Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay

Là một trong những phương pháp dạy học

tích cực, từ thế kỷ XVI, DHDA đã được áp

dụng ở Ý. Sau đó, tư tưởng DHDA đã lan

tỏa sang các nước có nền giáo dục phát triển

trên thế giới như Pháp, Đức, Mỹ,. DHDA

đặt người học vào vai trò học tập tích cực

như: Giải quyết vấn đề, ra quyết định, điều

tra nghiên cứu tổng thể, đề xuất giải pháp,

đánh giá hiệu quả của giải pháp, trình bày

hay viết báo cáo. Với phương pháp DHDA,

người học không chỉ tìm hiểu kiến thức và

các yếu tố thuộc chương trình giảng dạy mà

còn áp dụng những gì họ biết để giải quyết

các vấn đề trong thực tiễn đời sống.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây,

DHDA được triển khai ở các trường phổ

thông, đại học và chuyên nghiệp qua một

số chuyên đề, hoặc học phần. Các tác giả

nghiên cứu về DHDA và vận dụng DHDA

vào giảng dạy như Nguyễn Văn Cường

(2009) với “Lý luận dạy học hiện đại”, tác

giả Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy,

Trịnh Lê Hồng Phương (2011) với “DHDA

- Từ lý luận đến thực tiễn”, tác giả Lê Khoa

(2015) với “Vận dụng phương pháp DHDA

trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử

dụng điện năng cho học sinh phổ thông”, tác

giả Phạm Ngọc Tú (2017) với “Dạy học theo

dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp

hiệu quả”,. Nhưng làm thế nào để quản trị

chất lượng DHDA hiệu quả vẫn còn đang bỏ

ngỏ!

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 1

Trang 1

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 2

Trang 2

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 3

Trang 3

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 4

Trang 4

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 5

Trang 5

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 6

Trang 6

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 7

Trang 7

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 03/01/2022 9760
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay

Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay
53
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 53-60
*Email: chuthihaocbql@hvu.edu.vn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 23, Số 2 (2021): 53-60
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 23, No. 2 (2021): 53-60
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC DỰ ÁN 
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ 
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chu Thị Hảo1*, Hoàng Minh Chí1
1Trung tâm Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục, 
Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Ngày nhận bài: 20/8/2020; Ngày chỉnh sửa: 27/10/2020; Ngày duyệt đăng: 30/10/2020
Tóm tắt
Dạy học dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và hình thành được nhiều năng lực cho người học, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nhằm nâng 
cao chất lượng quản trị DHDA, bài viết trình bày cơ sở lý luận DHDA, quản trị DHDA, khảo sát và phân tích 
thực trạng DHDA, từ đó đề xuất một số biện pháp quản trị chất lượng DHDA ở Trường Đại học Hùng Vương, 
tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Từ khóa: DHDA, quản trị, chất lượng, công cụ, năng lực.
1. Đặt vấn đề
Là một trong những phương pháp dạy học 
tích cực, từ thế kỷ XVI, DHDA đã được áp 
dụng ở Ý. Sau đó, tư tưởng DHDA đã lan 
tỏa sang các nước có nền giáo dục phát triển 
trên thế giới như Pháp, Đức, Mỹ,... DHDA 
đặt người học vào vai trò học tập tích cực 
như: Giải quyết vấn đề, ra quyết định, điều 
tra nghiên cứu tổng thể, đề xuất giải pháp, 
đánh giá hiệu quả của giải pháp, trình bày 
hay viết báo cáo. Với phương pháp DHDA, 
người học không chỉ tìm hiểu kiến thức và 
các yếu tố thuộc chương trình giảng dạy mà 
còn áp dụng những gì họ biết để giải quyết 
các vấn đề trong thực tiễn đời sống.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, 
DHDA được triển khai ở các trường phổ 
thông, đại học và chuyên nghiệp qua một 
số chuyên đề, hoặc học phần. Các tác giả 
nghiên cứu về DHDA và vận dụng DHDA 
vào giảng dạy như Nguyễn Văn Cường 
(2009) với “Lý luận dạy học hiện đại”, tác 
giả Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, 
Trịnh Lê Hồng Phương (2011) với “DHDA 
- Từ lý luận đến thực tiễn”, tác giả Lê Khoa 
(2015) với “Vận dụng phương pháp DHDA 
trong dạy học kiến thức về sản xuất và sử 
dụng điện năng cho học sinh phổ thông”, tác 
giả Phạm Ngọc Tú (2017) với “Dạy học theo 
dự án - Phương pháp giáo dục nghề nghiệp 
hiệu quả”,... Nhưng làm thế nào để quản trị 
chất lượng DHDA hiệu quả vẫn còn đang bỏ 
ngỏ!
Với mong muốn nâng cao chất lượng 
quản trị DHDA, bài viết nghiên cứu lý luận 
54
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chu Thị Hảo và Hoàng Minh Chí
DHDA, quản trị chất lượng dạy học, khảo 
sát, phân tích thực trạng DHDA ở Trường 
Đại học Hùng Vương. Từ đó đề xuất một 
số biện pháp quản trị chất lượng DHDA ở 
Trường Đại học Hùng Vương trong bối cảnh 
hiện nay.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng 
nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lý luận DHDA.
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng 
DHDA.
- Phương pháp tổng hợp.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Những vấn đề chung về dạy học 
dự án, quản trị dạy học dự án
3.1.1. Những vấn đề chung về DHDA
3.1.1.1. Khái niệm dự án, DHDA
- DHDA Kilpatrick (1918), nhà lý luận 
