Quyền tiếp cận thông tin khoa học công nghệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới ở Việt Nam
Quyền TCTT KH&CN được nhận diện là một trong những
quyền cơ bản của công dân, cần được Nhà nước thừa nhận và bảo
đảm thực thi. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh
tế tri thức, với vị trí và vai trò quan trọng của KH&CN trong phát
triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia thì TCTT KH&CN trở thành
một nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và
đổi mới, phục vụ học tập, sản xuất, kinh doanh. Trên bình diện
pháp luật Việt Nam, quyền TCTT KH&CN chịu sự điều chỉnh của
nhiều pháp luật khác nhau, trong đó có pháp luật về quyền TCTT
được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong Luật
TCTT 2016, pháp luật chuyên ngành đó là pháp luật về hoạt động
thông tin KH&CN và pháp luật khác có liên quan.
Trong nghiên cứu này, trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề
cơ bản về quyền TCTT KH&CN của công dân, chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu các quy định của pháp luật kết hợp với
phân tích đánh giá, tổng hợp, so sánh các nguồn số liệu thống kê
thu thập được nhằm nhận diện hiện trạng pháp luật về quyền TCTT
KH&CN ở Việt Nam; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật, đáp ứng nhu cầu TCTT KH&CN phục vụ nghiên
cứu khoa học và đổi mới của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền tiếp cận thông tin khoa học công nghệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới ở Việt Nam
5063(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn Mở đầu Quyền TCTT KH&CN được nhận diện là một trong những quyền cơ bản của công dân, cần được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực thi. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, với vị trí và vai trò quan trọng của KH&CN trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia thì TCTT KH&CN trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới, phục vụ học tập, sản xuất, kinh doanh. Trên bình diện pháp luật Việt Nam, quyền TCTT KH&CN chịu sự điều chỉnh của nhiều pháp luật khác nhau, trong đó có pháp luật về quyền TCTT được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong Luật TCTT 2016, pháp luật chuyên ngành đó là pháp luật về hoạt động thông tin KH&CN và pháp luật khác có liên quan. Trong nghiên cứu này, trên cơ sở khái quát hóa những vấn đề cơ bản về quyền TCTT KH&CN của công dân, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu các quy định của pháp luật kết hợp với phân tích đánh giá, tổng hợp, so sánh các nguồn số liệu thống kê thu thập được nhằm nhận diện hiện trạng pháp luật về quyền TCTT KH&CN ở Việt Nam; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng nhu cầu TCTT KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Cơ sở khoa học về quyền TCTT KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới Thông tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới Có nhiều định nghĩa khác nhau về thông tin KH&CN, trong nghiên cứu này, thông tin KH&CN được định nghĩa là các dữ liệu, dữ kiện, số liệu, tin tức được tạo ra trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới [1, 2]. Trong định nghĩa này, hoạt động KH&CN được xác định bao gồm: hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), hoạt động phát triển công nghệ gồm: mở rộng công nghệ, nâng cấp công nghệ, đổi mới công nghệ và hoạt động dịch vụ KH&CN [3]. Thuật ngữ nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu này được hiểu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn1. Theo OECD, hoạt động đổi mới (cũng có thể hiểu là “đổi mới sáng tạo”) là “việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc cải tiến đáng kể, một phương pháp maketing mới hay một biện pháp mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ bên ngoài”. Hoạt động đổi mới bao gồm: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tiếp thị và đổi mới quản lý... [4]. Tại Việt Nam, Khoản 16 Điều 3 Luật KH&CN 2013 đã định nghĩa: “Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa”. Quyền tiếp cận thông tin KH&CN trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới ở Việt Nam Lê Tùng Sơn1*, Thạch Thị Hoàng Yến2, Trần Văn Hồng3 1Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Trung tâm Văn hóa quận 6, TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 30/12/2020; ngày chuyển phản biện 8/1/2021; ngày nhận phản biện 9/3/2021; ngày chấp nhận đăng 15/3/2021 Tóm tắt: Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò quan trọng trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Tiếp cận thông tin (TCTT) KH&CN phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành một nhu cầu thiết yếu và là yếu tố tác động đến chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, từ đó đặt ra vấn đề thiết lập khung pháp lý trong việc thừa nhận và bảo đảm thực thi quyền TCTT KH&CN. Nghiên cứu này, trên cơ sở nhận diện và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về quyền TCTT KH&CN, đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho việc thực thi quyền TCTT KH&CN ở Việt Nam. Từ khóa: chính sách, pháp luật, thông tin KH&CN, tiếp cận thông tin. Chỉ số phân loại: 5.8 * Tác giả liên hệ: Email: tungson.hlu@gmail.com 1Luật KH&CN 2013, Khoản 4 Điều 3. 5163(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn Quyền TCTT KH&CN Định nghĩa quyền TCTT KH&CN: để nhận diện quyền TCTT KH&CN, trước tiên cần nhận diện nội hàm của quyền TCTT. Quyền TCTT được thừa nhận trong 2 văn kiện quốc tế là Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 [5] và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 [6] và các văn kiện quốc tế khác như: Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng năm 2003, Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển năm 1992, Công ước UNECE về TCTT môi trường... [7]. Trong nghiên cứu về “Nguyên tắc bảo đảm quyền TCTT theo tinh thần của Luật TCTT năm 2016”, Phí Thị Thanh Tuyền đã chỉ ra nội hàm của quyền TCTT bao gồm: quyền tiếp nhận thông tin, quyền tìm kiếm thông tin, quyền phổ biến thông tin [8]. Trong nghiên cứu này, quyền TCTT được hiểu là quyền công dân được tạo ra thô ... ature, IEE Xplore, Proquest Central, ACS, Web of Science... Song song với đó, hạ tầng công nghệ thông tin nói chung và mạng thông tin nghiên cứu đào tạo nói riêng đã có bước phát triển, trong đó phải kể đến sự ra đời của Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) do Cục Thông tin KH&CN quốc gia phát triển. Các ứng dụng đã được triển khai trên mạng VinaREN bao gồm: VinaREN với dịch vụ Eduroam, VinaREN với dịch vụ E-Culture, VinaREN với dịch vụ E-Learning... Bảo đảm về tài chính Đây là một “điểm sáng” thể hiện sự hoàn thiện trong hệ thống pháp luật về bảo đảm thực thi quyền TCTT KH&CN đối với việc bảo đảm nguồn lực tài chính cho các thiết chế cung ứng thông tin KH&CN. Điều 20 của Nghị định 11 đã xác định nguồn kinh phí cho hoạt động thông tin KH&CN bao gồm: từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ thông tin KH&CN và nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Cùng với đó, Nghị định 11 đã quy định về nội dung chi ngân sách nhà nước cho hoạt động thông tin KH&CN, đồng thời xác định, ngân sách cho hoạt động thông tin KH&CN được ghi thành một mục chi riêng trong mục lục ngân sách nhà nước hàng năm cho KH&CN của bộ, ngành và địa phương. Ngoài ra, tại Điểm c Khoản 1 và Điểm i Khoản 2 Điều 4 Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN (Nghị định 95) đã xác định việc xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kê về KH&CN; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, truyền thông, hoạt động thông tin KH&CN là những nội dung chi ngân sách nhà nước cho KH&CN. Đánh giá pháp luật hiện hành về quyền TCTT KH&CN Những điểm mạnh Pháp luật hiện hành về quyền TCTT KH&CN được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý cao nhất đó là Hiến pháp 2013 trên cơ sở thừa nhận và bảo đảm thực thi quyền TCTT như một quyền cơ bản của công dân phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hệ thống pháp luật về vấn đề này tương đối đầy đủ, bao gồm pháp luật chứa đựng nội dung chung (về quyền TCTT) và pháp luật chuyên ngành (về hoạt động thông tin KH&CN), loại hình văn bản phong phú, bao gồm: luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành bảo đảm sự vững chắc cho việc thực thi các quy định của pháp luật về quyền TCTT KH&CN. Những điểm yếu Pháp luật về quyền TCTT KH&CN ở Việt Nam