Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc

Khái niệm âm khu giọng hát

2.1. Âm khu giọng hát nam

Khi nghe một sinh viên nam bắt đầu học hát, luyện thanh lên cao dần theo âm vực (lên

từng nửa cung), tới một lúc nào đó, anh ta sẽ cảm giác có sự căng thẳng và không thể hát

lên cao với âm thanh như trước được nữa, tới những âm thanh này giọng hát căng thẳng,

sau đó âm thanh phải chuyển sang giọng đầu. Như vậy, âm thanh có âm sắc đẹp, vang khỏe,

có cảm giác vang từ ngực này gọi là âm khu ngực. Còn những âm thanh yếu, mảnh, âm sắc

không đẹp là giọng giả, gọi là âm khu giọng giả. Sự khác nhau về màu sắc, tính chất của âm

thanh ở hai âm khu này là do những mức độ hoạt động khác nhau của thanh đới.

2.2. Âm khu giọng hát nữ

Giọng hát nữ có 3 âm khu gồm: âm khu giọng ngực, âm khu giọng hỗn hợp và âm khu

giọng đầu, mỗi âm khu phát ra âm thanh có âm sắc khác nhau. Trong các âm khu giọng hát

nữ, âm khu giọng hỗn hợp lớn nhất, chiếm khoảng một quãng tám, so với âm khu giọng

ngực khoảng một quãng ba, nên việc luyện tập mở rộng âm vực giọng hát nữ phải bắt đầu

từ âm khu giọng hỗn hợp rồi phát triển dần ra hai phía (sẽ nói rõ ở phần phương pháp mở

rông âm vực giọng hát).

Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc trang 1

Trang 1

Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc trang 2

Trang 2

Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc trang 3

Trang 3

Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc trang 4

Trang 4

Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc trang 5

Trang 5

Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 7060
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc

Phương pháp mở rộng âm vực giọng hát cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 87-92 87 
 PHƢƠNG PHÁP MỞ RỘNG ÂM VỰC GIỌNG HÁT 
 CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM ÂM NHẠC 
 Trần Đình Lộc*, Ông Huỳnh Huy Hoàng 
 Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Tp HCM 
 Ngày nhận bài:18/11/2019; Ngày nhận đăng: 08/06/2020 
Tóm tắt 
 Trong quá trình học hát, nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của người học là mở rộng 
âm vực giọng hát. Muốn làm được điều đó, cần phải kiên trì luyện tập đúng phương pháp để 
đồng nhất màu sắc của các âm khu, nghĩa là làm cho giọng hát vang lên trên toàn bộ âm vực. 
Đây cũng là tiêu chí để đánh giá giọng hát được đào tạo bài bản về thanh nhạc. 
 Từ khóa: Luyện thanh, mở rộng âm vực, sư phạm âm nhạc 
1. Mở đầu 
 Giọng hát của người chưa học hát có kết cấu âm khu tách biệt, ở mỗi âm khu âm thanh 
vang lên khác nhau. Âm khu giọng hát là một dãy âm thanh có âm sắc đồng nhất được tạo 
ra do những hoạt động giống nhau của thanh đới. Giọng hát nam chia ra thành hai âm khu: 
âm khu ngực và âm khu đầu; Giọng nữ chia ra thành ba âm khu: âm khu ngực, âm khu hỗn 
hợp và âm khu cao. Chính vì đặc điểm này mà phương pháp luyện tập mở rộng âm vực cho 
giọng nam và nữ cũng sẽ khác nhau. 
2. Khái niệm âm khu giọng hát 
2.1. Âm khu giọng hát nam 
 Khi nghe một sinh viên nam bắt đầu học hát, luyện thanh lên cao dần theo âm vực (lên 
từng nửa cung), tới một lúc nào đó, anh ta sẽ cảm giác có sự căng thẳng và không thể hát 
lên cao với âm thanh như trước được nữa, tới những âm thanh này giọng hát căng thẳng, 
sau đó âm thanh phải chuyển sang giọng đầu. Như vậy, âm thanh có âm sắc đẹp, vang khỏe, 
có cảm giác vang từ ngực này gọi là âm khu ngực. Còn những âm thanh yếu, mảnh, âm sắc 
không đẹp là giọng giả, gọi là âm khu giọng giả. Sự khác nhau về màu sắc, tính chất của âm 
thanh ở hai âm khu này là do những mức độ hoạt động khác nhau của thanh đới. 
2.2. Âm khu giọng hát nữ 
 Giọng hát nữ có 3 âm khu gồm: âm khu giọng ngực, âm khu giọng hỗn hợp và âm khu 
giọng đầu, mỗi âm khu phát ra âm thanh có âm sắc khác nhau. Trong các âm khu giọng hát 
nữ, âm khu giọng hỗn hợp lớn nhất, chiếm khoảng một quãng tám, so với âm khu giọng 
ngực khoảng một quãng ba, nên việc luyện tập mở rộng âm vực giọng hát nữ phải bắt đầu 
từ âm khu giọng hỗn hợp rồi phát triển dần ra hai phía (sẽ nói rõ ở phần phương pháp mở 
rông âm vực giọng hát). 
3. Phƣơng pháp mở rộng âm vực giọng hát 
 Theo Phương pháp giảng dạy thanh nhạc (Hồ Mộ La – 2008), hơi thở là cội nguồn 
năng lượng khởi động của giọng hát. Động thái của khe thanh quản khi hát là, khe thanh 
làm động tác khép lại để chắn hơi, khi hơi thở đẩy lên buộc nó phải mở ra, hơi thở đi qua, 
* Email: locthanhnhac@gmail.com 
88 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 87-92 
nó lại khép lại, hiện tượng đó diễn ra liên tục trong quá trình ca hát. Đó gọi là nguyên lý của 
“hiệu ứng Bernoulli” 
 Tuy nhiên, để hát các nốt cao thì phải tăng cường luồng hơi mạnh để tăng lực đẩy hơi 
và lượng hơi tiêu hao sẽ nhiều lên, bắt buộc các cơ hô hấp phải tích cực hoạt động để có hơi 
thở sâu hơn. 
3.1. Phƣơng pháp mở rộng âm vực giọng hát nam 
 Có thể chia quá trình luyện tập để hình thành và phát triển, mở rộng âm vực giọng hát 
của sinh viên ngành sư phạm âm nhạc làm hai giai đoạn. 
 Giai đoạn đầu kéo dài khoảng 3 – 4 học kỳ đầu tiên ( tùy theo đối tượng sinh viên là 
cao đẳng hay đại học sư phạm âm nhạc). 
