Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông

Mở đầu

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, quản lí chất lượng dạy học là một trong những nội dung quan

trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình quản lí phát triển nhà trường phổ thông. Xác định chất lượng dạy

học là minh chứng rõ nét về vai trò, năng lực, trách nhiệm và hiệu quả của hiệu trưởng các nhà trường. Do vậy,

nghiên cứu và tiếp cận mô hình quản lí phù hợp là chìa khóa cho các nhà quản lí thực hiện các chức năng quản lí

hoạt động dạy học của nhà trường.

Tổ chức dạy học giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực không phải là mới, tuy nhiên quá trình tổ

chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho HS phát huy được tính sáng

tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập ở mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn còn

những vấn đề cần bàn đến. Quản lí hoạt động dạy học (HĐDH) theo tiếp cận năng lực người học là phù hợp và cần

được quan tâm trong đổi mới dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các trường phổ thông hiện nay.

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông trang 1

Trang 1

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông trang 2

Trang 2

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông trang 3

Trang 3

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông trang 4

Trang 4

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 9140
Bạn đang xem tài liệu "Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông

Quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường phổ thông
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 
46 
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
Lê Thị Thanh Thủy1,+, 
Phạm Phương Tâm2 
1Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; 
2Trường Đại học Cần Thơ 
+Tác giả liên hệ ● Email: lttthuy.pgdbt@gmail.com 
Article History 
Received: 22/9/2020 
Accepted: 26/11/2020 
Published: 20/12/2020 
Keywords 
capacity, teaching activities, 
management, high schools. 
ABSTRACT 
Developing students’ capacity is one of the important requirements in the 
current reform of general education. The article mentions 5 main contents of 
managing teaching activities according to the orientation of developing 
learners’ competencies in the context of general education innovation, 
including: (1) Managing and developing teaching plans by approach student 
capacity; (2) Organizing teaching activities plan according to approaching 
students’ competencies; (3) Directing teaching activities according to the 
orientation of developing students’ competencies; (4) Examining the 
management of teaching activities according to students’ competencies; 
(5) Building conditions to support the management of teaching activities 
towards student capacity development. These contents help managers flexibly 
apply each school’s conditions to improve quality of teaching and learning in 
the current context of general education innovation. 
1. Mở đầu 
Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, quản lí chất lượng dạy học là một trong những nội dung quan 
trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình quản lí phát triển nhà trường phổ thông. Xác định chất lượng dạy 
học là minh chứng rõ nét về vai trò, năng lực, trách nhiệm và hiệu quả của hiệu trưởng các nhà trường. Do vậy, 
nghiên cứu và tiếp cận mô hình quản lí phù hợp là chìa khóa cho các nhà quản lí thực hiện các chức năng quản lí 
hoạt động dạy học của nhà trường. 
Tổ chức dạy học giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển năng lực không phải là mới, tuy nhiên quá trình tổ 
chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho HS phát huy được tính sáng 
tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập ở mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn còn 
những vấn đề cần bàn đến. Quản lí hoạt động dạy học (HĐDH) theo tiếp cận năng lực người học là phù hợp và cần 
được quan tâm trong đổi mới dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các trường phổ thông hiện nay. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
2.1.1. Hoạt động dạy học 
Theo Trần Kiểm (2004), Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010) thì HĐDH là một hệ thống toàn vẹn 
