Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN

TÓM TẮT

Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong

giếng lượng tử vuông góc sâu vô hạn bằng phương ph{p h|m sóng t{i chuẩn hóa.

Chúng tôi khảo sát sự phụ thuộc của phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton vào bề

rộng của giếng v| độ lệch tần số cộng hưởng của laser bơm. Kết quả cho thấy rằng

khi laser bơm cộng hưởng với hiệu hai mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử

thì trong phổ hấp thụ của exciton xuất hiện hai đỉnh hấp thụ mới. Độ cao của hai

đỉnh hấp thụ này phụ thuộc rất nhạy v|o độ lệch cộng hưởng và bề rộng của

giếng.

Từ khóa: giếng lượng tử, phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton,hình thức luận hàm

sóng tái chuẩn hóa.

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 1

Trang 1

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 2

Trang 2

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 3

Trang 3

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 4

Trang 4

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 5

Trang 5

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 6

Trang 6

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 7

Trang 7

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 8

Trang 8

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 9

Trang 9

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang baonam 4180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN

Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử  InN/GaN
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
 PHỔ HẤP THỤ CỘNG HƢỞNG CỦA EXCITON 
 TRONG GIẾNG LƢỢNG TỬ InN/GaN 
 Lê Thị Ngọc Bảo1,2*, Lê Quý Thông1, Lê Ngọc Minh1, Lê Thị Diệu Hiền1, Đinh Nhƣ Thảo2** 
 1 Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
 2 Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
 *Email: lethingocbao14@gmail.com 
 **Email: dnthao@gmail.com 
 Ngày nhận bài: 26/12/2018; ngày hoàn thành phản biện: 28/12/2018; ngày duyệt đăng: 10/01/2019 
 TÓM TẮT 
 Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong 
 giếng lượng tử vuông góc sâu vô hạn bằng phương ph{p h|m sóng t{i chuẩn hóa. 
 Chúng tôi khảo sát sự phụ thuộc của phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton vào bề 
 rộng của giếng v| độ lệch tần số cộng hưởng của laser bơm. Kết quả cho thấy rằng 
 khi laser bơm cộng hưởng với hiệu hai mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử 
 thì trong phổ hấp thụ của exciton xuất hiện hai đỉnh hấp thụ mới. Độ cao của hai 
 đỉnh hấp thụ này phụ thuộc rất nhạy v|o độ lệch cộng hưởng và bề rộng của 
 giếng. 
 Từ khóa: giếng lượng tử, phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton,hình thức luận hàm 
 sóng tái chuẩn hóa. 
1. MỞ ĐẦU 
 Các bán dẫn có cấu trúc na-nô-mét là một trong những đối tượng nghiên cứu 
được quan tâm nhiều hiện nay [2, 3]. Nhờ những tính chất ưu việt nên các bán dẫn có 
cấu trúc na-nô-mét được ứng dụng để làm linh kiện cho các thiết bị quang điện tử, làm 
tăng tốc độ của các linh kiện và tạo ra các linh kiện bán dẫn có hiệu suất cao [3, 5]. 
Ngoài ra các cấu trúc na-nô bán dẫn còn có tiềm năng ứng dụng trong c{c lĩnh vực 
công nghiệp, môi trường và nhiều lĩnh vực khác [6, 7]. 
 Trong số các cấu trúc na-nô bán dẫn thì các cấu trúc thấp chiều là một trong 
những đối tượng nghiên cứu mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà vật 
lý lý thuyết và thực nghiệm [2, 3, 5]. Việc nghiên cứu tính chất của các cấu thấp chiều 
đã được tiến hành từ hàng chục năm trước đ}y v| đã thu được các kết quả vượt trội, 
ứng dụng vào mọi mặt của đời sống [1, 3]. Cấu trúc thấp chiều được hình thành khi ta 
 49 
Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN 
giảm kích thước của cấu trúc na-nô xuống xấp xỉ quãng đường chuyển động tự do 
trung bình của hạt vi mô. Khi kích thước của vật rắn giảm xuống một c{ch đ{ng kể 
