSA), Ủy ban cá Nước ngọt (VFFA), Ủy ban Hải 
sản (VMPC), (2) vận động chính sách để làm cầu nối giữa doanh nghiệp hội 
viên với cơ quan nhà nước, (3) thông tin thị trường, (4) hoạt động xúc tiến 
thương mại và phát triển thị trường, (5) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 
Hiệp hội VASEP là thành viên của các tổ chức: Hiệp hội Thủy sản Hoa Kỳ (NFI), 
Liên đoàn Nuôi trồng Thủy sản ASEAN (ASF), Hiệp hội Thủy sản Công nghiệp 
Singapore (SIAS), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và 
Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng. 
Để có thêm thông tin chi tiết về VASEP.
Xin mời ghé thăm trang web www.vasep.com.vn
Để tải ấn phẩm Sách Trắng,
Xin mời ghé thăm mục Sách Trắng tại địa chỉ 
trang-iuu.html
Sách trắng | VỀ CHỐNG KHAI THÁC IUU Ở VIỆT NAM | 3
THÔNG ĐIỆP TỪ CHỦ TỊCH ỦY BAN 
HẢI SẢN VASEP
Với cương vị Phó Chủ tịch của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt 
Nam, Chủ tịch Ủy ban Hải sản VASEP và Trưởng ban Điều hành IUU VASEP, 
tôi rất hân hạnh giới thiệu đến quý vị ấn phẩm Sách Trắng về vấn đề IUU 
và các kiến nghị.
Phát hành ấn phẩm này, VASEP thực hiện một trong những sứ mệnh quan 
trọng là hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động XK thủy sản sang các thị trường, làm 
cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp thủy sản và Chính phủ, giữa doanh 
nghiệp và các bên liên quan trong chuỗi giá trị hải sản. 
Sách Trắng về vấn đề IUU và các kiến nghị tập hợp thông tin cơ bản về 
khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định: 
những quy định và thực tế áp dụng, bối cảnh thẻ vàng với Việt Nam và 
những nỗ lực khắc phục; kế hoạch hành động dài hạn chống khai thác IUU 
và đồng thời thể hiện quyết tâm chung của Chính phủ Việt Nam, Bộ NN và 
PTNT, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp hải sản, đưa ra những kỳ  ... u 
và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU Fishing).
CHƯƠNG VI | KHUYẾN NGHỊ | 67
- Nâng cấp Trạm bờ tại Tổng cục Thủy sản và 28 tỉnh, thành phố ven biển đảm bảo thiết bị HF 
(VX-1700) kết nối tự động cho 9.000 tàu cá đã được lắp đặt; Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát hoạt 
động tàu cá (VMS) chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa Tổng cục Thủy sản và 28 tỉnh, thành phố ven biển, các 
cơ quan chức năng có liên quan.
- Đề án Hệ thống Thông tin Thủy sản, trong đó có Dự án Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên 
biển giai đoạn II để giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển, chống khai thác IUU, 
đảm bảo giám sát hành trình của tàu cá theo yêu cầu của EC.
- Lực lượng Kiểm ngư phối hợp với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Lực lượng Hải quân, 
Biên phòng, Cảnh sát biển, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, ) tăng cường tuần tra, kiểm tra, 
kiểm soát và thanh tra hoạt động tàu cá khai khác hải sản trên biển và tại cảng cá theo quy định 
của EC, phát hiện, ngăn chặn kịp thời tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài 
và tàu cá, ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm các 
hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, chuộc tàu cá, ngư 
dân về nước trái phép.
- Lực lượng công an tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các 
trường hợp tổ chức đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài khai thác hải sản trái pháp luật hoặc môi 
giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép, quản lý chặt chẽ số ngư dân 
được nước ngoài trả về, phát hiện và xử lý các trường hợp bị nước ngoài hoặc các thế lực thù địch 
tác động, mua chuộc, lôi kéo hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Đàm phán trở thành thành viên chính thức của Ủy ban nghề cá trung và tây Thái Bình Dương 
(WCPFC), đàm phán ký kết Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng chống đánh bắt bất hợp pháp 
với các nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia và một số nước, quốc đảo Thái Bình 
Dương như Pa-pua Niu Ghi-nê; Mi-crô-nê-xi-a, Pa-lau, Tiếp tục đàm phán ký kết Hợp tác nghề 
cá với Papua Niu Ghi-nê, Bru-nây cũng như tham gia tích cực vào các diễn đàn, sáng kiến khu 
vực, quốc tế về chống khai thác bất hợp pháp.
