Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn

Chi NSNN bao gồm hai bộ phận chính là chi

đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi

thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn và có

vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế-

xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực trạng hiệu quả

chi thường xuyên còn thấp, thất thoát chi thường

xuyên lớn. Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí

thất thoát trong chi thường xuyên và nâng cao hiệu

quả chi NSNN thì việc tăng cường quản lý chi

thường xuyên NSNN là việc làm cần thiết.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, chủ yếu là đồng

bào dân tộc thiểu số, điều kiện phát triển kinh tế còn

nhiều khó khăn nên chi cho các hoạt động sự nghiệp

giáo dục, y tế và kế hoạch hóa gia đình, chi công tác

giảm nghèo là rất lớn. Theo số liệu Niên giám Thống

kê tỉnh Bắc Kạn (2017, 2018, 2019) cho thấy: Chi

thường xuyên NSNN của tỉnh Bắc Kạn không

ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong

tổng chi NSNN. Tuy nhiên, công tác quản lý chi

thường xuyên tại tỉnh Bắc Kạn vẫn còn những hạn

chế nhất định như: chưa cân đối được ngân sách địa

phương dẫn đến những khó khăn cho công tác kế

toán-quyết toán. Do đó, hoạt động quản lý chi

thường xuyên của tỉnh Bắc Kạn cần được quản lý

chặt chẽ, sử dụng các khoản chi thường xuyên cần

tiết kiệm và mang lại hiệu quả. Đồng thời, khắc phục

những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý chi

thường xuyên là yêu cầu cấp bách của các cơ quan

quản lý và sử dụng NSNN.

