Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Với những lợi thế vốn có, bài viết chỉ ra quy hoạch tỉnh An Giang có thể chia thành 4 không gian vùng, gồm: vùng phát triển kinh tế Trung tâm, vùng phát triển Nông - lâm - thủy sản, vùng phát triển kinh tế Biên giới, vùng tuyến Du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của không gian vùng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh An Giang.

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 1

Trang 1

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 2

Trang 2

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 3

Trang 3

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 4

Trang 4

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 5

Trang 5

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 6

Trang 6

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 7

Trang 7

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 8

Trang 8

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 9

Trang 9

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 11/01/2024 2380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang

Quy hoạch không gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
38 
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN VÙNG PHÁT TRIỂN 
 KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH AN GIANG 
Nguyễn Chí Hải1 
TÓM TẮT 
An Giang là tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý thuận lợi để phát 
triển kinh tế - xã hội. Với những lợi thế vốn có, bài viết chỉ ra quy hoạch tỉnh An 
Giang có thể chia thành 4 không gian vùng, gồm: vùng phát triển kinh tế Trung tâm, 
vùng phát triển Nông - lâm - thủy sản, vùng phát triển kinh tế Biên giới, vùng tuyến 
Du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của không 
gian vùng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh An Giang. 
Từ khóa: Quy hoạch không gian vùng, tỉnh An Giang, phát triển bền vững, phát 
triển kinh tế - xã hội 
1. Đặt vấn đề 
An Giang ở miền Tây Nam Bộ, có 
vị trí cửa ngõ kết nối giao thương với 
các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, 
thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. 
Là một trong những địa phương dẫn đầu 
của cả nước về nông sản, thủy sản có giá 
trị cao, nằm trong vùng kinh tế trọng 
điểm ở đồng bằng sông Cửu Long. 
Là địa phương phát triển đô thị - 
công nghiệp tập trung, trung tâm 
thương mại dịch vụ đa ngành, toàn tỉnh 
có 22 đô thị, trong đó 2 đô thị loại II 
trực thuộc tỉnh. Phát triển nông nghiệp 
chuyên canh, nông nghiệp công nghệ 
cao, phát triển du lịch tín ngưỡng, du 
lịch sinh thái, văn hóa lễ hội. 
Tuy nhiên với những lợi thế vốn có, 
hiện nay, An Giang đang có nền kinh tế 
phát triển trung bình, với dân số hơn 2,1 
triệu người, đời sống người dân còn 
nhiều khó khăn, hệ thống hạ tầng, giao 
thông còn yếu kém. 
Với mục tiêu đến năm 2050 có nền 
nông nghiệp công nghệ cao; hệ thống 
đô thị và công nghiệp phát triển tiên 
tiến, theo hướng bền vững bảo vệ môi 
trường và thích ứng với biến đổi khí 
hậu; có hệ thống thương mại dịch vụ 
phát triển cao, giao thương mạnh trên 