còn dàn trải, thiếu tính đồng bộ, thống nhất, nội dung các quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động thông tin KH&CN, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực thi pháp luật. Cụ thể: Thứ nhất, pháp luật về quyền TCTT KH&CN trong việc bảo đảm thực thi quyền TCTT còn dài trải, thiếu tính thống nhất. Pháp luật về quyền TCTT KH&CN được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, 5463(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm cả pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành, dẫn đến việc vận dụng, áp dụng còn gặp nhiều khó khăn do tính đặc thù trong hoạt động thông tin KH&CN. Cụ thể, có thể nhận diện một số trường hợp: Các quy định của pháp luật về chuẩn hóa hoạt động thông tin KH&CN được quy định tập trung tại Chương II (từ Điều 5 đến Điều 12) của Nghị định 11, tuy nhiên nhiều nội dung hoạt động được nêu trong Nghị định lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể đối với từng hoạt động nghiệp vụ, dẫn đến khó khăn trong vấn đề chuẩn hóa. Các quy định về thiết lập mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành về hoạt động thông tin KH&CN về mặt loại hình tổ chức (quy định tại Nghị định 11), còn chịu sự điều chỉnh về mặt mô hình tổ chức theo các văn bản chuyên ngành chung (về KH&CN), văn bản chuyên ngành về nội vụ như Thông tư liên tịch 29; điều chỉnh về mặt cơ chế hoạt động (cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập) theo quy định tại Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập. Đặc biệt, quy định về cơ chế tự chủ theo Nghị định 54 lại không phù hợp với đặc thù của hoạt động thông tin KH&CN hiện nay, dẫn đến sự biến đổi trong tính chất hoạt động của các tổ chức thông tin KH&CN. Các quy định về bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động thông tin KH&CN với 3 nguồn lực cơ bản đó là: nguồn nhân lực, nguồn lực về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin, và nguồn lực tài chính được quy định tản mát tại nhiều văn bản khác nhau, bao gồm chuyên ngành KH&CN và chuyên ngành liên quan đến nhân lực hoặc tài chính; chưa có quy định đặc thù cho chuyên ngành thông tin KH&CN. Đơn cử, vấn đề về nhân lực, chủ yếu chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành về nội vụ (với các quy định về tiêu chuẩn chức danh chung trong lĩnh vực KH&CN, mà chưa có quy định về tiêu chuẩn chức danh viên chức hoạt động thông tin KH&CN); vấn đề về cơ chế tài chính, chủ yếu được điều chỉnh bởi quy định về cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN nói chung (quy định tại Nghị định 95) mà chưa có tính đặc thù cho hoạt động thông tin KH&CN. Thứ hai, pháp luật về quyền TCTT KH&CN có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các hệ thống văn bản pháp luật, giữa việc thừa nhận với bảo đảm quyền TCTT KH&CN. Sự mâu thuẫn, chồng chéo này được thể hiện trong các quy định của pháp luật về việc thừa nhận quyền TCTT KH&CN của tổ chức, cá nhân, đó là sự mâu thuẫn giữa quy định của pháp luật chung (được quy định tại Luật TCTT) và pháp luật chuyên ngành (quy định tại Nghị định 11). Cụ thể: theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 32 Nghị định 11, tổ chức, cá nhân khai thác thông tin KH&CN “(1) Được yêu cầu cung cấp thông tin KH&CN nhằm phục vụ nhu cầu hợp pháp của mình; (2) Được TCTT KH&CN tạo ra bằng ngân sách nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 6 của Luật TCTT quy định về thông tin công dân không được tiếp cận lại bao gồm “thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực KH&CN” nhưng lại không quy định cụ thể tiêu chí để xác định thế nào là “thông tin có nội dung quan trọng”. Hơn nữa, Khoản 1 Điều 6 Nghị định 13/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật TCTT (Nghị định 13) quy định về việc lập danh mục, phân loại, cập nhật thông tin lại quy định về việc lập danh mục thông tin phải được công khai, và danh mục tiếp cận có điều kiện thay vì lập danh mục thông tin không được tiếp cận, điều này đã làm thu hẹp phạm vi tiếp cận và không thể xác định được giới hạn việc TCTT KH&CN của tổ chức, cá nhân; việc tiếp cận này phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước trong việc xác định thông tin nào phải được công khai và thông tin tiếp