 Về cấu trúc âm khu giọng hát nam, âm khu ngực rộng khoảng từ quãng 10 đến quãng 
12, nên việc luyện tập cho giọng hát nam nên bắt đầu từ âm khu giọng ngực, cần rèn luyện 
đạt những yêu cầu cơ bản sau để làm cơ sở tốt cho việc mở rộng âm khu giọng hát ở giai 
đoạn sau của quá trình luyện tập: 
 - Cần hát cho tự nhiên mềm mại, tránh gào ở cổ họng, không cứng hàm 
 - Trước mỗi câu hát phải lấy hơi sâu, đầy đủ. Mỗi âm phát ra phải được đặt trên đệm 
 hơi thở, nói cách khác là giọng hát có cơ sở hơi tốt 
 - Tất cả các âm phát ra phải giữ đều âm lượng, vị trí vang phải thống nhất 
 - Cao độ và tiết tấu phải chính xác 
 - Phát âm nhả chữ phải đúng, rõ ràng rành mạch 
 Giai đoạn này có thể luyện tập với các mẫu câu luyện thanh sau đây, mỗi buổi học tùy 
vào số lượng sinh viên, có thể luyện thanh cá nhân hoặc tập thể trong 15 phút. 
 Do đặc điểm lớp học thanh nhạc của sinh viên sư phạm khá đông, mỗi buổi học được bố 
trí 2 đến 3 tiết nên việc hướng dẫn luyện thanh cho từng sinh viên là rất khó, tuy vậy giảng 
viên cũng cần bố trí thời gian thích hợp để có thể luyện thanh cá nhân (vài tuần 1 lần) thì 
mới hiệu quả được. 
 Ở Trường Đại học An Giang, mỗi lớp học thanh nhạc chỉ bố trí tối đa 5 - 6 sinh viên, 
mỗi buổi học từ 2 – 3 tiết nên việc hướng dẫn theo phương pháp này thuận lợi và cho thấy 
hiệu quả rõ rệt. 
 Mẫu luyện thanh 1 
 Nô ô ô Na a a. 
 Mẫu luyện thanh 2 
 Mi i i Ma a a Mi i i i Ma a a 
 Mẫu luyên thanh 3 
 Mi i i Ma a a 
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 87-92 89 
 Và những mẫu luyện thanh khác với độ khó tăng dần, mỗi học kỳ khoảng 2 đến 3 mẫu 
luyện thanh theo tài liệu Hát tập 1 và 2 của PGS, TS Ngô Thị Nam. 
Hướng dẫn luyện tập 
 - Đối với mẫu luyện thanh 1 khi hướng dẫn cần chú ý: hát chậm, đặt tiếng nhẹ ở chân 
răng cửa phía trong của hàm trên, nén hơi nhẹ nhàng từ trên xuống, điểm tựa âm thanh ở 
trung tâm lồng ngực, nguyên âm Ô hơi tối, nguyện âm A sáng, vị trí âm vang thống nhất, 
lấy hơi đúng chỗ và ngân dài hết trường độ nốt cuối cùng. 
 - Mẫu luyện thanh số 2: bắt đầu bằng phách nhẹ, nên đặt tiếng và xác định điểm tựa, 
âm vang chính xác rồi bắt đầu nén hơi mạnh hơn ở phách đầu của ô nhịp thứ 2, lấy hơi đúng 
chổ và ngân dài hết trường độ nốt cuối. 
 - Mẫu luyện thanh số 3: cách hát gần như mẫu luyện thanh 2 
 Giai đoạn sau kéo dài từ 3- 4 học kỳ còn lại. 
 Đây là giai đoạn tập luyện kỹ thuật thanh nhạc khó, phức tạp, gọi là phương pháp kỹ 
thuật hát đóng tiếng. 
 Chỉ có thể luyện tập các bài tập này khi sinh viên đạt được những yêu cầu kỹ thuật của 
giai đoạn đầu: vị trí đặt tiếng, xác định đúng điểm tựa khi đẩy hơi, có cột hơi vững chắc và 
vị trí âm vang thống nhất. 
 Khi hát câu luyện thanh với kỹ thuật đóng tiếng, bộ máy phát thanh sẽ hoạt động với cơ 
chế đặt biệt, có thể hiểu như sau: ở trạng thái bình thường âm thanh ở âm khu tự nhiên vang 
sáng phong phú về âm sắc là do thanh đới khép kín và rung lên hoàn toàn dưới tác động của 
hơi thở; còn âm thanh ở âm khu đầu thường mờ, yếu âm sắc kém là do thanh đới chỉ rung 
lên ở hai mép. Kỹ thuật hát đóng tiếng sẽ giúp giải quyết hạn chế này. 
 Âm thanh của kỹ thuật đóng tiếng được hoạt động với cơ chế: thanh đới hoạt động vừa 
đóng vừa mở nhanh và rung lên toàn phần dưới tác động của hơi thở sâu có điểm tựa. 
 Khi thực hiện hát kỹ thuật đóng tiếng, ranh giới về âm thanh của hai âm khu giọng hát 
nam sẽ biến mất. Bình thường, giọng hát nam khi hát lên tới nốt rê, mi ở quãng tám thứ 2 đã 