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 1

Trang 1

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 2

Trang 2

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 3

Trang 3

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 4

Trang 4

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 5

Trang 5

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 6

Trang 6

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 7

Trang 7

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 8

Trang 8

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 5780
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
65 
QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN 
 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC KẠN 
Hà Thị Thanh Nga1, Nguyễn Thị Linh Trang2 
Tóm tắt 
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn nên chi thường xuyên NSNN 
của tỉnh không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN. Thông qua phân tích thực trạng 
công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019 theo 4 nội dung: Lập 
dự toán; Chấp hành dự toán; Quyết toán chi thường xuyên NSNN; Thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên 
NSNN cho thấy công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Bài viết đã đưa ra một số giải pháp 
nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. 
Từ khóa: Chấp hành dự toán; Lập dự toán; Ngân sách nhà nước; Quản lý chi thường xuyên; Tỉnh Bắc Kạn. 
MANAGEMENT OF FREQUENT EXPENDITURE 
IN BAC KAN PROVINCE 
Abstract 
Bac Kan is a mountainous province with many difficulties for economic development, so the province's 
regular spending of state budget is constantly increasing and accounts for a high proportion of total state 
budget. The analysis of the current state budget spending management in Bac Kan province in the period 
2017-2019, on four contents: Estimation; Compliance with the estimate; Final settlement of regular 
spendings; Inspections and checks of regular state budget spendings show that this work still has certain 
limitations. The article proposes a number of solutions to improve the management of regular state budget 
spending in Bac Kan in the coming time. 
Key words: Comply with the estimate; Estimate; State budget; frequent expenditure; Bac Kan province. 
JEL classification:G; G18; G31. 
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 
Chi NSNN bao gồm hai bộ phận chính là chi 
đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi 
thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn và có 
vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực trạng hiệu quả 
chi thường xuyên còn thấp, thất thoát chi thường 
xuyên lớn. Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí 
thất thoát trong chi thường xuyên và nâng cao hiệu 
quả chi NSNN thì việc tăng cường quản lý chi 
thường xuyên NSNN là việc làm cần thiết. 
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, chủ yếu là đồng 
bào dân tộc thiểu số, điều kiện phát triển kinh tế còn 
nhiều khó khăn nên chi cho các hoạt động sự nghiệp 
giáo dục, y tế và kế hoạch hóa gia đình, chi công tác 
giảm nghèo là rất lớn. Theo số liệu Niên giám Thống 
kê tỉnh Bắc Kạn (2017, 2018, 2019) cho thấy: Chi 
thường xuyên NSNN của tỉnh Bắc Kạn không 
ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong 
tổng chi NSNN. Tuy nhiên, công tác quản lý chi 
thường xuyên tại tỉnh Bắc Kạn vẫn còn những hạn 
chế nhất định như: chưa cân đối được ngân sách địa 
phương dẫn đến những khó khăn cho công tác kế 
toán-quyết toán. Do đó, hoạt động quản lý chi 
thường xuyên của tỉnh Bắc Kạn cần được quản lý 
chặt chẽ, sử dụng các khoản chi thường xuyên cần 
tiết kiệm và mang lại hiệu quả. Đồng thời, khắc phục 
những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý chi 
thường xuyên là yêu cầu cấp bách của các cơ quan 
quản lý và sử dụng NSNN. 
Chi NSNN và đặc biệt là chi thường xuyên 
NSNN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều 
nhà khoa học, nó gắn liền với sự phát triển của nền 
kinh tế và phát triển quyền lực của nhà nước. Các 
công trình, bài viết nghiên cứu về thực tiễn quản lý 
chi thường xuyên NSNN như: Dương Thị Bình 
Minh (2005), sách chuyên khảo “Quản lý chi tiêu 
công ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp”. Tài 