phạm vi toàn quốc và các quốc gia 
trong vùng ASEAN; là một trong những 
trung tâm du lịch của đồng bằng sông 
Cửu Long, tỉnh cần có những quy hoạch 
vùng phát triển kinh tế xã hội; vùng 
chuyên nông nghiệp, công nghiệp, dịch 
vụ, du lịch, để làm đầu tàu, động lực 
phát triển tỉnh An Giang được năng 
động, bền vững. 
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Dữ liệu nghiên cứu 
Để có cơ sở nghiên cứu làm rõ nội 
dung vấn đề đặt ra, chúng tôi đã thu thập 
thông tin kiểm chứng từ nhiều nguồn. 
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin, 
số liệu từ các cơ quan có thẩm quyền 
mang tính pháp lý chính thống như quy 
hoạch về du lịch của Sở Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch tỉnh An Giang, quy 
hoạch về nông nghiệp của Sở Nông 
1Trường Đại học An Giang 
Email: nguyenchihaidhag@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
39 
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An 
Giang, quy hoạch tổng thể phát triển 
kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh 
An Giang. 
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập số liệu từ 
khảo sát, lấy ý kiến từ các chuyên gia. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp phân tích và tổng 
hợp: Trên cơ sở phân tích nội dung 
nguồn tài liệu sơ cấp, thứ cấp, tổng hợp 
các nguồn tài liệu tham khảo, chúng tôi 
khái quát những vấn đề có tính thực 
tiễn, hiệu quả trong quy hoạch không 
gian vùng phát triển kinh tế xã hội tỉnh 
An Giang. 
Phương pháp thống kê, xử lý số 
liệu: Thống kê, tập hợp, xử lý số liệu 
các công trình phục vụ quy hoạch trên 
địa bàn tỉnh. 
Phương pháp phân tích bản đồ: Căn 
cứ vào điều kiện tự nhiên tỉnh An 
Giang, thông qua bản đồ, chúng ta có 
thể dựa vào ưu thế, ưu đãi, thuận lợi của 
từng vùng để quy hoạch không gian 
phát triển cho vùng đó. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
An Giang nằm phía tây nam của 
Việt Nam, ở đầu nguồn sông Cửu Long; 
phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, đông 
nam giáp thành phố Cần Thơ, phía tây 
giáp Kiên Giang và tây bắc giáp 
Campuchia. Diện tích tự nhiên 3.537 
km², dân số 2,14 triệu người, trong đó 
dân thành thị chiếm 29%, nông thôn 
chiếm 61%, mật độ dân số 600 
người/km2. 
Tỉnh có đường biên giới đất liền 
tiếp giáp với vương quốc Campuchia 
gần 100 km với 3 cửa khẩu quốc tế. Là 
trung tâm kinh tế thương mại giữa 3 
thành phố lớn: thành phố Hồ Chí Minh, 
thành phố Cần Thơ và thành phố 
Phnôm Pênh, là cửa ngõ giao thương có 
từ lâu đời giữa đồng bằng sông Cửu 
Long, thành phố Hồ Chí Minh với các 
nước tiểu vùng Mê Kông như 
Campuchia, Thái Lan, Lào. 
Hình 1: Bản đồ tỉnh An Giang 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
40 
Trên cơ sở đặc điểm địa hình, địa 
thế, tài nguyên thiên nhiên, các cơ sở về 
hạ tầng kỹ thuật, các hành lang kinh tế 
đô thị và mối liên hệ vùng khác, quy 
hoạch không gian vùng tỉnh An Giang 
có thể phân thành các vùng phát triển 
kinh tế như sau. 
3.1. Vùng phát triển kinh tế 
Trung tâm 
Vùng phát triển kinh tế Trung tâm 
nằm phía tây nam của tỉnh, gồm thành 
phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, 
huyện Thoại Sơn. Vùng này lấy thành 
phố Long Xuyên làm trung tâm. 
Hình ...  kiện địa hình phong phú, 
có nhiều công trình tôn giáo có giá trị 
kiến trúc và giá trị văn hóa, có khả năng 
phát triển du lịch (núi Sam, núi Cấm, 
rừng tràm trà Sư, Búng Bình Thiên). 
Về động lực của vùng, vùng phát 
triển kinh tế Biên giới có các đô thị gồm 
thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu, 
thị trấn Tịnh Biên, thị trấn Tri Tôn, thị 
trấn An Phú; có các khu công nghiệp 
tập trung như Bình Long, Xuân Tô; có 
thế mạnh khai thác khoáng sản, sản xuất 
vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, 
dệt may. 
Phát triển thương mại dịch vụ cửa 
khẩu. Ở các cửa khẩu có các trung tâm 
thương mại, siêu thị, nhằm xúc tiến 
đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng 
Biên giới. 
Phát triển du lịch văn hóa tín 
ngưỡng ở núi Sam thành phố Châu đốc, 
du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư huyện 
Tri Tôn, du lịch tham quan mua sắm. 
Về định hướng phát triển kinh tế 
Biên giới, quy hoạch chung khu kinh tế 
cửa khẩu An Giang gồm 3 khu vực: khu 
vực Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh 
Xương. Trong đó một số nội dung 
chính liên quan đến định hướng phát 
triển kinh tế Biên giới. Xây dựng cấu 
trúc khu kinh tế cửa khẩu An Giang với 
khung giao thông gồm đường bộ và 
đường thủy gắn kết giữa các khu vực 
kinh tế cửa khẩu, giữa các khu chức 
năng với nhau và giữa các khu vực kinh 
tế cửa khẩu khác trong vùng biên giới 
Tây Nam. Hình thành khu phi thuế quan 
gồm công nghiệp, thương mại dịch vụ; 
tạo môi trường đầu tư và kinh doanh 
thuận lợi, hấp dẫn thu hút các nhà đầu 
tư để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 
và sản xuất. 
3.4. Vùng tuyến Du lịch 
Tuyến 1: gồm thành phố Long 
Xuyên, huyện Châu Thành, huyện 
Thoại Sơn, khu vực hạ lưu sông Hậu 
với nhiều địa điểm ven sông và cù lao 
có cảnh quan đẹp. Đây là vùng cung 
cấp dịch vụ tổng hợp, trung tâm du lịch 
văn hóa lịch sử và nhân văn, du lịch vui 
chơi giải trí, thể thao. 
Các điểm du lịch chính: Bảo tàng 
An Giang, Khu di tích quốc gia đặc biệt 
khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
44 
Khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng, 
Khu di tích lịch sử văn hóa Óc Eo 
huyện Thoại Sơn, khu du lịch thị trấn 
Núi Sập. 
Tuyến 2: gồm thị xã Tân Châu, 
huyện Phú Tân, huyện Chợ Mới, một 
phần huyện An Phú (từ bờ Đông sông 
Hậu), đây là vùng cù lao nằm giữa hai 
con sông Tiền và sông Hậu, có giá trị 
cảnh quan đẹp để phát triển du lịch 
tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh 
thái cộng đồng. Ví dụ như: Cù lao du 
lịch sinh thái (Cù lao Giêng) với các 
công trình kiến trúc độc đáo (nhà thờ 
Cù lao Giêng, chùa Phật nằm) và hệ 
sinh thái đa dạng thuận lợi để phát triển 
du lịch sinh thái cộng đồng. 
Tuyến 3: gồm thành phố Châu Đốc, 
huyện Châu Phú, huyện Tịnh Biên, 
huyện Tri Tôn, một phần huyện An Phú 
(từ bờ Tây sông Hậu). Tuyến này đẩy 
mạnh phát triển du lịch tâm linh hành 
hương, văn hóa lễ hội, tham quan di tích 
lịch sử, du lịch sinh thái cộng đồng, du 
