Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

Khái niệm về hình thức âm nhạc

Một tác phẩm âm nhạc, dù lớn hay nhỏ, đều có một cấu trúc nhất định, biểu hiện dưới một hình thức cụ thể. Trong quyển “Phân tích các hình thức âm nhạc chủ điệu” của Paul Cadrin do Phạm Phương Hoa biên dịch năm 2004 cho rằng “Form (hình thức) là một từ chỉ sơ đồ của tất cả các nhân tố tạo thành tác phẩm” [4; tr.4]. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, hình thức âm nhạc được hiểu theo hai cách: “Hình thức âm nhạc theo tư duy rộng là sự vang lên toàn bộ một tác phẩm từ âm thanh đầu tới âm thanh cuối cùng với tất cả các yếu tố của nó là giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp độ, âm sắc, cường độ.”; “Khái niệm hình thức âm nhạc theo tư duy hẹp là một quá trình chứa đựng các phần, các chủ đề của một tác phẩm” [9; tr.14-15].

TS. Đào Trọng Minh đưa ra khái niệm:

Hình thức âm nhạc là một khoa học trong đó biểu hiện tính tổ chức của ngôn ngữ âm nhạc thông qua các phương tiện biểu hiện từ đơn vị cấu trúc nhỏ nhất là motif, tiết nhạc đến câu nhạc, đoạn nhạc và tương quan tỉ lệ các phần với nhau của tác phẩm âm nhạc. Đó chính là cơ cấu hoàn chỉnh của một tác phẩm âm nhạc với những quy mô lớn nhỏ khác nhau [8; tr.7].

 

Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định trang 1

Trang 1

Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định trang 2

Trang 2

Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định trang 3

Trang 3

Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định trang 4

Trang 4

Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định trang 5

Trang 5

Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định trang 6

Trang 6

doc 6 trang baonam 8200
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

Rèn luyện kĩ năng nghe và nhận biết cấu trúc trong dạy học môn hình thức, thể loại âm nhạc ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE VÀ NHẬN BIẾT CẤU TRÚC TRONG DẠY HỌC MÔN HÌNH THỨC, THỂ LOẠI ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
 Bùi Thị Thu Hà
	Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, nội dung mỗi tác phẩm âm nhạc được biểu đạt thông qua các yếu tố ngôn ngữ riêng và luôn thống nhất với hình thức tác phẩm. Yêu cầu cốt lõi của giáo dục âm nhạc là tìm hiểu được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật và nội dung tư tưởng của một tác phẩm. Để làm tốt nhiệm vụ này, ở các trường có đào tạo sư phạm âm nhạc, sinh viên cần được học về hình thức và thể loại âm nhạc một cách cơ bản, hệ thống. Kỹ năng nghe là một trong những cơ sở nền tảng của quá trình nhận thức, cảm thụ tác phẩm.
1. Khái niệm về hình thức âm nhạc
Một tác phẩm âm nhạc, dù lớn hay nhỏ, đều có một cấu trúc nhất định, biểu hiện dưới một hình thức cụ thể. Trong quyển “Phân tích các hình thức âm nhạc chủ điệu” của Paul Cadrin do Phạm Phương Hoa biên dịch năm 2004 cho rằng “Form (hình thức) là một từ chỉ sơ đồ của tất cả các nhân tố tạo thành tác phẩm” [4; tr.4]. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, hình thức âm nhạc được hiểu theo hai cách: “Hình thức âm nhạc theo tư duy rộng là sự vang lên toàn bộ một tác phẩm từ âm thanh đầu tới âm thanh cuối cùng với tất cả các yếu tố của nó là giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp độ, âm sắc, cường độ...”; “Khái niệm hình thức âm nhạc theo tư duy hẹp là một quá trình chứa đựng các phần, các chủ đề của một tác phẩm” [9; tr.14-15]. 
TS. Đào Trọng Minh đưa ra khái niệm: 
Hình thức âm nhạc là một khoa học trong đó biểu hiện tính tổ chức của ngôn ngữ âm nhạc thông qua các phương tiện biểu hiện từ đơn vị cấu trúc nhỏ nhất là motif, tiết nhạc đến câu nhạc, đoạn nhạc và tương quan tỉ lệ các phần với nhau của tác phẩm âm nhạc. Đó chính là cơ cấu hoàn chỉnh của một tác phẩm âm nhạc với những quy mô lớn nhỏ khác nhau [8; tr.7].
Để làm sáng tỏ hơn khái niệm về hình thức âm nhạc, “Giáo trình phân tích tác phẩm âm nhạc” của GS.TSKH. Phạm Lê Hòa còn trích dẫn một số khái niệm khác trong từ điển Bách khoa toàn thư. Theo đó, hình thức âm nhạc gồm có hai nội dung:
“Hình thái tổ chức các chất liệu diễn cảm của tác phẩm âm nhạc nhằm tạo ra một hình tượng nội dung nhất định cho tác phẩm”.
“Bộ môn khoa học thuộc hệ thống lý thuyết âm nhạc nằm trong chương trình của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu âm nhạc” [6; tr.3].
Cũng trong cuốn sách này, GS.TSKH. Phạm Lê Hòa khẳng định: “Hình thức âm nhạc là một khái niệm động, luôn tiềm ẩn trong nó những biểu hiện của sự sáng tạo/sự khác thường/sự tìm tòi không mệt mỏi cho cái mới” [6; tr.3].
Cấu trúc hình thức trong âm nhạc không phải là những khuôn mẫu cứng nhắc. Mục tiêu chính của những sự thay đổi này là do các nhạc sĩ hướng đến mục tiêu, nội dung diễn đạt âm nhạc của tác phẩm. Vì vậy có thể cùng một thể loại nhưng được các nhạc sĩ sử dụng khác nhau cũng như cùng một nhạc sĩ nhưng có những vận dụng khác nhau. 
