Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực

1. Hoạt động cá nhân2. Kết luận.

Sự khác biệt ở trẻ là bình thường, tự nhiên.

- Có trẻ dễ tính, có trẻ khó tính, khó gần.

- Có em mạnh dạn, có em rụt rè, nhút nhát.

- Có em học bằng tai tốt hơn, có em học bằng mắt tốt

hơn, có em lại phải qua thực hành.

- Có em học kiểu “chạy” (rất nhanh), có em học kiểu

“đi bộ” (từ từ, chậm rãi, chắc chắn), có em học kiểu

“nhảy” (mãi chẳng thấy tiến bộ, nhưng rồi cùng với

thời gian cũng đạt được mức bình thường về phát

triển các mặt nhận thức, thể chất,.).

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 1

Trang 1

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 2

Trang 2

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 3

Trang 3

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 4

Trang 4

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 5

Trang 5

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 6

Trang 6

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 7

Trang 7

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 8

Trang 8

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 9

Trang 9

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang baonam 8302
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Biên soạn: Lê Thanh Tùng – CEO JINBE VIETNAM EDU.
Bài giảng điện tử thuộc bản quyền của người viết và của Tổ chức Giáo dục Jinbe Việt Nam.
Chương trình được biên soạn dựa trên nền của Tài liệu PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Của Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng 
lấy trẻ em làm trung tâm).
2NỘI DUNG BÀI HỌC
MỤC TIÊU
KHÓA TẬP HUẤN
01
Giới thiệu một số kiến thức và kỹ năng cơ bản của phương
pháp kỷ luật tích cực để tập huấn viên tiến hành tập huấn
cho người lớn, ví dụ như cha mẹ, giáo viên, những người làm
việc với trẻ em nói chung.
Tăng cường hiểu biết về phương pháp giáo dục kỉ luật tích
cực và đặc điểm phát triển của HS.
02
Hỗ trợ GV thực hiện các biện pháp, vận dụng phương pháp
giáo dục kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục HS.
Giúp giáo viên xây dựng và triển khai Kế hoạch Giáo dục Kỷ
luật tích cực cho năm học 2021 – 2022, ứng dụng xây dựng
nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp; môi trường trường học An
toàn - Thân thiện - Hiệu quả.
NGÀY 1 NGÀY 2 NGÀY 3,4
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Buổi sáng: 
PHẦN 1: 
HIỂU TRẺ VÀ HIỂU MÌNH 
Từ 7:30 – 8:00 Mở đầu 
Từ 8:00 – 9:15 Một số đặc điểm phát triển của trẻ 
Từ 9:15 – 10:00 Một số nhu cầu cơ bản của trẻ 
Từ 10:00 – 10:15 Giải lao 
Từ 10:15 – 11:00 
Tại sao trẻ “hư” và phản ứng của người 
lớn 
Từ 11:00 – 1:30 Nghỉ trưa 
Buổi chiều: 
PHẦN 2: 
MỘT SỐ CÁCH KỶ LUẬT KHÔNG 
PHÙ HỢP 
Từ 1:30 – 1:45 Khởi động 
Từ 1:45 – 2:45 Trừng phạt, các hình thức trừng phạt 
Từ 2:45 – 3:30 
Tại sao trừng phạt không hiệu quả và 
có hại? 
Từ 3:30 – 3:45 Giải lao 
Từ 3:45 – 5:00 
Tại sao không hiệu quả nhưng người 
lớn vẫn dùng? 
Buổi sáng: 
PHẦN 3: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN 
CỦA TRẺ EM. NHỮNG QUY 
ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ TRẺ 
EM 
Từ 7:30 – 9:15 
Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em. 
Bổn phận của trẻ em 
Từ 9:15 – 9:30 Giải lao 
Từ 9:30 – 11:00 
Những quy định pháp luật bảo vệ trẻ 
em 
Từ 11:00 – 1:30 Nghỉ trưa 
Buổi chiều: 
PHẦN 4: CÁCH KỶ LUẬT TRẺ 
MANG TÍNH TÍCH CỰC 
Từ 1:30 – 2:45 Hệ quả tự nhiên và lôgic 
Từ 2:45 – 3:45 
Hình thành, thiết lập nội quy, nề nếp 
kỷ luật trong nhà trường và lớp học. 
Từ 3:55 – 4:00 Giải lao 
Từ 4:00 – 5:00 Kỹ thuật: Thời gian tạm lắng 
Buổi sáng: PHẦN 5: LẮNG NGHE TÍCH CỰC 
Từ 7:30 – 8:15 
Lắng nghe tích cực và tầm quan trọng của lắng 
nghe tích cực? 
Từ 9:15 – 9:30 Rào cản lắng nghe tích cực 
Từ 9:30 – 10:15 Giải lao 
Từ 10:15 –11:00 
4 bước lắng nghe tích cực giúp trẻ khi gặp khó 
khăn 
Từ 11:00 - 1:30 Lắng nghe tích cực và giải quyết bất hoà 
Buổi sáng: PHẦN 6: KHÍCH LỆ 
Từ 1:30 – 3:00 
Lắng nghe tích cực và giải quyết bất hoà 
5 quy tắc củng cố hành vi tích cực 
Từ 3:00 – 3:15 Giải lao 
Từ 3:15 – 4:00 Sự khác nhau giữa khen thưởng và khích lệ 
Từ 4:00 – 5: 00 Thực hành một số kỹ năng khích lệ 
NGÀY 4 - PHẦN 7: CHẾ NGỰ CĂNG THẲNG VÀ TỨC GIẬN 
Từ 7:30 – 8:45 Sự căng thẳng và cách thức giảm căng thẳng 
Từ 8:45 – 9:00 Giải lao 
Từ 9:00 – 10:30 
Tức giận, cách thức đề phòng, kiềm chế tức 
giận 
Từ 10:30 – 11:00 Đánh giá, chia sẻ. Kết thúc khoá học 
HIỂU MÌNH – HIỂU TRẺ
PHẦN I
Biên soạn: Lê Thanh Tùng – CEO JINBE VIETNAM EDU. Bài giảng điện tử thuộc bản quyền của người viết và của Tổ chức Giáo dục Jinbe Việt Nam.
Chương trình được biên soạn dựa trên nền của Tài liệu PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC Của Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Tổ chức phi chính phủ quốc tế
phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm).
MỤC TIÊU
1. Một số đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ từ 0 đến dưới 18 tuổi, đặc biệt là những đặc điểm liên quan đến 
cách thức giáo dục trẻ của người lớn.
2. Một số nhu cầu tâm lý – xã hội cơ bản của trẻ và thái độ, hành vi của người lớn giúp đáp ứng các nhu cầu đó.
3. Nguyên nhân trẻ “hư” hay có hành vi tiêu cực và cách ứng xử của người lớn trong các trường hợp đó.
Giúp học viên hiểu:
6PHẦN I. HIỂU MÌNH HIỂU TRẺ
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
01 HOẠT ĐỘNG 1
Khám phá sự phát
triển của trẻ
02 HOẠT ĐỘNG 2
Chúng ta giống hay 
khác nhau?
03 HOẠT ĐỘNG 3
Trẻ em khác biệt có bình
thường và tự nhiên không?
04 HOẠT ĐỘNG 4
Trở về tuổi thơ để hiểu
nhu cầu của trẻ.
Đáp ứng nhu cầu của trẻ
05 HOẠT ĐỘNG 6
Trẻ hư & cảm xúc của
người lớn
1. Đọc tài liệu: “Bạn nuôi dạy
con theo cách nào?”. Thảo 
luận, chia sẻ các phong cách
dạy trẻ
2. Tổng kết, kiến
thức cần ghi nhớ.
1. Thảo luận, chia sẻ các các khía
cạnh phát triển của trẻ theo 6 
nhóm tuổi.
2. Tổng kết, kiến thức cần ghi nhớ.
1. Suy nghĩ nhanh và chia sẻ: 
Tôi là ai? Tôi có bản sao nào
khác tôi không?
2. Tổng kết, kiến thức cần ghi
nhớ.
1. Nghe nhạc, thư giãn. Hình 
dung về tuổi thơ với những kỷ 
niệm vui buồn, những thời 
điểm hạnh phúc hay khó khăn.
2. Thảo luận, chia sẻ cách đáp
ứng nhu cầu của trẻ.
3. Tổng kết.
1. Thảo luận các tình huống
về trẻ hư
2. Thảo luận, chia sẻ.
3. Tổng kết.
HOẠT ĐỘNG 1 – KHÁM PHÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
