Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa

TÓM TẮT

Trong tất cả các ngành sản xuất, có thể nói ngành dệt may là một ngành khó quản lý nhất do

một số đặc thù trong quá trình thực hiện. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc quản lý sản

xuất vô cùng quan trọng và đang được đẩy mạnh đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến

động như hiện nay, thì thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng mà các công ty cần nắm giữ

và tạo tiếng vang. Tạo niềm tin cho người tiêu dùng về hàng trong nước, tăng sức cạnh tranh với

mặt hàng nước ngoài.

Từ khóa: Quản lý sản xuất, ngành may nội địa Việt Nam, dệt may, người tiêu dùng.

1 MỞ ĐẦU

Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với nhà máy, phân

xưởng trong doanh nghiệp; Tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình

sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về

chất lượng theo kế hoạch. Nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam luôn thành công trong việc

đẩy mạnh xuất khẩu ra các nước với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng qua các năm từ 8 - 10%. Tuy

nhiên, tại thị trường trong nước, doanh nghiệp lại chưa chiếm lĩnh được sân nhà và các hãng thời

trang nước ngoài đang giữ ưu thế. Nhận thức về vấn đề này, các doanh nghiệp trong nước đã

không ngừng đầu tư, cải tiến kỹ thuật, tăng cường tạo mẫu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi

sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 1

Trang 1

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 2

Trang 2

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 3

Trang 3

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 4

Trang 4

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 5

Trang 5

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 6

Trang 6

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 7

Trang 7

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10620
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa
585 
QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT MAY NỘI ĐỊA 
Đặng Mai Thúy Ngân, Nguyễn Thị Hồng Hằng, 
Trần Thị Ngọc Tú, Phạm Thị Huyền 
Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên 
TÓM TẮT 
Trong tất cả các ngành sản xuất, có thể nói ngành dệt may là một ngành khó quản lý nhất do 
một số đặc thù trong quá trình thực hiện. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc quản lý sản 
xuất vô cùng quan trọng và đang được đẩy mạnh đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến 
động như hiện nay, thì thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng mà các công ty cần nắm giữ 
và tạo tiếng vang. Tạo niềm tin cho người tiêu dùng về hàng trong nước, tăng sức cạnh tranh với 
mặt hàng nước ngoài. 
Từ khóa: Quản lý sản xuất, ngành may nội địa Việt Nam, dệt may, người tiêu dùng. 
1 MỞ ĐẦU 
Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với nhà máy, phân 
xưởng trong doanh nghiệp; Tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình 
sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về 
chất lượng theo kế hoạch. Nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam luôn thành công trong việc 
đẩy mạnh xuất khẩu ra các nước với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng qua các năm từ 8 - 10%. Tuy 
nhiên, tại thị trường trong nước, doanh nghiệp lại chưa chiếm lĩnh được sân nhà và các hãng thời 
trang nước ngoài đang giữ ưu thế. Nhận thức về vấn đề này, các doanh nghiệp trong nước đã 
không ngừng đầu tư, cải tiến kỹ thuật, tăng cường tạo mẫu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi 
sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 
2 NỘI DUNG 
2.1 Quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ 
2.1.1 Quá trình thiết kế 
Với các đơn hàng nội địa, Công ty xây dựng Quy trình thiết kế sản phẩm để đưa kế hoạch và 
phương pháp thiết kế mẫu thời trang nhằm đảm bảo sản phẩm thiết kế luôn phù hợp thị hiếu 
người tiêu dùng. Các chủng loại sản phẩm được cải tiến gồm: Sơ mi, quần tây, Jaket, quần áo thời 
trang, quần áo học sinh và được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Quá trình thiết kế, sản xuất và 
giao hàng được thực hiện theo quy trình sau, Hình 1: 
586 
Hình 1: Quy trình sản xuất 
Định hướng thiết kế mẫu: 
Vào đầu năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển kế hoạch sản xuất sản phẩm nội địa và căn cứ kết 
quả tìm hiểu thị trường – khách hàng, ban lãnh đạo cùng các trưởng phòng chức năng: Kinh 
Định hướng 
thiết kế mẫu 
Nghiên cứu 
Dữ liệu thiết kế 
Thiết kế mẫu 
May mẫu 
Kiểm tra thiết kế-
duyệt mẫu 
Sản xuất đại trà 
Phân phối tiêu thụ 
Thu thập thông tin từ thị trường 
Đánh giá 
Cải tiến 
Lưu trữ hồ sơ 
587 
Doanh, Kỹ Thuật, Quản lý chất lượng, Kế hoạch xem xét đưa ra định hướng tạo mẫu phù hợp với 
năng lực công ty và tình hình thực tế trên thị trường. 
Để đưa ra định hướng thiết kế đúng, công ty đã xác định: Thị trường tiêu thụ - Khả năng thị trường- 
Đối tượng sử dụng. Thị trường của công ty là thị trường nội địa qua hệ thống các đại lý ở TP.Hồ Chí 
Minh, các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Khả năng tiêu thụ trên từng thị trường: Đối tượng sử dụng chủ 
yếu là nam Sơ mi, quần tây), nữ (hàng thời trang) và học sinh. Sản phẩm truyền thống: Sơ mi - 
Quần tây. Sản phẩm mới thâm nhập: Quần áo học sinh - Quần áo thời trang. Về đối thủ cạnh 
tranh: Công ty thực hiện xác định đối tượng cạnh tranh chủ yếu là ai? Năng lực sản xuất ở mức 
nào? Sản phẩm thế mạnh của đối tượng - nguyên phụ liệu cấu tạo nên sản phẩm thường được sử 
dụng, đặc điểm về hệ thống tiêu thụ, giá cả. 