- Bộ Ngoại giao và các Thương vụ Việt Nam tại khu vực EU đẩy mạnh vận động ngoại giao, tăng 
cường tiếp xúc, trao đổi, làm việc với Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản của EC (DG-MARE) để 
tác động với EU sớm gỡ bỏ biện pháp cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản của Việt Nam 
xuất khẩu sang EU
- Bộ Ngoại giao Trao đổi với các nước liên quan bảo hộ ngư dân xử lý trên tinh thần nhân đạo, theo 
thông lệ quốc tế đối với tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, kiên quyết 
đấu tranh với các nước bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, 
vùng biển chồng lấn chưa phân định giữa Việt Nam và các nước.
- Bộ NNPTNT công bố trữ lượng nguồn lợi hải sản và tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản trên các 
vùng biển phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi.
- Ngày 25 hàng tháng, Bộ NNPTNT công bố công khai danh sách tàu cá và chủ tàu vi phạm khai 
thác IUU, cập nhật danh sách tàu cá, chủ tàu và địa phương có tàu cá vi phạm, tổ chức lại hoạt 
động chứng nhận, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác đảm bảo tính chính xác và kiểm tra 
chéo thông tin.
Sách trắng | VỀ CHỐNG KHAI THÁC IUU Ở VIỆT NAM | 68
- Triển khai, thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam (VNFISHBASE) theo hướng tích hợp 
các thông tin về đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác, nhật ký khai thác và sản lượng lên bến để 
quản lý nghề cá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác.
- Lực lượng Biên phòng phối hợp với Thanh tra chuyên ngành thủy sản thường trực tại các cảng 
cá để tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá và thuyền viên ra vào cảng cá; 
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại với EC; bảo đảm cung cấp, tiếp nhận 
thông tin đầy đủ, kịp thời trong việc triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về khai thác IUU.
3. Về tuyên truyền
- Các bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với các Hội, Hiệp hội ngành hàng các cơ quan 
thông tấn, báo chí, Ban Quản lý các cảng cá tổ chức các hoạt động tuyên truyền (trên các phương 
tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, phát 
sổ tay hướng dẫn, tờ rơi về IUU,), các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến cho tổ chức, cá nhân 
liên quan về nỗ lực, giải pháp của Việt Nam về khắc phục IUU và kết quả khắc phục của Việt Nam, 
các quy định pháp luật về thủy sản của Việt Nam, quốc tế và các nước tại các địa bàn trọng điểm 
thường xuyên có tàu cá và ngư dân vi phạm.
- Tổ chức các Hội nghị hướng dẫn địa phương (Chi cục Thủy sản, BQL cảng cá, Biên phòng, Thanh 
tra thủy sản,) về các giải pháp cấp bách có tính kĩ thuật để kiểm soát hoạt động thủy sản tại 
cảng (tàu ra vào cảng, ghi chép nhật kí khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát hành trình, cấp chứng 
nhận khai thác).
- Các Bộ ngành cùng phối hợp để cung cấp thông tin về kết quả điều tra, xử lý một số vụ việc điển 
hình về môi giới, đầu tư cho tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm mục đích răn 
đe, giáo dục, đề cao cảnh giác.
III. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC CHI CỤC THỦY SẢN ĐỊA PHƯƠNG
1. Về thực thi
- Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm 
khai thác IUU theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các chủ tàu, thuyền trưởng có hành vi đưa tàu 
cá đi khai thác trái phép ở vùng biển thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác, trong đó tước quyền 
sử dụng giấy phép khai thác thủy sản vĩnh viễn; xử lý hình sự đối với chủ tàu, thuyền trưởng tái phạm; 
các tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở nước ngoài.
- Kiên quyết không cấp giấy phép khai thác thủy sản, không cho đóng mới đối với chủ tàu có tàu 
cá tái phạm; tàu cá bị bắt giữ chuộc, thả hoặc trốn về nước tạm dừng chuyển quyền sở hữu và 
tước quyền giấy phép khai thác thủy sản trong vòng 6 tháng; tàu cá vi phạm không được hưởng 
các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. 
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, biên phòng, hải quân, kiểm ngư để theo dõi, điều 
tra, xử lý nghiêm các hành vi môi giới, đầu tư cho tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài; 
chuộc tàu cá, ngư dân về nước trái phép.
CHƯƠNG VI | KHUYẾN NGHỊ | 69
- Giám sát và quản lý chặt chẽ để đảm bảo các tàu cá khai thác hải sản xa bờ phải thực hiện ghi 
nhật ký khai thác, báo cáo khai thác, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và bật thiết bị 24/24 giờ 
theo quy định của pháp luật. Tổ chức tốt công tác truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác; kiểm tra, 
kiểm soát, xử lý nghiêm việc khai thác, tiêu thụ, chế biến hải sản quý hiếm trái phép.