người Mỹ định nghĩa dự án trong dạy học 
là “hành động có chủ ý, với toàn bộ nhiệt 
tình, diễn ra trong một môi trường xã hội, 
hay nói ngắn hơn là hoạt động có chủ ý và 
có tâm huyết” [1, tr319]. Theo K.Frey - nhà 
sư phạm người Đức cho rằng: phương pháp 
dự án là một con đường giáo dục, đó là một 
hình thức của hoạt động học tập, có tác dụng 
giáo dục. Quyết định là ở chỗ: “nhóm người 
học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất 
về nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến 
trình công việc để dẫn tới một sự kết thúc 
có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm 
có thể trình ra được” [2, tr14]. Tác giả Lê 
Khoa trong một nghiên cứu phát biểu “Dạy 
học theo dự án là một phương pháp dạy học, 
trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học 
tập phức hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực 
hành, với hình thức làm việc chủ yếu là theo 
nhóm. Các nhóm tự xác định mục tiêu, lập 
kế hoạch và thực hiện dự án, tham gia kiểm 
tra quá trình thực hiện và đánh giá kết quả. 
Kết quả là các sản phẩm có thể giới thiệu, 
trình bày” [3, tr22]. Trong bài này, người viết 
đồng tình với tác giả Lê Khoa, bởi “Phương 
pháp là cách thức, con đường để đạt mục đích 
nhất định. Phương pháp dạy học là tổ hợp 
các cách thức hoạt động của thầy và trò trong 
quá trình dạy học được tiến hành dưới vai 
trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các 
nhiệm vụ dạy học” [4, tr15] và xem DHDA 
là một phương pháp dạy học phức hợp. Vì 
khi thực hiện một dự án, người dạy sử dụng 
nhiều phương pháp dạy học khác như: Giải 
quyết vấn đề, dạy học tích hợp, đàm thoại, 
làm việc nhóm...
- Khái niệm quản trị DHDA: Thuật ngữ 
quả ... iai đoạn 
này bao gồm những công việc sau: thu thập 
thông tin, điều tra; Thảo luận với các thành 
viên khác; Tham vấn giáo viên hướng dẫn. 
Trong bước này giáo viên có nhiệm vụ theo 
dõi, hướng dẫn, đánh giá người học trong 
quá trình thực hiện dự án; bước đầu thông 
qua sản phẩm của các nhóm; Người học có 
nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin; xây dựng 
sản phẩm hoặc bản báo cáo; phản hồi, thông 
tin cho giảng viên và các nhóm khác.
- Bước 3. Kết thúc dự án (Tổng hợp, 
đánh giá): Gồm các công việc: tổng hợp, 
báo cáo kết quả dự án. Trong bước này, 
giáo viên có nhiệm vụ chuẩn bị điều kiện 
cho buổi báo cáo dự án; theo dõi; đánh giá 
sản phẩm của các nhóm; Người học có 
nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm dự án, đánh 
giá kết quả và quá trình thực hiện, rút ra 
bài học kinh nghiệm.
Theo tác giả Lê Khoa (2016), việc phân 
chia các bước trong DHDA chỉ có tính tương 
đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và 
thâm nhập lẫn nhau.
3.2. Thực trạng DHDA ở Trường Đại học 
Hùng Vương
3.2.1. Khảo sát việc áp dụng DHDA tại 
Trường Đại học Hùng Vương
3.2.1.1. Công cụ khảo sát
- Để đánh giá thực trạng DHDA ở Trường 
Đại học Hùng Vương, nghiên cứu đã thiết kế 
Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên 
về DHDA, với 10 câu hỏi trắc nghiệm. Trong 
đó có 6 câu hỏi liên quan đến DHDA, 4 câu 
hỏi liên quan đến quản trị DHDA.
- Đối tượng khảo sát: 240 cán bộ quản lý, 
giảng viên ở Trường Đại học Hùng Vương.
3.2.1.2. Kết quả khảo sát
Tiến hành khảo sát ý kiến của 240 cán 
bộ quản lý và giảng viên ở Trường Đại học 
Hùng Vương thu được kết quả như sau:
- Khi được hỏi về lựa chọn khái niệm của 
DHDA là: “hình thức dạy học, phương pháp 