1. Thảo luận
1. Lớp học chia thành 3 nhóm:
• Nhóm 0-6 tuổi (mầm non),
• Nhóm 6-12 tuổi (tiểu học, trung học cơ sở),
• Nhóm 12-18 tuổi (mới lớn, tuổi teen – thanh
thiếu niên).
2. Mỗi nhóm thảo luận và ghi ra giấy A0
những đặc điểm phát triển của từng nhóm
tuổi nói trên theo 4 khía cạnh (xem hình 1).
3. Sau đó mời từng nhóm lên trình bày.
0-1
Trẻ tin tưởng cha mẹ hoặc những người
chăm sóc trẻ như ông, bà.
Hình thành sự gắn bó an toàn, phải nhận
được sự yêu thương, chăm sóc, tương tác.
1-3
Trẻ có nhiều hành vi người lớn coi là “hư”, ví dụ, trẻ
muốn sờ mó để khám phá mọi thứ trong tầm tay,
hoặc có những cơn bốc đồng, tức giận không kiểm
soát được.
Lưu ý là các quy tắc, nề nếp (rõ ràng, đơn giản và có
ích cho trẻ).
3-6
Trẻ thích khám phá thế giới tự nhiên và xã hội, thích 
bắt chước. Vì vậy, trẻ có thể gây ra nhiều lỗi như làm 
đổ, vỡ, làm hỏng thứ gì đó.
Thời điểm này rất nhạy cảm với trẻ nếu trẻ bị trừng 
phạt khi mắc lỗi. Việc đánh mắng khi trẻ mắc lỗi trong 
lứa tuổi này dễ gây tổn thương cho trẻ.
6-12
Ở lứa tuổi này, trẻ đang tập thích nghi với trường học. Nếu bị
phạt khi mắc lỗi trẻ dễ thu mình, cảm thấy không an toàn, có
thể giảm hứng thú, động cơ học tập hoặc thậm chí không muốn
đi học.
Giai đoạn này trẻ vẫn rất nhạy cảm với việc bị trừng phạt khi
mắc lỗi.
2. Kết luận
12-18
Hoóc môn thay đổi, tâm trạng của
trẻ hay thay đổi. Trẻ có thể trở nên
bướng bỉnh, nổi loạn, chống đối.
Trẻ muốn được tin tưởng để có thể
đưa ra những quyết định đúng đắn.
HOẠT ĐỘNG 2 – CHÚNG TA GIỐNG HAY KHÁC NHAU?
Yêu cầu:
1. Học viên đọc Tài liệu phát tay “Bạn nuôi dạy con
theo cách nào?”.
2. Tự đọc, trao đổi với người bên cạnh khoảng 3
phút rồi quyết định xem mình thường sử dụng
phong cách giáo dục trẻ kiểu nào là chủ yếu:
- (1) Độc đoán, gia trưởng;
- (2) Nuông chiều;
- (3) Tôn trọng, tích cực.
3. Khó khăn khi xác định xem mình thuộc nhóm
nào. Nếu có ai khó khăn thì tại sao?
HOLA
1. Hoạt động cá nhân
2. Kết luận.
Trong thực tế, mỗi người đều dùng một chút
phong cách này và một chút phong cách khác
tùy từng tình huống.
Sử dụng phong cách tích cực (khác với 2
phong cách không tích cực còn lại) tuy không
dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi nhưng rất tốt cho
sự phát triển của trẻ và có hiệu quả.
Chúng ta sẽ thảo luận kỹ điều này trong các
Phần sau.
Mỗi phong cách đều có những điểm ưu việt.
Kết hợp hài hoà mỗi phong cách trong mỗi tình huống cụ thể mới đem lại hiệu quả
giáo dục cao.
HOẠT ĐỘNG 3 – TRẺ EM KHÁC BIỆT CÓ BÌNH THƯỜNG VÀ TỰ NHIÊN KHÔNG?
HELLO!
Suy nghĩ nhanh và Chia sẻ
1. Hãy xem trong lớp có ai giống hệt mình về mọi
mặt (từ ngoại hình đến nhu cầu, sở thích, tính
cách...) hay không?
2. Trong gia đình cùng cha mẹ và cùng một môi
trường nuôi dưỡng liệu 2, 3 người con có giống
nhau hay cũng khác nhau (về cân nặng, quá
trình phát triển, tốc độ phát triển,...)?
3. Trong lớp học của các thầy cô giáo có các học
sinh giống nhau về sở thích, tính cách không?
4. Vì sao?
1. Hoạt động cá nhân
2. Kết luận.
Sự khác biệt ở trẻ là bình thường, tự nhiên.
- Có trẻ dễ tính, có trẻ khó tính, khó gần.
- Có em mạnh dạn, có em rụt rè, nhút nhát.
- Có em học bằng tai tốt hơn, có em học bằng mắt tốt
hơn, có em lại phải qua thực hành.