cận có điều kiện. Nội dung này hoàn toàn mâu thuẫn với quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 32 Nghị định 11. Cần nói thêm rằng, thông tin KH&CN được tạo ra bằng ngân sách nhà nước hoàn toàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TCTT. Thứ ba, nội dung quy định về quyền TCTT KH&CN và những biện pháp bảo đảm thực thi được quy định tại pháp luật chuyên ngành còn nhiều điểm bất cập, dẫn đến khó khăn trong thực hiện. Pháp luật chuyên ngành về quyền TCTT được ban hành dưới hình thức nghị định (Nghị định 11), nhưng lại có các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân (quy định tại Điều 31, 32, 33 của Nghị định 11) dẫn đến hiệu lực của văn bản không cao, bởi quyền, nghĩa vụ của công dân thông thường được thừa nhận và ban hành dưới dạng văn bản là luật. Hơn nữa, do tồn tại dưới hình thức văn bản là nghị định, nên không có các quy định về những hành vi bị cấm - một trong những chế định quan trọng để giới hạn các quyền của tổ chức, cá nhân, bởi lẽ, theo quy định của Hiến pháp, quyền con người, quyền của công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Chính vì vậy, xét trên bình diện pháp luật chuyên ngành, quyền TCTT KH&CN của tổ chức, cá nhân lại chưa thực sự được thừa nhận một cách vững chắc. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền TCTT KH&CN Những yêu cầu trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền TCTT KH&CN Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về quyền TCTT KH&CN phải gắn với việc tích hợp các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật chuyên ngành về thông tin KH&CN, đồng thời việc thừa nhận quyền TCTT KH&CN phải được thừa nhận và bảo đảm thực thi tại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao (đó là luật). Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về quyền TCTT KH&CN phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa hệ thống pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành, trong đó chế định về quyền TCTT và những biện pháp bảo đảm quyền TCTT phải thống nhất, tương thích và gắn với việc thừa nhận, bảo đảm quyền TCTT KH&CN trong pháp luật chuyên ngành. Thứ ba, các quy định về thừa nhận và bảo đảm quyền TCTT KH&CN phải gắn với việc xác định giới hạn quyền. Theo đó, quyền TCTT KH&CN chỉ bị giới hạn bởi lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, quyền này được quy định cụ thể hơn trong pháp luật về sở hữu trí tuệ. Các quy định về chuẩn hóa hoạt động 5563(4) 4.2021 Khoa học Xã hội và Nhân văn thông tin KH&CN, thiết lập mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN, bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động thông tin KH&CN được xây dựng dựa trên nền tảng bảo đảm quyền TCTT của tổ chức cá nhân. Khuyến nghị Xuất phát từ yêu cầu trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền TCTT KH&CN được nêu ở trên, chúng tôi đưa ra khuyến nghị cần sửa đổi và bổ sung các quy định về pháp luật bảo đảm quyền TCTT KH&CN. Việc sửa đổi và bổ sung các quy định được thực hiện theo hướng: Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh trong quan hệ pháp luật về TCTT. Theo đó, luật không chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa công dân với cơ quan nhà nước, mà cần điều chỉnh quan hệ giữa công dân với các thiết chế cung ứng thông tin với vai trò là các đơn vị sự nghiệp công lập; giữa công dân với các dịch vụ cung ứng thông tin ngoài công lập; trong đó Nhà nước không chỉ giữ vai trò là một thiết chế cung ứng thông tin đặc biệt, mà còn giữ vai trò điều tiết, bảo đảm quyền TCTT thông qua các quy định của pháp luật chuyên ngành về hoạt động của các thiết chế cung ứng dịch vụ hỗ trợ người dân TCTT. Thứ hai, sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục quyền TCTT của công dân; bổ sung các quy định cụ thể nhằm xác định giới hạn trong quyền TCTT, và việc cung ứng thông tin phải dựa trên những giới hạn này, thay vì chỉ cung ứng các thông tin được phép công khai, hoặc tiếp cận có điều kiện như theo pháp luật hiện hành, từ đó tạo ra sự tương thích giữa hệ thống pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành trong việc thừa nhận và bảo đảm thực thi quyền TCTT KH&CN. Thứ ba, xác định nội dung về quyền TCTT KH&CN, bảo đảm sự tương