Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ

Vùng Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh thu hút dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI), song thực tế vùng vẫn chưa trở thành điểm hấp dẫn thu hút các

nhà đầu tư nước ngoài. Bài báo tập trung phân tích thực trạng thu hút dòng vốn FDI vào vùng.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc trưng chủ yếu của dòng FDI tại vùng như sau: (i) Dòng

vốn FDI vào vùng NTB còn khá khiêm tốn cả về số dự án và quy mô vốn đầu tư; (ii) Sự phân

bố dòng FDI giữa các địa phương trong vùng là không đồng đều; (iii) Số lượng các quốc gia,

vùng lãnh thổ trên thế giới được cấp phép đầu tư tại vùng NTB là khá đa dạng; và (iv) FDI vào

vùng NTB chủ yếu tập trung ở vào khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ du lịch. Trên cơ

sở đó, bài viết nhận diện một số rào cản trong thu hút dòng vốn FDI vào vùng Nam Trung Bộ

trong bối cảnh mới.

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 1

Trang 1

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 2

Trang 2

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 3

Trang 3

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 4

Trang 4

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 5

Trang 5

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 6

Trang 6

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 7

Trang 7

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 8

Trang 8

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 9

Trang 9

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 8300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ

Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Nam Trung Bộ
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 3
Rào cản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 
vào vùng Nam Trung Bộ
Châu Ngọc Hòe
Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ
Lê Đức Thủy
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Email liên hệ: chaungochoe01@gmail.com
Tóm tắt: Vùng Nam Trung Bộ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh thu hút dòng vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài (FDI), song thực tế vùng vẫn chưa trở thành điểm hấp dẫn thu hút các 
nhà đầu tư nước ngoài. Bài báo tập trung phân tích thực trạng thu hút dòng vốn FDI vào vùng. 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc trưng chủ yếu của dòng FDI tại vùng như sau: (i) Dòng 
vốn FDI vào vùng NTB còn khá khiêm tốn cả về số dự án và quy mô vốn đầu tư; (ii) Sự phân 
bố dòng FDI giữa các địa phương trong vùng là không đồng đều; (iii) Số lượng các quốc gia, 
vùng lãnh thổ trên thế giới được cấp phép đầu tư tại vùng NTB là khá đa dạng; và (iv) FDI vào 
vùng NTB chủ yếu tập trung ở vào khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ du lịch. Trên cơ 
sở đó, bài viết nhận diện một số rào cản trong thu hút dòng vốn FDI vào vùng Nam Trung Bộ 
trong bối cảnh mới.
Từ khóa: FDI, Nam Trung Bộ, Việt Nam
Barriers in attracting foreign direct investment inflows to the South Central Vietnam
Abstract: The South Central Vietnam has numerous competitive advantages in 
attracting foreign direct investment (FDI) inflows; nevertheless, in fact, the region has not 
