Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019)

Hợp tác xã (HTX) là hình thức chủ yếu của kinh tế tập thể - một thành phần kinh tế quan trọng, cơ

sở cho phát triển nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên

suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nướcViệt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Xác

định rõ vai trò và tầm quan trọng đó, từ năm 1986, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động

có những chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất ban đầu, pháp lý và chuyển đổi phương hướng sản

xuất kinh doanh. Mười năm đầu sau đổi mới, sự phát triển của HTX gặp nhiều khó khăn do cơ chế

chính sách thay đổi từ kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Từ năm 1996, khi Luật

Hợp tác xã ra đời đã tạo cơ sở pháp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX trên nhiều lĩnh vực

kinh tế. Trên cơ sở đó, thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của HTX.

Các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về hợp tác xã đã được xây dựng, các chính sách cụ thể về HTX

đã được hình thành. Nhờ đó, trong hơn 30 qua, các HTX dần khôi phục và phát triển trên nhiều

lĩnh vực kinh tế và trở thành một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế Thành phố, góp phần

giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân ở Thành phố. Hiện nay, hợp tác

xã ở Thành phố đang đổi mới mạnh mẽ để thích ứng và phát triển.

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019) trang 1

Trang 1

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019) trang 2

Trang 2

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019) trang 3

Trang 3

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019) trang 4

Trang 4

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019) trang 5

Trang 5

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019) trang 6

Trang 6

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 6300
Bạn đang xem tài liệu "Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019)

Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986-2019)
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):696-702
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Trường Đại học Đồng Nai, số 04 Lê Quý
Đôn, phường Tân Hiệp, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai
Liên hệ
Vũ Văn Thuân, Trường Đại học Đồng Nai, số
04 Lê Quý Đôn, phường Tân Hiệp, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Email: vuthuan1984@gmail.com
Lịch sử
 Ngày nhận: 24/04/2020
 Ngày chấp nhận: 09/12/2020 
 Ngày đăng: 20/12/2020
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.615 
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí
Minh (1986-2019)
Vũ Văn Thuân*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Hợp tác xã (HTX) là hình thức chủ yếu của kinh tế tập thể - một thành phần kinh tế quan trọng, cơ
sở cho phát triển nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương xuyên
suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nướcViệt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Xác
định rõ vai trò và tầm quan trọng đó, từ năm 1986, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động
có những chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất ban đầu, pháp lý và chuyển đổi phương hướng sản
xuất kinh doanh. Mười năm đầu sau đổi mới, sự phát triển của HTX gặp nhiều khó khăn do cơ chế
chính sách thay đổi từ kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Từ năm 1996, khi Luật
Hợp tác xã ra đời đã tạo cơ sở pháp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của HTX trên nhiều lĩnh vực
kinh tế. Trên cơ sở đó, thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm hơn nữa đến sự phát triển của HTX.
Các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về hợp tác xã đã được xây dựng, các chính sách cụ thể về HTX
đã được hình thành. Nhờ đó, trong hơn 30 qua, các HTX dần khôi phục và phát triển trên nhiều
lĩnh vực kinh tế và trở thành một thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế Thành phố, góp phần
giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân ở Thành phố. Hiện nay, hợp tác
xã ở Thành phố đang đổi mới mạnh mẽ để thích ứng và phát triển.
Từ khoá: Hợp tác xã, kinh tế, Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh
ĐẶT VẤNĐỀ
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có
tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện
thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ,
tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản
lý hợp tác xã 1. Tính đến năm 2019 thành phốHồ Chí
Minh có 549 HTX với tổng số 63.000 thành viên. Các
HTX trên địa bàn Thành phố đã giải quyết được việc
làm cho hàng nghìn lao động nhất là nguồn lao động
phổ thông, lao động nữ. Kinh tế hợp tác xã đã góp
phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, ổn định đời
sống nhân dân và góp phần ổn định chính trị - xã hội.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
Chủ trương phát triển HTX ở thành phố Hồ
Chí Minh từ 1986 đến 2019
Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 5 và Đại hội 6
cùng đánh giá về sự phát triển kinh tế tập thể sau 10
năm đổi mới: kinh tế tập thể có nhiều biến động. Trừ
một số ít duy trì hoạt động, còn phần lớn giải thể hoặc
chuyển sang các hình thức sở hữu khác. Sau khi giải
thể liên hiệp xã tiểu, thủ công nghiệp, công tác quản
lý và chỉ đạo kinh tế tập thể bị buông lơi.
Từ năm 1986 đến 1995 là một giai đoạn đầy khó khăn
và thách thức đối với sự phát triển HTX ởThành phố
khi hàng loạt các HTX sụp đổ, tan rã. Năm 1985,
toànThành phố có 337 HTX giảm còn 192 HTX năm
1992, đến năm 1994 chỉ còn 90 HTX. Số lượng HTX
giảmmạnh một phần do các mô hình hợp tác xã kiểu
cũ không thể tự thích nghi trong điều kiện mới; một
phần khác do chính sách Nhà nước cũng gần như
buông lỏng, coi nhẹ, đánh giá của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư cho biết: từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới
đến trước khi có Luật Hợp tác xã năm 1996, xu hướng
chính sách là coi trọng, khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển cho kinh tế hộ, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh
tế tư nhân, có phần coi nhẹ vai trò và sự phát triển của
hợp tác xã, thậm chí “lãng quên” việc xây dựng chính
sách cho HTX trong cơ chế thị trường2.
Năm 1996, với sự ra đời của Luật Hợp tác xã (3/1996)
và Chỉ thị 68 TC/TW, ngày 24/5/1996 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về phát triển kinh tế hợp tác
trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế;Thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị 03/CT-TU,
ngày 11/10/1996 về việc phát triển kinh tế hợp tác
trong Thành phố. Chỉ thị 03/CT-TU đã ghi nhận
Thành phố còn 300 HTX và 104 tổ sản xuất thuộc các
ngành (chưa tính HTX tín dụng). Các hợp tác xã đã
có sự thích nghi với cơ chế thị trường, hoạt động hiệu
quả hơn; một số mô hình tổ chức và hoạt động tương
Trích dẫn bài báo này: Thuân V V. Quá trình đổi mới và phát triển hợp tác xã ở Thành phố Hồ Chí 
Minh (1986-2019). Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):696-702.
696
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn,  ... phải là cao so
với các doanh nghiệp tư nhân (3.494.523 tỷ đồng) [ 10,
tr. 158] nhưng HTX đã khẳng định được vị trí là một
thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế của Thành
phố và cả nước. Các HTX tạo được niềm tin của xã
viên đối vớimôhìnhHTX. Bên cạnhđó, các sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ của HTX ngày càng đa dạng và
có sức cạnh tranh trên tất cả các ngành kinh tế. Nhiều
HTX đã phát triển hệ thống phân phối sản phẩm đến
tận tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các cửa
hàng trong toànThành phố.
Sự phát triển của hệ thống HTX toàn Thành phố đã
tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động và xã
viên HTX mỗi năm. Đối với các xã viên, bên cạnh
lợi ích từ việc sản xuất kinh doanh hiệu quả của các
HTX còn có lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ
gia đình. Đến năm 2017, thu nhập bình quân của
người lao động thường xuyên trong các hợp tác xã
đạt5.372.000 đồng/ tháng [ 10, tr. 173].
HTX đã có sự thay đổi rất lớn về mọi mặt so với HTX
trước đổi mới. HTX phục vụ sự phát triển kinh tế xã
viên theo đúng nguyên tắc HTX thông qua tiết kiệm
chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển hài hòa giữa
lợi ích chung của HTX và lợi ích xã viên là động lực
cơ bản cho sự ra đời và phát triển HTX.
Thông qua HTX, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ, giống mới đã được chuyển giao một cách có
hiệu quả đến các hộ xã viên. Trong nông nghiệp, công
tác chống úng, hạn, chống và phòng ngừa sâu bệnh có
hiệu quả hơn so với từng xã viên tự thực hiện. Trong
tiểu thủ công nghiệp, việc tham gia HTX sẽ tạo được
nguồn vốn lớn để thực hiện chuyển đổi công nghệ - kỹ
thuật nhằm tạo ra sản phẩm với năng suất, chất lượng
cao, có sức cạnh tranh hơn trong kinh tế thị trường.
Hơn nữa việc tham gia HTX còn là điều kiện để xã
viên có cơ hội nắm bắt thông tin thị trường, chủ động
sản xuất.
Cơ cấu ngành nghề của HTX phát triển đa dạng, đặc
biệt bắt đầu hoạt động trong các lĩnh vựcmới, đáp ứng
nhu cầu quan trọng của nền kinh tế và của đời sống
nhân dân như: trường học, chợ, vệ sinh môi trường,
y tế
Vai trò xã hội của hợp tác xã trước hết được thể hiện
ở nguyên tắc thành lập, xã viên tham gia HTX với tư
cách là con người chứ không phải là vốn để họ hợp tác
tự giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế của cá nhân
đồng thời cũng vì mục tiêu kinh tế chung của tất cả
các hộ xã viên thông qua HTX. Đây chính là nguyên
tắc mang tính nhân văn của HTX, là cơ sở tồn tại lâu
dài, mặc dù từng trải qua thời kỳ rất khó khăn, mất
niềm tin của nhân dân. Hợp tác xã ra đời gắn liền với
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự cạnh tranh khắc
nghiệt của kinh tế thị trường. Chính cuộc cạnh tranh
đó đã nảy sinh nhu cầu và khả năng cho sự hợp tác để
một cộng đồng với những cá nhân yếu thế vượt qua
được khó khăn, tránh bị gạt ra ngoài lề của sự phát
triển.
HTX đã thu hút một lượng lớn lao động. Tính đến
năm 2019, toàn Thành phố có hơn 20.000 lao động
thường xuyên, 63.000 thành viên9 và nhiều lao động
thời vụ đang hoạt động trong các HTX, trong đó