bao gồm các thành tố cơ bản: mục tiêu, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức, phương pháp dạy, phương pháp 
học. Các thành tố này tương tác với nhau thực hiện nhiệm vụ tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 
trong một bối cảnh nhất định. Nếu có sự tác động về quản lí hiệu quả vào từng thành tố và mối quan hệ chung sẽ là 
cơ sở và là điều kiện để tăng thêm hiệu quả của HĐDH, nâng cao chất lượng giáo dục. Mối quan hệ giữa các thành 
tố cấu trúc của HĐDH được phản ánh trong quá trình dạy học, với vai trò điều khiển của thầy và hoạt động của trò, 
thực chất là sự thể hiện toàn bộ hoạt động có chủ định, có kế hoạch của thầy và trò, giúp trò nắm vững kiến thức về 
tự nhiên - xã hội một cách có hệ thống, qua đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, hành động. 
Như vậy, HĐDH là quá trình giáo viên (GV) tiến hành các thao tác có tổ chức, có định hướng và HS bằng hoạt 
động của bản thân với năng lực tư duy và hành động để chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, hiểu biết, kĩ năng, các giá trị 
văn hóa mà nhân loại đã đạt được, trên cơ sở đó có khả năng giải quyết những yêu cầu thực tế đặt ra trong cuộc sống. 
2.1.2. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
Năng lực người học: Theo Mrowicki (1986) và Chomsky (1965), năng lực người học có thể hiểu là kiến thức, kĩ 
năng, thái độ cần đạt được trong quá trình dạy học và được sử dụng vào các điều kiện thực tiễn trong cuộc sống. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 
47 
Hoạt động dạy theo định hướng phát triển năng lực HS là hoạt động truyền thụ của GV giúp HS lĩnh hội được 
những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo mục tiêu giáo dục đã được xác định; GV tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức 
của HS để tạo cho HS có trình độ năng lực và kĩ năng tự tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức. Thực chất là GV tổ chức hướng 
dẫn, kiểm tra giúp HS tự học, tự nghiên cứu, tự điều chỉnh để hoàn thiện và phát triển bản thân thông qua HĐDH. 
Như vậy, hoạt động này chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có sự thống nhất biện chứng giữa người dạy và người học. 
Hoạt động học theo định hướng phát triển năng lực HS là hoạt động tự học; trong đó, HS với tư cách chủ thể của 
quá trình nhận thức để tự nghiên cứu, tự lĩnh hội được tri thức kết  ... ản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh 
- Xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường: Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập 
thể GV được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường, bao gồm các nội dung cơ bản sau: 
(1) Tóm tắt tình hình đầu năm về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến HĐDH; (2) Quy mô phát 
triển trường lớp (so sánh với chỉ tiêu được giao); (3) Mục tiêu của HĐDH trong một năm học; (4) Nhiệm vụ trọng 
tâm; (5) Nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp quản lí của hiệu trưởng. Kế hoạch chuyên môn được thực hiện theo 
các bước sau: Bước 1: Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm; Bước 2: Phân tích tình hình và xác định mục 
tiêu cho năm học mới; Bước 3: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn viết dự thảo kế hoạch; Bước 4: Tổ chức 
thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch; Bước 5: Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch. 
- Xây dựng thời khóa biểu. 
- Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn. 
- GV xây dựng kế hoạch năm học. 
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn. 
2.3.2.2. Tổ chức hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh 
- Phân công trách nhiệm trong Ban giám hiệu nhà trường để quản lí hoạt động dạy - học: Hiệu trưởng chịu trách 
nhiệm về toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục trong nhà trường nhưng có thể không trực tiếp phụ trách hoạt động dạy - 
học mà phân công cho một phó hiệu trưởng phụ trách quản lí. Phó hiệu trưởng phụ trách quản lí hoạt động dạy - học 
làm việc dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng, cùng với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác, báo cáo với hiệu trưởng 
về phần công việc của mình. Tuy nhiên, phải sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng 
cùng các cộng sự của mình trong cùng nội dung công việc. 
- Xây dựng tổ chuyên môn: Hiệu trưởng căn cứ vào quy định của Điều lệ trường phổ thông và xem xét tình hình 