Nghiên cứu dữ liệu thiết kế: 
Việc nghiên cứu thu thập các dữ liệu đầu vào rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu 
quả thiết kế. Dựa vào định hướng tạo mẫu của ban lãnh đạo, nhóm tạo mẫu - tiêu thụ phòng kinh 
doanh phối hợp thực hiện nghiên cứu các yếu tố: Tìm hiểu phong tục, tập quán, khí hậu của từng 
vùng và xác định rõ mùa nào sẽ tung mẫu vào thị trường để định ra kiểu dáng, chất liệu vải phù 
hợp. Khảo sát thông số thực tế các khu vực để hình thành thông số chuẩn cho từng nhóm kích 
thước ở các độ tuổi khác nhau theo giới tính. Thâm nhập thị trường thực tế để tìm hiểu thị hiếu thời 
trang của các đối tượng đã xác định và kết hợp với mẫu thời trang đang thịnh hành trong cataloze. 
Sử dụng kết quả của việc tìm hiểu nhu cầu Khách hàng và người tiêu dùng. Việc nghiên cứu các dữ 
liệu đầu vào được thực hiện ngay sau khi ban lãnh đạo đưa ra định hướng. Nhưng do đặc thù 
ngành may, mẫu mốt thay đổi liên tục với chu kỳ ngắn nên đ i hỏi Nhân viên tạo mẫu và tiêu thụ 
phòng kinh doanh phải thường xuyên thâm nhập thị trường để tiếp cận sự chuyển biến này. Tất cả 
các yếu tố thu thập được đều phải cập nhật để sử dụng trong quá trình tạo mẫu. 
Kiểm tra thiết kế - duyệt mẫu: 
Công tác kiểm tra thiết kế đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét khả năng công ty có đáp 
ứng được yêu cầu của sản phẩm thiết kế hay không, cần cải tiến, thay đổi gì. Vì thế kiểm tra phải 
được sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng: kế hoạch điều độ, kinh doanh, kỹ thuật 
công nghệ. Nội dung kiểm tra thiết kế thông qua những điểm chính sau, Bảng 1: 
Bảng 1: Nội dung kiểm tra thiết kế 
Nội dung kiểm tra 
Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh Phòng Kế hoạch 
Thông số: Tính phù hợp để chỉnh sửa 
hợp lý. 
Quy cách kỹ Thuật của mẫu: Phương 
pháp may có dễ - phù hợp với quy trình 
may công nghiệp không, cần thay đổi 
cấu trúc thiết kế không. 
Chất liệu cấu thành sản: 
Chất liệu tạo mẫu có khả 
thi không, có tìm mua được 
không hoặc để xuất loại 
nguyên liệu nào tốt – phù 
hợp hơn. 
Đặc điểm và độ phức tạp của 
mẫu thiết kế để xem: Xí nghiệp 
phù hợp đảm trách việc sản xuất 
sản phẩm mới đạt chất lượng và 
có máy móc thiết bị phụ hợp. 
588 
Nội dung kiểm tra 
Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh Phòng Kế hoạch 
Nguyên liệu: Chất liệu có dễ may hay 
không. 
Công nghệ: Đáp ứng được yêu cầu 
mẫu thiết kế không – cần thay đổi – cải 
tiến không. 
Quy trình định mức: Có hợp lý không. 
Sau khi kiểm tra xem xét mọi mặt, các Phòng chức năng phối hợp duyệt mẫu và cùng thỏa thuận giá bán 
sản phẩm sao cho: hợp lý với giá trị của sản phẩm – vừa phù hợp với người tiêu dùng – vừa mang lại hiệu 
quả cho công ty 
Thu thập thông tin và đánh giá hiệu quả thiết kế sản phẩm mới: 
Khi sản phẩm mới được tiêu thụ trên thị trường. Nhân viên tạo mẫu và marketing phòng kinh doanh 
tìm hiểu ưu, khuyết điểm của sản phẩm bằng phương pháp sau: Hàng tháng, qua hệ thống các 
đại lý để biết được: Sản phẩm mới có được người tiêu dùng hưởng ứng không dựa vào: số lượng 
sản phẩm đại lý nhận và số lượng sản phẩm đã bán cho người tiêu dùng. Số lượng người tiêu 
dùng mua lặp lại một sản phẩm. Ý kiến của khách hàng về sản phẩm mới: có thỏa mãn hay không 
thông qua các khiếu nại và phàn nàn của khách hàng. Thông qua hội chợ - các buổi giới thiệu 
trưng bày sản phẩm để phát phiếu thăm dò, tìm hiểu ý kiến khách hàng về sản phẩm mới. Bằng 
điện thoại, email để tiếp nhận ý kiến, nhu cầu khách hàng về sản phẩm mới. Các thông tin trên 
được tổ chức định kỳ để: Phân tích các thị hiếu của người tiêu dùng, rút kinh nghiệm và cải tiến 
phương pháp thiết kế phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Báo cáo ban lãnh đạo công ty để cùng 
các trưởng phòng chức năng đánh giá hiệu quả sản phẩm mới dựa vào các chỉ số: số sản phẩm 
sản xuất - số sản phẩm tiêu thụ - số sản phẩm khách hàng khiếu nại – tổng doanh thu. 
Cải tiến: 
Theo quy trình thiết kế hiện nay của Công ty chỉ thực hiện theo phương pháp: Thiết kế  May mẫu 
thử  Sản xuất đại trà (nếu công ty phê duyệt). Theo phương pháp này, việc kiểm tra phê duyệt 