dạy học hay kỹ thuật dạy học”... nghiên cứu 
thu được kết quả 82% câu trả lời là phương 
pháp dạy học. Điều này chứng tỏ những 
người được phỏng vấn có sự thống nhất cao 
quan điểm: “DHDA là phương pháp dạy 
học”. Tiếp đó, khi được hỏi về quản trị chất 
lượng DHDA, kết quả được thể hiện như 
Hình 1 cho thấy 61,3% giảng viên lựa chọn 
quản trị mục tiêu. Điều này cho thấy đa số cán 
bộ, giảng viên Trường Đại học Hùng Vương 
đã hiểu được bản chất của DHDA như định 
nghĩa mà bài viết đã nhắm đến. 24,1% cán bộ 
giảng viên chọn quản trị cho thấy điều phù 
hợp của phương pháp đào tạo khi quản trị 
kết quả đầu ra cũng là một xu hướng quản trị 
chất lượng giáo dục hiện nay.
57
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 53-60
Hình 1. Kết quả phỏng vấn việc lựa chọn phương 
pháp quản trị trong áp dụng DHDA
- Khi được hỏi về áp dụng phương pháp 
DHDA, kết quả theo Hình 2 cho thấy các môn 
có xu hướng được các giảng viên lựa chọn áp 
dụng thuộc các nhóm môn khối ngành tự nhiên, 
đặc biệt là bộ môn Toán (23%) và ngoại ngữ 
(chiếm 13%). Sự lựa chọn trên cho thấy, GV 
thuộc các môn khoa học tự nhiên có xu hướng 
lựa chọn phương pháp DHDA nhiều hơn, do 
gắn với đặc trưng bộ môn.
Hình 2. Kết quả phỏng vấn việc lựa chọn môn học 
trong áp dụng DHDA
- Khi được hỏi về những năng lực mà 
giảng viên sẽ hình thành cho người học qua 
DHDA có 145/240 giảng viên chọn năng lực 
giải quyết vấn đề và sáng tạo, chiếm 60,5%, 
73/240 giảng viên chọn năng lực giao tiếp và 
hợp tác, chiếm 30,4%; 22/240 GV chọn năng 
lực sử dụng Công nghệ thông tin, chiếm 
8,3%; không có giảng viên nào chọn năng 
lực đánh giá. Sự lựa chọn này đồng nhất với 
câu trả lời của những người được hỏi khi lựa 
chọn bộ công cụ đánh giá năng lực DHDA, 
68,7% cán bộ giảng viên lựa chọn công cụ 
đánh giá năng lực lựa chọn giải quyết vấn 
đề. Điều đó cho thấy, việc lựa chọn phương 
pháp DHDA theo hướng giải quyết vấn đề 
vẫn mang tính tối ưu. Trong khảo sát bài viết, 
rất tiếc không giảng viên nào chọn năng lực 
đánh giá. Thực ra trong DHDA, việc đánh 
giá đồng đẳng (Đánh giá của nhà quản trị, 
đánh giá của giảng viên, người học tự đánh 
giá, đánh giá lẫn nhau) rất quan trọng. Việc 
đánh giá này không chỉ giúp người học biết 
mình đang ở mức độ nào, mạnh và thiếu hụt 
những kiến thức, kỹ năng nào mà còn hình 
thành được năng lực đánh giá và tự đánh giá 
ở người học. Đối với người dạy, từ kết quả dự 
án có thể điều chỉnh nội dung, phương pháp tổ 
chức, xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho phù 
hợp mục tiêu dự án và đối tượng người học.
- Khi được hỏi về những khó khăn ở đơn 
vị thầy (cô) khi quản trị chất lượng DHDA, 
có 42/240 giảng viên chọn khó khăn về kinh 
phí, chiếm 17,5%; 95/240 giảng viên lựa 
chọn thời gian, chiếm 39,6%; 30/240 giảng 
viên chọn cơ sở vật chất, chiếm 12,5%; 
20/240 giảng viên chọn năng lực của giảng 
viên, chiếm 8,3%; 53/240 giảng viên chọn 
năng lực của người học. Mặc dù đây là câu 
hỏi có sự lựa chọn phân hóa nhất, nhưng 
các cán bộ, giảng viên đều lựa chọn hạn chế 
về mặt thời gian chiếm đa số. Theo tác giả, 
DHDA được tiến hành trong những khoảng 
thời gian định nên quản trị quá trình dạy học 
sẽ là cản trở đối với nhà quản trị. Do vậy, 
để hạn chế khó khăn về thời gian, nhà quản 
trị nên lựa chọn quản trị mục tiêu DHDA. 
Những khó khăn về năng lực của giảng viên 
và người học, có thể thực hiện bồi dưỡng, tự 