- Lập danh sách quản lý chặt chẽ, tổ chức kiểm điểm chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân vi phạm bị 
nước ngoài bắt giữ để các cơ quan chức năng xử lý trước cộng đồng địa phương
- Triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá theo hướng tích hợp các thông tin về tàu thuyền, hoạt 
động khai thác, lao động, sản lượng lên bến, đăng ký, cấp phép tàu cá tại địa phương.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách các tàu cá vi 
phạm khai thác IUU; đồng thời công bố danh sách này trên các phương tiện thông tin đại chúng 
của địa phương.
2. Về tuyên truyền
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về Luật Thủy sản 2017 và khai thác IUU trên 
báo, đài và hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương, phát các phát sổ tay hướng dẫn, tờ rơi , thông 
báo về IUU tới tận các tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần, cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến về các 
thực thi và tuân thủ quy định về IUU của Việt Nam và quốc tế.
- Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật của chủ tàu, ngư dân, thuyền 
trưởng, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản trái luật tại các vùng biển nước ngoài.
IV. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC BAN QUẢN LÝ CẢNG CÁ ĐỊA PHƯƠNG
1. Về thực thi
- Rà soát lại cơ cấu tổ chức, tổ chức đào tạo để đảm bảo năng lực thực thi đáp ứng yêu cầu nhiệm 
vụ mới trong khai thác IUU và xác nhận nguyên liệu hải sản khai thác.
- Kiểm soát chặt chẽ tàu cá khi xuất, nhập bến.
- Đảm bảo hoạt động truy xuất nguồn gốc tại cảng đáp ứng các quy định của IUU cũng như yêu 
cầu quản lý nghề khai thác theo hướng có trách nhiệm và bền vững.
- Cử cán bộ giám sát chặt chẽ các tàu khi khi cập bến cũng như khi lên cá để đảm bảo các tàu cung 
cấp được đầy đủ nhật ký chuyến biển, các giấy tờ cần thiết của từng chuyến biển cũng như giám 
sát được sản lượng, chủng loại hải sản lên bến của từng tàu theo đúng quy định của pháp luật để 
cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu hải sản khai thác. 
- Cập nhật dữ liệu hành trình vào phần mềm quản lý, dữ liệu này sẽ được kết nối với Chi cục thủy 
sản của tỉnh cũng như là Tổng Cục thủy sản.
- Cập nhật số liệu thống kê về tàu cá cập bến, nhật ký khai thác , sản lượng hải sản lên bến của 
từng tàu vào phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá VNFISHBASE theo đúng quy định của pháp luật. 
- Kiên quyết từ chối cho bốc dỡ sản phẩm đối với các tàu cá khai thác trái phép có trong danh sách 
tàu khai thác hải sản bất hợp pháp (blue boat).
Sách trắng | VỀ CHỐNG KHAI THÁC IUU Ở VIỆT NAM | 70
2. Về hợp tác
- Phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Các Chi cục Thủy sản, các Hội, Hiệp hội liên quan để tổ chức các 
lớp tập huấn cho các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, chủ và nhân viên các cơ sở dịch vụ thủy 
sản, thu gom thủy sản tại cảng về nỗ lực, giải pháp của Việt Nam về khắc phục IUU và kết quả khắc 
phục của Việt Nam, các quy định pháp luật về thủy sản của Việt Nam, quốc tế và các nước.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, các Chi cục Thủy sản, các Hội, Hiệp hội 
liên quan để xây dựng và tổ chức các hoạt động tuyên truyền (trên các phương tiện thông tin đại 
chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, phát phát sổ tay hướng 
dẫn, tờ rơi về IUU,) nhằm phổ biến cho tổ chức, cá nhân liên quan về các thông tin, quy định về 
IUU của Việt Nam và quốc tế, tuyên truyền để ngư dân hiểu và không vi phạm việc khai thác thủy 
sản trái phép tại các vùng biển nước ngoài.
V. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI NGƯ DÂN
1. Về tuân thủ
- Không vi phạm 14 hành vi coi là vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp được quy định trong 
điều 60 Luật Thủy sản 2017.
- Các tàu cá cần thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác đầy đủ tại tất cả các chuyến biển.
- Các chủ tàu xa bờ cần lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và các tàu cá khi ra khơi cần bật thiết 
bị 24/24 giờ theo đúng quy định của pháp luật.
- Các tàu cá nắm được các quy định của Việt Nam và quốc tế về IUU và không vi phạm việc khai 
thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam cũng như các vùng biển nước ngoài.
2. Về hợp tác
- Cung cấp đầy đủ thông tin (giấy phép khai thác, giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn 
thực phẩm của tàu cá, nhật ký khai thác,) cho cán bộ giám sát của Ban Quản lý cảng cá, các cơ 
sở thu gom thủy sản, doanh nghiệp chế biến thủy sản mua hàng của tàu theo đúng quy định của 
pháp luật.
- Báo cáo trung thực về sản lượng, địa điểm khai thác qua hệ thống xác nhận, chứng nhận thủy 
sản khai thác. 