liệu đã hệ thống tổng quan về quản lý chi tiêu 
công, phân tích thực trạng quản lý chi tiêu công 
mà điển hình là chi NSNN Việt Nam giai đoạn 
1991-2004, nêu được quá trình kiểm soát chi 
NSNN qua Kho bạc Nhà nước và đánh giá quản 
lý chi NSNN ở Việt Nam. Tô Thiện Hiền (2012), 
nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả quản lý 
NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015, cho 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
66 
rằng quản lý NSNN luôn gắn với việc thực hiện 
chính sách kinh tế-chính trị, xã hội của nhà nước 
trong từng thời kỳ. Tác giả kiến nghị những giải 
pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc 
cung ứng hàng hóa công cộng cũng như về công 
tác quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị 
trường ở Việt Nam. Bế Thùy Linh (2018), nghiên 
cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh 
Cao Bằng cho thấy giai đoạn 2017-2019 tỉnh Cao 
Bằng đã quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, 
hiệu quả từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán 
và quyết toán ngân sách, thanh tra, kiểm tra, giám 
sát trong công tác chi ngân sách của các đơn vị. 
Tỉnh đã ban hành định mức phân bổ chi ngân sách 
phù hợp, tăng tính chủ động trong quản lý, điều 
hành chi ngân sách của địa phương. Thẩm định dự 
toán  ... quan ông 
bà hiện nay được thực hiện kịp thời. 
3,48 Tốt 
IV 
Công tác kiểm soát, thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên 
NSNN 
1 
Quy trình kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại đơn 
vị ông bà được kiểm soát chặt chẽ. 
3,67 Tốt 
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát từ năm 2019 
- Về công tác lập dự toán chi thường xuyên 
+ Kết quả khảo sát đối tượng là cán bộ tại các 
cơ quan quản lý NSNN cho thấy công tác lập dự toán 
chi thường xuyên có sự công khai, minh bạch theo 
quy trình, dự toán được xây dựng đã bám sát nhiệm 
vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, dự 
toán được lập chủ yếu là ngắn hạn, do đó không tạo 
điều kiện đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực 
gắn với kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển kinh 
tế-xã hội của tỉnh. Hiện tại, việc lập dự toán có nhiều 
yếu tố chủ quan như mong muốn được phân bổ nhiều 
nên xây dựng dự toán thường cao, chưa khuyến 
khích sử dụng tiết kiệm nên chất lượng dự toán được 
lập chưa cao. 
+ Kết quả khảo sát đối tượng là cán bộ tại các 
cơ quan thụ hưởng NSNN ở bảng 3 cho thấy: 
những người được hỏi đều đồng ý với nhận định 
là tiến độ lập dự toán chi ngân sách hằng năm của 
đơn vị là kịp thời việc sắp xếp công việc, trách 
nhiệm cho các phòng ban, các cá nhân trong quá 
trình lập dự toán chưa được hoàn toàn tốt, chỉ tiêu 
này mới đạt ở mức khá về hiệu quả, trách nhiệm 
của các cán bộ thực hiện công tác lập dự toán được 
đánh là tốt Tuy nhiên, việc lập dự toán tại các đơn 
vị được đánh giá là chưa sát với tình hình thực tế, 
chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đặt Việc 
bố trí, phân định các khoản chi thường xuyên cho 
các lĩnh vực khác nhau tại các đơn vị trong tỉnh 
mới đạt ở mức khá. 
- Về công tác chấp hành dự toán chi thường 
xuyên NSNN 
+ Kết quả khảo sát đối tượng là các cán bộ 
quản lý tại bảng 2 cho thấy kỷ luật chấp hành dự 
toán chi thường xuyên được quản lý xiết chặt hơn, 
quyết toán chi NSNN được chỉ đạo quyết liệt. Tổ 
chức thực hiện dự toán chi thường xuyên tại các 
cấp có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát dự toán 
và khả năng cân đối ngân sách, về cơ bản đáp ứng 
được nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 
Tuy nhiên, chấp hành dự toán chi thường 
xuyên NSNN trong giai đoạn này tại tỉnh Bắc Kạn 
ở mức trung bình. Chênh lệch giữa dự toán và thực 
hiện các khoản chi thường xuyên còn khá lớn. Do 
không xây dựng dự toán NSNN ở trung hạn nên 
không chỉ có cơ quan tài chính, UBND tỉnh bị 
động về nguồn thu, mà các cơ quan ban ngành của 
địa phương và đơn vị thụ hưởng cũng bị động về 
nguồn thu của NSĐP. Kết quả khảo sát về công 
tác chấp hành chi NSNN của tỉnh Bắc Kạn cho 
thấy việc phân bổ kinh phí trong hoạt động đầu tư, 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
71 
chi thường xuyên chưa tốt, còn chi nhiều cho các 
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đoàn 
thể, chưa tập trung chi cho các hoạt động kinh tế, 