bồi dưỡng phương pháp DHDA và phương 
pháp học tập theo dự án.
58
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chu Thị Hảo và Hoàng Minh Chí
3.2.2. Đánh giá thực trạng và đề xuất một 
số biện pháp áp dụng DHDA
Khảo sát, phân tích thực trạng DHDA ở 
Trường Đại học Hùng Vương, nghiên cứu 
bước đầu nhận định các cán bộ, giảng viên 
tại Trường Đại học Hùng Vương đã được 
trang bị những kiến thức lý luận cơ bản về 
DHDA, tầm quan trọng của DHDA trong bối 
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, phương pháp 
DHDA, trách nhiệm của người dạy trong 
việc hình thành năng lực và phẩm chất cho 
người học thông qua dự án; sự cần thiết quản 
trị chất lượng DHDA. Tuy nhiên, để quản trị 
chất lượng DHDA hiệu quả cần có biện pháp 
phù hợp, thiết lập được bộ công cụ quản trị 
chất lượng DHDA.
Như đã trình bày ở trên, quản trị chất 
lượng DHDA là một chức năng của quản lý 
nhằm đề ra các mục tiêu và thực hiện chúng 
bằng các biện pháp, công cụ để hoạch định, 
kiểm soát, đảm bảo chất lượng và cải tiến 
chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất 
lượng. Để quản trị chất lượng DHDA trong 
một trường đại học đào tạo đa ngành như 
Trường Đại học Hùng Vương, chúng tôi đề 
xuất một số biện pháp sau:
- Quản trị mục tiêu DHDA: DHDA hướng 
tới ba mục tiêu cơ bản:
+ Một là, về kiến thức: Đạt được chuẩn 
chương trình hoặc chuẩn đầu ra.
+ Hai là, về năng lực: Rèn luyện cho 
người học năng lực giải quyết vấn đề và sáng 
tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự 
học, tự nghiên cứu và các kỹ năng xây dựng 
kế hoạch thực hiện dự án, tư duy phản biện, 
kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình, đánh 
giá kết quả dự án.
+ Ba là, về thái độ: Rèn luyện cho người 
học tính tích cực, tự lực và trách nhiệm với 
cộng đồng và xã hội; có ý thức vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn; hòa đồng giúp đỡ nhau 
trong học tập.
Mục tiêu DHDA là căn cứ để nhà quản 
trị thực hiện các tác động quản lý cũng như 
lựa chọn các hình thức, phương pháp thích 
hợp. Với 3 mục tiêu của DHDA, nhà quản 
trị yêu cầu người dạy cụ thể hóa khung năng 
lực người học cần đạt được sau dự án, xác 
định xem mục tiêu có phù hợp/không phù 
hợp với trình độ của người học, có đáp ứng 
được chuẩn năng lực/không đáp ứng chuẩn 
năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra/không đáp 
ứng chuẩn đầu ra trên cơ sở mục tiêu chung 
của giáo dục, ngành học, môn học, bài học.
Mục tiêu quản trị DHDA được đặt ra phải 
có tính rõ ràng, có thời gian, kiểm nghiệm 
và đo lường được bằng các mức độ đáp ứng.
- Quản trị kế hoạch DHDA: Để thực 
hiện DHDA, giảng viên phải thiết kế và lập 
kế hoạch DHDA với mục tiêu học tập, mô 
hình học tập cụ thể, phân công nhiệm vụ cho 
người học, thiết kế bộ câu hỏi định hướng 
học tập, hướng dẫn người học xây dựng kế 
hoạch triển khai dự án, cùng giảng viên xây 
dựng các tiêu chí đánh giá dự án nhằm thực 
hiện hiệu quả các mục tiêu DHDA. Nhà 
quản trị sẽ giám sát chu trình lập kế hoạch 
DHDA. Trong quá trình giảng viên xây dựng 
kế hoạch DHDA, cần có xác định các nhân 
tố then chốt, có đặt ra các tiêu chuẩn dựa 
theo các câu hỏi: DHDA hướng tới kết quả 
gì? Các dữ liệu làm căn cứ đánh giá kết quả 
DHDA có thể hiện trong kế hoạch không?... 
Tiếp theo, nhà quản trị kiểm soát các dữ liệu 
đo được từ kế hoạch DHDA và đánh giá tính 
hiệu quả kế hoạch DHDA của giảng viên.
