Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì quy hoạch đất đai là: “Việc bố trí, sắp xếp và sử dụng các loại đất đai một cách hợp lý để sản xuất ra nhiều nông sản chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn. Quy hoạch đất đai chia làm hai loại: Quy hoạch đất đai cho các vùng, các ngành, và quy hoạch đất đai trong nội bộ xí nghiệp. Việc quy hoạch giữa các vùng, các ngành tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và có mối liên hệ chặt chẽ của lực lượng sản xuất với phân vùng của cả nước. Việt Nam đã và đang thực hiện quy hoạch lại đất đai trong nông nghiệp phục vụ cho yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa, khắc phục tính chất tự cấp, tự túc tồn tại trước đây”.

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 1

Trang 1

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 2

Trang 2

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 3

Trang 3

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 4

Trang 4

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 5

Trang 5

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 6

Trang 6

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 7

Trang 7

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 8

Trang 8

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 10/01/2024 5760
Bạn đang xem tài liệu "Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập

Quy hoạch sử dụng đất Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập
74 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VIỆT NAM 
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HỘI NHẬP 
 Tôn Gia Huyên1 
I. NHẬN THỨC CHUNG 
 1. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì quy hoạch đất đai là: “Việc bố trí, 
sắp xếp và sử dụng các loại đất đai một cách hợp lý để sản xuất ra nhiều nông 
sản chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn. Quy hoạch đất đai chia làm hai loại: 
Quy hoạch đất đai cho các vùng, các ngành, và quy hoạch đất đai trong nội bộ xí 
nghiệp. Việc quy hoạch giữa các vùng, các ngành tùy thuộc vào điều kiện tự 
nhiên và có mối liên hệ chặt chẽ của lực lượng sản xuất với phân vùng của cả 
nước. Việt Nam đã và đang thực hiện quy hoạch lại đất đai trong nông nghiệp 
phục vụ cho yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa, khắc 
phục tính chất tự cấp, tự túc tồn tại trước đây”. 
Xem ra, định nghĩa trên đây tuy đúng mà chưa đủ, vì đất đai cần quy 
hoạch không chỉ là đất nông nghiệp mà còn nhiều loại đất khác nữa như đất đô 
thị, đất khu dân cư nông thôn, đất khu công nghiệp, đất xây dựng công trình hạ 
tầng kinh tế xã hội như giao thông, thủy lợi, thủy điện, khai khoáng, khu công 
nghiệp, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí... 
Do đó, từ một góc nhìn bao quát hơn, có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất 
là: “Việc phân bố lại nguồn lực đất đai quốc gia trong giới hạn không gian và 
thời gian xác định với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường 
của đất đai, bảo vệ tốt hệ sinh thái và bền vững của môi trường; quy hoạch sử 
dụng đất cũng là hệ thống các giải pháp mang tính kinh tế - kỹ thuật - pháp lý để 
quản lý tài nguyên và tài sản đất đai quốc gia”. 
Từ đó thấy rằng quy hoạch sử dụng đất là “công cụ” quan trọng của người 
quản lý và cả của người sử dụng đất. 
2. Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định rằng: “Nhà nước thống nhất quản lý 
toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật...” theo đó, “quy hoạch” là cơ sở 
quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai, tuy không phải là pháp luật nhưng lại 
mang tính pháp lý, gắn liền với nhiệm vụ quản lý nhà nước. Vậy là quy hoạch 
hóa việc sử dụng đất không đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn 
là một hoạt động quản lý có ý nghĩa kinh tế - chính trị, thể hiện ý chí của nhà 
nước về phát triển trong tương lai mà mọi người đều phải chấp hành. Theo tinh 
thần đó của Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch sẽ quy định cụ thể về đối 
tượng và hành vi trong lĩnh vực này... 
3. Về kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất là việc tổ chức sử dụng tài nguyên 
đất đai của một vùng lãnh thổ cho những mục tiêu kinh tế - xã hội định trước, lấy 
đơn vị hành chính nhà nước làm khung nhưng không bị giới hạn bởi các đơn vị 
hành chính nhà nước nội bộ (cấp dưới) để giải bài toán của phát triển. Với vốn 
đất đai và lao động xác định, phải sắp xếp sao cho địa phương đó tiến lên với tốc 
độ mong muốn và hài hoà với cả nước. Quy hoạch sử dụng đất phải chỉ ra được 
1 Hội khoa học đất 
 75 
sự phối hợp sử dụng đất của các địa phương trong một vùng ra sao để đảm bảo 
sự đồng bộ trong phát triển. 
4. Về kinh tế, quy hoạch sử dụng đất là quá trình tối đa hóa giá trị của bất 
động sản; theo đó, việc sử dụng đất được quyết định trên cơ sở các động lực của 
thị trường, nên cũng có thể nói rằng quy hoạch sử dụng đất phải trở thành một sản 
phẩm của cơ chế thị trường - nghĩa là mỗi thửa đất đều phải được sử dụng theo 
cách đảm bảo tổng số các thửa đất trong vùng quy hoạch có giá trị tối đa theo các 
tiêu chuẩn thị trường. Nói cách khác, mỗi thửa đất phải được sử dụng sao cho có 
giá trị lớn nhất mà không gây ra sự giảm giá đồng loạt cho những thửa đất còn lại 
trong vùng. Vậy là có thể dùng những thuật toán thông thường để giải quyết những 
vấn đề phức tạp, làm giảm nhẹ tính không hoàn thiện của thị trường bất động sản 
do tác động tự nhiên của quan hệ cung cầu. Giá trị đền bù giải phóng mặt bằng để 
thực hiện quy hoạch khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất được xem là khoản 
ứng trước lợi ích do quy hoạch sử dụng đất mang lại. Quy hoạch sử dụng đất phải 
làm cho tổng giá trị đất đai trong vùng được tăng cao. 
5. Về xã hội, quy hoạch sử dụng đất đảm bảo cân bằng nhu cầu đất đai cho 
các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống vật chất và tinh 
thần của các cộng đồng dân cư, thoả mãn nhu cầu đa dạng đối với đất đai của 
toàn xã hội. 
6. Về pháp lý, quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là 
quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ hóa trong 
quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản xã hội. “Dự thảo quy hoạch sử 
dụng đất chi tiết phải được giới thiệu đến từng tổ dân phố, thôn, xóm, buôn, ấp, 
làng, bản, phum, sóc và các điểm dân cư khác, đồng thời phải được niên yết công 
khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trần nơi có đất...” (Điều 18 nghị định 
181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai). Các quy định pháp luật về lập, xét 
duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất trở thành công cụ quản lý nhà 
nước đảm bảo cho sự phát triển đồn ... h đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây lãng phí 
trong đầu tư và hạn chế khả năng nâng cấp, mở rộng. 
- Diện tích cho phát triển đô thị tăng nhanh, cơ cấu sử dụng đất chưa hợp 
lý: đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở theo hộ gia đình độc lập (Hà Nội 
80%, thành phố Hồ Chí Minh 72%), đất giao thông đô thị còn thiếu, chỉ khoảng 4 
- 5 km/km2 (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng...), tỷ lệ đất 
dành cho giao thông chưa đến 13% trong khi yêu cầu trung bình là 20 - 25%, đất 
giao thông tĩnh chỉ đạt chưa đầy 1% trong khi yêu cầu phải là 3 - 3,5%, hệ số sử 
dụng đất thấp, chủ yếu là đường 1 tầng. 