theo một chiều, hai chiều hoặc ba chiều thì tính chất vật lý có thể thay đổi một c{ch đột 
ngột. Các cấu trúc thấp chiều bao gồm hệ hai chiều-giếng lượng tử, hệ một chiều-dây 
lượng tử và hệ không chiều-chấm lượng tử [8]. 
 Giếng lượng tử là một trong những cấu trúc thấp chiều nhận được nhiều sự 
quan tâm nghiên cứu do nó có nhiều ứng dụng dựa trên những tính chất nổi bật của 
nó, đặc biệt là tính chất quang. Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng 
tử đã được nghiên cứu từ năm 1986 cho đến nay [1, 4]. Trong các công trình này, các 
tác giả đã tính phổ hấp thụ của exciton bằng hình thức luận h|m độ cảm phi tuyến bậc 
ba hay hình thức luận hàm sóng tái chuẩn hóa. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó 
chưa giải thích rõ r|ng cơ chế tách vạch quang phổ trong phổ hấp thụ của exciton và 
chưa khảo sát chi tiết ảnh hưởng của hiệu ứng kích thước lên phổ hấp thụ của exciton 
trong các cấu trúc đó. 
 Trong bài báo này chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của laser bơm lên phổ 
hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử bán dẫn InN/GaN bằng phương 
pháp hàm sóng tái chuẩn hóa. Chúng tôi xét bài toán có hai sóng laser biến đổi theo 
thời gian. Chúng tôi xét mô hình hệ ba mức năng lượng được chiếu bởi một laser bơm 
mạnh cộng hưởng với hiệu hai mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử. Phổ hấp thụ 
exciton được x{c định bởi một laser dò có cường độ yếu. Nội dung của bài báo bao 
gồm: mục 1 trình bày về mở đầu, mục 2 trình bày về mô hình và lý thuyết, mục 3 trình 
bày về kết quả tính số và thảo luận và mục cuối cùng là kết luận. 
2. MÔ HÌNH VÀ LÝ THUYẾT 
2.1. Mô hình 
 Chúng tôi xét giếng lượng tử hình chữ nhật có bề rộng d với hàng rào thế cao 
vô hạn dọc theo trục Oz. Hàm sóng của electron và lỗ trống trong hệ này có thể được 
viết dưới dạng [9]: 
 e,,, h e h e h
  n r uz c, v  n , (1) 
trong đó 
 2 nz 
  n z sin , (2) 
 dd 
 2 2 2
và xy; ucv, là các hàm sóng Bloch hai chiều của electron và lỗ trống, kí 
hiệu c, v chỉ phần hàm sóng Bloch nằm trong vùng dẫn và vùng hóa trị. 
 50 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
 Chọn gốc tính năng lượng tại đỉnh vùng hóa trị, ta có năng lượng của electron 
và lỗ trống trong giếng lượng tử được x{c định như sau: 
 2kk 2 2 2 2 2
 e xy n 
 EE 
 ng 2 , (3) 
 22mm d
 ee
 2kk 2 2 2 2 2
 h xy n 
 E 
 n 2 , (4) 
 22mm d
 hh
trong đó Eg l| độ rộng vùng cấm của chất bán dẫn; mmeh, lần lượt là khối lượng hiệu 
dụng của electron và lỗ trống trong bán dẫn khối; kkxy, lần lượt l| c{c độ lớn của 
vectơ sóng dọc theo các trục Ox và Oy. 
 Ta có Hamiltonian ... tốc độ chuyển dời (18) dưới dạng gần đúng như sau: 
 2
 2 eAt p cv 
 W0   , (20) 
 m  2 2
 0 t EE10 t 
 53 
Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN 
với  0 l| độ rộng vạch phổ hấp thụ được đưa v|o một cách hiện tượng luận. 
Ta đặt 
 2
 2 eA p
 B  t cv , (21) 
 m0t
và 
 well
 EEEg 10. (22) 
Từ đó ta viết lại biểu thức của tốc độ chuyển dời như sau: 
 
 W0 B . (23) 
 w2ell 2
 Egt  
2.4. Hấp thụ exciton trong trƣờng hợp có laser bơm 
 Trong mục này ta tìm phổ hấp thụ của exciton khi hệ được chiếu bởi laser dò 
trong trường hợp có mặt của laser bơm với tần số gần bằng khoảng cách hai mức năng 
lượng của electron. Khi có sóng bơm cộng hưởng với khoảng cách hai mức năng lượng 
lượng tử hóa của điện tử thì hàm sóng của điện tử bị tái chuẩn hóa dưới tác dụng của 
sóng bơm, hàm sóng tái chuẩn hóa bây giờ có dạng: 
 i
 2 Et
 e j
 mjix (,)()r t  c j t e r , (24) 
 j 1
trong đó  j r với n 1, 2là hàm sóng của electron ở trạng thái dừng tương ứng với 
các mức năng lượng E j khi chưa có t{c dụng của laser bơm. C{c hệ số ctj được xác 
định từ phương trình Schödinger phụ thuộc thời gian và có biểu thức được x{c định 
như sau: 
 1 i 21 t i t
 c1(t) 1 e 2 e 
 2R
 , (25) 
 V
 c(t) 21 ei 12 t e i t
 2 
 2R
trong đó 
 