thực tế của cơ cấu đội ngũ GV nhà trường. Khi tổ chức các tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải đảm bảo hoạt động của 
các bộ môn có hiệu quả nhất. Hiệu trưởng tổ chức các tổ chuyên môn theo từng môn học hoặc nhóm môn học; mỗi 
tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó điều khiển. Điều quan trọng là hiệu trưởng chỉ định các tổ 
trưởng, tổ phó có đủ phẩm chất và năng lực để điều khiển hoạt động của tổ theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường. 
- Hiệu trưởng phân công giảng dạy và chủ nhiệm: Để có sự phân công hợp lí, hiệu trưởng cần: (1) Phân công 
GV theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi GV và theo hướng phát triển; (2) Tin vào khả năng phát 
triển của từng GV; (3) Xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể HS; (4) Phải vì sự 
tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo sự cân bằng về kinh nghiệm giảng dạy và phù hợp với mọi đối tượng HS. 
Để đảm bảo việc phân công công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp khoa học, mang lại hiệu quả cần dựa vào những 
tiêu chí sau: (1) Yêu cầu của việc dạy; (2) Năng lực và sở trường; (3) Thâm niên nghề nghiệp; (4) Nguồn đào tạo; 
(5) Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân. 
- Sắp xếp HS vào các lớp học: Hiệu trưởng có thể phân công cho phó hiệu trưởng, căn cứ vào tình hình HS để 
xếp lớp, đảm bảo sĩ số lớp học theo quy định của từng cấp học. Lưu ý: (1) Đối với khối lớp đầu cấp, việc xếp lớp có 
ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho các em học lên lớp trên; (2) Đối với các khối lớp khác, nên giữ nguyên tổ chức 
lớp học, nếu cần thì chỉ chuyển đổi một số HS để đảm bảo sự kế thừa chất lượng HS. 
2.3.2.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
- Điều hành, lãnh đạo hoạt động giảng dạy của GV thường được thực hiện theo 03 hình thức: (1) Chỉ đạo trực 
tiếp; (2) Chỉ đạo thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn; (3) Phối hợp với các tổ chức xã hội. Cả 03 hình 
thức trên đều tập trung quản lí phẩm chất và năng lực của GV: 
+ Các yêu cầu về kiến thức của GV: Kiến thức cơ bản của GV; Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học 
lứa tuổi; Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS; Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội 
và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc; Kiến thức địa phương 
về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi GV công tác. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 
49 
+ Quản lí các hoạt động giảng dạy bao gồm: Lập được kế hoạch dạy học; Tổ chức và thực hiện các HĐDH trên 
lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của HS; Công tác chủ nhiệm lớp; Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài 
giờ lên lớp; Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; Hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn 
hoá và mang tính giáo dục; Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. 
- Quản lí hoạt động học của HS: Thông qua GV, hiệu trưởng thực hiện quản lí hoạt động học tập của HS. Quản 
lí hoạt động học của HS cần thực hiện đảm bảo các yêu cầu sau: HS có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn; 
Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của HS; Hình thành được nền nếp học tập cho HS; 
Nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể HS và từng HS. 
- Quản lí việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Thông qua việc tiến hành các hình thức kiểm tra 
kết quả học tập của HS, GV phát hiện kịp thời trình độ và năng lực của HS. Từ đó, GV có nhận xét, đánh giá, xác 
định kết quả đã đạt được, khẳng định những hạn chế, yếu kém và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan 
ảnh hưởng tới hoạt động học tập của các em. Mặt khác, GV và các cấp quản lí căn cứ vào những “liên hệ ngược” 
phản ánh từ kết quả kiểm tra, đánh giá để kịp thời có phương hướng khắc phục những yếu kém, kịp thời điều chỉnh 
những sai sót, lệch lạc mà HS đã bộc lộ thông qua các hình thức kiểm tra nhằm hoàn thiện quá trình dạy học. 
Trong quá trình chuẩn bị cho các kì thi và kiểm tra, HS phải học tập tích cực, phát huy cao độ năng lực tư duy 
độc lập, sáng tạo của bản thân, hoàn thiện, khắc sâu một cách có hệ thống những tri thức đã thu lượm được. Trên cơ 
sở đó củng cố, rèn luyện, hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ, vận dụng 