Hình thức một đoạn là hình thức đơn giản nhất cũng có nhiều dạng cấu trúc phong phú. Một số trong 24 Prelude, Op.28 của F.Chopin (1810 - 1849) ở hình thức một đoạn phát triển có cấu trúc không cân phương đồng thời vượt ra khuôn khổ đoạn nhạc mà chúng ta thường gặp trong âm nhạc cổ điển. Ngoài ra còn có những cấu trúc phong phú khác như: Hình thức giữa ba đoạn đơn và ba đoạn phức (Mazurka số 41, Op. 2 của F. Chopin); Hình thức từ ba đến năm đoạn (Cấu trúc chương III (Scherzo) Giao hưởng số 7 của L.V. Beethoven); Hình thức ba đoạn phức còn có sự pha trộn với tính chất của vài hình thức mẫu mực khác như: Ba đoạn phức với hình thức rondo (Prelude No.15, Op.28, F.Chopin); Ba đoạn phức với hình thức biến tấu (trong một số sáng tác của D. Shostakovich và S. Prokofiev); Hình thức sonate cũng có nhiều dạng cấu trúc đặc biệt: Hình thức sonate không có phần phát triển (chương II, Sonate No 5, L. V. Beethoven; chương III Giao hưởng No 6 của P. I. Tchaikovxky...), Hình thức sonate với đoạn chen trong phần phát triển (chương I, Sonate piano b moll và h moll của F. Chopin)...
Có thể thấy rằng, song song với sự phát triển của kho tàng âm nhạc thế giới thì Hình thức âm nhạc cũng ngày càng được vận dụng sáng tạo để cho phù hợp với nội dung diễn đạt nghệ thuật của tác phẩm. 
2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe nhận biết cấu trúc
Nghe là một kỹ năng quan trọng và cần thiết hàng đầu của tất cả những người học âm nhạc. Kỹ năng nghe nhạc của một cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố: năng khiếu có sẵn và mức độ tập luyện. Vì thế, phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe cho sinh viên giữ vai trò then chốt để giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo. Các bài tập trong phạm vi bài báo được xây dựng theo một hệ thống thể hiện mục tiêu rèn luyện cụ thể mà giảng viên đặt ra đối với sinh viên: Từ đơn giản đến phức tạp, từ cấu trúc nhỏ đến cấu trúc lớn.
Cũng như các môn học Hòa âm, Ký - xướng âm... kỹ năng nghe nhận biết cấu trúc được luyện tập từ dễ đến khó và thực hiện thường xuyên trong mỗi buổi học, trình tự luyện tập được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghe ca khúc một bè.
Giai đoạn 2: Nghe tác phẩm từ 2 bè trở lên.
Lưu ý: Khi nghe, sinh viên không được nhìn vào bản nhạc (nếu có).
2.1. Nghe ca khúc một bè
Cách tiến hành: Cho sinh viên nghe hai lần.
Lần 1: Nghe toàn bộ câu nhạc.
Lần 2: Khi sinh viên xác định được điểm ngắt thì đưa tay lên để báo cho giảng viên biết.
Có hai dạng bài tập: 
Bài tập nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng xác định các điểm ngắt. 
Bài tập nhận biết ý nhạc (tiết nhạc, câu nhạc).
Ví dụ 1: Nghe giai điệu sau, xác định các điểm ngắt. Đây là giai điệu trong ca khúc Xôn xao mùa xuân của Huy Trân, giảng viên chỉ sử dụng phần giai điệu cho bài tập nghe.
XÔN XAO MÙA XUÂN
(trích)
	Huy Trân
Ví dụ 2: Nghe xác định tiết nhạc, câu nhạc với giai điệu đơn giản
BÓNG HỒNG BÓNG XANH 
(trích)
	Duy Quang
	Đặc điểm để chọn lựa câu nhạc trên là có nhiều điểm ngắt nên đòi hỏi sinh viên bắt đầu phải có tư duy về ý nhạc để xác định tiết nhạc, câu nhạc.
	Bài tập xác định tiết nhạc, câu nhạc được nâng cao hơn với dạng cấu trúc khác.
	Ví dụ 3: 
TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG EM 
(trích)
	Trương Quang Lục
Ca khúc trên được sử dụng với các đặc điểm sau: 
Có nhiều điểm ngắt;
Cấu trúc ba câu nhạc thường khiến cho sinh viên phân vân, không thể suy đoán theo kiểu chia đều cấu trúc mà đòi hỏi tư duy về “ý nhạc trọn vẹn”.
2.2. Nghe tác phẩm âm nhạc nhiều bè
Bài tập nghe tác phẩm âm nhạc nhiều bè bao gồm: Tác phẩm hoặc đoạn trích viết cho piano; hợp xướng và các đoạn nhạc của những tác phẩm thuộc thể loại lớn (concerto, giao hưởng...). 
Sinh viên bắt đầu rèn luyện nghe bằng những tiểu phẩm piano nhỏ hoặc những ca khúc được chuyển soạn cho piano hết sức đơn giản.
Ví dụ 4: 
LONG, LONG AGO (trích)