- Có em học kiểu “chạy” (rất nhanh), có em học kiểu
“đi bộ” (từ từ, chậm rãi, chắc chắn), có em học kiểu
“nhảy” (mãi chẳng thấy tiến bộ, nhưng rồi cùng với
thời gian cũng đạt được mức bình thường về phát
triển các mặt nhận thức, thể chất,...).
Chấp nhận sự khác biệt của trẻ là cách
Để người lớn quyết định phương pháp giáo dục tích cực
HOẠT ĐỘNG 4 – TRỞ VỀ VỚI TUỔI THƠ ĐỂ HIỂU NHU CẦU CỦA TRẺ
1. Thư giãn và suy ngẫm
“Hồi đó bạn muốn được người lớn (ở nhà
và ở trường, ngoài xã hội) đối xử như thế
nào?”
• 2 người ngồi cạnh nhau trao đổi, chia sẻ
những điều họ nghĩ và đã trải qua,
những kỷ niệm vui buồn đã có trong mối
quan hệ với người lớn.
• Bạn có thể liệt kê hết lên bảng những
mong muốn tuổi thơ của họ (như được
cha mẹ chiều chuộng, thầy cô lắng
nghe...).
2. Thảo luận
1. Học viên ngồi thoải mái, thư giãn bằng
cách nghe đoạn nhạc từ bài học.
2. Hình dung trở lại tuổi của mình với
những kỷ niệm vui buồn, những thời
điểm hạnh phúc hay khó khăn.
3. Kết luận
Ngoài những nhu cầu sinh lý tối thiểu như nhu cầu thở, ăn,
uống, ngủ... để sống, trẻ em còn có các nhu cầu tâm lý – xã
hội rất cần thiết cho sự phát triển của mình.
Trẻ có nhu cầu được:
• An toàn
• Hiểu, thông cảm
• Yêu thương
• Có giá trị
• Tôn trọng
Cha mẹ và thầy cô có thể 
có những thái độ và hành 
vi phù hợp để đáp ứng các 
nhu cầu nói trên của trẻ ở 
nhà và ở trường!!!.
Bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG 5 – ĐÁP ỨNG CÁC NHU CẦU CỦA TRẺ
1. Thảo luận
01 02 03
“Thái độ và hành vi cử chỉ
nào của người lớn (cha 
mẹ, giáo viên) làm cho trẻ
cảm thấy được (1) An toàn, 
(2) Yêu thương, (3) Hiểu, 
thông cảm, (4) Tôn trọng, 
(5) Có giá trị”.
Câu hỏi thảo luận Thực hiện Thảo luận, chia sẻ
Chia lớp làm 5 nhóm, mỗi 
nhóm thảo luận 1 trong 5
nhu cầu cơ bản nói trên. 
Mỗi nhóm thảo luận và liệt 
kê ra tờ giấy A0 ý kiến của 
nhóm. 
Sau đó treo lên bảng và
một người trình bày, chia 
sẻ lại cho cả lớp. Mời mọi 
người đóng góp, bổ sung. 
2. Kết luận
Làm cho trẻ cảm thấy được AN TOÀN
• Cha mẹ, thầy cô cần khoan dung, giúp đỡ trẻ phân biệt đúng sai và
biết cách để lần sau làm cho đúng. Nói cách khác, nên coi lỗi lầm là
nguồn thông tin có ích để giúp trẻ học tập.
• Trong gia đình hoặc ở trường, người lớn cần làm cho trẻ hiểu rõ là
không ai có quyền làm tổn thương người khác và mọi người đều có
quyền được bảo vệ.
• Cha mẹ, thầy cô nên thông cảm và chia sẻ trong quá trình thảo luận
với trẻ và cùng bàn luận với gia đình, nhà trường nhằm giúp trẻ đưa ra
các quyết định tốt hơn.
• Cha mẹ, thầy cô nên kiên định về các chuẩn mực trong cư xử, xử lý
một cách công bằng trong mọi tình huống.
2. Kết luận
Làm cho trẻ cảm thấy được YÊU THƯƠNG
• Cha mẹ, thầy cô nên tạo ra môi trường thân thiện trong gia đình,
trường học để trẻ có thể biểu lộ, thể hiện bản thân, cảm thấy được
yêu thương bởi vì được là chính bản thân mình.
• Cha mẹ, thầy cô nên có cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu
dàng, thân mật, gần gũi; lắng nghe tâm sự của trẻ; tôn trọng ý kiến
của trẻ; động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha;
thể hiện sự ấm áp, quan tâm, tốt bụng, khẳng định các phẩm chất
tốt đẹp ở trẻ; công bằng với mọi trẻ trong gia đình, lớp học, không
