Phụ âm đầu "X" với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân

Bài viết này được ra đời không phải từ mục tiêu truy nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt mà ý tứ nảy sinh từ quá trình khảo sát phương ngữ Thanh Hóa và đặc biệt, tại một đảo thổ ngữ của nó [21, 22]. Khi thu thập biến thể địa phương của phụ âm / s / (X) ở đây, chúng tôi thấy nổi lên ba điểm:

i. Đại bộ phận những từ ngữ chứa phụ âm X được thể hiện như trong tiếng Việt toàn dân. Tức là, X có đủ các tiêu chí hiện đại “xát, đầu lưỡi bẹt, vô thanh” [23, 163]. Hơn nữa, tất cả các từ ngữ chứa S đều bị đồng quy về X như trong phương ngữ Bắc Bộ (ví dụ: sâu sắc > xâu xắc, sáng sủa > xáng xủa ).

ii. Có lưu tích / c / (CH) được duy trì qua hai trường hợp: (ngồi) xổm < (ngồi) chồm hổm, ngã ngửa < bổ chẩng. Lưu tích này rất phổ biến ở khu vực Bắc Trung Bộ (Khu IV, như cách gọi bấy nay) và là kết quả biến đổi từ */ cʰ / sang X trước khi Việt-Mường tách khỏi nhau [2, 88]. Cũng có lưu tích / l / qua trường hợp xung quanh, chung quanh < lùng quanh. Chúng tôi sẽ còn quay lại với các trường hợp này ở phần sau của bài viết.

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 1

Trang 1

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 2

Trang 2

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 3

Trang 3

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 4

Trang 4

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 5

Trang 5

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 6

Trang 6

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 7

Trang 7

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 8

Trang 8

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 9

Trang 9

Phụ âm đầu X với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 4780
Bạn đang xem tài liệu "Phụ âm đầu "X" với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phụ âm đầu "X" với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân

Phụ âm đầu "X" với diễn biến của những tổ hợp phụ âm tiền thân
Sè 10 (204)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 
1
Ng«n ng÷ häc vµ viÖt ng÷ häc 
phô ©m ®Çu "x" víi diÔn biÕn 
cña nh÷ng tæ hîp phô ©m tiÒn th©n 
THE INITIAL CONSONANT / s / (X) 
AND the EVOLUTION OF ITS former CONSONAl CLUSTERS 
®ç tiÕn th¾ng 
 (Khoa V¨n häc, §HKHXH & NV, §HQG Hµ Néi) 
Abstract 
The starting point of this article is some phenomena in Thanh Hóa dialect. The author 
realizes that there are many vestiges of historical phonetics connected to the initial consonant 
/ s / (x). The author compares these vestiges in some different documents and notices that the 
phoneme / s / of modern Vietnamese language is fusions of */ bl / and */ kl / (or *kh) of 
Common Việt-Mường language. Moreover, many manners of monosyllablization and 
disyllablization of */bl/ was assembled (except compound and reduplication). 
1. Bài viết này được ra đời không phải từ 
mục tiêu truy nguyên hệ thống ngữ âm tiếng 
Việt mà ý tứ nảy sinh từ quá trình khảo sát 
phương ngữ Thanh Hóa và đặc biệt, tại một 
đảo thổ ngữ của nó [21, 22]. Khi thu thập 
biến thể địa phương của phụ âm / s / (X) ở 
đây, chúng tôi thấy nổi lên ba điểm: 
i. Đại bộ phận những từ ngữ chứa phụ 
âm X được thể hiện như trong tiếng Việt 
toàn dân. Tức là, X có đủ các tiêu chí hiện 
đại “xát, đầu lưỡi bẹt, vô thanh” [23, 163]. 
Hơn nữa, tất cả các từ ngữ chứa S đều bị 
đồng quy về X như trong phương ngữ Bắc 
Bộ (ví dụ: sâu sắc > xâu xắc, sáng sủa > 
xáng xủa). 
ii. Có lưu tích / c / (CH) được duy trì qua 
hai trường hợp: (ngồi) xổm < (ngồi) chồm 
hổm, ngã ngửa < bổ chẩng. Lưu tích này rất 
phổ biến ở khu vực Bắc Trung Bộ (Khu IV, 
như cách gọi bấy nay) và là kết quả biến đổi 
từ */ ch / sang X trước khi Việt-Mường tách 
khỏi nhau [2, 88]. Cũng có lưu tích / l / qua 
trường hợp xung quanh, chunh quanh < 
lùng quanh. Chúng tôi sẽ còn quay lại với 
các trường hợp này ở phần sau của bài viết. 
iii. Bây giờ xới cơm được dùng thay cho 
bới cơm nhưng xới cỏ, xới đất vẫn chưa phổ 
dụng mà thay vào đó là xáo cỏ, xáo đất; còn 
bới ‘để tìm’ thì giống ngôn ngữ toàn dân và 
có khi là bươi. Người ta cũng chỉ dùng xù, 
xù đầu mà không dùng bù, bù đầu... Trong 
tiếng Việt hiện đại, ta thấy có cả từ xới và 
bới (xới đất, bới đất, đào bới, cày xới), có 
cả từ xù và bù (xù đầu, bù đầu, bù xù) với 
những nét nghĩa khác nhau chút ít. Đây là 
điều bình thường vì “ những điểm mạnh 
của từng phương ngữ có thể góp phần vào 
ngôn ngữ toàn dân, cũng như để giúp cho 
các phương ngữ nhích lại ngôn ngữ toàn dân 
theo con đường ngắn nhất, phù hợp với cấu 
trúc nội bộ của từng phương ngữ” [3, 55]. 
 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 10 (204)-2012 2
Sự tồn tại của các cặp từ tương ứng như trên 
khiến chúng tôi có nghi vấn là liệu sự tương 
ứng B ~ X chỉ là hiện tượng riêng của tiếng 