lịch mua sắm, ẩm thực với các các điểm 
du lịch chính như: khu du lịch tâm linh 
Núi Sam (Miếu bà Chúa Xứ, Chùa Tây 
An, Lăng Thoại Ngọc Hầu), chợ Châu 
Đốc, làng cá bè Châu Đốc, làng Chăm, 
các thánh đường (Islam), khu du lịch 
núi Cấm, các chùa XVay-ton (Xà Tón), 
chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, Búng 
Bình Thiên, rừng tràm Trà Sư, cánh 
đồng thốt nốt Tịnh Biên, làng Chăm 
Châu Giang, làng dệt Khmer Văn Giáo, 
khu di tích lịch sử Tức Dụp. 
3.5. Một số giải pháp góp phần 
hoàn thiện quy hoạch không gian 
vùng đảm bảo phát triển bền vững tỉnh 
An Giang 
Hiện nay tỉnh An Giang có 22 đô 
thị, 2 đô thị loại II (thành phố Long 
Xuyên, thành phố Châu Đốc), 7 đô thị 
loại IV (thị xã Tân Châu, thị trấn Tịnh 
Biên, thị trấn Phú Mỹ, thị trấn Chợ 
Mới, thị trấn Núi Sập, thị trấn Cái Dầu, 
thị trấn An Châu), 13 đô thị loại V (thị 
trấn Tri Tôn, thị trấn An Phú, thị trấn 
Vĩnh Thạnh Trung, thị trấn Ba Chúc, thị 
trấn Óc Eo, thị trấn Phú Hòa, thị trấn 
Long Bình, thị trấn Chợ Vàm, thị trấn 
Mỹ Luông, thị trấn Cần Đăng, thị trấn 
Vĩnh Bình, thị trấn Bình Hòa, thị trấn 
Cồn Tiên). 
Đến năm 2030 An Giang sẽ “có 26 
đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (thành 
phố Long Xuyên), 1 đô thị loại II (thành 
phố Châu Đốc), 2 đô thị loại III (thị xã 
Tân Châu, thị xã Tịnh Biên), 7 đô thị 
loại IV (thị trấn Phú Mỹ, thị trấn Chợ 
Mới, thị trấn Núi Sập, thị trấn Cái Dầu, 
thị trấn An Châu, thị trấn Tri Tôn, thị 
trấn An Phú), 15 đô thị loại V (thị trấn 
Thạnh Mỹ Tây, thị trấn Vĩnh Thạnh 
Trung, thị trấn Mỹ Đức, thị trấn Ba 
Chúc, thị trấn Cô Tô, thị trấn Óc Eo, thị 
trấn Phú Hòa, thị trấn Long Bình, thị 
trấn Chợ Vàm, thị trấn Hòa Lạc, thị trấn 
Cần Đăng, thị trấn Vĩnh Bình, thị trấn 
Mỹ Luông, thị trấn Bình Hòa, thị trấn 
Cồn Tiên)” [2]. 
Về hệ thống đô thị trung tâm tỉnh 
An Giang và đô thị trung tâm không 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
45 
gian vùng chuyên môn, gồm thành phố 
Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị 
xã Tân Châu, trong đó thành phố Long 
Xuyên đóng vai trò là đô thị hạt nhân 
của vùng kinh tế Trung tâm, vừa là đô 
thị hạt nhân tỉnh An Giang, là trung tâm 
hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, 
khoa học kỹ thuật của tỉnh, trung tâm 
đào tạo, chuyển giao công nghệ, trung 
tâm công nghiệp chế biến nông sản, 
thủy sản của tỉnh và đồng bằng sông 
Cửu Long. 
Thành phố Châu Đốc là đô thị hạt 
nhân của vùng Nông - lâm - thủy sản, 
vùng Du lịch, là trung tâm kinh tế, đô 
thị, du lịch, thương mại dịch vụ vùng 
biên giới Tây Nam, đầu mối giao thông 
thủy, bộ của khu vực, điểm trung 
chuyển hàng hóa giao thương giữa Việt 
Nam và Campuchia, là trung tâm du 
lịch nổi tiếng của tỉnh và đồng bằng 
sông Cửu Long với nhiều di tích văn 
hóa được xếp hạng quốc gia (phát triển 
du lịch tâm linh, hành hương, du lịch 
sinh thái). 
Thị xã Tân Châu là đô thị hạt nhân 
vùng kinh tế Biên giới, là đô thị trung tâm 
thương mại, dịch vụ, sản xuất quan trọng 
của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Vĩnh 
Xương, đầu mối giao thông thủy bộ của 
khu vực, điểm trung chuyển hàng hóa 