phân biệt đối xử.
2. Kết luận
Làm cho trẻ cảm thấy được HIỂU, THÔNG CẢM
• Lắng nghe trẻ.
• Tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt ý nghĩ và bộc lộ cảm xúc.
• Cho trẻ điều kiện, cơ hội để chấp nhận và trả lời các câu hỏi của
trẻ một cách rõ ràng.
• Cởi mở, linh hoạt.
• Hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn phát triển.
2. Kết luận
Làm cho trẻ cảm thấy CÓ GIÁ TRỊ
• Luôn tiếp nhận các ý kiến của trẻ.
• Lắng nghe trẻ nói.
• Tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những khả năng của mình. 
• Hưởng ứng các ý tưởng hợp lý của trẻ. 
• Nếu trẻ mắc lỗi thì chú ý đến hành vi. Không đồng nhất hành vi tiêu cực với 
nhân cách, con người của trẻ. 
Ví dụ, nếu trẻ làm vỡ lọ hoa do mải chơi thì không nên mắng trẻ là “đồ hậu đậu, 
chẳng làm nên trò trống gì cả.” 
2. Kết luận
Làm cho trẻ cảm thấy được TÔN TRỌNG
• Lắng nghe trẻ một cách quan tâm, chăm chú.
• Dành thời gian để nhận ra các cảm xúc của trẻ.
• Cùng trẻ thiết lập nội quy trong gia đình, lớp học cho các hoạt động. 
• Tạo giới hạn và bình tĩnh khi trẻ vi phạm nội quy. 
• Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói của mình hài hòa trong gia đình, lớp
học tạo bầu không khí tôn trọng. Tuỳ theo tình huống, có lúc giọng nói thể
hiện sự quan tâm, phấn khởi, khích lệ, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm 
khắc. 
HOẠT ĐỘNG 6 – TRẺ HƯ, CẢM XÚC CỦA NGƯỜI LỚN
1. Thảo luận
01 02 03
Tình huống Câu hỏi thảo luận Thảo luận, chia sẻ
Chia lớp thành các nhóm nhỏ (Mỗi
nhóm 5 người), mỗi nhóm thảo luận 1
trong 2 tình huống nêu trên).
Đại diện mỗi nhóm chia sẻ lại kết quả
thảo luận của nhóm.
Các ý kiến về mục đích của trẻ trong
trường hợp đang thảo luận có thể qui
về một trong 4 mục đích sai lệch:
1. Thu hút sự chú ý
2. Trả đũa
3. Thể hiện quyền lực
4. Thể hiện sự không thích hợp
1. Theo bạn, hành vi của Hưng nhằm
mục đích gì?
2. Nếu là cô giáo/bố mẹ, bạn cảm
thấy thế nào?
3. Bạn sẽ phản ứng ra sao trước tình
huống đó?
2. Kết luận
01 - Tại sao phải tìm hiểu mục đích hành vi sai lêch của trẻ?
Khi trẻ ngoan thì mọi chuyện đều ổn, nhưng khi trẻ hư và có vấn đề về hành vi thì người lớn bắt đầu
lo lắng và sau đó nhiều người dùng các biện pháp mạnh để thay đổi hành vi không mong muốn.
Người lớn cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của trẻ để hiểu được tại sao trẻ lại làm như
vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả.
02 - Mục đích hành vi tiêu cực của trẻ ở nhà, ở nhà trường
Thu hút sự chú ý của cô giáo, bạn bè, làm cho cô giáo bận bịu với mình (gây sự chú ý).
Cho cô thấy một điều “trong lớp, em có thể làm bất cứ điều gì em muốn” (thể hiện quyền lực,
chứng tỏ bản thân).
Cảm thấy bị tổn thương và muốn “gỡ hoà” với cô hoặc với bạn (muốn trả đũa, trả thù).
Cảm thấy không thể làm được bài, thấy quá sức, thấy đằng nào cũng thế, nên không muốn thử
hoặc cũng có khi bài quá dễ, quá buồn chán (thấy không thích hợp, muốn né tránh thất bại).
2. Kết luận
04 – Thái độ và ứng xử của người lớn.
• Khi gặp hành vi của trẻ (giống như của Hưng trong ví dụ trên đây) người lớn dùng nhiều
phương pháp kỷ luật khác nhau, có thể tích cực, có thể tiêu cực.