Thanh Hóa hay là chung cho mọi miền và 
có phải là một diễn biến chung mang tính 
lịch sử? 
2. Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi 
nương theo phương pháp lai nguyên của cố 
học giả Nguyễn Tài Cẩn trong Giáo trình 
lịch sử ngữ âm tiếng Việt, sơ thảo (1995). 
Qua đó, tình hình ngữ liệu thu được là như 
sau. 
i. Từ điển từ Việt cổ (2001) của Nguyễn 
Ngọc San và Đinh Văn Thiện có ban với 
tương ứng là san trong loạt kết hợp ban đất, 
ban nền, ban mả, ban đường, ban bằng; xẻn 
lẻn với nghĩa ‘nhút nhát, bối rối’ [19]. 
ii. Dictionarium Anamtico Latinum 
(1838) của Taberd AJ. L có các mục từ liên 
quan: ban, ban đất ; bới, bới cơm, bới đất, 
bới mẳ; xới, xới lên, xới cơm; xởi, đất xởi; 
bờm, bờm xờm [20]. 
iii. Tự vị Annam – Latinh (1772-1773) 
của Béhaine P. P. de – Bỉ Nhu Bá Đa Lộc 
thu thập bài xài: quần áo, đầu tóc xốc xếch; 
ban, ban đất: san bằng; bới: vạch ra; bới lá: 
vạch lá; bới cơm: xới cơm; bới mả: đào xác 
lên; xới: dùng dụng cụ lật lên (đất, cơm 
v.v để không dính), xới cơm, xới lên; xởi, 
đất xởi: đất vụn; bạt: cắt bỏ; bờm (ngựa), 
bờm xờm; xẩng trời [1]. 
iv. Từ điển Việt - Bồ – La (1651) của 
Rhodes A. de chưa có bới nhưng đã có bơi 
tương đương. Ở đây bơi được dịch giải là 
“bới, đào”, bơi mò là “bới đào mồ mả”. 
Đồng thời, mục xới cơm với dịch giải là 
“đảo cơm để khỏi đóng cục” cũng được thu 
thập [18]. 
v. Từ điển Mường – Việt (2002, Nguyễn 
Văn Khang chủ biên) ghi nhận dấu tích “p” 
~ “x” trong tiếng Mường, tương tự “b” ~ “x 
hay “s” tiếng Việt: pỡi: bới (pỡi cơm, pỡi 
bóc..); xởi: xới (xởi cơm) [9]. 
vi. Từ điển phương ngữ tiếng Việt (2009, 
Phạm Văn Hảo chủ biên [8]) cung cấp một 
loạt từ ngữ rất có ích cho công việc của 
chúng tôi. Xin kể kể ra đây một số trường 
hợp: ban: san cho bằng phẳng; báng: sắn 
(trường hợp này cần tìm hiểu thêm nhưng 
lưu ý là từ điển của Béhaine P. P. de có mục 
bột báng: ‘thứ bột Ấn độ gọi là sagu’); bà 
xòa: lòa xòa, bù xù; bã xõa: lõa xõa; bẳn: 
xắn quần; bẩng, bẩng sáng ~ xẩng nắng, 
bẫng = hẫng; bệ sệ, bề sề, bè sè: có hình 
dáng thấp, xòe rộng ra; bớ: sờ; bời xời: tơi 
tả; bự xộn: khá to; bới cơm: xới cơm; xộn: 
bừa bãi, lộn xộn; lớn xộn: khá lớn; xẻn lẻn: 
b ... gian như: BL > 
TR/CH > GI/D, vd: blun > trùn > giun; BL 
> D > NH, vd: blũ > dúng > nhúng; BL > X 
> TH, vd: blài > xoải > thoải. Nhưng, như 
trên đã nói, việc giải thích cho lối đi, thời 
gian của các dạng trung gian là không dễ. 
Vả lại, có những trường hợp rất khó tìm 
dạng trung gian, như xới, xù, xõa, san (2) 
Như vậy, tình hình đã trở nên quá phức tạp 
và rắc rối song vẫn nằm trong khuôn khổ 
của phương thức biến đổi thứ tư mà 
Maspéro H. đã trù liệu: hai ba tổ hợp có 
thể nhập vào nhau để biến đổi [x. 13]. 
Hai kiểu Hòa đúc 5 và 6 có thể giúp 
chúng ta giải thích sự tồn tại của cách phát 
âm T, TH tương đương TR, S/X và ngược 
lại ở một số địa phương ven biển Thanh 