- Quản trị nội dung DHDA: Nội dung 
DHDA phải gắn với nội dung dạy học của 
chương trình và thực tiễn đời sống. Do đặc 
thù của một trường đại học đào tạo đa ngành 
và thực hiện chức năng bồi dưỡng nhà giáo 
và cán bộ quản lý giáo dục cho nên việc 
quản trị nội dung DHDA không được thoát 
ly chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà 
59
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 53-60
trường và Trung tâm Bồi dưỡng Nhà giáo và 
Cán bộ quản lý giáo dục.
Trên cơ sở Nhà trường đã rà soát và xây 
dựng lại toàn bộ chương trình đào tạo, cách 
tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, 
đánh giá, chuẩn đầu ra, việc quản trị nội dung 
DHDA cần quan tâm đến 3 mức độ sau :
+ Mức độ 1: Giảng viên nêu vấn đề và 
giúp đỡ người học giải quyết vấn đề đó.
+ Mức độ 2: Giảng viên nêu vấn đề và 
hướng dẫn người học tự mình tìm ra cách 
giải quyết bằng tư duy và hành động của 
người học.
+ Mức độ 3: Người học tự nêu vấn đề/phát 
hiện vấn đề nảy sinh từ thực tế cuộc sống. 
Dưới dự hướng dẫn của giảng viên, người 
học nhận dạng vấn đề, trình bày bảo vệ cách 
giải quyết vấn đề của mình, tranh luận đúng 
sai với các nhóm. Sau khi giảng viên đưa ra 
lời kết luận, người học có thể tự đánh giá, tự 
điều chỉnh.
- Quản trị đánh giá kết quả DHDA: 
Quản trị đánh giá kết quả DHDA là một 
khâu quan trọng trong chu trình quản trị 
dạy học nói chung, DHDA nói riêng. Để 
quản trị đánh giá kết quả DHDA, nhà quản 
trị cần xác định rõ:
(1) Mục tiêu đánh giá: Đánh giá khả năng 
người học vận dụng các kiến thức, kỹ năng 
đã học để giải quyết một vấn đề trong thực 
tiễn đời sống.
(2) Đối tượng đánh giá: Giảng viên, người 
học, sản phẩm của người học.
(3) Nội dung giá DHDA: Những kiến 
thức, kỹ năng, thái độ được hình thành thông 
qua dự án học tập; quy chuẩn theo mức độ 
phát triển năng lực của người học, chuẩn 
môn học, bài học, chuẩn đầu ra; đánh giá quá 
trình dạy học của giảng viên.
(4) Công cụ đánh giá: Phiếu đánh giá 
năng lực (dành cho giảng viên), phiếu đánh 
giá năng lực (dành cho người học), bài tập, 
nhiệm vụ được nêu trong DHDA, hồ sơ 
chuyên môn của giảng viên.
(5) Phương pháp đánh giá: Đánh giá đồng 
đẳng (Đánh giá của nhà quản trị, đánh giá 
của giảng viên, đánh giá của người học); 
đánh giá quá trình dạy học, đánh giá kết quả 
dạy học.
(6) Hình thức đánh giá: Trực tiếp hoặc 
gián tiếp.
(7) Sử dụng kết quả đánh giá: Xác định mức 
độ phù hợp của dự án với mục tiêu DHDA, nội 
dung, chương trình môn học, ngành học; đánh 
giá chất lượng dạy học; điều chỉnh việc dạy của 
giáo viên, kiểm soát việc học của người học; 
cải tiến chất lượng DHDA, đổi mới nội dung, 
chương trình dạy học.
Cần lưu ý: Quản trị đánh giá DHDA không 
chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm của dự 
án mà còn phải đánh giá mức độ hiểu, khả 
năng nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề 
và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, cũng như 
các kỹ năng xã hội của người học (Kỹ năng 
thuyết trình, kỹ năng hợp tác nhóm,...).
Như vậy, để quản trị chất lượng DHDA 
hiệu quả, cần kết hợp nhiều biện pháp đồng 
bộ, trong đó, quản trị theo mục tiêu là biện 
pháp quan trọng nhất phù hợp với yêu cầu 
đổi mới giáo dục hiện nay. Bởi quản trị mục 
tiêu thực chất là quá trình quản lý nhằm vào 
kết quả cuối cùng của hoạt động dạy học, 
khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của 
người dạy tham gia vào việc lập và thực hiện 