giao thương qua biên giới Campuchia. 
Một là, về giao thông. 
Về giao thông đường bộ, giao thông 
liên kết An Giang với đồng bằng sông 
Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, 
Campuchia. Cần xây dựng tuyến đường 
cao tốc: thành phố Châu Đốc - thành 
phố Long Xuyên - thành phố Cần Thơ -
thành phố Sóc Trăng dài 145km, có quy 
mô 4 làn xe, nhằm tăng cường liên kết 
An Giang với các tỉnh ở đồng bằng 
sông Cửu Long. 
Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91 đoạn 
từ thành phố Cần Thơ đến Lộ Tẻ dài 
52km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng 
bằng, quy mô 2 làn xe, tạo điều kiện 
thuận lợi giao thông giữa An Giang và 
thành phố Cần Thơ. 
Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn 
tuyến tuyến N1 tối thiểu đạt tiêu chuẩn 
đường cấp IV đồng bằng, quy mô 2 làn 
xe, nhằm kết nối liên kết An Giang đến 
Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, 
thành phố Hồ Chí Minh. Nâng cấp 
thành Quốc lộ đường tỉnh lộ 941 và 
tuyến Tri Tôn - Vàm Rầy, đây là tuyến 
liên kết An Giang với Rạch Giá, Kiên 
Lương, Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang. 
Định hướng nâng cấp đường tỉnh lộ 
942, đường tỉnh lộ 952, đường tỉnh lộ 
954 thành Quốc lộ 80B, là tuyến liên 
kết An Giang qua các cửa khẩu quốc tế 
Tịnh Biên, Khánh Bình, Vĩnh Xương 
với Campuchia. 
Về giao thông đường thủy, hệ thống 
đường thủy nội địa: sông Tiền, sông 
Hậu, sông Vàm Nao thuộc cấp đặc biệt; 
kênh Xáng Tân Châu - Châu Đốc thuộc 
cấp I; kênh Tám Ngàn, kênh Vĩnh tế, 
kênh Tri Tôn, kênh Vịnh Tre, kênh 
Long Xuyên - Rạch Giá thuộc kênh cấp 
III; kênh Ba Thê, kênh Mặc Cần Dưng 
thuộc cấp IV. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
46 
Bến cảng: cảng Mỹ Thới cho tàu 
tải trọng lớn nhất 10.000 DWT; cảng 
Tân Châu xây mới cho tàu tải trọng lớn 
nhất 5000 DWT; cảng khu công nghiệp 
Bình Hòa cho tàu tải trọng 2000 DWT; 
xây dựng mới cảng Long Bình huyện 
An Phú cho tàu trọng tải lớn nhất 2.000 
DWT; xây dựng các bến xếp dỡ hàng 
hóa tại các khu trọng điểm hàng hóa 
cặp kênh cấp III trở lên tải trọng đạt từ 
1000 DWT trở lên. 
Hai là, xây dựng khu kinh tế cửa khẩu. 
Theo Quyết định số 1490/QĐ-
TTg ngày 26 tháng 08 năm 2013 của 
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy 
hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên 
giới đất liền Việt Nam - Campuchia, bao 
gồm 3 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế. 
Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên: thuộc 
một phần huyện Tịnh Biên, có diện tích 
tự nhiên khoảng 10.100 ha, gồm các thị 
trấn Tịnh Biên, Nhà Bàng và các xã An 
Nông, An Phú, Nhơn Hưng. 
Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương: 
thuộc thị xã Tân Châu, có diện tích tự 
nhiên khoảng 12.487 ha, gồm xã Vĩnh 
Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Tân Thạnh, 
Phú Lộc, Long An và các phường Long 
Thạnh, Long Hưng, Long Châu, Long 
Sơn và Long Phú. 
Cửa khẩu quốc tế Khánh Bình: 
tThuộc một phần huyện An Phú, có 
diện tích tự nhiên khoảng 8.140 ha, gồm 
thị trấn Long Bình và các xã Khánh 
Bình, Khánh An, Quốc Thái, Nhơn Hội 