Hóa, Nam Định, Thái Bình (có câu nói vui: 
Con tâu tắng đứng bờ te đêm thao tháng – 
con trâu trắng đứng bờ tre đêm sao sáng). 
Nó cũng có thể giúp chúng ta hiểu thêm về 
trường hợp tâng/tưng (hửng). Đây có thể là 
một kiểu hòa đúc khác từ CHH hoặc là một 
dạng “lẫn” của BL và CHH, kể cả TL (ở Từ 
điển Việt – Bồ – La đã có hiện tượng “lẫn” 
BL với TL: có blái, blọn, blan, blang 
nhưng cũng có tlái, tlọn, tlan, tlang để cùng 
đưa đến trái, trọn, bàn, trăng. Đó là chưa 
kể, khi đối chiếu với tiếng Thà Vựng để tái 
lập quá khứ xa hơn nữa, Nguyễn Tài Cẩn 
còn phát hiện nguồn gốc T, TH của X tiếng 
Việt ở một số từ, bên cạnh nguồn chính là 
CHH [2, 88]. 
Cần phải nói thêm rằng, cách ghi của 
Rhodes A. de cho thấy sự tranh chấp không 
chỉ giữa BL với TL mà còn giữa BL với B, 
L, X. Chẳng hạn, bên cạnh blẹt lại có liẹt / 
liệt; bên cạnh blả tăóc lại có bói tăóc (búi 
tóc), xớp tóc; không có “blơi” nhưng đã có 
bơi (bới); vừa có blan , vừa có bàn; vừa có 
bơi (bới), vừa có xới Đặc biệt, nó còn cho 
thấy một ngữ lực mạnh mẽ của của tiếng 
Việt qua trường hợp kéo các từ đơn tiết của 
Hán (bàn, bại, liệt) vào cấu trúc C1C2VC. 
Chúng tôi nghĩ, các nghi vấn về sen, sáp, 
sức trở thành có tổ hợp âm đầu mà Nguyễn 
Tài Cẩn nêu ra cũng có thể được giải thích 
bằng sự “nhập làn” thú vị này [2, 114]. 
Niên đại của BL không dừng lại ở thế kỉ 
17. Trong Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân 
trọng kinh, một văn bản Nôm thuộc loại cổ 
nhất (thế kỉ 11 – 12) có ba lần từ bới xuất 
hiện. Điều đáng nói ở đây là bới vẫn còn 
dạng BL hay song tiết nên chữ Nôm viết 
bằng ba + lai [15, 59]. 
Rõ ràng quá trình biến đổi của một âm là 
lâu dài và rối rắm nhưng không thể phủ 
nhận một điều rằng tuy B có “tuổi đời” cao 
hơn X nhưng không trực tiếp biến đổi thành 
X. Đến đây đã có thể nêu nhận xét rằng: 
Ngoài nguồn gốc CHH, X còn là sản phẩm 
của quá trình hòa đúc tổ hợp phụ âm BL 
trong quá khứ. 
5. Quá trình biến đổi từ tổ hợp C1C2, cụ 
thể là từ tổ hợp BL đến X mà chúng tôi trình 
bày như trên có thể gọi là xu hướng đơn tiết 
hóa. Vẫn còn một xu hướng phát triển quan 
trọng không kém xảy ra đối với tổ hợp này 
là song tiết hóa. 
Hiện tượng song tiết hay bán song tiết 
vốn là một dạng khởi thủy của tiếng Việt từ 
giai đoạn Proto Việt-Mường trở về trước, 
sau đó biến đổi thành đơn tiết [5, 322] mà 
nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với các 
ngôn ngữ đơn tiết (Tày-Thái, Hán). Khi đã 
trở thành đơn tiết, lại nảy sinh sự “tái cấu 
trúc” song tiết theo nhiều phương thức khác 
Sè 10 (204)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 
7
nhau để làm giàu kho từ vựng, đáp ứng nhu 
cầu giao tiếp và tư duy ngày một phức tạp. 
Có hai phương thức “kinh điển” dễ dàng 
nhận ra là ghép nghĩa (vd: đào bới, bới đào, 
phù sũng, bại liệt) và láy âm (vd: bồm 
bộp, xôm xốp, chồm chồm, lờ lờ, mờ mờ, 
nhờ nhờ) từ các tiếng đã được đơn tiết 