hoạt động khoa học-công nghệ. 
+ Kết quả khảo sát tại bảng 3 cho thấy khâu 
phân bổ, chấp hành dự toán chi ngân sách tại các cơ 
quan trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tuy nhiên 
công tác kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên diễn 
ra chưa chặt chẽ vẫn xảy ra sai sót. Hầu hết các đơn 
vị sử dụng ngân sách của tỉnh Bắc Kạn đều phải điều 
chỉnh dự toán cho phù hợp với thực tế. 
 - Công tác quyết toán chi thường xuyên 
NSNN 
+ Theo kết quả khảo sát các cán bộ quản lý cho 
thấy công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN 
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là đúng quy định của Nhà 
nước về trình tự, thủ tục, báo cáo quyết toán hàng 
năm đã đảm bảo về chất lượng phục vụ yêu cầu của 
công tác quản lý, phản ánh khá đầy đủ, rõ ràng các 
hoạt động chi thường xuyên và được lập từ cơ sở đến 
cơ quan quản lý tài chính ngân sách cấp tỉnh, đảm 
bảo nguyên tắc nguyên tắc cân đối thu-chi ngân sách 
và niên độ kế toán. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng 
một số báo cáo quyết toán của đơn vị còn chưa đạt 
yêu cầu, phải chỉnh sửa. 
+ Kết quả khảo sát các cán bộ tại các cơ quan 
thụ hưởng NSNN được hỏi đều trả lời rằng: Công 
tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách tại cơ 
quan hiện nay được thực hiện kịp thời. 
- Công tác kiểm soát, thanh tra, kiểm tra chi 
thường xuyên NSNN 
+ Công tác kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc 
sử dụng NSNN và xử lý các vi phạm đã được 
thường xuyên, kịp thời phát hiện những sai phạm 
trong quản lý và sử dụng NSNN để đưa ra kiến 
nghị với cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc 
phục, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và xử lý 
những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý tài 
chính và chấp hành Luật NSNN của các đơn vị sử 
dụng ngân sách. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, 
kiểm soát chi chưa đủ chặt chẽ nên vẫn còn tình 
trạng thất thoát về chi NSNN, đặc biệt là đối với 
các khoản chi về sửa chữa công trình hạ tầng, tình 
trạng chi sai chế độ, chính sách vẫn còn tồn tại. 
+ Kết quả khảo sát cán bộ tại các cơ quan thụ 
hưởng NSNN được hỏi đều trả lời rằng: Quy trình 
kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại 
đơn vị được kiểm soát chặt chẽ. 
3.2. Đánh giá về công tác quản lý chi thường 
xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn 
3.2.1. Những kết quả đạt được 
Qua phân tích thực trạng quản lý chi thường 
xuyên có thể đánh giá công tác quản lý chi thường 
xuyên tại tỉnh Bắc Kạn đã đạt được một số kết quả sau: 
Thứ nhất, định mức phân bổ ngân sách cho 
chi thường xuyên của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 
2017-2019 đã cơ bản phù hợp với tình hình thực 
tế về nguồn thu ngân sách, phù hợp với kế hoạch 
phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của 
tỉnh, phù hợp với khả năng cân đối từ NSTW. 
Thứ hai, công tác lập dự toán chi NSNN của 
tỉnh Bắc Kạn cơ bản theo đúng trình tự của Luật 
NSNN năm 2015. Dự toán hàng năm được lập 
bám sát chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của Tỉnh ủy, 
Nghị quyết của HĐND tỉnh và tình hình phát triển 
kinh tế-xã hội của tỉnh. Dự toán được xây dựng 
trên cơ sở căn cứ vào định hướng phát triển kinh 
tế-xã hội của địa phương và tình hình thực hiện 
ngân sách của năm trước, dựa vào cơ chế chính 
sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể. 
Thứ ba, về công tác chấp hành dự toán được 
siết chặt hơn, quyết toán NSNN được chỉ đạo 
quyết liệt để đẩy nhanh hơn. 
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 
việc sử dụng các khoản chi thường xuyên ngân 
sách và xử lý vi phạm đã được theo định kỳ. 
 3.2.2. Những tồn tại hạn chế 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công 
tác quản lý chi thường xuyên ngân sách của tỉnh 
Bắc Kạn vẫn còn những hạn chế nhất định cần 
được khắc phục. 
Thứ nhất, dự toán ngân sách được lập hàng 
năm thường thấp hơn so với thực tế chi thường 
xuyên của địa phương. 
Công tác lập dự toán chi thường xuyên từ ngân 
sách tỉnh chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động 
đến quá trình chi thường xuyên trong năm, làm cho 
giá trị thực hiện thường lớn hơn nhiều so với dự toán 
được lập, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều 
hành ngân sách. 