thích với quyền TCTT được quy định tại pháp luật chung, đồng thời xác định những giới hạn trong TCTT KH&CN theo hướng: quyền TCTT KH&CN chỉ bị giới hạn vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng; ngoài ra, việc TCTT KH&CN phải tuân thủ pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan. Thứ tư, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm cụ thể hóa các quy định về các biện pháp bảo đảm quyền TCTT KH&CN như: chuẩn hóa hoạt động thông tin KH&CN, thiết lập mạng lưới tổ chức thông tin KH&CN và bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động thông tin KH&CN. Kết luận Trên cơ sở đưa ra những khái luận cơ bản về quyền TCTT KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và đổi mới, bài viết đã đi sâu phân tích pháp luật hiện hành về quyền TCTT KH&CN ở Việt Nam trên hai bình diện: hệ thống pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành về quyền TCTT KH&CN, từ đó nhận diện và đánh giá nội dung, tính thống nhất, sự tương thích giữa các hệ thống pháp luật, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền TCTT KH&CN phục vụ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới. Do hạn chế về khuôn khổ của một bài báo và tính phức tạp trong nội dung của pháp luật hiện hành về quyền TCTT KH&CN, vì vậy bài viết chưa đi sâu phân tích hiện trạng thực thi pháp luật về quyền TCTT KH&CN của tổ chức, cá nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ (2014), Nghị định 11/2014/NĐ-CP ngày 18/2/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin KH&CN. [2] Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, giáo trình dành cho sinh viên ngành thông tin - thư viện và quản trị thông tin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình công bố: lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, Tập 1, Nhà xuất bản Thế giới. [4] OECD (2005), Handbook on Economic Globalisation Indicators. [5] Liên hợp quốc (1948), Điều 19 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. [6] Liên hợp quốc (1966), Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. [7] Thái Anh Hùng (2015), Pháp luật quốc tế về quyền TCTT, nghien-cuu-trao-doi/201505/phap-luat-quoc-te-ve-quyen-tiep-can-thong-tin-297557/ (truy cập ngày 15/6/2020). [8] Phí Thị Thanh Tuyền (2019), “Nguyên tắc bảo đảm quyền TCTT theo tinh thần của Luật TCTT năm 2016”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 17, tr.12-16. [9] Tường Duy Kiên, Hoàng Mai Hương, Chu Thúy Hằng (2006), “Tìm hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền TCTT”, Hội thảo “Tiếp cận thông tin - quy định quốc tế, kinh nghiệm Việt Nam và Đan Mạch”. [10] Nguyễn Quỳnh Liên (2009), “Quyền TCTT trong các văn kiện quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 17, tr.9-13. [11] Nguyễn Minh Thuyết (2016), Báo cáo đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền TCTT ở nước ta hiện nay thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KX.03/11-15. [12] Chính sách thông tin quốc gia (1999), Tài liệu hướng dẫn của UNESCO về việc xây dựng, phê duyệt, thực hiện và vận hành chính sách thông tin quốc gia. [13] Adrian Rozengardt, Alenjandra Davidziuk, Daniel Finquelievich (2009), National information soiety policy: a template, UNESCO Information for All Programme. [14] Mercedes Caridad Sebastian, Eva Maria Mendez Rodriguez, David Rodriguez Mateos (2001), “Information policies in Spain: towards the new information society”, Libri, 51, pp.49-60. [15] Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. [16] Ủy ban nhân quyền (1995), Các nguyên tắc Johannesburg về an ninh quốc gia, tự do biểu đạt và TCTT. [17] nang-dau-moi-thong-tin-khoa-hoc-va-cong-nghe-2.html (truy cập ngày 23/5/2020). [18] Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2017), “Tổng quan về hiện trạng và định hướng hoạt động thông tin, thống kê KH&CN”, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về hoạt động thông tin, thống kê KH&CN. [19] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015-2018), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. [20] Bộ KH&CN (2018), Sách KH&CN năm 2018, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
File đính kèm:
- quyen_tiep_can_thong_tin_khoa_hoc_cong_nghe_trong_hoat_dong.pdf