hóa. Cũng còn rất nhiều điều cần thảo luận 
về Ghép và Láy nhưng không phải đối 
tượng của bài này. Ở đây, chúng tôi nói về 
các phương thức song tiết hóa khác. 
Trên đường đơn tiết hóa đến dạng CVC 
hiện nay, như đã biết, lại có thể có “quá độ” 
hay song hành với dạng C1C2VC, một dạng 
có số lượng từ lớn nhất thời Proto Việt-
Chứt [2, 240]. Chính dạng này đã tạo điều 
kiện hết sức thuận lợi để song tiết hóa mà có 
thể chưa cần đến sự hoàn thiện của đơn 
tiết hóa. Chẳng hạn, mỗi yếu tố của tổ hợp 
phụ âm lại có thể “mở rộng” thành âm tiết 
riêng. Đây chính là phương thức thứ 5, âm 
tiết hóa mỗi yếu tố của tổ hợp mà Maspéro 
H. đã nêu [13]. Nhưng đó mới chỉ là 
phương thức chung. Thực tế còn nhiều 
phương thúc cụ thể, như dưới đây chúng tôi 
giải trình. 
Hiểu thấu ý tưởng của Maspéro H. và 
hướng đề xuất của Vũ Đức Nghiệu, Trần 
Trọng Dương đã rất thành công trong việc lí 
giải những câu thơ sáu chữ chen lẫn thể thất 
ngôn của Nguyễn Trãi bằng thao tác phục 
dựng dạng song tiết của cấu trúc C1C2VC 
[6]. Tiếp nối cách xử lí hiệu quả của nhà 
nghiên cứu trẻ này, chúng tôi tập hợp được 
5 phương thức song tiết hóa (ngoài Ghép và 
Láy) từ quan hệ giữa B, X và L với tổ hợp 
BL như sau. 
I. Sản phẩm của phương thức Rụng trước 
– trên đây ghi là (1) – BL > L, hòa kết với 
sản phẩm của phương thức Hòa đúc – trên 
đây ghi là (3) – BL > X, đưa đến kiểu song 
tiết có cấu trúc L – X. Ví dụ: [ blẹt > lệt / lết 
+ blẹt > sệt / xệt ] > lệt sệt / lệt xệt. (Chúng 
tôi dùng thuật ngữ hòa kết ở đây khác với 
hòa kết trong loại hình ngôn ngữ). 
II. Sản phẩm của phương thức Rụng sau 
– (2) – BL > B hòa kết với sản phẩm của 
Hòa đúc – (3) đưa đến kiểu song tiết có cấu 
trúc B – X. Ví dụ: [ blài > bải + blài > xải ] 
> bải xải /bài xài/ bài xoãi/bãi xoãi/ bải 
xoải. 
III. Sản phẩm của phương thức Rụng 
trước – (1) hòa kết với sản phẩm của 
phương thức Rụng sau – (2) đưa đến kiểu 
song tiết có cấu trúc L – B. Ví dụ: [ blẹt > 
lết + blẹt > bết ] > lết bết / lệt bệt. Lưu ý là 
ở phương thức này, trật tự của tổ hợp BL đã 
bị đảo thành L – B. 
IV. Chắp vần: lấy toàn bộ vần của âm tiết 
chính chắp vào yếu tố đầu của tổ hợp âm 
tiết, ví dụ: thòng lọng, thung lũng, thuồng 
luồng [6]. Trật tự BL ở phương thức này 
vẫn được giữ để đưa đến kiểu song tiết B – 
L như bẽn lẽn. 
V. Âm tiết hóa C1 như *mlem > ma lem, 
*mlanh > ma lanh, *blap > ba láp, *bkâu > 
bồ câu (ví dụ của Trần Trọng Dương, Vũ 
Đức Nghiệu [6]. Chúng tôi nghĩ rằng, có thể 
ở BL cũng có phương thức V như bồ liễu 
(cây thuỷ dương), bồ lao, bò lao (cái 
chuông) [11, 38]. 
Có thể theo dõi 5 phương thức hòa kết từ 
BL trong bảng dưới đây (3). (Chúng tôi cũng 
nêu thêm vài trường hợp được hòa kết từ 
CHH, TH). 
Tổ hợp phụ 
âm 
I = (1) + (3) 
L – X 
II = (2) + (3) 
B - X 
III = (1) + 
(2) 
L – B 
IV: Chắp 
vần C1 
B – L 
V: Âm tiết 
hóa C1 
B – L 
Blả Lòa xòa Bà xòa / bã xõa 
Blài Bải xoải 