Về quy trình xây dựng dự toán chi thường 
xuyên chưa khoa học, chủ yếu dựa vào các văn bản 
quy định của cơ quan cấp trên, chưa bám sát thực tế. 
Thứ hai, dự toán ngân sách được lập là ngắn 
hạn, căn cứ vào định mức đầu vào. Do đó, không 
tạo điều kiện đánh giá, xem xét phân bổ nguồn lực 
trong dài hạn gắn với chiến lược phát triển kinh 
tế-xã hội của tỉnh. 
Thứ ba, quá trình quản lý và kiểm soát chi 
chưa chặt chẽ vẫn còn tình trạng thất thoát làm 
lãng phí nguồn vốn NSĐP, tình trạng chi sai chế 
độ, chính sách vẫn chưa chấm dứt. Vẫn còn tình 
trạng chi ngoài kế hoạch theo cơ chế xin-cho. 
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 
việc chấp hành dự toán của cơ quan quản lý cấp 
trên, Sở Tài chính, các cơ quan được UBND tỉnh 
Bắc Kạn giao nhiệm vụ đối với các đơn vị sử dụng 
ngân sách chưa được coi trọng, chưa thực hiện 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
72 
thường xuyên, còn mang tính hình thức. 
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi 
thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn 
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý việc lập, phân bổ 
và chấp hành dự toán chi thường xuyên 
- Đổi mới quy trình lập dự toán chi ngân sách 
UBND tỉnh Bắc Kạn cần nghiên cứu, đưa vào 
áp dụng phương pháp lập dự toán chi ngân sách theo 
khuôn khổ chi tiêu trung hạn từ 3-5 năm. Lập dự 
toán theo phương pháp này sẽ khắc phục được 
những nhược điểm của lập dự toán chi ngân sách 
hàng năm, dự toán được lập có sự gắn kết với việc 
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội với kế 
hoạch tài chính, gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của 
ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung 
hạn và dài hạn. 
- Phân bổ ngân sách theo thứ tự ưu tiên phù 
hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã 
hội của tỉnh Bắc Kạn. 
Trong thời gian tới, để chi ngân sách đạt được 
hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện chiến lược, 
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, 
khi lập kế hoạch tài chính trung hạn, tỉnh Bắc Kạn 
cần ưu tiên các khoản chi về quy hoạch, kế hoạch 
phát triển kinh tế-xã hội. Đối với các hoạt động, 
khoản chi được xác định có mức ưu tiên thấp có 
thể giảm bớt kinh phí và ngừng tài trợ từ ngân 
sách. Với mục đích là để hỗ trợ cho những lựa 
chọn được ưu tiên. 
- Đối với công tác chấp hành chi NSNN 
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tham 
mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành hệ 
thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá kết quả chấp 
hành dự toán NSNN. Yêu cầu gắn kết trách nhiệm 
của các cơ quan có thẩm quyền với đơn vị sử dụng 
ngân sách về kết quả sử dụng ngân sách khi triển 
khai thực hiện và kết quả nhiệm vụ quản lý. 
Các khoản chi thường xuyên phải được quản lý 
cấp phát đúng nội dung công việc, theo tiến độ hoàn 
thành. Các khoản chi ngân sách được thực hiện khi 
có đủ 3 điều kiện là: có trong dự toán được duyệt, 
đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan Nhà 
nước có thẩm quyền quy định, được thủ trưởng đơn 
vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền 
quyết định chi. 
Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành 
tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm có 
hiệu quả các nguồn kinh phí từ NSNN. 
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và 
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 
quản lý chi thường xuyên NSNN 
Thứ nhất, UBND tỉnh Bắc Kạn cần tiến hành 
rà soát, sắp xếp lại bộ máy các phòng ban, ngành, 
các đơn vị dự toán, bố trí biên chế cán bộ kế toán 
hoặc phân công cán bộ có trình độ về quản lý tài 
chính kiêm công tác kế toán để đảm bảo chấp hành 
đúng các quy định về quản lý và sử dụng ngân 
sách được giao. 
Thứ hai, trong thời gian tới, UBND tỉnh Bắc 
Kạn cần triển khai và đưa vào sử dụng các chương 
trình công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài 
chính tại các đơn vị thuộc khối tài chính và các đơn 
vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh việc trang bị cơ sở 
vật chất, UBND tỉnh cần tổ chức các lớp đào tạo bổ 
sung kiến thức về tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ 
kế toán tại các đơn vị, các cán bộ KBNN, cán bộ 
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhằm khai 
