Quản trị dữ liệu chủ đa miền: Nâng cao quản trị dữ liệu cho các tổ chức doanh nghiệp
Tóm tắt: Dữ liệu ngày nay đã trở thành một trong những tài sản quan trọng của các
tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với các nhà quản lý là làm thế
nào để có thể khai thác, sử dụng và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và thông minh
khi có quá nhiều nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài tổ chức. Giải pháp quản lý
dữ liệu chủ đa miền dựa vào việc quản lý tổng thể dữ liệu trên đa miền sẽ giúp các
tổ chức có cái nhìn thống nhất và chính xác về các thực thể quan trọng, từ đó cung
cấp các thông tin tài chính phù hợp, đáng tin cậy. Bài báo này tập trung làm rõ các
khái niệm, tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu chủ đa miền và một số cách tiếp
cận khi xây dựng quản lý dữ liệu chủ đa miền.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị dữ liệu chủ đa miền: Nâng cao quản trị dữ liệu cho các tổ chức doanh nghiệp
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 229- Tháng 6. 2021 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Quản trị dữ liệu chủ đa miền: nâng cao quản trị dữ liệu cho các tổ chức doanh nghiệp Ngô Thùy Linh - Phan Thanh Đức Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 17/05/2021 Ngày nhận bản sửa: 26/05/2021 Ngày duyệt đăng: 25/06/2020 Tóm tắt: Dữ liệu ngày nay đã trở thành một trong những tài sản quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với các nhà quản lý là làm thế nào để có thể khai thác, sử dụng và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả và thông minh khi có quá nhiều nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài tổ chức. Giải pháp quản lý dữ liệu chủ đa miền dựa vào việc quản lý tổng thể dữ liệu trên đa miền sẽ giúp các tổ chức có cái nhìn thống nhất và chính xác về các thực thể quan trọng, từ đó cung cấp các thông tin tài chính phù hợp, đáng tin cậy. Bài báo này tập trung làm rõ các khái niệm, tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu chủ đa miền và một số cách tiếp cận khi xây dựng quản lý dữ liệu chủ đa miền. Từ khóa: Dữ liệu chủ, Quản trị dữ liệu chủ, Quản lý dữ liệu chủ đa miền Multi-domain master data management: improving data governance for enterprises Abstract: Today data has become one of the important assets of organizations and businesses. However, one challenge faced by managers is how to effectively and intelligently exploit, use and manage data when the organization is exposed to a large number of both internal and external data sources. A multi-domain master data management solution based on the overall management of data across multiple domains will help organizations develop a unified and accurate view of important entities, thereby providing suitable and reliable financial information. This article attempts to clarify the concepts and the importance of multi-domain master data management, and propose feasible approaches when building multi-domain master data management. Keywords: Master Data, Master Data Management, Multi-Domain Master Data Management Ngo, Thuy Linh Email: linhnt@hvnh.edu.vn Phan, Thanh Duc Email: ducpt@hvnh.edu.vn Organization of all: Faculty of Management Information System, Banking Academy of Vietnam NGÔ THÙY LINH - PHAN THANH ĐỨC Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73 1. Đặt vấn đề Một khảo sát của Gartner (2019) cho thấy rằng chất lượng dữ liệu kém đã dẫn đến chi phí