yet been considered an attractive destination for foreign investors. The article focuses on 
analyzing the current situation of FDI attraction in the region. The research results indicate 
some key characteristics of FDI inflows in the region including: (i) FDI inflows in the region 
are still limited in terms of both the number of projects and size of investment capital; (ii) The 
allocation of FDI flows among localities in the region is uneven; (iii) The number of countries 
and territories in the world licensed to invest in the South Central Vietnam is diverse; and 
(iv) FDI flows in the region are primarily allocated in industrial parks, construction areas, and 
tourism services. Based on the analysis, the article identifies some barriers in attracting FDI 
inflows to the South Central region in the new context.
Keywords: FDI, South Central Vietnam, Vietnam
Ngày nhận bài: 06/03/2021 Ngày duyệt đăng: 15/06/2021
1. Đặt vấn đề
Vùng Nam Trung Bộ (NTB) gồm 8 tỉnh/thành phố từ Đà Nẵng kéo dài đến Bình Thuận, 
có diện tích 44.377 km2, chiếm 13,4% diện tích Việt Nam; có dân số khoảng 9,28 triệu người 
(năm 2019), chiếm khoảng 9,63% dân số Việt Nam. Đặc biệt, nằm ở vị trí trung độ của cả nước, 
vùng NTB có nhiều ưu thế vượt trội so với các địa phương khác trong phát triển kinh tế biển, 
4 Châu Ngọc Hòe, Lê Đức Thủy
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Mặc dù vùng NTB có lợi thế rất lớn trong cạnh tranh thu 
hút dòng vốn FDI, song thực tế vùng vẫn chưa trở thành điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu 
tư nước ngoài. Tính đến 2019, vùng NTB thu hút được 1.496 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng 
vốn đăng ký đạt 26,02 tỷ USD, chiếm 4,85% tổng số dự án và 7,18% tổng vốn đăng ký cả nước. 
Trong đó, vốn FDI thực hiện chiếm tỷ lệ rất thấp, giai đoạn 2005-2016, tổng vốn FDI thực hiện 
đạt khoảng 4 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân FDI chỉ vào khoảng 14,24%. Do vậy, khu vực kinh tế FDI có 
mức đóng góp rất thấp trong cơ cấu GDP toàn vùng. Năm 2001, tỷ lệ này là 3,5%, thì đến năm 
2016 tỷ lệ này cũng chỉ tăng lên mức 5,4%, và nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ bình quân chung 
của cả nước (18,59%). Điều này hàm ý rằng, quy mô và đóng góp của khu vực kinh tế FDI tại 
vùng NTB còn rất nhỏ bé, đây là hạn chế rất lớn của vùng trong tận dụng “ngoại lực” để phát 
triển kinh tế trong điều kiện năng lực nội sinh chưa tạo nên “cú huých” đủ mạnh nhằm thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế cao cho vùng. 
Bài viết tập trung phân tích thực trạng dòng vốn FDI vào vùng NTB trong thời gian qua, 
nhận diện xác thực bản chất, xu hướng vận động của dòng vốn FDI vào vùng. Trên cơ sở đó, bài 
viết nhận diện một số rào cản trong thu hút dòng vốn FDI vào vùng NTB trong bối cảnh mới.
2. Thực trạng FDI tại vùng Nam Trung Bộ 
2.1. Thực trạng vận động dòng vốn FDI vào vùng Nam Trung Bộ
Mặc dù Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn quốc tế, song dòng 
vốn FDI vào vùng NTB còn khá khiêm tốn cả về số dự án và vốn đăng ký đầu tư. Tính đến 2019, 
vùng NTB thu hút được 1.496 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 26,02 tỷ USD, 