mẫu thiết kế mới chỉ phần lớn dựa trên quan điểm sản xuất của công ty nên chưa khai thác sâu 
vào ý kiến, tâm lý người tiêu dùng. Công ty thử nghiệm phương pháp mới như sau: Thiết kế  May 
mẫu thử (nếu công ty phê duyệt)  Sản xuất thử với số lượng nhỏ (thăm dò ý kiến của khách hàng) 
 Sản xuất đại trà. Như vậy, trước khi sản xuất đại trà, công ty cho bộ phận may mẫu phòng kinh 
doanh sản xuất thử số lượng nhỏ sản phẩm để chào hàng trước tại các siêu thị, cửa hàng và đặc 
biệt là trong các hội chợ, giới thiệu sản phẩm mới để xem xét mẫu có được người tiêu dùng ủng hộ 
không nhằm có hướng thay đổi phù hợp trước khi sản xuất đại trà. 
2.1.2 Các quá trình sản xuất và phân phối 
Tất cả mọi quá trình đều quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng sản phẩm, năng suất, chi phí 
sản xuất và các quá trình sản xuất chính yếu gồm: Xem xét ký kết hợp đồng; Tiếp nhận hoặc thu 
589 
mua nguyên phụ liệu; Tiếp nhận tài liệu khách hàng; Chuẩn bị sản xuất; Cắt; May; Ủi; Đóng gói; 
Nhập kho. 
Trong quá trình, công ty đều xây dựng hướng dẫn công việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 
9000 và quy trình cụ thể, mốc kiểm soát chất lượng – năng suất, quá trình nhằm giúp nhân viên tự 
kiểm soát chất lượng công việc, giúp cán bộ quản lý theo dõi chấn chỉnh kịp thời sự không phù hợp 
xảy ra và đề xuất biện pháp cải tiến. 
Đối với việc vận chuyển sản phẩm đến nơi giao hàng bằng phương tiện của công ty thì các 
phương tiện đó phải đảm bảo: Đủ chỗ sắp đặt sản phẩm, có phương tiện che chắn sản phẩm để 
không bị hư hỏng, mất mát sản phẩm, giao hàng đúng địa điểm và thời gian theo quy định của 
hợp đồng. Đối với trường hợp công ty thuê phương tiện vận chuyển đến tận nơi giao hàng thì 
phòng kinh doanh và phòng cung ứng phải yêu cầu bên cho thuê phương tiện vận chuyển cam 
kết bằng văn bản đảm bảo: An toàn trong vận chuyển, đầy đủ các giấy phép vận chuyển theo 
quy định của Nhà nước (nếu là phương tiện tham gia giao thông công cộng). Phải chịu trách 
nhiệm hoàn toàn về việc đảm bảo an toàn cho sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển kể từ 
khi nhận cho đến khi giao hàng. Bồi thường toàn bộ giá trị của sản phẩm nếu để xảy ra hư 
hỏng/mất mát. Định kỳ ban lãnh đạo công ty cùng các đơn vị xem xét lại kết quả giao hàng 
thông qua các dữ liệu: Tổng số lần giao hàng – số lần giao hàng trễ tiến độ, nhằm cải tiến 
phương pháp thực hiện tốt hơn. 
Cải tiến: 
Quá trình cải tiến của công ty dựa vào hai nguồn thông tin: 
Thông tin nội bộ: Dựa vào các chỉ số về: năng suất – chất lượng – giá trị để công ty dùng làm chuẩn 
so sánh khả năng giữa các xí nghiệp với nhau. Thông qua các buổi họp sản xuất, ban lãnh đạo 
công ty biểu dương những đơn vị có thành tích tốt đồng thời yêu cầu các đơn vị còn lại học tập – cải 
tiến. Trong quá trình làm việc, mỗi nhân viên tuân thủ theo các quy trình, hướng dẫn công việc của 
hệ thống quản lý chất lượng, nếu phát hiện những điểm bất hợp lý hoặc có sáng kiến hay thì đề 
xuất sửa đổi cho phù hợp. 
Thông tin bên ngoài: Thiết bị và công nghệ hiện đại tác động mạnh đến các chỉ số của công ty như: 
năng suất, chất lượng, vì thế phòng kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi tiếp cận công nghệ để đề 
xuất đầu tư công nghệ cho công ty như: công nghệ sản xuất áo sơ mi tự động, hệ thống máy tự 
động, công nghệ sản xuất veston của Anh Cử cán bộ đi học những cải tiến công nghệ, thao tác 
sản xuất, cữ gá lắp. Thông qua Khách hàng là người kiểm tra cuối cùng, đưa thông tin góp ý chính 
xác và khách quan nhất sẽ làm cơ sở giúp công ty khắc phục lỗi và cải tiến nâng cao chất lượng 
thỏa mãn khách hàng. 
2.2 Quá trình kinh doanh 
Quá trình nghiên cứu phát triển góp phần thúc đẩy tăng năng suất – chất lượng theo Hình 1: 
590 
Hình 1: Nội dung cải tiến năng suất – chất lượng 
Chỉ số đánh giá dựa vào: Năng suất – chất lượng trước sau khi cải tiến. 
Quá trình mua sản phẩm và đánh giá chọn nhà thầu phụ: 
Dựa vào đặc điểm sản phẩm cung cấp để phân loại nhà cung ứng và đối tác như sau: 
Nhà cung ứng: Cung cấp nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị. Cung cấp dịch vụ vận chuyển. Thực 
hiện gia công sản phẩm cho công ty. 