- Diện tích đất công nghiệp tuy tăng nhanh (bình quân tăng 7.000 ha/năm) 
nhưng việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, thiếu sự 
thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch 
phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhiều khu, cụm công 
nghiệp không phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế dẫn đến tình trạng triển 
khai chậm tiến độ, tỷ lệ lấp đầy thấp, để hoang hóa trong nhiều năm. 
- Các lại đất công trình hạ tầng xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục 
thể thao tuy luôn được bố trí tăng cường về diện tích đất, nhưng so với nhu cầu 
vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ. 
- Phần lớn đất bãi thải và xử lý chất thải là lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại 
các bãi rác tạm, hầu hết các khu vực nông thôn chưa có quy hoạch khu vực thu 
gom rác thải; chưa có các khu bãi chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại một cách 
triệt để và lâu dài... 
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG 10 ‐ 20 NĂM SẮP TỚI 
1. Quan điểm và nhận thức 
- Quy hoạch sử dụng đất là bản “tổng phổ” của phát triển và tái cơ cấu nền 
kinh tế, trong đó phản ánh cụ thể các ý tưởng về tương lai của các ngành, các cấp 
một cách cân đối và nhịp nhàng; thông qua những trình tự hành chính pháp lý 
nhất định để trở thành quy chế xã hội, mọi người đều có quyền và nghĩa vụ thực 
hiện. Quá trình tổ chức, thành lập. thực hiện, điều chỉnh quy hoạch là quá trình 
huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển sản xuất và sự nghiệp công cộng 
theo phương thức dân chủ, nên đó cũng là quá trình xây dựng và củng cố chính 
quyền dân chủ nhân dân. Do đó, quy hoạch sử dụng đất vừa là phương thức để 
phát triển vừa là công cụ để xây dựng và củng cố nhà nước. 
- Bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, 
khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích danh lam thắng cảnh để bảo đảm an ninh 
lương thực quốc gia, bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học và phát 
triển bền vững. 
- Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng xã hội: 
văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao... để nâng cao chất lượng đời sống của 
nhân dân phù hợp với tiêu chí của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại có 
trình độ phát triển trong hòa bình. 
- Chú ý cân đối quỹ đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng các đô thị, khu công 
 79 
nghiệp, dịch vụ, khi kinh tế và kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh hiện đại, đáp 
ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không bố trí các khu đô 
thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục đường cao tốc, quốc 
lộ. Quy hoạch sử dụng đất làm mặt bằng cho sản xuất kinh doanh, công nghiệp, 
dịch vụ, hệ thống giao thông... theo hướng tăng cường khai thác không gian bên 
trên và bên dưới mặt đất, nâng cao hệ số sử dụng đất không những trong nông 
nghiệp mà cả trong xây dựng. 
- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho miền núi, biên giới, hải đảo, 
vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam tạo điều kiện thu hút nguồn lực để khai 
thác hiệu quả quỹ đất, giảm áp lực cho việc chuyển mục đích sử dụng đất canh 
tác tại các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng 
ven biển. 
2. Định hướng sử dụng đất 
Đến năm 2030 dân số cả nước dự báo sẽ là 110 - 115 triệu người trong đó 
55% dân số sống ở khu vực đô thị, khi đó nước ta đã hoàn thành mục tiêu quốc gia 
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành một nước công nghiệp hiện đại, với 
một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đứng vào hàng các 