chiếm 4,85% tổng số dự án và 7,18% tổng vốn đăng ký cả nước. Như vậy, lượng vốn FDI chảy 
vào vùng NTB rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, đặc biệt là lợi thế về 
phát triển du lịch, kinh tế biển và nhiều khu kinh tế quan trọng của cả nước; chưa tương xứng 
với tư cách là vùng kinh tế động lực cho miền Trung và Tây Nguyên. 
Hình 1 cho thấy, gia nhập WTO của Việt Nam vào năm 2006 đã có tác động tích cực đến 
dòng vốn FDI vào NTB. Trong đó, tổng vốn FDI đăng ký tại vùng tăng vọt ngay sau  ... Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Thuận có rất nhiều biến động, có những giai đoạn 
thu hút được rất nhiều dự án có quy mô vốn đăng ký lớn, song số dự án lớn rút vốn cũng khá 
lớn. Điển hình như Quảng Ngãi, tính đến năm 2006, Quảng Ngãi thu hút được nhiều dự án FDI 
quy mô lớn chiếm đến 24,55% tổng vốn FDI đăng ký toàn vùng, thì đến năm 2016 tỷ lệ này chỉ 
còn 5,95%; Quảng Nam thu hút hơn 5 tỷ USD vốn đăng ký giai đoạn 2010-2013, năm 2014 có 
10 Châu Ngọc Hòe, Lê Đức Thủy
sự rút vốn đăng ký của một số dự án lớn (giảm xuống còn 1,7 tỷ USD vốn đăng ký còn hiệu lực) 
và lũy kế đến năm 2017 lượng vốn FDI đăng ký còn hiệu lực tăng lên 5,8 tỷ USD; Khánh Hòa có 
sự ổn định trong thu hút FDI trong giai đoạn 1997-2016, năm 2017 có sự đăng ký đầu tư của 
nhiều dự án lớn khiến tổng vốn FDI đăng ký còn hiệu lực tăng lên hơn 4 tỷ USD; Phú Yên có 
nhiều thay đổi trong thu hút đầu tư sau khi gia nhập WTO, số vốn đăng ký tăng nhanh và đạt 
mức cao nhất trên 8 tỷ USD (2013), tuy nhiên trước tác động của các cuộc khủng hoảng trên 
thế giới, vốn đăng ký đã giảm xuống mức 4,7 tỷ USD ở năm 2016, các dự án lớn tiếp tục rút vốn 
đầu tư và mức vốn FDI đăng ký còn hiệu lực giảm xuống còn 1,99 tỷ USD vào cuối năm 2019. 
Kết quả phân bổ vốn FDI theo không gian địa lý tại vùng NTB cho thấy rằng, sự phân bố 
FDI giữa các địa phương trong vùng không đồng đều, chưa đảm bảo yếu tố bền vững trong 
thu hút FDI. Đặc biệt, sự rút vốn của nhiều dự án lớn trong vùng cũng chỉ ra những tồn tại lớn 
trong công tác quản lý và thu hút hoạt động FDI. Ngoài ra, những tác động tiêu cực của cuộc 
khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư lớn cơ cấu lại hoạt động kinh doanh toàn 
cầu, qua đó rút vốn đầu tư tại các dự án tại vùng. 
Hình 4. Cơ cấu dự án và vốn đăng ký lũy kế của FDI phân theo địa phương
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 1997-2018)
Hình 5. Cơ cấu vốn FDI thực hiện giai đoạn 2005-2016 theo địa phương
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2005-2016)
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 11
Hình 5. mô tả phân bổ vốn FDI thực hiện tại vùng NTB trong thời gian qua. Theo đó, Đà 
Nẵng là địa phương có số vốn FDI thực hiện lớn nhất vùng trong giai đoạn 2005-2016, chiếm 
34,4% tổng vốn FDI toàn vùng. Các địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa 
đều có tỷ lệ vốn thực hiện đạt trên 15% so với tổng FDI thực hiện toàn vùng, các địa phương 
còn lại có số vốn thực hiện khá thấp. Như vậy, cơ cấu FDI đăng ký và thực hiện tại vùng theo 
phân bố không gian có sự khác biệt khá lớn, phản ánh được chất lượng thu hút FDI của các 
địa phương trong vùng. 