và Phú Hữu. 
Về tính chất 3 khu cửa khẩu sẽ là 
khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh 
vực, bao gồm: công nghiệp, thương mại, 
dịch vụ, du lịch, đô thị, nông, lâm, ngư 
nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế. 
Trong tương lai 3 khu kinh tế cửa 
khẩu sẽ liên kết chặt chẽ với các khu 
kinh tế khác trong vùng biên giới Tây 
Nam. Cân đối giữa phát triển đô thị, 
công nghiệp với bảo vệ khu vực sản 
xuất nông nghiệp; xây dựng kế hoạch 
bảo vệ môi trường toàn khu kinh tế bảo 
đảm sự phát triển bền vững. 
Hình thành trung tâm du lịch sinh 
thái khu kinh tế cửa khẩu An Giang có 
sức hấp dẫn, liên kết với hệ thống trung 
tâm du lịch của tỉnh và đồng bằng sông 
Cửu Long. Góp phần xây dựng đường 
biên giới Việt Nam - Campuchia ổn 
định, hòa bình, hữu nghị và phát triển 
kinh tế biên giới. 
Ngoài ra theo phê duyệt Kế 
hoạch 67/KH-UBND chuẩn bị mở và 
xây dựng cơ sở hạ tầng cho 3 khẩu phụ 
là: Vĩnh Gia, Vĩnh Ngươn và Bắc Đai. 
Ba là, về cung cấp nước. 
Để đảm bảo tài nguyên nước cho 
nhu cầu dân sinh, phát triển kinh tế xã 
hội, phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, 
nguồn nước cấp cho vùng chủ yếu là 
nguồn nước từ các sông Tiền, sông 
Hậu, các hệ thống sông chính của tỉnh. 
“Nhu cầu dùng nước đô thị hiện 
nay khoảng 170.000 - 180.000 m3/ngày, 
đến năm 2030 khoảng 220.000 m3/ngày - 
230.000 m
3/ngày; nhu cầu dùng nước 
nông thôn hiện nay khoảng 240.000 - 
250.000 m
3/ngày, đến năm 2030 là 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
47 
khoảng 260.000 - 270.000 m3/ngày; nhu 
cầu dùng nước các khu, cụm công 
nghiệp hiện nay khoảng 20.000 - 25.000 
m
3/ngày, đến năm 2030 là khoảng 
30.000 - 35.000 m
3/ngày” [2]. 
Giải pháp cấp nước là phân vùng 
cấp nước thành các vùng - tuyến chính 
cấp nước; liên kết mạng lưới cấp nước 
các đô thị; cân đối nguồn nước, nhu cầu 
dùng nước trên cơ sở mạng truyền tải và 
nhà máy nước vùng. Hoàn chỉnh và nâng 
cấp mạng lưới nhà máy nước cấp toàn 
vùng, tăng hiệu quả hệ thống cấp nước 
hiện có, giảm tối đa thất thoát nước. 
Xây dựng nhà máy nước mặt sông 
Hậu II, khu vực Châu Thành có công 
suất đợt đầu là 1.000.000 m3/ngày đêm, 
khi có nhu cầu nâng công suất lên 
2.000.000 m
3/ngày đêm: phục vụ các 
tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và 
một phần các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu. 
Các dự án nhà máy nước chính của 
tỉnh An Giang, nhà máy nước Bình Đức 
(Q = 60.000 m
3/ngày), Vàm cống (Q = 
20.000 m
3/ngày), Tân Châu (Q = 
12.000 m
3/ngày), Châu Đốc (Q = 
20.000 m
3/ngày). 
Bốn là, về cung cấp điện. 
Nguồn điện: từ nguồn lưới quốc gia 
qua các tuyến và trạm biến thế 220kV, 
110kV. Nghiên cứu phát triển điện năng 
từ năng lượng mặt trời. 
Nhu cầu dùng điện: tổng công suất 
điện yêu cầu toàn tỉnh là 719MW, năm 
2030 là 1.175MW. 
Lưới điện: cùng với sự phát triển 
của các nhà máy điện, nhu cầu phụ tải 
sẽ nâng cấp, xây dựng mới các trạm 
biến thế và các tuyến 220kV, 110kV 
cho phù hợp. 
Năm là, thoát nước thải, quản lý chất 
thải rắn. 
Thoát nước thải: đối với các khu 
vực xây dựng mới phải xây dựng hệ 