Blẹt Lệt xệt/lệt Bệt sệt/bệp xệp Lệt bệt 
 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 10 (204)-2012 8
sệt 
*bl- Lù xù Bù xù 
*bl Lép xẹp Bẹp xẹp Lẹp bẹp 
*bl- Lờm xờm Bờm xờm 
*bl- Bệ sệ / bệ xệ 
*bl- Búa xua 
*bl- Bung xung 
*bl- Bụng xụng 
*bl- Bẻn xẻn Bẽn lẽn 
*bl- Lầm bầm 
*bl- Lang bang 
*bl- Lông bông 
*bl- Lụp xụp 
*bl- Lộn xộn 
*bl- Lăng xăng Băng xăng 
*bl /*pəl Bồ liễu 
*cho m Chồm hổm 
*chəŋ Châng 
hẫng 
*thəŋ Tâng hẩng 
Những phương thức đơn tiết hóa, song 
tiết hóa như vừa trình bày cho thấy một quy 
luật thú vị: Một số âm tiết có phụ âm dầu là 
biến đổi lịch sử của nhau lại có thể hòa kết 
với nhau thành nhiều tổ chức song tiết. 
Nắm được những phương thức này, chúng 
ta có thể xử lí được nhiều vấn đề lâu nay 
còn “tồn đọng” (nguyên nhân tồn tại câu thơ 
Nôm 6 chữ trong thể thất ngôn, lí do của 
hửng (nắng), hẫng (hụt) là những ví dụ). Nó 
cũng có thể có ích cho việc xác định các 
phương thức cấu tạo từ đa tiết, nhất là từ láy 
(chẳng hạn, khi gặp những sự phối âm có 
quy luật hẳn hoi như bù xù, bờm xờm, lệt 
bệt chúng tôi nghĩ đến kiểu “từ láy giả” 
đã xảy ra với kho từ gốc Môn-Khmer [16, 
304], kho từ gốc Hán [14, 181] ). Những 
trường hợp gần gũi giữa tiếng Việt và tiếng 
Khmer cũng có thể tìm được lời giải thích 
từ các phương thức đó (4) 
6. Trong khi khảo sát tiếng Thanh Hóa, 
chúng tôi còn gặp đối ứng / s / ~ / k / (X ~ 
Q) ở trường hợp xoăn ~ quăn và xáng 
(sáng) ~ quang. Nơi đây có lối nói rất nên 
được quan tâm như toóc quăn, con chùn 
quăn (loại giun xoắn mình khi lên khỏi đất), 
đao quằn (dao bị cong); chầư dứt quang 
(trời rất sáng). Có thể coi đây là một chứng 
tích lịch sử vì ngay trong ngôn ngữ toàn 
dân, chúng ta vẫn quan sát được tương ứng 
X ~ Q như xoẹt (lửa ) ~ quẹt (lửa), xoay ~ 
quay, xoắn (đuôi) ~ quắn (đuôi), xoắn xít ~ 
quấn quýt, sắt /xắt (lại) ~ quắt, xánh/sánh ~ 
quánh Trường hợp quá xá , theo logic 
này, quy vào tương ứng X ~ Q thì cũng có 
phần hợp lí. Dù chưa có tương ứng đều đặn 
nhưng nhóm từ chỉ sự ‘không thẳng’ có phụ 
âm đầu Q sau đây cũng gợi cho người bản 
ngữ liên tưởng tới X: (xung) quanh, (dao) 
quắm, quắp (nhau), (lông) quặm, (râu) 
quặp 
Kiểm chứng qua Từ điển Việt – Bồ – La 
chúng tôi thấy có quại, rắn đi quằn quại, có 
quằn quại = quại, có quay, rắn đi quay 
quắt, quay đầu, có quanh nhưng chưa có 
xoăn, xoay [18, 185 – 186]. Điều đó chứng 
tỏ vào thế kỉ 17, X chưa phải là phổ biến 
cho bối cảnh ngữ âm / sw /. Trong từ điển 
này còn trường hợp xuóc rác cùng một 
Sè 10 (204)-2012 ng«n ng÷ & ®êi sèng 
9
nghĩa quét có thể có tương ứng Q ~ X. Đối 
chiếu với tiếng Mường chúng tôi cũng thấy 
chỉ có quăn, quằn, quay mà không thấy 
xoăn, xoắn, xoay [9, 406]. Do đó, hoàn toàn 
có thể xác lập tương ứng Q Mường ~ X 
Việt. Diễn biến ở khối từ Hán Việt, theo 
Nguyễn Tài Cẩn, trong 7 nguồn thượng cổ 
là xuất thân của X ngày nay, cũng có 2 