nước phát triển và trở thành một nền kinh tế cầu nối trong khu vực. Nguồn lực con 
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc 
phòng an ninh được tăng cường, đi vào thế ổn định, vị thế nước ta trên trường 
quốc tế được nâng cao. Một xã hội vững chắc bằng phát triển nguồn lực nội sinh, 
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; liên kết hòa nhập sâu 
về kinh tế và công nghệ; giao lưu rộng về văn hóa thông tin với thế giới. 
Tuy nhiên, từ nay đến đó, chúng ta đang đứng trước những thời cơ và 
thách thức lớn mà chủ yếu là: 
- Dân số đang vào thời kỳ “vàng” và tiếp tục gia tăng kéo theo nhu cầu lớn 
về đất làm nhà ở, đất sản xuất tăng theo trong khi quỹ đất đai rất bị hạn chế 
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 
việc bảo vệ diện tích đất nông nghiệp mà đặc biệt là đất trồng lúa với việc phát 
triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng... 
- Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tạo ra các hiện tượng 
thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán... dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn, hoang 
mạc hóa và thoái hóa đất làm thu hẹp diện tích đất mặt nhất là đất nông nghiệp, 
đất trồng lúa. 
Nếu tận dụng được thời cơ và vượt qua được những thử thách trên đây thì 
có thể hi vọng đến năm 2030 sẽ có khoảng 98% diện tích đất tự nhiên được khai 
thác đưa vào sử dụng trong đó, 78% sử dụng cho mục đích nông nghiệp và 13% 
sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp với những định hướng lớn sau đây: 
- Đất trồng lúa: Quỹ đất lúa hiện nay có khoảng 4,1 triệu ha với năng suất 
bình quân chỉ bằng 75 - 77% của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Trong vòng 
20 năm tới để đáp ứng mục tiêu phát triển và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ 
tầng, đất trồng lúa sẽ phải tiếp tục chuyển sang mục đích phi nông nghiệp khoảng 
   80
450 - 500 nghìn ha; nếu muốn đến năm 2030 có được 46 - 49 triệu tấn lương thực 
trong đó có 43 - 44 triệu tấn lúa để đạt mức bình quân trên 350kg/người/năm cho 
110 - 115 triệu dân, thì phải có ít nhất là 3,8 triệu ha đất trồng lúa với hệ số sử 
dụng đất là 1,95 và năng suất phải đạt 62 tạ/ha tương đương với năng suất lúa 
của Nhật Bản hiện nay, nghĩa là trong 20 năm tới còn phải khai hoang, phục hóa, 
xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển đổi mục đích sử dụng để khai thác thêm 250 - 
300 nghìn ha đất trồng lúa. 
- Đất lâm nghiệp: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đất rừng là nhiệm 
vụ hàng đầu trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Phải đẩy 
nhanh việc trồng và khoanh nuôi rừng, phủ xanh và sử dụng hết đất trống đồi núi 
trọc gắn liền với định canh, định cư, ổn định đời sống của đồng bào dân tộc. Mọi 
đất rừng đều có người làm chủ trực tiếp (đặc dụng, phòng hộ, kinh tế). Kết hợp 
lâm nghiệp với nông nghiệp, gắn liền với công nghiệp khai thác và chế biến, kinh 
doanh tổng hợp đất rừng. Phấn đấu đến năm 2030 khoanh nuôi, tái sinh và trồng 
mới thêm được 2 - 2,5 triệu ha để có độ che phủ rừng khoảng 51% với 17 triệu 
ha rừng. 
- Đất công nghiệp: Sẽ cơ bản ổn định ở mức 350 - 400 nghìn ha so với 82 
nghìn ha hiện nay phân bố hợp lý trên toàn lãnh thổ cho công nghiệp chế biến, 
chế tác, công nghệ cao, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, quốc 
phòng... Đến năm 2020 sẽ có 468 khu công nghiệp, trong đó có 108 khu công 
nghiệp thuộc 15 khu kinh tế ven biển và 30 khu kinh tế cửa khẩu với diện tích 
187 nghìn ha để đưa tỷ trọng GDP công nghiệp của cả nước từ gần 40% hiện nay 
lên 60% vào năm 2020. 
- Đất đô thị: Sẽ mở rộng ra đến khoảng 2 triệu ha để đảm bảo đời sống 
cho 55% dân số cả nước với chất lượng cao phát triển theo mô hình mạng lưới, 