  
 1 R 2
 , (26) 
 
  
 2 R 2
với 
 54 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
 2 V 2
  12
 R 2
 2 , (27) 
  p 21
và 
 ee
 21 EEEE 2 1  2 1 , (28) 
 16d eApe m
 VE212 E 1 2  . (29) 
 9 m0 p
Thay các hệ số ctj ở phương trình (25) v|o phương trình (24) ta có biểu thức hàm 
sóng của electron tái chuẩn hóa dưới tác dụng của sóng bơm có dạng: 
 ii
 E12 tE t
 e 1 i 2 t i 11 ti t 2 i t V21
 mix1 r, t 2 e 12 e e  r e e e  r . (30) 
 22RR
Hay 
 ii
 E t E t
 e 1 1 2 1 1 
 mix r, t 1 e 2 e  1 r 
 2R 
 . (31) 
 ii
 E t E t
 V21 2 1 2 2
 e e 2 r 
 2R 
Từ biểu thức (31) ta suy ra phổ năng lượng tương ứng với hàm sóng (31) gồm bốn mức 
như sau: 
 EE1 1 2
 , (32) 
 EE1 1 1
và 
 EE2 2 1
 . (33) 
 EE2 2 2
Từ (32) và (33) ta có thể viết lại hàm sóng của điện tử tái chuẩn hóa dưới tác dụng của 
sóng bơm ở biểu thức (31) dưới dạng: 
 i i i i
 E t E t E t E t
 e 1 1 1 V21 2 2 
 mix r, t 1 e 2 e  1 r e e  2 r . (34) 
 22RR 
Từ đó ta thu được biểu thức của yếu tố ma trận cho chuyển dời quang giữa trạng thái 
của lỗ trống và trạng thái tái chuẩn hóa của điện tử dưới tác dụng của laser dò được 
x{c định như sau 
 55 
Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN 
 *
 i well
 eA p Etgt 
 t cv 1 i 21 t i t 
 Temix,01 e 2 e . (35) 
 mi0 tR 2
 Tính to{n tương tự như trường hợp không có tác dụng của laser bơm ta thu 
được biểu thức tốc độ chuyển dời (hay xác suất hấp thụ trong một đơn vị thời gian) 
dưới tác dụng của laser dò trong trường hợp có sóng bơm được x{c định như sau 
 22
 