Tỷ lệ giải ngân vốn FDI (vốn thực hiện/vốn đăng ký) cũng có sự khác nhau rất lớn giữa 
các địa phương vùng NTB. Tỷ lệ giải ngân FDI bình quân toàn vùng chỉ đạt 14,24% trong giai 
đoạn 2005-2016. Thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, chỉ 
có Đà Nẵng đạt tỷ lệ giải ngân khá cao, tiệm cận mức chung của cả nước trong cùng giai đoạn 
là 41,2%, tiếp đến là Quảng Nam với tỷ lệ giải ngân 34,74%. Trong khi đó, các địa phương còn 
lại có tỷ lệ giải ngân thấp (Hình 6). Điều này tiếp tục khẳng định đóng góp khá hạn chế của FDI 
trong tăng trưởng kinh tế các địa phương vùng NTB trong thời gian qua. 
Hình 6. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện/đăng ký giai đoạn 2005-2016 theo địa phương
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh NTB giai đoạn 2005-2016)
3. Một số rào cản trong thu hút FDI vào vùng Nam Trung Bộ
3.1. Chất lượng thể chế nhiều địa phương nội vùng chưa đáp ứng tốt nhu cầu của 
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI
Thời gian qua, nhiều nghiên cứu định lượng sử dụng chỉ số tổng hợp về năng lực cạnh 
tranh cấp tỉnh PCI hoặc các chỉ số thành phần của PCI do VCCI thực hiện để đo lường chất 
lượng thể chế cấp tỉnh, nhất là vai trò của chính quyền địa phương trong thiết lập môi trường 
kinh doanh, thu hút FDI (Vũ và cộng sự (2007); Malesky (2008)). Ở phương diện này, chúng 
tôi ghi nhận một sự khác biệt đáng kể về chất lượng thể chế của nhiều địa phương nội vùng 
trong thu hút đầu tư (bảng 3). Có thể thấy, ngoài một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng 
Nam, Quảng Ngãi có chất lượng thể chế khá tốt, các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận thường được 
xếp ở nữa sau về chỉ tiêu PCI. Bên cạnh đó, sự cải thiện chất lượng PCI của các địa phương 
theo thời gian cũng có sự khác biệt lớn. Trong đó, trong giai đoạn 2007-2017 các địa phương 
Quảng Nam, Quảng Ngãi có sự cải thiện điểm số PCI đáng kể, trong khi đó các địa phương còn 
12 Châu Ngọc Hòe, Lê Đức Thủy
lại có sự thay đổi thấp. Chi tiết hơn, mặc dù Đà Nẵng được xếp hạng PCI rất cao, nhưng về chỉ 
tiêu thành phần về cạnh tranh bình đẳng lại bị xếp hạng thấp là 37/63; Quảng Nam có chỉ số 
PCI khá cao song xếp hạn về sự phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vẫn còn ở mức thấp 
(37/63); các địa phương từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận có rất nhiều chỉ tiêu được xếp ở nữa 
sau của 63 tỉnh thành.
Bảng 3. Xếp hạng năng lực cạnh tranh năm 2017 của các tỉnh vùng NTB so với cả nước
Chỉ tiêu ĐàNẵng
 Quảng
Nam
 Quảng
Ngãi
 Bình
Định
 Phú
Yên
 Khánh
Hòa
 Ninh
Thuận
 Bình
Thuận
Xếp hạng PCI 2 7 25 18 47 23 38 24
Điểm PCI 70,11 65,41 63,16 64,08 60,59 63,36 61,60 63,34
Gia nhập thị trường 5 12 41 37 17 18 33 13
Tiếp cận đất đai 5 13 33 12 54 24 38 17
Tính minh bạch 20 4 7 8 55 9 22 23
Chi phí thời gian 5 25 42 32 37 38 18 41
Chi phí không
chính thức
11 26 23 7 32 22 38 24
Cạnh tranh
bình đẳng
37 22 60 16 18 39 26 10
Tính năng động 6 7 39 11 53 46 20 36
 Dịch vụ Hỗ trợ
doanh nghiệp
12 37 23 56 31 14 52 10
Đào tạo lao động 3 28 33 30 38 37 42 43
 Thiết chế pháp lý và
ANTT
8 5 14 16 55 48 28 61
(Nguồn: VCCI, 2018)
3.2. Gánh nặng các quy định của pháp luật sau khi gia nhập thị trường có thể làm cản 