nguồn có yếu tố *k (cụ thể là *kjh và *khi) 
[2, 300]. Chúng tôi cũng ngờ rằng nhóm từ 
này có nguồn gốc Hán hay Tày-Thái (tiếng 
Tày gọi dao quắm là tao kho, tóc quăn là 
p’ôm kho). 
Còn nữa, Hoàng Thị Châu cho biết vẫn 
có tổ hợp KL ở thế kỉ 18 [theo 14, 317]. 
Nếu vậy, rất có thể diễn ra quá trình Rụng 
sau thành K, Hòa đúc thành X (?). Thậm chí 
Từ điển Hoàng Phê còn thu thập khựng là 
đồng nghĩa với sững, chững. 
Vậy, tuy chưa có nhiều ngữ liệu nhưng 
đã có thể phải ghi nhận thêm một tiền thân 
nữa của phụ âm đầu X tiếng Việt hiện đại là 
một tổ hợp có */ k- / (kl hoặc kh) với niên 
đại chậm nhất là trước khi tiếng Việt và 
tiếng Mường chia tách nhau (Mường giữ lại 
K, Việt hòa đúc thành X trong khi vẫn còn 
K). 
7. Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin tóm 
lược vài điều như sau: 
i. Kho từ ngữ tiếng Việt hiện đại mang 
âm đầu / s / (X) xuất thân từ nhiều nguồn 
khác nhau: a) một số đến thẳng từ */ s / Hán 
thượng cổ; b) một số đến từ Hán thượng cổ 
nhưng qua trung gian */ ɕ / hay */ t’h / (“th 
bật hơi”); c) một số đên từ */ ch / (“ch bật 
hơi”); d) số khác được hòa đúc từ tổ hợp */ 
bl /; số ít hơn có thể được hòa đúc từ tổ hợp 
*/ kl / hay */ kh /. Ba nguồn sau đều có niên 
đại là giai đoạn Việt-Mường Chung. 
ii. Dạng thức C1C2VC có thể được đơn 
tiết hóa theo ba phương thức: Rụng trước, 
Rụng sau và Hòa đúc. / s / (X) là sản phẩm 
của phương thức thứ ba. 
iii. Ngoài phương thức ghép và láy, còn 5 
phương thức song tiết hóa từ dạng thức 
C1C2VC: a) Rụng trước hòa kết với Hòa 
đúc; b) Rụng sau hòa kết với Hòa đúc; c) 
Rụng trước hòa kết với Rụng sau; d) Chắp 
vần vào C1 và e) Âm tiết hóa C1. 
_________________________ 
(1) Nguyễn Tuấn Cường đã chứng minh 
một cách thuyết phục là có cả TR (trắn/ 
trấn) [4]. Đây là kiểu Hòa đúc 2 rất phổ 
biến của BL (blấn > trấn, tương tự như blời 
> trời). Nguyễn Văn Lợi cho rằng thế kỉ 17 
cũng đã có D, GI để ghi các âm “hữu thanh 
thở” [12]. 
(2) Có thể dạng trung gian chỉ xảy ra ở các 
trường hợp “lẫn” giữa BL và TL nhưng điều 
này cần được khảo kĩ hơn bằng cứ liệu chữ 
Nôm, chẳng hạn. 
(3) Đôi khi trật tự các âm tiết trong khuôn 
L – X, B – X, L – B có thể đảo như xẻn lẻn, 
xô bồ, bông lông. Đây là xu thế chung của 
sự hòa kết chứ không riêng BL [xem 5]. 
Chúng tôi cũng chỉ nêu dạng tiêu biểu, 
không nêu hết các biến thể khác như lờm 
chờm, chờm bờm, lờm chờm 
 (4) Ví dụ: t’reils ~ (cá) lóc = (cá) tràu = 
(cá) sộp / xộp (vd của Nguyễn Hùng Vĩ, Từ 
điển Việt – Bồ – La ghi là cá sợp), sbep ~ 
xẹp / bẹp > bẹp xẹp, t’nɔt ~ thốt nốt 
Tài liệu trích dẫn 
1. Béhaine P. P de (1772-17730), Tự 
vị Annam Latinh, Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc 
Xuyên dịch và giới thiệu, NXB Tp Hồ Chí 
Minh, 1999. 
 ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 10 (204)-2012 10 
2. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình 