của các tổ chức tăng lên tới 11,8 triệu USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dữ liệu kém là chưa tích hợp được thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau trong tổ chức. Nhiều tổ chức hiện nay đã nhận ra giá trị và tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu chủ (Master Data Management- MDM) và coi MDM là một giải pháp cho thách thức này. Các tổ chức thường bắt đầu triển khai MDM và dừng ở việc tập trung vào một miền dữ liệu (a data domain), sau đó mới mở rộng đến các miền khác trong mô hình quản lý dữ liệu đa miền (a multi- domain model). Trong quá trình thực hiện, hầu hết các tổ chức gặp một số khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ và nhất quán các mục tiêu quản trị dữ liệu chủ trên nhiều miền (Mark Allen & Dalton Cervo, 2015). Sự khó khăn này bắt nguồn từ việc không có cái nhìn tổng thể về các thành phần, chức năng và cả các dịch vụ để có thể quản trị dữ liệu chủ một cách chính xác và hiệu quả. Một số tổ chức nhìn nhận việc quản trị này về bản chất chỉ là việc tích hợp dữ liệu đơn thuần. Đây sẽ trở thành một sai lầm khi các dữ liệu theo thời gian ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, bởi vì ngoài việc tích hợp dữ liệu thì tổ chức còn cần phải đưa ra các trách nhiệm của bộ phận, phòng ban đối với dữ liệu và cần phải quan tâm đến việc quản lý chất lượng dữ liệu để có thể tiếp cận thành công quản trị dữ liệu trên nhiều miền. Phần tiếp theo của bài báo sẽ trình bày các vấn đề có liên quan đến dữ liệu chủ, miền dữ liệu, quản lý dữ liệu chủ, dữ liệu chủ đa miền và một số cách tiếp cận xây dựng quản trị đa miền nhằm nâng cao việc quản trị dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp. 2. Dữ liệu chủ và miền dữ liệu Mỗi một miền dữ liệu phản ánh đến một tập các thực thể quan trọng mà các tổ chức, doanh nghiệp thường quan tâm như: tập các khách hàng, các sản phẩm, các nhà cung cấp, các nhân viên, tài chính, chính sách... (Mark Allen & Dalton Cervo, 2015). Trong mỗi miền dữ liệu có thể có một hoặc nhiều thực thể, thực thể có thể là một đối tượng, cá nhân, đơn vị, địa điểm... phải là duy nhất trong một miền nhất định và thường có các thuộc tính kèm theo. Ví dụ, trong miền Khách hàng, một doanh nghiệp đối tác hoặc một cá nhân có hợp đồng với doanh nghiệp có thể được coi là một thực thể, mỗi thực thể khách hàng có một số thuộc tính như: họ tên, số điện thoại, e-mail, giới tính... Tùy vào từng loại hình, lĩnh vực kinh doanh của từng tổ chức mà có các miền dữ liệu với các thực thể khác nh ... : nâng cao quản trị dữ liệu cho các tổ chức doanh nghiệp Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 202180 Với giải pháp MDM đa miền được mô tả ở Hình 5, cần đến 4 bộ phận hỗ trợ cho việc triển khai MDM thành công, đó là: sự hỗ trợ từ cấp điều hành, từ ban chỉ đạo, bộ phận quản lý chương trình, bộ phận quản lý các thay đổi và rủi ro. Với mỗi miền dữ liệu 1, 2,..., n cần phải bảo đảm chất lượng dữ liệu, đồng bộ hóa dữ liệu, chính sách quản lý dữ liệu, quản lý dữ liệu tham chiếu, xác định thực thể, quản lý Đọc- Ghi- Cập nhật- Xóa dữ liệu (CRUD). Giải pháp MDM thể hiện trên Hình 5 cho thấy một số chức năng được dùng chung và có thể được sử dụng bởi nhiều miền dữ liệu. Ví dụ, chương trình quản trị dữ liệu có phạm vi và quyền hạn rộng hơn, không chỉ tập trung vào dữ liệu chủ. Tương tự, việc bảo mật dữ liệu có thể sẽ tập trung vào các chính sách và quản lý liên quan đến truy cập dữ liệu và bảo vệ dữ liệu chủ. Vì MDM được áp dụng trên nhiều miền, nên các chức năng, các công cụ và quy trình liên quan tới các miền trở nên dễ sử dụng hơn. Một số chức năng, chẳng hạn như quản lý chất lượng dữ liệu là vô cùng rộng. Bởi vì nếu chất lượng dữ liệu của một miền tốt thực sự thì có thể tái sử dụng dữ liệu này trên nhiều miền, nhưng chúng vẫn có các yêu cầu cụ thể theo miền cho các hoạt động như mô tả dữ liệu, làm sạch dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu... Như vậy giải pháp MDM được thiết lập để giải quyết các vấn đề: dữ liệu trùng lặp, phân mảnh, không nhất quán trên nhiều nguồn. Các hệ thống thông tin thường sẽ hỗ trợ một nghiệp vụ cụ thể và khi đó dữ liệu chủ yếu duy trì cho nghiệp vụ này. Có rất ít sự kết nối dữ liệu giữa các hệ thống với nhau vì thiếu quy trình tổng thể trong Hình 5. Giải pháp MDM đa miền Nguồn:Mark Allen & Dalton Cervo (2015) NGÔ THÙY LINH - PHAN THANH ĐỨC Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 81 tổ chức. Và hệ quả là dữ liệu có chất lượng kém, không chính xác bởi vì có nhiều nguồn thông tin cùng mô tả, đại diện cho một thực thể. MDM sẽ đóng vai trò hỗ trợ thiết lập và quản lý các luật để xác định các thành phần dữ liệu chung, được sử dụng để khớp các thực thể từ nhiều nguồn, cũng như đưa các kỹ thuật để làm sạch và củng cố thông tin từ các nguồn đó. Từ đó tạo ra một phiên bản duy nhất và chính xác nhất về thực thể. Hình 6 biểu diễn các chức năng của MDM đa miền như: quản trị dữ liệu, quản trị chất lượng dữ liệu, đồng bộ và tích hợp dữ liệu, quản lý dữ liệu tham chiếu, bảo mật dữ liệu, kiến trúc dữ liệu.... 4. Một số cách tiếp cận xây dựng dữ liệu chủ đa miền Không có một cách tiếp cận duy nhất nào có thể phù hợp cho tất cả các yêu cầu của MDM đa miền ở mọi tổ chức, doanh nghiệp. Như đã trình bày ở Bảng 5, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định miền dữ liệu của một tổ chức có cần đến MDM hay không, riêng một miền dữ liệu cũng đã đòi hỏi nhiều công nghệ để vận hành. Hơn nữa việc triển khai MDM không chỉ đơn thuần chỉ là thêm một ứng dụng mới mà có thể sẽ ảnh hưởng đến các dữ liệu quan trọng đang được lưu trữ trong các hệ thống hiện có. Từ góc độ công nghệ, hiện nay không có giải pháp duy nhất nào có thể đồng thời thỏa mãn các yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, khi đánh giá các sản phẩm MDM đa miền, cần phải hiểu những gì nhà cung cấp mang lại cho doanh nghiệp. MDM đa miền có thể phát triển từ nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra trong doanh nghiệp, vì vậy khó có một chiến lược hoặc kế hoạch toàn diện nào cho các tổ chức, doanh nghiệp. Chẳng hạn trong Ngân hàng X bộ phận Telesales sau khi gọi điện cho khách hàng A tư vấn về sản phẩm bảo hiểm thì họ được khách hàng này phản hồi là đã từng đến giao dịch tại chi nhánh Hình 6. Các chức năng của MDM đa miền Nguồn:Mark Allen & Dalton Cervo (2015) Quản trị dữ liệu chủ đa miền: nâng cao quản trị dữ liệu cho các tổ chức doanh nghiệp Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 202182 Y của ngân hàng đó và cũng đã được tư vấn tại quầy giao dịch nhiều lần, gói bảo hiểm này được gọi với tên gọi khác nhưng thực chất vẫn chỉ là một sản phẩm. Hiện tại khách hàng A vẫn chưa muốn sử dụng sản phẩm này và khách hàng này rất không hài lòng nếu nhân viên Telesales của ngân hàng X gọi điện làm phiền thêm lần nữa. Do đó, cần phải đồng nhất thông tin khách hàng và sản phẩm cũng như lịch sử giao dịch tại mọi điểm tiếp xúc