kế hoạch, dễ kiểm soát. Do đó, nhà quản trị 
phải xem xét các kế hoạch, nội dung để đạt 
được kết quả dự kiến.
4. Kết luận
DHDA là phương pháp dạy học hiện 
đại, phù hợp với xu hướng giáo dục trong 
khu vực và trên thế giới hiện nay. DHDA 
hình thành những năng lực cốt lõi cho 
người học, gắn lý thuyết với thực tiễn đời 
60
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chu Thị Hảo và Hoàng Minh Chí
sống. Muốn khai thác tiềm năng, lợi thế 
của DHDA, người dạy phải hiểu rõ bản 
chất của DHDA, phương pháp tổ chức 
DHDA, có niềm đam mê đổi mới, sáng tạo 
trong dạy học. Muốn nâng cao chất lượng 
quản trị DHDA, nhà quản trị cũng phải có 
kiến thức chung về DHDA, kỹ năng quản 
trị DHDA, cập nhật những kiến thức mới 
nhất về quản trị DHDA, khâu quan trọng 
trong công tác quản trị chất lượng dạy học.
Từ lý luận DHDA, thực tiễn DHDA ở 
Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, 
bài viết đã phân tích và đề xuất một số biện 
pháp quản trị chất lượng DHDA. Kỳ vọng 
đáp ứng phần nào mục tiêu chất lượng và 
đảm bảo chất lượng DHDA ở Trường Đại 
học Hùng vương.
Với mong muốn góp phần đổi mới công 
tác quản trị tại các cơ sở giáo dục đại học 
theo mô hình giáo dục Việt Nam đương đại, 
trong thời gian tới, tác giả bài viết sẽ tiếp tục 
nghiên cứu bộ công cụ/kỹ năng quản trị chất 
lượng DHDA.
Tài liệu tham khảo
[1] Kilpatrick W. H. (1918). The Project Method: 
The Use of the Purposeful Act in the Education 
Process. Teachers College Record, 19, 319-335.
[2] Frey K. (2005). Die Projektmethode. Publisher: 
Beltz Verlag, Weinheim Und Basel.
[3] Lê Khoa (2016). Vận dụng phương pháp dạy 
học tập dự án trong dạy học kiến thức về sản 
xuất và sử dụng điện năng cho học sinh trung 
học phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo 
dục. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái 
Nguyên.
[4] Nguyễn Văn Cường & Bernd Meier (2009). 
Lý luận dạy học hiện đại. Đại học Potsdam, 
CHLB Đức.
[5] Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004). Giáo 
trình Khoa học Quản trị. Nhà xuất bản Khoa học 
và Kỹ thuật, Hà Nội.
[6] Sylvia Chard (2001). Project-based Learning 
(PBL). George Lucas Educational Foundation. 
Truy cập từ <https://www.edutopia.org/chard.
html>.
[7] Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy & Trịnh 
Lê Hồng Phương (2011). DHDA - Từ lý luận 
đến thực tiễn. Tạp chí Khoa học Đại học Sư 
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 28, 3-12.
QUALITY MANAGEMENT OF PROJECT-BASED TEACHING 
AT HUNG VUONG UNIVERSITY, PHU THO PROVINCE IN THE CURRENT CONTEXT
Chu Thi Hao1, Hoang Minh Chi1
1Center for Professional Development of Teachers and Educational Administrators, 
Hung Vuong University, Phu Tho
Abstract
Project-based teaching (PBT) is one of the teaching methods that promote positivity and initiative, and form many competencies for learners including problem solving and creativity. In order to improve the quality of 
project teaching governance, the article presents the theoretical basis of PBT, PBT governance, surveying and 
analyzing the status of PBT, since then proposing some measures of PBT quality management at Hung Vuong 
Universty, Phu Tho province in the context of current educational innovation.
Keywords: Project-based teaching, managerment, quality, tools, competencies.

File đính kèm:

  • pdfquan_tri_chat_luong_day_hoc_du_an_o_truong_dai_hoc_hung_vuon.pdf