lịch sử ngữ âm tiếng Việt – sơ thảo, NXB 
Giáo dục. 
3. Hoàng Thị Châu (2004), Phương 
ngữ học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
4. Nguyễn Tuấn Cường (2005), Truyện 
Kiều: Thử tìm hiểu một âm đọc cổ của chữ 
Nôm vẫn đọc là “Dấn / Giấn”, Tạp chí Hán 
Nôm, số 5 – 2005, tr. 58 – 64. 
5. Trần Trí Dõi (2011), Một vài vấn đề 
nghiên cứu so sánh – lịch sử nhóm ngôn 
ngữ Việt-Mường, NXB Đại học Quốc gia, 
Hà Nội. 
6. Trần Trọng Dương (2012) Giải mã 
những câu thơ sáu chữ trong Quốc âm thi 
tập từ ngả đường ngữ âm học lịch sử, (sắp 
công bố). 
7. Ferlus M. (1992), Histoire abrégée 
de l'evolution des consonne initiales du 
Vietnamien et du SinoVietnamien - 
MonKhmer Studies, 20. 
8. Phạm Văn Hảo (chủ biên, 2009), Từ 
điển phương ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học 
Xã hội. 
9. Nguyễn Văn Khang (chủ biên, 
2002), Từ điển Mường – Việt, NXB Văn 
hóa Dân tộc. 
10. Vũ Văn Kính (1999) Đại tự điển chữ 
Nôm, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 
Trung tâm nghiên cứu Quốc học. 
11. Vương Lộc (2005), Từ ngữ lịch sử, 
Từ ngữ văn thơ Nôm, NXB Nghệ An. 
12. Nguyễn Văn Lợi (2010), Phục 
nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỉ 
XVII (Trên cơ sở Ditionarium Annamiticum 
Lusiannum et Latinum (Từ điển Việt - Bồ 
Đào Nha - Latin) của A. de Rhodes, Tạp chí 
Từ điển học và Bách khoa thư, số 5 (7), 9 – 
2010, tr..16 – 29. 
13. Maspéro H. Etudes sur la 
phonétique historique de la langue 
Annamite, Les Innitiales. BEFEO Vol.12. 
no1. 1912. 
14. Vũ Đức Nghiệu (2011), Lược khảo 
lịch sử từ vựng tiếng Việt, NXB Đại học 
Quốc gia HN. 
15. Hoàng Thị Ngọ (1999), Chữ Nôm và 
tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại 
báo phụ mẫu an trọng kính, NXB Khoa học 
Xã hội. 
16. Phan Ngọc (1986), Một số từ Việt 
cùng gốc với từ Khơme trong Những vấn đề 
ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương 
Đông, Viện Ngôn ngữ học, Ủy ban Khoa 
học Xã hội. 
17. Hoàng Phê (chủ biên), 2009), Từ 
điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 
18. Rhodes A. de (1651), Từ điển 
Annam-Lusitan-Latinh (Việt – Bồ – La), 
NXB Khoa học Xã hội, 1991. 
19. Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện 
(2001), Từ điển từ Việt cổ, NXB Văn hóa 
Thông tin.. 
20. Taberd A J. L. (1838), Dictionarium 
Anamtico Latinum, NXB Văn học, 2004. 
21. Đỗ Tiến Thắng (1988) Góp ý thêm 
về một ranh giới phương ngôn, Kỉ yếu Hội 
thảo Khoa học Những vấn đề ngôn ngữ học, 
Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. 
22. Đỗ Tiến Thắng (2009) Những 
chứng tích ngữ âm lịch sử trong đảo thổ 
ngữ Vĩnh Gia, Hoằng Phượng, Hoằng Hóa, 
Thanh Hóa, Đề tài cấp ĐHQG Hà Nội. 
23. Đoàn Thiện Thuật (1977), Ngữ âm 
tiếng Việt, NXB Đại học và THCN. 
 (Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 29-06-2012) 

File đính kèm:

  • pdfphu_am_dau_x_voi_dien_bien_cua_nhung_to_hop_phu_am_tien_than.pdf