có sự liên kết theo cấp bậc của từng loại đô thị, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện 
đại; có vị thế xứng đáng và tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Không 
gian đô thị được phân bố hợp lý giữa các vùng miền đồng thời tạo ra các trục, 
hành lang và cực tăng trưởng có tác dụng đầu tàu. Đến năm 2020 dự tính sẽ có 
950 đô thị và mức độ đô thị hóa đạt 45% với diện tích khoảng 1,7 triệu ha. 
- Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: Cần khoảng 1,8 - 2 triệu ha để xây dựng các 
công trình giao thông, thủy lợi, năng lượng, văn hóa, y tế, thể dục thể thao, giáo 
dục - đào tạo khi đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển. Đến năm 
2020 diện tích chiếm đất của nhiệm vụ này là 1,4 triệu ha tăng 0,3 triệu ha so với 
năm 2008. 
IV. KIẾN NGHỊ VÀ THẢO LUẬN 
Từ những phác thảo chung nhất nêu ra trên đây có thể thấy rằng trong 
khoảng 10 - 20 năm sắp tới, nhiệm vụ “phân bố lại nguồn lực đất đai quốc gia” 
đang đứng trước những thử thách to lớn; muốn vượt qua những thử thách này để 
đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường như mong muốn, ngoài việc 
phải xử lý một loạt những vấn đề về pháp lý, kỹ thuật để có một phương án khả 
thi, thì việc tranh thủ được sự đồng thuận xã hội và tổ chức thực hiện tốt có vai 
trò quyết định cho việc hiện thực hóa những ý đồ của quy hoạch. Quá trình xây 
dựng và thực hiện quy hoạch cũng là quá trình kiểm tra sự chuẩn xác của quan 
 81 
điểm chỉ đạo, quá trình củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, quá 
trình củng cố và phát triển chế độ dân chủ từ cơ sở. 
Sau đây là một số kiến nghị và vấn đề thảo luận: 
1. Đất trồng lúa: đang chịu sức ép lớn của quá trình đô thị hóa, công 
nghiệp hóa. Những con số nêu ra trên đây là dựa vào số liệu thống kê chính 
thống đang có một khoảng cách nhất định so với tình hình thực tế; nếu tổng hợp 
từ những mong muốn có tính tự phát của các địa phương thì con số phải chuyển 
đổi mục đích sử dụng không chỉ dừng ở mức 450 - 500 nghìn ha, và diện tích đất 
lúa còn lại chỉ xấp xỉ 3 triệu ha (?!). Trước tình hình đó, có ý kiến cho rằng 
không nhất thiết phải bảo vệ đất trồng lúa hiện nay bằng mọi giá vừa gây thiệt 
thòi cho người trồng lúa vừa không phát huy hết tiềm năng kinh tế của đất trồng 
lúa (!), vấn đề an ninh lương thực có thể giải quyết bằng cách tăng gia sản xuất 
các loại thực phẩm khác và thậm chí có thể tính đến khả năng nhập khẩu gạo nếu 
thấy có hiệu quả kinh tế tốt hơn (?!) Những ý kiến này mới nhìn nhận vấn đề đơn 
thuần về hiệu quả kinh tế (mà nếu tính đầy đủ cũng chưa chắc sẽ có hiệu quả 
kinh tế hơn hẳn !) nhưng chưa tính đến khía cạnh văn hóa - xã hội của nghề trồng 
lúa - nông dân Việt Nam có kỹ năng trồng lúa vào loại hàng đầu của thế giới, khả 
năng cạnh tranh rất cao. Hơn nữa, văn hóa lúa nước đã tạo nên một xã hội nông 
nghiệp Việt Nam nhất là tại các vùng đồng bằng lớn, đó là cơ sở tinh thần quan 
trọng trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp trong hoàn cảnh của Việt Nam... 
Có thể thấy rằng quá trình bảo vệ đất trồng lúa cũng là quá trình đấu tranh để hài 
hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích cục bộ với lợi ích toàn 
cục, giữa lợi ích kinh tế với lợi ích về văn hóa, xã hội... có khi sẽ rất gay gắt và 
hệ thống pháp luật, kỹ thuật phải hết sức chú ý để xử lý mối quan hệ này. Phải 
xác định cho được càng cụ thể càng tốt, diện tích đất trồng lúa phải được bảo vệ 
nghiêm ngặt, ở đó, từng mét vuông đất phải được bảo vệ và sử dụng với hiệu quả 
cao nhất, có sự đầu tư xứng đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, 
đảm bảo cho người trồng lúa có thu nhập xứng đáng và cuộc sống sung túc cả về 