trở FDI vào vùng NTB nói riêng và Việt Nam nói chung
Mặc dù các biện pháp giảm bớt gánh nặng về các quy định cho doanh nghiệp được 
thực hiện mạnh mẽ, nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực 
hiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hệ thống doanh nghiệp FDI vẫn còn khá lớn. 
Theo điều tra của VCCI (2018), các DN FDI cho rằng vẫn còn nhiều thủ tục hành chính phiền 
hà đối với hoạt động kinh doanh của họ như bảo hiểm xã hội (28%), đăng ký đầu tư (24%), các 
loại thuế, phí (30%), bảo vệ môi trường (18%), hải quan (25%), phòng cháy (21%),...
Tại vùng NTB, gánh nặng quy định của pháp luật sau đầu tư đối với DN cũng còn khá lớn, 
doanh nghiệp FDI phải mất nhiều thời gian phải chờ để hoàn thiện các thủ tục gia nhập thị 
trường (bảng 4). Đặc biệt, các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Bình Thuận 
có tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ hơn 1 tháng để hoàn thiện thủ tục chính thức hoạt động khá 
cao (hình 7). Điều này cho thấy gánh nặng quy định đang là tồn tại, rào cản lớn có thể làm nhụt 
lòng nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và nhà đầu tư tương lai tìm đến với vùng NTB.
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 13
Bảng 4. Gánh nặng quy định sau khi gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp FDI
(Nguồn: VCCI, 2018)
Hình 7. Tỷ lệ DN phải chờ hoàn tất các thủ tục để chính thức hoạt động theo địa phương 
vùng NTB
(Nguồn: VCCI, 2018)
3.3. Gánh nặng về chi phí không chính thức vẫn đang đặt ra các rào cản cho việc thu 
hút FDI vùng NTB
Với những nỗ lực chính sách, gánh nặng chi phí không chính thức cho khu vực FDI ở 
Việt Nam đã có sự suy giảm đáng kể trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ lệ DN FDI chi trả chi phí 
không chính thức vẫn còn khá cao (bảng 5). Mặc dù tỷ lệ chi phí không chính thức so với thu 
nhập hàng năm của DN cũng đã giảm mạnh về mức dưới 1%, song vẫn còn 6,4% DN FDI có chi 
phí không chính thức lên đến trên 5% thu nhập, trong đó có 2,6% DN có chi phí không chính 
thức lên đến trên 10% thu nhập. 
14 Châu Ngọc Hòe, Lê Đức Thủy
Tại vùng NTB, bảng 5 cho thấy, số DN thường xuyên chi trả chi phí không chính thức là 
khá cao (trên 50% số DN). Tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho DN 
vẫn còn khá phổ biến ở hầu hết các địa phương nội vùng. Số lượng DN chi trả CPKCT để trúng 
thầu và lo ngại tình trạng chạy án vẫn còn là khá lớn. Đặc biệt, các địa phương Quảng Ngãi, 
Ninh Thuận, Bình Thuận có tỷ lệ khá lớn các DN phải chi trả hơn 10% doanh thu cho các khoản 
CPKCT. Rõ ràng, đây là khoản chi phí gánh nặng mà doanh nghiệp FDI phải chịu, có khả năng 
sẽ hạn chế dòng vốn FDI vào Việt Nam và vùng NTB trong thời gian tới. 
Bảng 5. Gánh nặng chi phí không chính thức đối với DN vùng NTB
Chỉ tiêu ĐàNẵng
 Quảng
Nam
 Quảng
Ngãi
 Bình
Định
 Phú
Yên
 Khánh
Hòa
 Ninh
Thuận
 Bình
Thuận
 Tỷ lệ DN thường
xuyên trả CPKCT
53.8% 64.8% 58.9% 54.5% 55.3% 55.4% 59.3% 61.9%
 Tình trạng nhũng
 nhiễu khi giải quyết
TTHC cho DN
50.0% 60.8% 66.1% 60.2% 57.0% 63.0% 56.5% 54.9%
 Chi trả hơn 10%
 doanh thu cho các
khoản CPKCT
6.5% 9.8% 10.3% 6.5% 8.5% 4.9% 12.6% 11.2%
 Chi trả CPKCT là
 điều bắt buộc để