Đối với những sinh viên có năng khiếu kém, sự lấp đầy các trường độ ngân dài của giai điệu bằng phần đệm như trên cũng gây khó khăn cho việc xác định các điểm ngắt tiết nhạc, câu nhạc. Bài tập nghe trên vừa có giai điệu được tiến hành với hai thủ pháp rất dễ nhận biết là nhắc lại nguyên dạng tiết nhạc và mô tiến. Quan điểm “dạy học tiếp cận năng lực” (một quan điểm - PPDH của dạy học hiện đại) là phải đánh giá đúng ngưỡng nhận thức của người học để từ đó kích thích được hứng thú học tập, hình thành và phát triển năng lực tự học. Vì thế, những bài tập dạng này sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
Hiện nay, số lượng tác phẩm âm nhạc của các thể loại hầu như đều đã có đầy đủ trên internet nên việc tìm bài đã thu âm là điều rất dễ dàng. Tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng dạy học mà giảng viên chọn bài thích hợp.
Những hợp xướng nước ngoài có cấu trúc cân phương mà sinh viên chưa (hoặc rất ít em) được nghe sẽ rất phù hợp để sử dụng làm bài tập phân tích hay rèn luyện kĩ năng nghe. 
Ví dụ 5: 
SIYAHAMBA
(trích)
Giảng viên hướng dẫn sinh viên hai cách nghe cơ bản: Chọn nghe giai điệu hoặc nghe tổng thể hòa âm. Sinh viên được hướng dẫn nghe từ hai đến ba lần (tùy thuộc mức độ khó của tác phẩm) với trình tự thực hiện các yêu cầu như sau:
	- Lần 1: Nghe tổng thể, xác định các dấu hiệu nổi bật (thủ pháp giai điệu mô phỏng hay tái hiện...; hòa âm, tiết tấu...)
	- Lần 2: Xác định các điểm ngắt, tìm ý nhạc để nhận diện các cấu trúc nhỏ như tiết nhạc, câu nhạc. 
	Các tác phẩm khí nhạc cũng chỉ nên chọn những tác phẩm hoặc đoạn trích ngắn ở hình thức từ một đoạn đến ba đoạn đơn.
	Ví dụ 6: 
Phần mở đầu của chương 2, Sonate No14, L. Beethoven (trích).
Hiện nay, không chỉ trong phạm vi toàn trường đã được phủ sóng wifi mà sinh viên có thế truy cập mạng internet ở nhiều nơi khác nhau bằng máy tính xách tay hoặc qua điện thoại. Vì thế, giảng viên có thể sử dụng các tác phẩm có trên internet để làm bài tập cho sinh viên. Trong trường hợp này, giảng viên không nên ôm đồm về số lượng bài tập. Các bài tập về nhà được giảng viên chọn lựa phải có file audio để cung cấp cho sinh viên hoặc kèm theo link tìm kiếm cụ thể. 
Khả năng nghe xác định cấu trúc tác phẩm âm nhạc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục trong quá trình dạy học âm nhạc, hỗ trợ đắc lực cho người học kỹ năng phân tích, thưởng thức, cảm thụ tác phẩm. Rèn luyện kỹ năng nghe để tiến tới nâng cao kỹ năng phân tích tác phẩm âm nhạc trong thời gian đang học tại trường và ngay cả lúc trở thành giáo viên là thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề, đối với học sinh và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.            Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 
2.            Đào Ngọc Dung (1996), Vai trò và nhiệm vụ giáo dục âm nhạc của môn âm nhạc trong trường THCS, Tập bài hát thiếu nhi, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
3.        Hoàng Hoa (2002), Hình thức và thể loại âm nhạc, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
4.            Phạm Phương Hoa biên dịch (2004), Paul Cardin, Phân tích các hình thức âm nhạc chủ điệu, Bộ VHTT, Nhạc viện Hà Nội. 
5.            Phạm Thị Hòa (2008), Giáo dục âm nhạc tập1, 2, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
6.            Phạm Lê Hòa (2012), Giáo trình Phân tích tác phẩm Âm nhạc, Trường ĐHSP Nghệ thuật TW. 
7.            Hoàng Long - Hoàng Lân (2005) Phương pháp dạy học âm nhạc, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 
8.        Đào Trọng Minh (2001), Phân tích tác phẩm âm nhạc, Nxb Trẻ, Hà Nội. 
9.            Nguyễn Thị Nhung (2005), Hình thức và thể loại âm nhạc, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 
10.        Nguyễn Thị Nhung (2007), Hòa âm ứng dụng, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
11.        Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docren_luyen_ki_nang_nghe_va_nhan_biet_cau_truc_trong_day_hoc_m.doc