thống cống thoát nước mưa tách riêng 
với hệ thống thoát nước thải. Nước 
thải sinh hoạt tại các thành phố, thị xã, 
thị trấn phải được xử lý đạt giới hạn 
theo QCVN14-2008/BTNMT, nước 
thải ở các khu công nghiệp tập trung 
phải được xử lý đạt loại B của 
QCVN40-2011/BTNMT trước khi xả 
ra môi trường. 
Xử lý chất thải rắn: khu xử lý chất 
thải rắn An Giang thành 5 khu: khu xử lý 
Bình Hòa: 50ha (huyện Châu Thành), 
khu xử lý kênh 10: 18ha (thành phố 
Châu Đốc), khu xử lý Phú Thạnh: 
13,4ha (huyện Phú Tân), khu xử lý Vọng 
Thê: 10ha (huyện Thoại Sơn), khu xử lý 
Hòa An: 10ha (Chợ Mới). Khu xử lý 
chất thải rắn vùng huyện. Ngoài ra còn 
có các khu xử lý rác xã, liên xã quy mô 
mỗi khu từ 0,3 - 0,5 ha. 
4. Kết luận 
Cụ thể hóa việc quy hoạch không 
gian vùng ở An Giang sẽ giúp cho tỉnh 
có điều kiện phát triển nhanh, xây 
dựng được nguồn lực lớn, trở thành 
một trung tâm khoa học công nghệ, 
thương mại dịch vụ. Định hướng phát 
triển không gian toàn vùng ở tỉnh An 
Giang gồm vùng kinh tế Trung tâm, 
các khu công nghiệp tập trung, cụm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 
48 
tuyến Du lịch, vùng sản xuất Nông 
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khu 
kinh tế Biên giới. Cần quan tâm quy 
hoạch, xây dựng đúng mức cho từng 
không gian vùng để thúc đẩy sự phát 
triển ổn định và bền vững của tỉnh An 
Giang. Cần xây dựng các giải pháp 
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, giao 
thông, cấp nước, cấp điện, xử lý chất 
thải, bảo vệ môi trường để góp phần 
nâng cao hiệu quả của việc quy hoạch 
không gian vùng. 
Với quy hoạch không gian vùng 
tỉnh An Giang như trên, sẽ là cơ sở để 
các ngành, các cấp có thể tham khảo, 
lập các dự án quy hoạch chuyên ngành, 
chương trình đầu tư và hoạch định các 
chính sách phát triển, tạo cơ hội đầu tư 
phát triển bền vững kinh tế xã hội toàn 
vùng tỉnh An Giang. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang (2014), “Quy hoạch 
tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang”, An Giang 
2. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2015), “Kế hoạch số 122/KH-UBND Thực 
hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang”, An Giang 
SPATIAL PLANNING FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF 
AN GIANG PROVINCE 
ABSTRACT 
An Giang is a province in the Mekong Delta. It has a favorable geographic 
position for socio-economic development. With the inherent advantages, the article 
outlines the planning of An Giang province that can be divided into four regional 
spaces, including: economic development center, agriculture - forestry - 
aquaculture, border economic development zone, tourist lines. Hence, solutions to 
the improvement of the efficiency of regional space, and the sustainable development 
of An Giang province are suggested. 
Keywords: Regional spatial planning, An Giang province, sustainable 
development, social economic development 
(Received: 5/4/2018, Revised: 5/5/2018, Accepted for publication: 28/5/2018) 

File đính kèm:

  • pdfquy_hoach_khong_gian_vung_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_tinh_an.pdf