thác, sử dụng có hiệu quả các chương trình ứng 
dụng, đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiêu và sử dụng 
ngân sách một cách hiệu quả. 
Thứ ba, hàng năm, Sở Nội vụ cần tiến hành 
rà soát lại số lượng, chất lượng, trình độ chuyên 
môn của đội ngũ cán bộ làm công tác trong lĩnh 
vực tài chính, công tác quản lý chi ngân sách. Cần 
xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp, phân 
công lại công việc phù hợp với năng lực, trình độ 
của từng cán bộ. Tăng cường đào tạo và đào tạo 
lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ 
cán bộ đáp ứng các yêu cầu được giao. 
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kiểm 
soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên 
NSNN 
Thứ nhất, căn cứ vào dự toán được lập, các 
đơn vị thuộc khối sự nghiệp giáo dục, y tế, các 
phòng ban, ngành của tỉnh Bắc Kạn áp dụng 
phương thức mua sắm đối với các gói mua sắm có 
giá trị lớn. Giao nhiệm vụ cho các phòng, ban 
chuyên môn là đơn vị được giao tổ chức mua sắm 
tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung, phối 
hợp với các cơ quan đơn vị sử dụng tài sản xây 
dựng phương án tổ chức mua sắm trình Chủ tịch 
UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức mua sắm tập 
trung theo đúng quy định hiện hành. 
Thứ hai, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử 
dụng kinh phí, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh 
bạch trong quản lý và sử dụng kinh phí, UBND tỉnh 
Bắc Kạn, cơ quan tài chính yêu cầu các đơn vị sự 
nghiệp công lập xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 
theo hướng dẫn, đây là căn cứ thực hiện và kiểm 
soát quá trình sử dụng kinh phí được giao tại đơn 
vị, và được gửi đến KBNN làm căn cứ để tiến hành 
kiểm soát chi. 
Thứ ba, khi xây dựng dự toán, giao dự toán 
cho các đơn vị sự nghiệp có thu phải tính đến phần 
thu phát sinh từ hoạt động sự nghiệp như thu học 
phí, thu phí, lệ phí. Sở Tài chính cần hướng dẫn 
các đơn vị xây dựng dự toán hàng năm, có căn cứ 
giao dự toán, các khoản thu được phép để lại đơn 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 15 (2020) 
73 
vị cuối năm được hạch toán ghi thu, ghi chi vào 
NSNN theo quy định. 
4. Kết luận 
Quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh có vai 
trò rất quan trọng, nó đảm bảo cho ngân sách được 
sử dụng có hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã 
hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 
Bài viết đã phân tích thực trạng công tác quản 
lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Bắc Kạn với các 
nội dung như: lập dự toán chi thường xuyên 
NSNN, chấp hành dự toán chi thường xuyên, 
quyết toán chi thường xuyên NSNN và thanh tra, 
kiểm tra chi thường xuyên NSNN. Bài viết đã đề 
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác 
quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Bắc Kạn 
trong thời gian tới là: Hoàn thiện quản lý việc lập, 
phân bổ và chấp hành dự toán chi thường xuyên; 
Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng 
đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi thường 
xuyên NSNN; Hoàn thiện công tác quản lý kiểm 
soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên 
NSNN. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Chính phủ (2016). Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn 
thi hành Luật Ngân sách. 
[2]. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2019 ). Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, Nxb Thống kê. Hà Nội. 
[3]. Quốc hội (2015). Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13. Hà Nội. 
[4]. UBND tỉnh Bắc Kạn. Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 09/1/2020 về việc ban hành Chương trình 
hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2020 và các 
năm tiếp theo. 
[5]. UBND tỉnh Bắc Kạn. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND 
tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019. Bắc Kạn. 
Thông tin tác giả: 
1. Hà Thị Thanh Nga 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: hathithanhnga@tueba.edu.vn 
2. Nguyễn Thị Linh Trang 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 
Ngày nhận bài: 23/10/2020 
Ngày nhận bản sửa: 27/12/2020 
Ngày duyệt đăng: 30/12/2020 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_chi_thuong_xuyen_ngan_sach_nha_nuoc_tai_tinh_bac_kan.pdf