trúng thầu
48.8% 53.8% 53.6% 41.8% 59.0% 50.0% 60.9% 53.3%
 Lo ngại tình trạng
chạy án
28.0% 27.0% 30.6% 22.8% 33.3% 33.3% 28.9% 31.4%
(Nguồn: VCCI, 2018)
3.4. Môi trường đầu tư của vùng Nam Trung Bộ còn chưa đảm bảo tính minh bạch
Nhìn chung, tính minh bạch của môi trường đầu tư của các địa phương vùng NTB đã có 
sự cải thiện đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt nhiều địa phương trong vùng đã rất nỗ lực 
để xây dựng hình ảnh năng động, thân thiện trong mắt nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tuy vậy, 
tính minh bạch của môi trường đầu tư vùng còn khá hạn chế, mới chỉ đáp ứng được phần nào 
nhu cầu của doanh nghiệp (bảng 6). Các thông tin công khai về mời thầu, vai trò của hiệp hội 
doanh nghiệp trong xây dựng chính sách, độ mở và chất lượng cổng thông tin điện tử,... cũng 
chỉ đáp ứng tối đa khoảng 60%. 
Bảng 6. Tính minh bạch môi trường đầu tư vùng NTB
Chỉ tiêu ĐàNẵng
 Quảng
Nam
 Quảng
Ngãi
 Bình
Định
 Phú
Yên
 Khánh
Hòa
 Ninh
Thuận
 Bình
Thuận
Thứ hạng Tính minh bạch 2 8 12 15 47 53 56 58
 Tiếp cận tài liệu quy hoạch
((1 rất dễ, 5 không thể
2,51 2,63 2,60 2,53 2,36 2,28 2,42 2,27
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 15
 Tiếp cận tài liệu pháp lý (1
(rất dễ, 5 không thể
3,17 3,15 3,17 3,11 3,08 2,94 3,17 2,95
 Thông tin mời thầu được
công khai 48,6% 54,5% 51,7% 55,4% 38,2% 61,3% 53,1% 45,9%
 Vai trò của HHDN trong
 việc xây dựng chính sách ,
quy định của tỉnh
38,0% 53,6% 44,2% 46,7% 42,4% 51,3% 39,7% 45,2%
 Độ mở và chất lượng trang
Web của tỉnh 36,5 39,0 34,5 34,5 27,0 36,0 32,5 31,0
(Nguồn: VCCI, 2018)
3.5. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở vùng NTB nhìn chung còn chưa đáp ứng tốt nhu 
cầu của DN trong vùng
Các doanh nghiệp FDI, nhất là các dự án quy mô lớn, các tập đoàn đa quốc gia khi đầu 
tư vào địa phương thường có nhu cầu và yêu cầu được hỗ trợ các dịch vụ hỗ trợ chất lượng 
cao, hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển hạn chế của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có thể trở lực 
lớn ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng NTB trong thời gian đến (bảng 7). Đặc biệt, các tỉnh 
Quảng Ngãi, Ninh Thuận có số lượng các hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức thấp bằng 50% 
các địa phương còn lại. Tỷ lệ DN cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong vùng NTB là rất thấp, cá biệt 
các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận chiếm dưới 1% trong tổng số DN. Các dịch vụ tìm 
kiếm thông tin thị trường, dịch vụ tư vấn pháp luật cũng chưa đáp ứng nhu cầu của DN vùng 
NTB. Các rào cản này có thể hạn chế thu hút FDI vào vùng, nhất là các dự án quy mô lớn, các 
tập đoàn đa quốc gia.
Bảng 7. Đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vùng NTB 2017
Chỉ tiêu Đà
Nẵng
 Quảng
Nam
 Quảng
Ngãi
 Bình
Định
 Phú
Yên
 Khánh
Hòa
 Ninh
Thuận
 Bình
Thuận
 Số hội chợ thương
mại do tỉnh tổ chức
7 10 5 11 11 9 5 9
 Tỷ lệ DN CCDV/tổng
số DN
1,64% 1,22% 0,87% 0,62% 1,47% 2,24% 0,52% 1,55%
 DN từng sử dụng DV
 tìm kiếm thông tin thị
trường
53% 56% 54% 50% 56% 41% 59% 57%
 DN từng sử dụng DV
tư vấn pháp luật
64% 59% 75% 45% 55% 60% 62% 61%
 DN từng sử dụng dịch
 vụ tìm kiếm đối tác