• Lưu ý rằng, cả 4 dạng hành vi của trẻ trình bày ở trên đều có xu hướng dẫn tới việc người
lớn đánh, mắng, phạt trẻ về thể chất hoặc tinh thần.
• Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, người lớn nên cố gắng bình tĩnh, hiểu trẻ,
tôn trọng trẻ và dùng các cách sau để giải quyết:
- Các phương pháp kỷ luật tích cực (Phần 4),
- Lắng nghe tích cực (Phần 5),
- Khích lệ (Phần 6),
- Kiềm chế bản thân (Phần 7) để giải quyết.
2. Kết luận
05 – NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ khi trẻ có hành vi NHẰM THU HÚT SỰ CHÚ Ý.
• Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của trẻ khi có thể, chủ động chú ý
đến trẻ vào lúc khác, những lúc phù hợp và dễ chịu hơn.
• Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì.
• Hướng trẻ vào hành vi có ích hơn.
• Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho trẻ lựa chọn có giới hạn
(Phần 4).
• Dùng hệ quả lôgíc (Phần 4).
• Lập nội quy hay lịch trình mà người lớn sẽ thường xuyên dành thời gian cho
trẻ (Phần 4)
2. Kết luận
05 – NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ khi trẻ có hành vi THỂ HIỆN QUYỀN LỰC.
• Kiên nhẫn. Rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh dùng các
hình thức trừng phạt trẻ.
• Duy trì tâm lý bình thường trong khi chờ đợi trẻ nguôi dần.
• Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ trẻ (Phần 6).
• Tâm sự riêng với trẻ để giải quyết khó khăn.
• Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho trẻ thấy trẻ được yêu thương, tôn trọng
(Phần 6).
2. Kết luận
05 – NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ khi trẻ có hành vi nhằm TRẢ ĐŨA.
• Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để trẻ nguôi
dần. (cãi nhau phải có ít nhất 2 người!).
• Sử dụng các bước khuyến khích trẻ hợp tác (hiểu cảm xúc của trẻ, thể hiện
mình hiểu cảm xúc đó, chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó, cùng
nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai (Phần 5).
• Giúp trẻ thấy có thể sử dụng sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực.
Hãy nhớ rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm trẻ mong
muốn có “quyền lực” hơn.
• Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải bạn sẽ bắt trẻ làm
2. Kết luận
05 – NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ khi trẻ có hành vi nhằm THỂ HIỆN SỰ KHÔNG
THÍCH HỢP.
• Không phê phán, chê bai trẻ.
• Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho trẻ, đặc biệt về học tập.
• Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để trẻ có thể đạt thành công ban đầu.
• Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của trẻ (Phần 6).
• Không thể hiện thương hại, không đầu hàng.
• Dành thời gian thường xuyên cho trẻ, giúp trẻ.
LÊ THANH TÙNG
VIỆN TƯ VẤN QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 
JINBE VIỆT NAM
Thank you for watching!
[Email] Lethanhtung.hn2@gmail.com 
[Tell] 0968.874.838 
[Bank] MB Bank: 0914.874.838 – LE THANH TÙNG
Bạn muốn Nhận bài PPT và tài liệu liên quan?
- Tham gia nhóm Zalo “PP Giáo dục Kỷ luật tích cực”
- Ủng hộ tác giả: 20k bằng cách chuyển vào só TK
được niêm yết bên trái.

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_giao_duc_ky_luat_tich_cuc.pdf