nhiều nhất là lĩnh vực thương mại, giao thông vận
tải và tập trung ở các khu vực ngoại thành như Thủ
Đức, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Phú Nhuận. Như
thế, HTX đã tạo được thu nhập ổn định cho một lực
lượng lớn lao động toànThành phố, trong đó chủ yếu
là những người có trình độ tay nghề thấp hoặc chưa
qua đào tạo, góp phần quan trọng thực hiện thắng
lợi chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của
Thành phố.
Hạnchế của sựphát triểnhợp tácxãở thành
phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, số hợp tác xã thành lập mới chưa nhiều,
chưa tương xứng với tiềm năng. Tính đến năm 2019,
toàn Thành phố có 549 HTX, tăng 212 HTX so với
1985, trung bìnhmỗi năm tăng thêmkhoảng 15HTX.
Với sự gia tăng như vậy, số lượng HTX ở Thành phố
còn chưa tương xứng với tiềm năng. Tính đến năm
699
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):696-702
2018, Thành phố có gần 4,5 triệu người trong độ tuổi
lao động, trong đó, hơn 1,4 triệu người là lao động tự
làm việc và lao động gia đình, hơn 232 nghìn người
là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh [ 10, tr 67] và hơn
3.500 tổ hợp tác 11. Với số lượng lao động, cơ sở sản
xuất gia đình và tổ hợp tác như trên, Thành phố còn
nhiều tiềm năng để phát triển HTX.
Thứ hai, hợp tác xã phát triển chưa đồng đều ở các
ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Theo tài liệu của Liên
minh HTX Thành phố, các HTX chủ yếu phân bố ở
các địa bàn Quận 8,Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh,
Phú Nhuận, Củ Chi với số lượng trên 80% tổng số
HTX toàn Thành phố. Bênh cạnh đó, các HTX cũng
phát triển không đều ở những ngành, lĩnh vực kinh
tế. HTX chủ yếu tập trung các lĩnh vực truyền thống
như lĩnh vực thương mại, giao thông vận tải, tiểu thủ
công nghiệp... Các lĩnh vực như môi trường, nhà ở,
trường học tuy đã có nhưng số lượng còn hạn chế.
Thứ ba, thu nhập thường xuyên của người lao động
trong hợp tác xã còn thấp. Thu nhập bình quân 1
người/1 tháng trong các HTX trên địa bànThành phố
là 5,3 triệu đồng, trong khi đó, thu nhập bình quân của
người lao động toànThành phố là 9,8 triệu đồng [ 10,
tr. 173]. Nhìn chung, mức thu nhập bình quân của
số lao động làm việc trong các HTX còn thấp hơn thu
nhập chung củaThành phố.
Thứ tư, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý hợp
tác xã còn hạn chế. Toàn Thành phố có 1.340 cán bộ
quản lý trong các HTX và Liên minh HTX, tuy nhiên
trình độ của cán bộ quản lý còn rất hạn chế, trong
đó 936 người có trình độ sơ cấp và trung cấp, chiếm
69,85%. Số người có trình độ cao đẳng, đại học chỉ có
404 người, đạt 30,15% 12.
Thứ năm, vốn của hợp tác xã còn nhỏ. Nguồn vốn
điều lệ của các hợp tác xã trên địa bàn tính đến năm
2017 đạt hơn 8.000 tỷ đồng, cho doanh thu cùng năm
là hơn 15.000 tỷ đồng [ 10, tr. 153]. Trong đó các hợp
tác xã thuộc loại hình HTX thương mại dịch vụ có
vốn điều lệ lớn nhất với 3.305 tỷ đồng, kế tiếp là loại
hình HTX giao thông vận tải với 668 tỷ đồng, vốn
điều lệ nhỏ nhất là các HTX vệ sinh môi trường là
2 tỷ đồng2. Nhìn chung, các HTX đã có sự hỗ trợ từ
các chính sách củaNhà nước với các khoản vay ưu đãi
song việc mở rộng quymô vốn của HTX còn hạn chế,
chưa tương xứng với tiềmnăng củaThành phố. So với
các doanh nghiệp ngoài Nhà nước khác, vốn của các
HTX và Tổ hợp tác (kinh tế tập thể) chỉ chiếm 0,12%
tổng số vốn toàn thể doanh nghiệp ngoài Nhà nước
[10, tr. 153].
Thứ sáu, nhận thức của xã viên về hợp tác xã chưa
đầy đủ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng hoạt động yếu kém của nhiềuHTX là do xã viên
nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ của về vị trí, vai
trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển HTX;
chưa phân biệt rõ giữaHTX trong cơ chế kế hoạch tập
trung bao cấp và HTX trong cơ chế thị trường; dẫn
đến tâm lý hoài nghi, thờ ơ, không ủng hộ. ông Phạm
TấtThắng trong bài viết “Một số vấn đề phát triển hợp
tác xã trong giai đoạn hiện nay” đã nhận định: “Nhận
thức về kinh tế HTX của một số cán bộ, đảng viên
và người dân có nơi, có thời điểm còn chưa đầy đủ,
chưa có sự thống nhất, vâñ còn có tư tưởng mặc cảm