kinh doanh
53% 50% 54% 48% 37% 50% 50% 38%
(Nguồn: VCCI, 2018)
16 Châu Ngọc Hòe, Lê Đức Thủy
4. Kết luận
Vùng NTB có nhiều lợi thế trong cạnh tranh thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài (FDI), song thực tế vùng vẫn chưa trở thành điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước 
ngoài. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng thu hút dòng vốn FDI vào vùng. Kết quả 
nghiên cứu chỉ ra một số đặc trưng chủ yếu của dòng FDI tại vùng như sau: (i) Dòng vốn FDI 
vào vùng NTB còn khá khiêm tốn cả về số dự án và quy mô vốn đầu tư; (ii) Sự phân bố dòng 
FDI giữa các địa phương trong vùng là không đồng đều; (iii) Số lượng các quốc gia, vùng lãnh 
thổ trên thế giới được cấp phép đầu tư tại vùng NTB là khá đa dạng; và (iv) FDI vào vùng NTB 
chủ yếu tập trung ở vào khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó, bài 
viết nhận diện một số rào cản chủ yếu trong thu hút dòng vốn FDI vào vùng NTB trong bối 
cảnh mới như sau: (1) Chất lượng thể chế nhiều địa phương nội vùng chưa đáp ứng tốt nhu 
cầu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI; (2) Gánh nặng các quy định của pháp luật 
sau khi gia nhập thị trường có thể làm cản trở FDI vào vùng NTB nói riêng và Việt Nam nói 
chung; (3) Gánh nặng về chi phí không chính thức vẫn đang đặt ra các rào cản cho việc thu 
hút FDI vùng NTB; (4) Môi trường đầu tư của vùng NTB còn chưa đảm bảo tính minh bạch; và 
(5) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở vùng NTB nhìn chung còn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của 
DN trong vùng.
Chú thích:
(1) Tính cả giai đoạn từ năm 1997 - 2016 toàn vùng có 151 dự án FDI rút vốn và thu hồi, 
chiếm 15,3% số dự án đầu tư còn hiệu lực ở vùng NTB.
(2) Duyên hải miền Trung là nơi duy nhất của Việt Nam tập trung hầu hết các di sản văn 
hóa, di sản thiên nhiên thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ 
Bàng, Vịnh Cam Ranh, cùng một hệ thống bờ biển du lịch trãi dài từ Bắc xuống Nam. Đây là 
những điều kiện tiền đề để phát triển ngành du lịch vùng mang tầm quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Anh, V. T. T., Thái, L. V., & Thang, V. T. (2007). Provincial extralegal investment incentives in 
the context of decentralisation in Viet Nam: mutually beneficial or a race to the bottom. UNDP 
Policy Dialogue Paper. Hanoi.
Cục Đầu tư nước ngoài (1995-2019). Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 
hàng năm. Truy xuất từ https://fia.mpi.gov.vn/Home/en, ngày 01/02/2021.
Cục Thống kê Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh 
Thuận, Bình Thuận (2017). Niên giám thống kê năm 2016. Nxb Thống kê.
Hoàng Hồng Hiệp và cộng sự (2019). Nghiên cứu những nhân tố tác động đến thu hút 
FDI tại các tỉnh vùng Nam Trung Bộ. Đề tài cấp Bộ 2017-2018. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt 
Nam.
Malesky, E. J. (2008). Straight ahead on red: how foreign direct investment empowers 
subnational leaders. The Journal of Politics, 70(1), 97-119.
VCCI (2018). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017. QĐXB số: 230B/QĐ-NXBTN 
ngày 16/03/2018.

File đính kèm:

  • pdfrao_can_trong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_vung_n.pdf