vật chất và tinh thần. 
2. Đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất Việt Nam 
có ý nghĩa to lớn về bảo vệ môi trường, sinh thái, tuy số lượng nhiều nhưng chất 
lượng đang bị sa sút mà chưa có điểm dừng; cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông mở 
rộng đến đâu thì rừng bị đe dọa đến đó, tác dụng trồng rừng và bảo vệ rừng của 
các lâm trường chưa cao, các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoạt 
động chưa có hiệu quả... là những nhược điểm cố hữu chưa được khắc phục triệt 
để. Việc giao rừng cho từng cộng đồng, từng hộ để quản lý, khai thác, tu bổ là 
mô hình tốt nhưng chậm được nhân rộng... Quy hoạch sử dụng đất rừng cần gắn 
với nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - kinh tế - xã hội của khu dân cư, 
bảo đảm người sử dụng đất lâm nghiệp sống tốt với nghề rừng. 
3. Đất khu công nghiệp phát triển tràn lan, tỷ lệ lấp đầy thấp là nhược 
điểm dễ thấy trong việc sử dụng loại đất này; mặt khác, việc khai thác sử dụng 
đất khu công nghiệp gắn liền với nhiệm vụ xử lý nước thải và bảo vệ môi trường 
phải trở thành điều kiện tiên quyết. Ngoài ra, để giảm áp lực đối với đất nông 
nghiệp, đất trồng lúa, cần có chủ trương đầu tư lâu dài vào cơ sở hạ tầng để khai 
thác vùng đồi gò ít có khả năng nông nghiệp, việc quyết định xây dựng khu công 
   82
nghiệp mới phải cân nhắc kỹ đến quy hoạch phát triển công nghiệp trong vùng 
với những trình tự và thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. 
4. Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, 
trong đó đảm bảo sự cân đối giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Trong 
đất nông nghiệp, là sự cân đối giữa đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp; 
trong đất sản xuất nông nghiệp là sự cân đối giữa đất cây hàng năm, đất trồng 
lúa, màu với đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả... phù hợp với nhu 
cầu lương thực, rau quả và công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Trong đất phi nông 
nghiệp, là sự cân đối giữa đất làm nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, 
đất khu công nghiệp, đất đô thị và khu dân cư nông thôn... Để đạt được sự cân 
đối này thì định hướng phát triển kinh tế - xã hội phải được xác định rõ ràng, cụ 
thể; các chỉ tiêu kinh tế phải phù hợp với từng thời kỳ và đạt được sự đồng thuật 
của toàn xã hội. 
5. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất là khâu quyết định để hiện 
thực hóa ý đồ phát triển. Chuyên nghiệp hóa, tiêu chuẩn hóa công tác lập và xét 
duyệt quy hoạch đảm bảo nâng cao tính thống nhất và chất lương quy hoạch; tính 
toán hiệu quả kinh tế - xã hội của quy hoạch làm tăng tính khả thi của các mục 
tiêu; kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện quy hoạch vừa tăng cường 
tính nghiêm minh của pháp luật vừa góp phần quản lý quy hoạch được toàn diện 
và đồng bộ. 
V. KẾT LUẬN 
Phân bố lại quỹ đất đai quốc gia thời kỳ 2010 - 2020 - 2030 là một nhiệm 
vụ nặng nề, quyết định tốc độ của phát triển và chất lượng của quá trình tái cơ 
cấu nền kinh tế quốc dân với mục tiêu trở thành nước công nghiệp dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh... 
Quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đồng hành với quá 
trình dân chủ hóa trong quản lý và sử dụng tài nguyên tài sản đất đai quốc gia, 
không những cần có cơ sở khoa học kỹ thuật vững vàng mà còn cần có một thể 
chế chặt chẽ, hợp lý và lành mạnh, huy động được nguồn lực của toàn xã hội 
tham gia và hài hoà lợi ích trước mắt và lâu dài, cục bộ và tổng thể... và đó cũng 
là dấu hiệu của một quá trình phát triển văn minh. 

File đính kèm:

  • pdfquy_hoach_su_dung_dat_viet_nam_trong_thoi_ky_cong_nghiep_hoa.pdf