đối với các HTX kiểu cũ nên chưa thấy hết vị trí, vai
trò quan trọng của HTX trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” [ 13, tr.72].
KẾT LUẬN VÀĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Nhìn chung đến năm 2019, HTX ở Thành phố đã và
đang có sự phát triển mạnhmẽ; hệ thống khung pháp
lý về HTX đã có và sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng
ngày càng hoàn thiện; các chính sách của Nhà nước
cũng đang trong quá trình chỉnh chu, cụ thể hóa để
mang tính khả thi hơn trong việc hỗ trợ các HTX;
người dân đã có nhìn nhận tích cực về hợp tác xã. Tuy
vẫn còn khó khăn song các HTX có đóng góp không
nhỏ vào sự phát triển kinh tế, tạo thu nhập, việc làm
và ổn định xã hội ở Thành phố. Các HTX đã có sự
phát triển ổn định, xuất hiện ở những lĩnh vực mới
nhưmôi trường, giáo dục, y tế, văn hóa. và đã có
vị thế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự hỗ trợ nhiều mặt của Thành phố và sự phát
triển có định hướng rõ ràng của các HTX, HTX ở
Thành phố đang và sẽ là một thành phần kinh tế
quan trọng trong việc phát triển bền vững của kinh tế
Thành phố. Những thành tựu đạt được sẽ là động lực
để Thành phố hoàn mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát
triển thêm 300 HTX, 5 Liên hiệp HTX; tốc độ tăng
trưởng kinh tế hợp tác đạt 7%/năm; tỷ trọng đóng góp
vào GRDP TP 0,6%. Các HTX thu hút thêm 30.000
lao động; 60% cán bộ quản lý HTX có trình độ đại
học, cao đẳng; còn lại đạt trình độ sơ cấp, trung cấp.
Từ kết sự phát triển và những hạn chế, bài viết đề
xuất một số giải pháp đối với sự phát triển của HTX
ởThành phố như sau:
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động thành lập hợp tác
xã.
- Kiện toàn, nâng cao trình độ cán bộ quản lý và xã
viên hợp tác xã.
- Kiên quyết xử lý tình trạng hợp tác xã yếu kém, hợp
tác xã trá hình và xã viên hình thức.
- Thực hiện phương châm: chính quyền đồng hành
cùng hợp tác xã.
- Đổi mới, nâng cao các nội dung quản lý Nhà nước
về hợp tác xã.
700
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):696-702
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát
triển hợp tác xã.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý sai
phạm đối với các hợp tác xã.
DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX: hợp tác xã
CT: Chỉ thị
TW: Trung ương
TU: Thành ủy
CP: Chính phủ
UB: Ủy ban
NQ: Nghị quyết
KL: Kết luận
QĐ: Quyết định
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Bản thảo này không có xung đột lợi ích.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Để thưc hiện bài viết này, tác giả có làm việc, gặp gỡ
một số cá nhân, cơ quan ởThành phố như: Thành ủy,
Chi cục văn thư lưu trữ, Liên mình hợp tác xãThành
phố, HTX giao thông vận tải 15, HTX môi trường
LiênMinh,  để được cung cấp những thông tin liên
quan đến bài viết và gặp gỡ một số chuyên gia đồng
thời là quản lý các HTX như ông Khải – Chủ tịch Hội
đồng quản trị HTX làng nghề bánh tráng Phú Hòa
Đông, ông Tạo – Phó giám đốc HTX vận tải 15... để
được tham vấn chuyên sâu nhiều nội dung liên quan
đến HTX.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật Hợp tác
xã 2012. Hà Nội, Việt Nam. 2012;.
2. Liên minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh (2017). Kỷ niệm
20 năm thành lập Liên minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí
Minh (1996-2016) và tổng kết 15 năm hoạt động trợ vốn của
Quỹ trợ vốn xã viênhợp tác xã (2002-2017). Hội thảo khoahọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;.
3. ỦybanNhândân thànhphốHồChíMinh.Thành lập trung tâm
tư vấn hỗ trợ kinh tế hợp tác xã trực thuộcHội đồng Liênminh
hợp tác xã Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
2000. Quyết định số 2114/QĐ-UB-CN.;.
4. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường lãnh đạo củng
cố, xây dựng và phát triển kinh tế tập thể Thành phố. Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2007. Chỉ thị số 07-CT/TU.;.
5. Ủy banNhân dân thành phốHồChíMinh. Sơ kết hai năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 và Chương trình hành động
của Thành ủy về ”đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Thành phố Hồ