- Tăng cường nắm bắt thông tin truyền thông về IUU và Luật khai thác Thủy sản trên các kênh 
Truyền thanh, truyền hình, tờ rơi
CHƯƠNG VI | KHUYẾN NGHỊ | 71
VI. CÁC KHUYẾN NGHỊ VỚI DOANH NGHIỆP 
1. Về cam kết
- Tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước và Bộ NN&PTNT về chống khai thác IUU;
- Thực hiện đầy đủ và tham gia tích cực vào hoạt động chung của Chương trình DN hải sản cam 
kết chống khai thác IUU-VASEP;
- Không thu mua nguyên liệu, sản xuất từ nguyên liệu hải sản của các tàu khai thác IUU. Cam kết 
và chịu trách nhiệm về khai báo số liệu của công ty khi đăng ký Xác nhận nguyên liệu và C/C;
- Báo cáo cho BĐH IUU-VASEP và các cơ quan của Bộ NN&PTNT khi phát hiện các tàu khai thác IUU, 
hoặc các cơ sở thu mua/ DN sử dụng nguyên liệu khai thác IUU. 
2. Về hợp tác
- Tích cực tham gia góp ý các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thủy sản 2017 và các Thông tư, 
Quyết định có liên quan đến IUU.
- Cung cấp trung thực và đầy đủ thông tin (sản lượng, chủng loại thủy sản khai thác đã mua, các 
tàu cá bán nguyên liệu cho doanh nghiệp,) cho cán bộ các Chi cục Thủy sản, Trung tâm Quản 
lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản khi làm thủ tục mua nguyên liệu và xuất hàng theo đúng 
quy định của pháp luật. 
- Thông tin cho các đối tác và treo bảng “DN cam kết chống khai thác IUU” tại Công ty và Nhà máy 
chế biến đồng thời tuyên truyền và vận động trực tiếp các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dâu, chủ 
đại lý thu gom nguyên liệu không khai thác IUU hay mua bán nguyên liệu từ các tàu vi phạm quy 
định IUU.
- Tăng cường trao đổi thông tin với các nhà NK để nắm bắt diễn biến thị trường, những yêu cầu và 
thủ tục của thị trường để chia sẻ, trao đổi tìm giải pháp ứng phó kịp thời.
- Trao đổi kịp thời với Ban Điều hành IUU, Tổ công tác IUU và văn phòng VASEP khi có những 
vướng mắc liên quan đến quy định IUU. 
Sách trắng | VỀ CHỐNG KHAI THÁC IUU Ở VIỆT NAM | 72
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFMA Cơ quan Quản lý Thủy sản của Úc 
BĐH IUU Ban Điều hành IUUt
Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cục QLCLNLS&TS Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
DG -MARE Tổng vụ các vấn đề Biển và Thủy sản của EC
DN Doanh nghiệp
DN Doanh nghiệp
EC Ủy ban châu Âu
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
FV Tàu cá (Fishing vesel)
HTQT Hợp tác Quốc tế
ITDS Dữ liệu thương mại quốc tế
IUU Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định
KHHĐ Kế hoạch Hành động
LĐ HH Lãnh đạo Hiệp hội
MCS Trạm Điều khiển chính
NAFIQAD Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
NK Nhập khẩu
NOAA Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ
PSMA Hiệp định về các biện pháp quốc gia có cảng 
RFMO Tổ chức quản lý đánh bắt cá khu vực
TCHQ Tổng cục Hải quan
TCT IUU Tổ công tác IUU
TCTS Tổng cục Thủy sản
TT Thông tư
UBND Ủy ban Nhân dân
UNFSA Hiệp định về đàn cá di cư 
VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
Viện NCHS Viện Nghiên cứu Hải sản
VMS Hệ thống Giám sát tàu cá
VN Việt Nam
Vụ KHCN và HTQT Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế
Vụ KTTS Vụ Khai thác Thủy sản
WCPFC Ủy ban nghề cá trung và tây Thái Bình Dương
XK Xuất khẩu
THAM KHẢO
1. Website: www.vasep.com.vn 
2. Tài liệu, báo cáo của Hiệp hội VASEP
2. Các văn bản của Tổng cục Thủy sản
3. Các văn bản của Bộ NN và PTNT
4. Website: iuuwatch.eu
5. Sách trắng IUU (llegal, Unreported and Unregulated (IUU) Fishing: A Whitepaper) của Hiệp hội 
Môi trường California
6. Bài trình bày của Mr. Seán P Marriott -Chuyên gia pháp lý IUU, Mrs. Nguyễn Thị Trang Nhung – 
Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế- Tổng cục Thủy sản (tại Hội thảo về IUU – Hội 
chợ Vietfish 2017)

File đính kèm:

  • pdfsach_trang_ve_chong_khai_thac_iuu_o_viet_nam.pdf