đặc biệt là năng lực tư duy, sáng tạo của các em. 
Việc kiểm tra, đánh giá giúp HS có nhu cầu, động cơ đúng đắn trong học tập; có thói quen tự giác, tích cực, tự 
lực huy động vốn trí thức, kĩ năng của mình để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đồng thời, mỗi HS phải có năng lực 
tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn thiện học vấn của mình, luôn có ý thức trách nhiệm cao, có ý chí vươn lên đạt kết 
quả cao trong học tập. Qua kiểm tra, giáo dục được ý thức tổ chức kỉ luật, tính trung thực, thẳng thắn đấu tranh chống 
những biểu hiện sai trái về thái độ, hành vi, thói quen xấu trong học tập của HS. 
2.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh 
- Kiểm tra hoạt động dạy của GV là khâu cuối cùng trong quản lí HĐDH theo định hướng phát triển năng lực 
người học. Kết quả kiểm tra, đánh giá là móc xích quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu quản lí mới. Vì vậy, hiệu 
trưởng cần thực hiện đảm bảo các tiêu chí sau: 
+ Yêu cầu: Kiểm tra chính xác, đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của GV. Đánh giá đúng trình 
độ tay nghề của GV để hiệu trưởng và các cấp quản lí sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ GV một cách hợp lí. Thông qua 
việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của GV, giúp nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy; giữ vững kỉ luật, khuyến 
khích sự cố gắng của GV, đồng thời bồi dưỡng cho GV có khả năng tự kiểm tra, đánh giá công việc của bản thân. 
+ Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; Kiểm tra chất lượng giảng dạy trên lớp. 
+ Phương pháp kiểm tra: Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của GV và tổ chuyên môn; Quan sát hoạt động giảng dạy 
của GV; Quan sát các hoạt động chuyên môn khác của GV; Trao đổi với tổ trưởng chuyên môn, phụ huynh HS 
+ Tổ chức kiểm tra: Xây dựng kế hoạch kiểm tra; Thực hiện kiểm tra; Tổng kết, điều chỉnh. 
- Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động học tập của HS: 
+ Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra hoạt động học tập của HS bao gồm: Nội dung kiểm tra phải phù 
hợp với yêu cầu chung của chương trình đề ra, không thể theo ý chủ quan của người ra đề kiểm tra hay đề thi; Tổ 
chức kiểm tra phải nghiêm minh; Chuẩn đánh giá đúng đắn, rõ ràng, toàn diện; Tổ chức chấm bài phải nghiêm minh, 
người chấm bài có tinh thần trách nhiệm trong việc đánh giá, tránh thiên kiến. 
Để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS, cần cải tiến, đổi mới các 
phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá từ khâu ra đề, tổ chức thi, kiểm tra tới khâu cho điểm. Kiểm tra, đánh giá 
chất lượng học của HS phải đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống, đảm bảo tính phát triển. 
+ Tổ chức kiểm tra: Xây dựng kế hoạch kiểm tra theo phân phối chương trình; Phân tích kết quả học tập của HS. 
Như vậy, chức năng giáo dục của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đã thể hiện sự thống nhất giữa dạy 
học với giáo dục phẩm chất, nhân cách cho HS; giữa kiểm tra và tự kiểm tra; giữa đánh giá của thầy và tự đánh giá 
của trò; giữa dạy học và tự học. 
2.3.2.5. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
- Tổ chức xây dựng môi trường dạy học thân thiện hiệu quả: Môi trường dạy học tích cực được coi là tiêu chí 
(cũng có thể là kết quả) đầu tiên của sự đảm bảo đồng thuận trong nhà trường. Môi trường làm việc tích cực trước 
hết thể hiện ở không khí dạy và học sôi nổi, có tính chất khoa học cao, tinh thần thi đua vì sự tiến bộ và hướng đến 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 492 (Kì 2 - 12/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 
50 
mục tiêu chung cua nhà trường (thể hiện ở tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược phát triển, triết lí đào tạo,). Tiếp theo là 
mỗi thành viên trong nhà trường phải cảm thấy thực sự vui vẻ, hài hòa trong môi trường sư phạm thân thiện giữa các 
mối quan hệ bạn bè - đồng nghiệp, mối quan hệ với người học hay mối quan hệ giữa các tổ chức bên ngoài nhà 
trường. Từ những yếu tố đó, các thành viên trong nhà trường có trách nhiệm hơn, quan tâm hơn đến tình hình hoạt 
động, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của nhà trường; làm cho các thành viên thấy được sự công bằng và tôn trọng 