Đối tác: Cung cấp: nút, g n, Các sản phẩm được cung cấp từ nhà cung ứng và đối tác có ảnh 
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, công tác mua sản phẩm được 
thực hiện bởi rất nhiều phòng ban, vì thế nhằm thống nhất cách thức mua sản phẩm, cách đưa các 
chuẩn mực, yêu cầu của sản phẩm đến nhà cung ứng, đối tác, công ty đã xây dựng quy trình mua 
sản phẩm tuân theo đúng quy định của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Định kỳ công ty tiến 
hành đánh giá nhà thầu phụ theo hướng dẫn công việc của hệ thống quản lý chất lượng nhằm 
chọn ra nhà thầu phụ có khả năng nhất để cung cấp sản phẩm cho công ty. Ngoài ra, để tạo mối 
quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng, Đối tác đồng thời giảm thiểu việc thẩm tra, xác nhận sản 
phẩm mua: Đối với các sản phẩm như chỉ, nút, dây kéo, thùng Công ty chỉ chọn 1 nhà cung ứng 
tiêu biểu nhất để mua nhằm thắt chặt mối quan hệ lâu dài, đạt hiệu quả kinh doanh cho cả 2 bên. 
Thực hiện ký hợp đồng dài hạn với các bên cung cấp chính. Xây dựng các chuẩn mực, yêu cầu về 
sản phẩm công ty cần được cung cấp để tạo điều kiện thẩm tra dễ dàng cho cả hai bên: bán – 
mua. Định kỳ, sau khi đánh giá chọn được nhà cung ứng tiêu biểu, công ty sẽ tiến hành viếng thăm 
cơ sở của họ để thẩm tra lại năng lực cũng đồng thời cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ hiện 
tại của bên cung ứng, giúp cải tiến tốt hơn và đưa ra những yêu cầu đối với sản phẩm tương lai của 
công ty để bên cung ứng chủ động chuẩn bị. Thảo luận, tìm ra phương thức thanh toán nhanh 
chóng, thuận lợi. Đối với đối tác: Công ty có chính sách hỗ trợ cho mượn thiết bị (nếu bên đối tác 
cần). Chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động. 
Tăng năng xuất 
chất lượng 
Cải tiến phương pháp điều 
hành sản xuất 
Nghiên cứu cải tiến thao 
tác 
Nghiên cứu cải tiến cụ thể 
Nghiên cứu cải tiến quy 
trình 
Cải tiến công nghệ 
591 
Do định hướng kinh doanh của Công ty ngày càng cao, nên quy trình mua sản phẩm luôn được cải 
tiến: đơn giản hóa nhưng chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. 
2.3 Các quá trình hỗ trợ 
2.3.1 Các quá trình hỗ trợ 
Thông qua chiến lược phát triển, dựa vào các chỉ số cơ bản đã xác định của công ty để ban lãnh 
đạo xác định các quá trình hỗ trợ. Mỗi quá trình hỗ trợ đều góp phần tạo dựng thành công cho các 
chỉ số chính, vì thế từng quá trình đều được xây dựng chuẩn mực cụ thể cho các phòng ban thông 
qua quy trình thông tin Bảng 2 như sau: 
Bảng 2: Quy trình thông tin 
Lĩnh vực Tên quá trình Đặc tính yêu cầu Tiêu chuẩn Trách nhiệm 
Kế toán Thanh toán hóa 
đơn 
Thời gian 
Thủ tục 
2 giờ 
Quy định cụ thể, rõ 
ràng 
Phòng kế toán 
Nguồn 
nhân lực 
Tuyển dụng lao 
dộng 
Trình độ chuyên môn 
Sức khỏe 
Thời gian 
Bố trí công tác 
Theo đúng chức năng 
trong quy định trách 
nhiệm & quyền hạn 
Quy định Y tế 4 ngày 
Đúng chức năng 
Phòng tổ chức 
Phòng kỹ thuật 
Thông tin Kiểm soát thông tin 
nội bộ 
Thời gian chuyển – 
nhận thông tin 
Chính xác theo quy 
trình 
Các phòng ban 
và Xí nghiệp 
Cải tiến Hoạt động khắc 
phục – phòng 
ngừa 
Xác định đúng nguyên 
nhân sự không phù 
hợp 
Hành động khắc phục 
– phòng ngừa tương 
xứng 
Quy trình Tất cả các đơn vị 
xí nghiệp – 
phòng ban 
Định kỳ, ban lãnh đạo công ty, trưởng các đơn vị sẽ họp để đánh giá hiệu quả của các quá trình hỗ 
trợ để xem xét tăng thêm các chuẩn mực của các quy trình đã chọn hoặc xây dựng thêm các quy 
trình mới. 
3 KẾT LUẬN 
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm dệt may nội địa rất quan trọng, vì vậy quy trình sản xuất cần 
phải được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả các phòng ban trong công ty phải phối hợp thực hiện thì 
chương trình mới thành công. 
592 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Công nghệ dệt may, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. 
[2] Nguyễn Quang Toản (2001), ISO 9000 và TQM Thiết lập hệ thống quản lý tập trung vào chất 
lượng và hướng vào khách hàng, NXB Đại học Quốc gia. 
[3] Tài liệu Công ty May Việt Tiến. 
[4] Tài liệu Công ty May Nhà Bè. 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_san_xuat_san_pham_det_may_noi_dia.pdf