 W. B 12, (36) 
 w2ellell 22 w2
 22RR EE    
 g tg21 t 
trong đó B có biểu thức được x{c định ở (21). 
3. KẾT QUẢ TÍNH SỐ VÀ THẢO LUẬN 
 Trong mục này chúng tôi thực hiện tính số đối với phổ hấp thụ cộng hưởng của 
exciton trong trường hợp không có và có tác dụng của laser bơm trong giếng lượng tử 
InN/GaN. Các thông số được sử dụng để tính số là: khối lượng hiệu dụng của điện tử 
và lỗ trống trong vật liệu giếng InN ở nhiệt độ 300 K là mme 0,11 0 và 
mmh 0,50 0 (với m0 là khối lượng của điện tử tự do); độ rộng vùng cấm của vật liệu 
 4
giếng là Eg 700 meV; cường độ của laser bơm l| Ap 4 10 V/cm và độ rộng phổ là 
 0,1meV. 
 Hình 2 mô tả phổ hấp thụ của exciton trong giếng lượng tử với bề rộng của 
giếng lượng tử d 60 Å trong hai trường hợp: khi không có laser bơm (đường đứt nét) 
v| khi có laser bơm (đường liền nét). Từ đồ thị ta thấy, khi không có laser bơm thì chỉ 
xuất hiện một đỉnh hấp thụ của exciton. Tuy nhiên khi chiếu một laser bơm cộng 
hưởng với hiệu hai mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử thì trong đồ thị ta thấy 
xuất hiện hai đỉnh hấp thụ của exciton. Hai đỉnh hấp thụ này nằm đối xứng hai bên với 
đỉnh gốc (l| đỉnh xuất hiện trong phổ hấp thụ khi chưa có t{c dụng của laser bơm). 
Điều này có thể được giải thích bởi quy tắc lọc lựa đối với chuyển dời quang liên vùng 
trong giếng lượng tử như trong hình vẽ 3. Khi có sóng bơm laser cộng hưởng với hiệu 
hai mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử, mỗi mức năng lượng của điện tử được 
tách thành hai mức con. Khi đo phổ hấp thụ ta sẽ quan s{t được hai chuyển dời từ mức 
năng lượng của lỗ trống lên hai mức con bị tách 1 và 1 của mức năng lượng thứ 
nhất của điện tử. 
 Hình 4a mô tả phổ hấp thụ của exciton trong giếng lượng tử với bề rộng của 
giếng lượng tử d = 60 Å trong trường hợp không có tác dụng của laser bơm (đường liền 
nét) và có tác dụng của laser bơm với c{c độ lệch cộng hưởng kh{c nhau ∆ω = 0,3 meV 
(đường đứt nét) v| ∆ω = 0,8 meV (đường chấm chấm). Từ đồ thị hình 4a ta thấy rằng 
 56 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
khi tăng độ lệch cộng hưởng thì độ cao của hai đỉnh hấp thụ cũng bị thay đổi theo. 
C|ng tăng độ lệch cộng hưởng thì một đỉnh hấp thụ có xu hướng tiến về vị trí đỉnh gốc 
(lúc chưa có t{c dụng của laser bơm), đỉnh còn lại thì tiến xa vị trí đỉnh gốc. Kết quả 
này chứng tỏ độ cao của hai đỉnh hấp thụ của exciton phụ thuộc v|o độ lệch cộng 
hưởng. 
 Hình 3. a) Chuyển dời từ mức năng lượng 
 của lỗ trống lên mức năng lượng đầu tiên 
 của điện tử khi không có sóng bơm laser. b) 
 Hình 2. Phổ hấp thụ của exciton trong giếng 
 Khi có sóng bơm laser cộng hưởng với hai 
 lượng tử có bề rộng d = 60 Å khi có sóng bơm 
 mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử, 
v| khi không có sóng bơm trong trường hợp ∆ω 
 mỗi mức năng lượng của điện tử được tách 
 = 0 meV. 
 thành hai mức con; tồn tại chuyển dời từ 
 mức năng lượng của lỗ trống lên hai mức 
 con của mức năng lượng thứ nhất của điện 
 tử 1 và 1 , tuân theo quy tắc lọc lựa. 
 10 10 K hi khoâng coùlaser bôm
 K hi khoâng coùlaser bôm d 40 
 d 60 
 0.3 meV 0.3 meV
 8 8
 0.8 meV 0.8 meV
 6 6
 dvbk
 dvbk
 W
 W 4 4
 2 2
 0 0
 959 960 961 962 963
 814.5 815.0 815.5 816.0 816.5 817.0 817.5
 t meV
 t meV 
 (a) (b) 
 Hình 4. Sự phụ thuộc của xác suất hấp thụ vào tần số khi không có sóng bơm (đường liền nét) 
 v| khi có sóng bơm với c{c độ lệch cộng hưởng ∆ω = 0,3 meV (đường đứt nét) và ∆ω = 0,8 meV 
 (đường chấm chấm) trong hai trường hợp d = 60 Å ở hình (a) và d = 40 Å ở hình (b). 
 Tương tự ta cũng có thể khảo sát phổ hấp thụ của exciton trong giếng lượng tử 
trong trường hợp bề rộng của giếng lượng tử d = 40 Å được thể hiện trong hình 4b. Từ 
các hình vẽ 4a và 4b ta thấy rằng với cùng một độ lệch cộng hưởng ∆ω = 0,8 meV, độ 
cao của đỉnh hấp thụ thấp của exciton thay đổi theo bề rộng của giếng lượng tử. Đỉnh 
hấp thụ thấp vẫn còn tồn tại khi bề rộng của giếng lượng tử là d = 60 Å (hình 4a) nhưng 
 57 
Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN 