thấy khó khăn, âm thanh bị căng cứng, gằn tiếng, nhưng khi sử dụng thành thạo kỹ thuật hát 
đóng tiếng sẽ có thể hát lên tới nốt Fa, Son ở quãng tám thứ hai với âm thanh mềm mại có 
sức bật và giàu tính biểu cảm. Hát với kỹ thuật đóng tiếng ở âm khu cao rất khó và phức 
tạp, đòi hỏi người học phải hiểu về mặt lý thuyết về những hoạt động đặc thù của bộ máy 
phát thanh, của thanh đới và hoàn thiện tốt các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản ở giai đoạn đầu. 
 Các mẫu bài tập luyện thanh kỹ thuật đóng tiếng 
1. 
 A Ô 
 A Ô A 
90 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 87-92 
2. 
 A Ô Y Ô 
 A Ô Y Ô A 
3. 
 A Ô U Ô 
 A Ô U Ô A 
4. 
 A Ô. 
 A Ô A 
 Hướng dẫn luyện tập 
 - Đặt âm thanh ở chân răng cửa phía trong của hàm trên, vị trí âm thanh ổn định 
 - Âm đầu tiên với sắc thái p 
 - Điểm tựa của âm thanh ở trung tâm của lồng ngực, nén hơi đều liên tục, mềm mại, 
 các cơ buông lỏng, ngực hơi ưỡn nhẹ, cảm giác dùng ngực “đỡ” lấy âm thanh 
 - Chuyển từ nguyên âm A sang Ô và Y và U một cách chính xác bằng cách điều 
 khiển độ mở của hàm ếch mềm: nguyên âm A hát mở, nguyên âm Ô, Y , U hát đóng 
 - Mẫu 1, 2, 3 khi hát chuyển các nguyên âm theo đúng trong bài 
 - Mẫu 4 hát lên dần nửa cung, tùy theo từng loại giọng 
 - Giảng viên cần giảng giải kỹ để sinh viên hiểu rồi mới thị phạm 
 - Kết hợp luyện các bài luyện thanh (vocalise) trong từng buổi học 
3.2. Phƣơng pháp mở rộng âm vực giọng hát nữ 
 Giai đoạn đầu của quá trình tập luyện mở rộng âm vực giọng hát nữ thực hiện giống 
như đối với giọng hát nam, giới hạn trong âm khu hỗn hợp của giọng nữ trung, từ nốt Đô - 
Rê ở quãng 8 thứ 2 trở xuống và giới hạn trong âm khu hỗn hợp của giọng nữ cao là từ nốt 
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 87-92 91 
Mi - Fa ở quãng 8 thứ 2 trở xuống. 
 Giai đoạn sau của việc luyện tập mở rộng âm vực giọng hát nữ khác hoàn toàn với 
giọng hát nam. Chính điều này cũng cho thấy việc giảng dạy thanh nhạc ở những lớp sĩ số 
đông (từ 20 đến 30 sinh viên) theo kiểu luyện thanh tập thể thường mang lại kết quả không cao. 
 Như đã trình bày ở trên, ở các giọng hát nữ có 3 âm khu: âm khu ngực, âm khu hỗn 
hợp và âm khu giọng đầu. Âm khu ngực rộng khoảng một quãng 3, trong khi âm khu hỗn 
hợp rộng khoảng một quãng 8, cuối cùng là âm khu cao. Như vậy phần cơ bản của âm vực 
giọng nữ là âm khu hỗn hợp. Có thể nói quá trình mở rộng âm khu giọng hát nữ là quá trình 
hỗn hợp các âm khu và mở rộng âm khu hỗn hợp theo hai chiều đi lên và đi xuống của 
giọng hát. Phương pháp này gọi là hỗn hợp các âm khu giọng hát. 
 Chính vì vậy, sau quá trình luyện tập tốt ở âm khu tự nhiên, chuyển sang giai đoạn mở 
rộng âm vực giọng, ta nên chọn những câu luyện thanh có giai điệu chuyển động từ trên 
xuống dưới để xử lý nốt chuyển giọng của âm khu hỗn hợp và âm khu cao. Cách hát này rất 
có lợi vì sẽ dễ tìm và chuyển được “vị trí cao” của âm thanh xuống âm khu thấp, giúp luyện 
tập chức năng hỗn hợp các âm khu của giọng hát. 
 Các mẫu luyện thanh hỗn hợp âm khu giọng hát nữ 
1. 
2. 
3. 
 Hướng dẫn luyện tập 
 - Đặt âm thanh ở chân răng cửa phía trong của hàm trên, vị trí âm thanh ổn định 
 - Âm đầu tiên với sắc thái p 
 - Điểm tựa của âm thanh ở trung tâm của lồng ngực, nén hơi đều liên tục, mềm mại, 
các các cơ buông lỏng, ngực hơi ưỡn nhẹ, cảm giác dùng ngực “đỡ” lấy âm thanh 
 - Với mẫu 1 cần chú ý nhịp độ vừa phải, bắt đầu với sắc thái p, điều này giúp cho 
việc chuyển từ âm khu này sang âm khu khác của giọng hát thuận lợi, xuất phát từ tính tự 