để tránh mất thời gian của cả nhân viên và khách hàng cũng như tránh được việc tư vấn sản phẩm không đúng người, không đúng thời điểm. Tình huống phát sinh này cho thấy cần thiết phải quản lý dữ liệu chủ miền khách hàng và miền sản phẩm. Một số nơi triển khai MDM từ các nguồn dữ liệu phái sinh, không phải trực tiếp từ các hệ thống nguồn lưu trữ dữ liệu giao dịch hàng ngày của tổ chức. Trong trường hợp này, việc triển khai MDM thường bắt đầu với việc thiết lập kho dữ liệu để tận dụng các khả năng tích hợp dữ liệu từ các nguồn hiện có. Đồng thời nâng cao chất lượng dữ liệu, cụ thể là làm sạch dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, củng cố và gia tăng thông tin đầu ra. Cách tiếp cận này được gọi là MDM phân tích, với mục đích chính là cải thiện phân tích, báo cáo và kinh doanh thông minh hỗ trợ đưa ra các quyết định chính xác phù hợp với chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp. Hình 7 mô tả một MDM đa miền phân tích. Theo cách tiếp cận MDM kiểu phân tích được trình bày ở Hình 7, thì trung tâm quản trị dữ liệu chủ đa miền (MDM hub, hay trung tâm MDM) có nhiều cách khác nhau để quản lý dữ liệu từ các hệ thống nguồn. Cụ thể là: - Kiểu tích hợp ảo - Kiểu bền vững - Kiểu kết hợp Kiểu 1: MDM đa miền kiểu tích hợp ảo Trong cách tiếp cận này, MDM hub duy trì tập các thông tin tối thiểu cần thiết để xác định dữ liệu liên quan đến một thực thể và thông tin để biết thực thể đó được lưu trữ ở đâu trong các hệ thống nguồn. MDM hub duy trì dữ liệu định danh và các trường dữ liệu chính của các hệ thống nguồn. Tất cả Hình 7. MDM đa miền phân tích Nguồn:Mark Allen & Dalton Cervo (2015) NGÔ THÙY LINH - PHAN THANH ĐỨC Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 83 các dữ liệu khác liên quan đến một thực thể được lưu giữ tại các nguồn tương ứng của chúng để tránh việc bị trùng lặp trong MDM hub. Về bản chất, MDM hub hỗ trợ để xác định một phiên bản của thực thể tại nhiều nguồn dữ liệu của các phân hệ nghiệp vụ có liên quan. Do đó trung tâm MDM chỉ đơn giản là một hệ thống tham chiếu đến các nguồn dữ liệu nguồn khác nhau. Hình 8 mô tả một triển khai MDM đa miền kiểu tích hợp ảo. Kiểu 2: MDM kiểu bền vững Với cách tiếp cận này, trung tâm MDM sẽ lưu trữ tất cả các trường thuộc tính của một thực thể. Do vậy trung tâm MDM trở thành một nguồn tập trung dữ liệu chính xác và duy nhất, và từ đó sẽ cung cấp các thuộc tính dữ liệu quan trọng cho các hệ thống ứng dụng khác. Theo giải pháp này, giả định ban đầu trung tâm MDM sẽ cập nhật dữ liệu các thực thể từ nhiều nguồn. Sau đó, dữ liệu về các thực thể sẽ được tạo ra và duy trì lưu trữ trong trung tâm MDM và được sử dụng bởi các ứng dụng khác. Mô hình triển khai này cần có một kiểu thiết kế kiến trúc kết hợp phức tạp cao, và đây cũng là hạn chế vì có thể yêu cầu thay đổi lớn đối với các ứng dụng hiện có để truy cập Hình 8. MDM đa miền kiểu tích hợp ảo Nguồn:Mark Allen & Dalton Cervo (2015) Hình 9. MDM đa miền kiểu bền vững Nguồn:Mark Allen & Dalton Cervo (2015) Quản trị dữ liệu chủ đa miền: nâng cao quản trị dữ liệu cho các tổ chức doanh nghiệp Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 202184 dữ liệu từ trung tâm MDM thay vì dữ liệu được duy trì cục bộ. Hình 9 mô tả một kiến trúc kiểu bền vững. Kiểu 3: MDM kiểu kết hợp Cách tiếp cận này kết hợp giữa MDM kiểu tích hợp và kiểu bền vững để khắc phục những hạn chế của hai mô hình đó. Trong kiểu kết hợp, không chỉ các trường thuộc tính định danh được