cũng như cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong tập thể đó. 
Xây dựng văn hóa quản lí nhà trường cũng là một trong những tiêu chí phát triển môi trường bên trong bền vững, 
giúp GV thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá nhà trường phù hợp, tích cực sẽ tạo 
ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, GV, nhân viên trong tập thể sư phạm; đồng thời tạo ra môi trường làm việc 
thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo - điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động 
sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người. Mặt khác, văn hoá nhà trường tích cực giúp người dạy, người học và 
mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà 
trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả. Đây cũng là nội dung tạo động lực thúc đẩy sự phát triển đội ngũ. 
- Tạo động lực phát triển đội ngũ GV là nghệ thuật trong quản lí của nhà quản lí giáo dục. Tạo động lực sử dụng 
trong quản lí nhằm miêu tả một sự thúc đẩy trong mỗi cá nhân khiến cho người đó phải xác định được mức độ, 
phương thức để có thể tạo ra nhưng nỗ lực không ngừng trong công việc. Muốn làm được như vậy, nhà quản lí phải 
hiểu rõ mục tiêu chính của người lao động là gì và các yếu tố cấu thành động lực lao động là gì? Động lực lao động 
có thể xác định qua 03 mục tiêu cơ bản sau: (1) Mục tiêu thu nhập là mục tiêu quan trọng nhất khiến người lao động 
làm việc bởi vì thu nhập giúp người lao động trang trải cuộc sống của bản thân họ và gia đình, đảm bảo cho sự sống 
và phát triển; (2) Mục tiêu phát triển cá nhân là mục tiêu mà người lao động mong muốn tự làm hoàn thiện mình 
thông qua các hoạt động đào tạo, phát triển, các hoạt động văn hóa xã hội. Mục tiêu này được nâng cao, chú trọng 
hơn khi người lao động đã có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống; (3) Mục tiêu thỏa mãn các hoạt động xã hội là nhu 
cầu được tham gia vào các hoạt động xã hội để tự khẳng định mình. Khi hai mục tiêu trên đã được đáp ứng thì nhu 
cầu thỏa mãn các hoạt động xã hội được người lao động chú trọng, quan tâm hơn. 
Trong quản lí giáo dục, xét về mặt tâm lí thì nhu cầu gắn chặt với động lực - đó chính là sự tận tâm, tận lực với 
công việc. Trong trường hợp này, sự thúc đẩy chính là động lực hành động của con người. Sự thúc đẩy sẽ thôi thúc 
tâm lí bên trong để thỏa mãn nhu cầu và khi thỏa mãn nhu cầu lại nảy sinh nhu cầu mới, sự thúc đẩy mới. Đây chính 
là yếu tố quan trọng để phát triển cá nhân và tổ chức. 
3. Kết luận 
Như vậy, quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh đổi mới giáo 
dục phổ thông hiện nay là hướng tiếp cận tất yếu, phù hợp. Qua nghiên cứu lí luận, bài báo đã xác định 05 nội dung 
chính để quản lí HĐDH theo định hướng phát triển năng lực người học; các nội dung quản lí này có mối quan hệ 
biện chứng với nhau, mỗi nội dung có vị trí, vai trò khác nhau nhưng cả 05 nội dung cấu thành một quá trình quản lí 
tổng thể để nâng cao chất lượng dạy - học tại các trường phổ thông. Để vận dụng những nội dung này vào thực tiễn, 
hiệu trưởng các trường phổ thông cần phải phân tích sát thực trạng của nhà trường để có những giải pháp sáng tạo 
trong quản lí HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. 
Tài liệu tham khảo 
Chomsky, N. (1965). Aspects of the Theory of Syntax. Cambridge, MA: MIT Press. 
Đặng Xuân Hải, Nguyễn Vinh Hiển, Trần Xuân Bách (2020). Sổ tay quản trị nhà trường phổ thông hướng tới phát 
triển năng lực học sinh. NXB Thông tin và Truyền thông. 
Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên, 2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. 
Mrowicki, L. (1986). Project work English competency-based curriculum. Portland, Oregon: Northwest Educational 
Cooperative, Approaches and Methods in Language Teaching. 
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học quản lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn Văn Hiếu (2019). Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
ở các trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số 450, tr 9-14; 19. 
Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục. 
Trần Thanh Nguyện (chủ biên, 2019). Phát triển môi trường dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 
Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh.

File đính kèm:

  • pdfquan_li_hoat_dong_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_lu.pdf