nhiên thanh quản trong những âm khu khác nhau sẽ hoạt động khác nhau. Bắt đầu với 
cường độ mạnh sẽ làm căng cứng cơ cấu âm khu của thanh quản và gây khó khăn cho việc 
chuyển từ âm khu này sang âm khu khác khi luyện thanh 
92 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 87-92 
 - Mẫu 2 và mẫu 3 cũng bắt đầu với sắc thái p, và nhịp độ nhanh dần 
 - Kết hợp hát các bài luyện thanh (vocalise) sau khi luyện thanh 
 Các mẫu luyện thanh mở rộng âm vực giọng hát nam và nữ giai điệu khá phức tạp, nên 
hướng dẫn sinh viên chép vào phần mềm encore để việc luyện tập thêm ở nhà được thuận lợi. 
4. Kết luận 
 Việc mở rộng giọng hát khi học tập môn thanh nhạc là tiêu chí quan trọng nhất, 
nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra của môn học thanh nhạc đối với sinh viên ngành sư phạm âm 
nhạc. Khi giọng hát được mở rộng, người hát sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc lựa chọn tác 
phẩm khi trình bày, thuận lợi khi xử lý tác phẩm và sẽ mang lại cho người học có giọng hát 
đẹp với âm vực rộng, âm thanh giọng hát có sức bật, phong phú về âm sắc và giàu sức biểu 
cảm. Công việc này phải thực hiện với sự kiên trì, đúng phương pháp bắt đầu từ buổi học 
thanh nhạc đầu tiên 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Concone. G. (1836). Fifty Lesson For Medium Voice - Vocal. Schirmer’s Library of 
 Musical Classics. 
Dương Viết Á. (2000). Ca từ trong âm nhạc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Viện âm nhạc. 
Đức Bằng, Đỗ Mạnh Thường, & Đào Trọng Từ. (1984). Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc 
 thường dùng. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa. 
Hồ Mộ La. (2002). Phương pháp sư phạm thanh nhạc. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. 
Mai Khanh .(1997). Sách học thanh nhạc. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ. 
Nguyễn Trung Kiên. (1998). Phương pháp sư phạm thanh nhạc. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa. 
Nguyễn Trung Kiên. (1982). Phương pháp học hát. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa. 
Vĩnh Long. (1976). Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc. Hà Nội: Viện nghệ thuật. 
Ngô Thị Nam. (2004).Giáo trình hát – tập 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 
Ngô Thị Nam. (2007).Giáo trình hát – tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 
Nguyễn Thị Nhung. (1997). Hình thức và thể loại âm nhạc. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 
Nhiều tác giả. (2008). Tuyển tập Romance. Thành phố Hồ Chí Minh: Thư viện Đại học Sài Gòn. 
Quang Phác. (2006). 100 bài hát Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội. 
 Method of expanding vocal range for music-pedagogy students 
 Tran Dinh Loc*, Ong Huynh Huy Hoang 
 An Giang University, Vietnam National University HCMC 
 *Email: locthanhnhac@gmail.com 
 Received: November 18, 2019; Accepted: June 08, 2020 
Abstract 
 In the process of learning to sing, an important and difficult task of the learner is to 
expand his vocal range. To achieve this goal, it is necessary to practice with the right 
method to homogenize all the colors of the zones, which is, making the voice resound across 
the entire area. This is also an assessment criterion on a well-trained vocal voice. 
 Keywords: Vocal training, vocal expansion, music pedagogy 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_mo_rong_am_vuc_giong_hat_cho_sinh_vien_nganh_su.pdf