lưu trữ trong trung tâm MDM, mà một bản sao của nhiều thuộc tính liên quan đến một thực thể cũng được duy trì tại đó sẽ tăng tốc truy vấn đến trung tâm MDM. Ngoài ra, vì thông tin là bản sao nên các hệ thống hiện tại có thể tiếp tục sử dụng phiên bản dữ liệu của riêng mình. Do đó với cách tiếp cận này, trung tâm MDM là một hệ thống tham chiếu, tích hợp từ nhiều nguồn, và áp dụng quy trình xác định các thực thể và các chức năng đảm bảo chất lượng dữ liệu và cung cấp một phiên bản chính xác duy nhất về dữ liệu chủ. Hình 10 trình bày mô hình MDM đa miền kết hợp. Khi tổ chức lên kế hoạch thực hiện giải pháp MDM đa miền, cần phải có đủ thời gian để tìm hiểu các cách tiếp cận triển khai MDM, cũng như kiểm tra sự ảnh hưởng, tác động qua lại của các nghiệp vụ kinh doanh ở các phòng ban, và xác định chương trình quản lý nào đang được thực hiện. Không xem xét đầy đủ các yêu cầu này sẽ dẫn đến tình trạng: các chương trình hiện có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau và liên quan đến các điều chỉnh ưu tiên. Các phòng ban nghiệp vụ và bộ phận giao dịch là những nơi tạo lập và sử dụng thường xuyên dữ liệu chủ. Khi đó có thể các giao dịch sẽ cần đến dữ liệu chủ từ nhiều miền, chẳng hạn miền kế hoạch thực hiện và đơn đặt hàng có thể có tác động đáng kể đến các hoạt động kinh doanh ở bộ phận bán hàng và marketing. Có thể bước đầu MDM được thực hiện thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động doanh nghiệp và các hoạt động phân tích, nhưng cũng kéo theo các thay đổi về dữ liệu và quy trình có thể bị gián đoạn nếu như chúng không được quản lý tốt. Báo giá, đơn đặt hàng, yêu cầu, thanh toán, và cung cấp dịch vụ liên quan đến các quy trình chính có thể dễ bị gián đoạn khi dữ liệu chủ thay đổi phụ thuộc vào MDM. Và tất nhiên, nếu không được xử lý tốt, những thay đổi đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng do đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận Hình 10. MDM đa miền kiểu kết hợp Nguồn:Mark Allen & Dalton Cervo (2015) NGÔ THÙY LINH - PHAN THANH ĐỨC Số 229- Tháng 6. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 85 của công ty và trở thành một vấn đề không mong muốn. Như vậy khi tiến hành quản lý tất cả các miền dữ liệu với giải pháp MDM đa miền, điều quan trọng là phải kiểm kê, đánh giá các quy trình nghiệp vụ, khu vực tiêu dùng và vòng đời của dữ liệu chủ. Giải pháp MDM đa miền cần phải là cầu nối tạo ra sự cộng tác giữa các bộ phận có trách nhiệm liên quan và các bộ phận đóng vai trò trực tiếp trong quản lý dữ liệu thông qua các phòng ban nghiệp vụ cũng như phòng ban công nghệ thông tin. 5. Kết luận Dữ liệu là một tài sản của tổ chức, dữ liệu chủ là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh, đòi hỏi cần phải có sự quản lý thích đáng. MDM là giải pháp cho việc quản lý dữ liệu, tuy nhiên MDM không chỉ là vấn đề công nghệ, mà còn liên quan đến khả năng quản trị và ảnh hưởng đến các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi của MDM khá lớn do nó là sự tích hợp của các thành phần, các chức năng và dịch vụ cần thiết để tạo, duy trì và quản lý, chia sẻ các dữ liệu quan trọng. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch cho một chương trình MDM đa miền cho tổ chức, doanh nghiệp trên thực tế gặp nhiều thách thức. Chiến lược và cách tiếp cận phù hợp chỉ ra rằng đó là cơ sở thích hợp để hoàn thiện đầy đủ, thực hiện thành công các chiến lược và mục tiêu MDM trên toàn doanh nghiệp. Đây là chìa khóa để cung cấp dữ liệu đáng tin cậy kịp thời để giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong MDM đa miền, điều quan trọng là phải xác định: nên sử dụng cách tiếp cận MDM nào phù hợp với các thành phần, chức năng và dịch vụ trên các miền dữ liệu. Hơn thế nữa, sự cộng tác chặt chẽ giữa các bộ phận kinh doanh, nghiệp vụ và bộ phận công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu cũng như lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, chẳng hạn các ngân hàng thương mại thì MDM là một giải pháp không thể thiếu nếu muốn quản lý được các nguồn dữ liệu lớn, đa dạng và thường xuyên biến động. Các ngân hàng đã có đến hàng triệu khách hàng tiềm năng và có số vốn tài chính lớn. Hoạt động tại các ngân hàng có liên quan đến nhiều doanh nghiệp, quản lý hàng triệu tài khoản và vô số sản phẩm tài chính, xử lý giao dịch với hàng ngàn đại lý và duy trì mối quan hệ với hàng ngàn nhà cung cấp và các công ty khác (ví dụ: nhà đấu giá, công ty thẩm định, phá sản, tòa án và ủy thác, và các cơ quan thu nợ). Các ngân hàng cũng sở hữu hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty bảo hiểm, giao dịch với hàng ngàn luật sư đại diện cho họ hoặc khách hàng khi xảy ra tranh chấp, và thuê hàng ngàn nhân viên. Với những mô tả đó thì có thể xác định vô số các miền dữ liệu mà một ngân hàng cần phải có: triển vọng, khách hàng, phương tiện, nhà sản xuất, tài khoản tài chính, sản phẩm tài chính, đại lý, liên hệ, nhà cung cấp, luật sư và nhân viên... Rõ ràng là khối lượng thông tin lớn thì số lượng thuộc tính và các hệ thống dữ liệu duy trì tất cả thông tin sẽ lớn và phức tạp. Các ngân hàng sẽ hưởng lợi ích từ giải pháp MDM đa miền khi loại trừ được các vấn đề về dư thừa dữ liệu và sự không nhất quán trên nhiều nguồn dữ liệu. Vì vậy với tổ chức doanh nghiệp có quy mô lớn như các ngân hàng rất thích hợp để triển khai MDM. Bài báo đã trình bày khái niệm cơ bản của dữ liệu chủ, quản lý dữ liệu chủ, dữ liệu chủ đa miền, và các cách tiếp cận để xây dựng quản trị dữ liệu chủ đa miền. Từ đó, chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của việc quản trị dữ liệu chủ đa miền trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Việc xây dựng và quản trị dữ liệu chủ đa miền đã góp phần Quản trị dữ liệu chủ đa miền: nâng cao quản trị dữ liệu cho các tổ chức doanh nghiệp Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 229- Tháng 6. 202186 nâng cao quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác nhất về các thực thể quan trọng trong hoạt động kinh doanh để kịp thời đưa ra các quyết định mang tính chiến lược trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. ■ Tài liệu tham khảo David Loshin, 2009, “Master Data Management”, Elsevier Inc. Dalton Cervo & Mark Allen, “Master data management in practice”, 2011, John Wiley & Sons, Inc. Gartner, 2019, “How to Get Started With Master Data Management”. John R. Talburt, Yinle Zhou, 2015, “Master Data Management and Information Integration”, Elsevier Inc. Keith Gordon, 2013, “Principles of data management”, BCS Learning and Development Ltd. Mark Allen & Dalton Cervo, 2015, “Multi - Domain Master Data Management”, Elsevier Inc. Maydanchik, A., 2007. “Data Quality Assessment”. Technics Publications. Zhou, Y., Talburt, J.R., 2011a. “Entity identity information management”. International Conference on Information Quality 2011.
File đính kèm:
- quan_tri_du_lieu_chu_da_mien_nang_cao_quan_tri_du_lieu_cho_c.pdf