Chí Minh, Việt Nam. 2004. Báo cáo số 88/BC-UB.;.
6. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội Thành phố năm 2011 - 2015. Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2009;.
7. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tình hình
kinh tế-văn hóa-xã hội, ngân sách Thành phố năm 2014;
phương hướng, nhiệm vụ kinh tế-văn hóa-xã hội, ngân sách
năm 2015. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2014. Báo cáo
số 262/BC-UBND.;.
8. Liên minh hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tình
hình phát triển kinh tế tập thể 2015. Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam. 2016. Báo cáo số 02/BC-LM.;.
9. Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tình hình
kinh tế tập thể năm 2019 và phương hướng năm 2020. Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Báo cáo số 65/BC-UBND.;.
10. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh. Niên giám thống kê
2018. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: NXB Thanh niên.
2019;.
11. Liên minh hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh (2017). Báo cáo
tổng kết năm 2016. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Báo
cáo số 03/BC-LM.;.
12. Liên minh hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo tình
hình phát triển kinh tế tập thể 2015. Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam. 2016. Báo cáo số 02/BC-LM.;.
13. Thắng PT. Một số vấn đề phát triển hợp tác xã trong giai đoạn
hiện nay. Tạp chí Cộng sản. 2017;901:70–74.
701
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 4(4):696-702
Open Access Full Text Article Research Article
Dong Nai University, No. 04 Le Quy
Don, Tan Hiep Ward, Bien Hoa City,
Dong Nai Province
Correspondence
Vu Van Thuan, Dong Nai University, No.
04 Le Quy Don, Tan Hiep Ward, Bien
Hoa City, Dong Nai Province
Email: vuthuan1984@gmail.com
History
 Received: 24/4/2020 
 Accepted: 09/12/2020 
 Published: 20/12/2020
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.615 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
The process of renewal and development of cooperatives in Ho Chi
Minh City (1986-2019)
Vu Van Thuan*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Cooperatives are a major form of collective economy – an important economic component, the
basis for the development of the national economy. The development of the collective economy
has become a cross-cutting and consistent policy of The Communist Party and the State of Vietnam
in the transition period to socialism. Since 1986, clearly defining that role and its importance, the
Communist Party Committee ofHoChiMinhCity proactively had supportive policies, at initial stage,
in terms of facilities, legal matters and change of business production direction. In the first ten
years after the renovation, the development of the cooperative faced many difficulties due to the
change of policy and mechanism from the subsidized centrally planned economy to the market
economy. Since 1996, when the Law on Cooperatives came into existence, it created a legal basis,
contributing to promoting the development of cooperatives in many economic fields. On that
basis, Ho Chi Minh City paid more attention to the development of cooperatives. Directives and
specialized resolutions on cooperativeswere formulated, and specific policies on cooperativeswere
formed. As a result, over the past 30 years, cooperatives have gradually recovered and developed
in many economic fields, becoming an economic component in the economic structure of the
city. In addition, the cooperatives also contribute significantly to creating jobs, increasing incomes
and improving people's lives in the city. In the current context, cooperatives in the City need to
innovate more strongly to adapt and to develop.
Key words: Co-operatives, economy, Vietnam, Ho Chi Minh city
Cite this article : Thuan V V. The process of renewal and development of cooperatives in Ho Chi Minh 
City (1986-2019). Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):696-702.
702

File đính kèm:

  • pdfqua_trinh_doi_moi_va_phat_trien_hop_tac_xa_o_thanh_pho_ho_ch.pdf