gần như biến mất khi bề rộng của giếng là d = 40 Å. Đồng thời, khi bề rộng của giếng 
lượng tử giảm, đỉnh hấp thụ của exciton dịch chuyển dần về vùng năng lượng cao theo 
quy luật năng lượng tỉ lệ nghịch với bình phương của bề rộng giếng. Điều này chứng 
tỏ sự ảnh hưởng rõ rệt của hiệu ứng giam giữ lượng tử trong cấu trúc giếng lượng tử. 
Hơn nữa, từ hình vẽ 4b ta thấy khi độ lệch cộng hưởng thay đổi thì vị trí của c{c đỉnh 
hấp thụ của exciton cũng thay đổi theo. Khi độ lệch cộng hưởng tăng thì một đỉnh có 
xu hướng tiến đến không trong khi đỉnh còn lại tăng dần dần. Các kết quả này một lần 
nữa khẳng định độ cao của hai đỉnh hấp thụ phụ thuộc rất nhạy v|o độ lệch cộng 
hưởng và bề rộng của giếng lượng tử. 
4. KẾT LUẬN 
 Trong bài báo này chúng tôi trình bày nghiên cứu về phổ hấp thụ cộng hưởng 
của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN dưới tác dụng của sóng bơm laser cộng 
hưởng với hiệu hai mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử bằng phương ph{p h|m 
sóng tái chuẩn hóa. Kết quả cho thấy rằng khi có sóng bơm cộng hưởng với hiệu hai 
mức năng lượng lượng tử hóa của điện tử thì trong phổ hấp thụ của exciton xuất hiện 
hai đỉnh hấp thụ mới. Biên độ và vị trí của hai đỉnh hấp thụ này phụ thuộc rất nhạy 
v|o độ lệch tần số cộng hưởng của sóng bơm và bề rộng của giếng. Khi độ lệch cộng 
hưởng tăng thì một đỉnh có xu hướng tiến đến không trong khi đỉnh còn lại tăng dần 
dần. Đồng thời, khi bề rộng của giếng lượng tử giảm, các đỉnh hấp thụ của exciton dịch 
chuyển về vùng năng lượng cao theo quy luật năng lượng tỉ lệ nghịch với bình phương 
của bề rộng giếng. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng rõ rệt của hiệu ứng giam giữ lượng 
tử trong cấu trúc giếng lượng tử. 
LỜI CẢM ƠN 
 Nghiên cứu n|y được thực hiện với sự tài trợ kinh phí từ đề t|i Đại học Huế mã 
số DHH2017-01-114 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bobrysheva A.I., Shmiglyuk M. I. and Pavlov V. G. (1997). Optical exciton Stark effect and 
 quantum beats at exciton quasienergy levels in quantum wells, Phys. Solid State, Vol. 39, 
 pp. 1947-1949. 
[2]. Floris A. Z., Andrew S. D., Andrea M., Michelle Y. S., Lloyd C. L. H., Gerhard K., Sven R., 
 Susan N. C. and Mark A. E. (2013). Silicon quantum electronics, Rev. Mod. Phys, Vol. 85, pp. 
 1-64. 
[3]. James L. H., Tae-In Jeon (2012). A review of the Terahertz conductivity of bulk and nano-
 materials, Journal of Infrared, Millimeter, and Terahertz Waves, Vol. 33, pp. 1-55. 
 58 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
[4]. Lehmen A. V., Chemla D. S., Zucker J. E., Heritage J.P. (1986). Optical Stark effect on 
 excitons in GaAs quantum wells, Opt. Lett., Vol. 11, pp. 609-611. 
[5]. Leitenstorfer A., Hunsche S., Shah J., Nuss M.C., and Knox W. H. (1999). Femtosecond 
 Charge Transport in Polar Semiconductors, Phys. Rev. Lett., Vol. 82, pp. 5140-5143. 
[6]. Lin H. J., Vedraine S., Le-Rouzo J., Chen S. H. (2012). “Optical properties of quantum dots 
 layers: Application to photovoltaic solar cells”, Solar Energy Materials & Solar Cells. 
[7]. Mahajan S., Rani M., Dubey R. B., and Mahajan J. (2013). Characteristics and properties of 
 CdSe quantum dots, International Journal of Latest Research in Science and Technology, Vol. 2, 
 pp. 457-459. 
[8]. Nguyễn Ngọc Long (2007). “Vật lý chất rắn”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[9]. Nguyễn Hồng Quang, Bobrysheva (1993). The Influence of the Resonant Electromagnetic 
 Field on Light Absorption by Exciton and Biexciton in Quantum Well, Physica Scripta, Vol. 
 47, pp. 121-123. 
[10]. Dinh Nhu Thao, Le Thi Ngoc Bao, Duong Dinh Phuoc, Nguyen Hong Quang (2017). A 
 theoretical study of the optical Stark effect in InGaAs/InAlAs quantum dots, 
 Semiconductor Science and Technology, Vol. 32, pp. 025014-1 – 025014-8. 
 THE RESONANT ABSORPTION SPECTRUM OF EXCITONS 
 IN InN/GaN QUANTUM WELLS 
 Le Thi Ngoc Bao1,2*, Le Quy Thong1, Le Ngoc Minh1, Le Thi Dieu Hien1, Dinh Nhu Thao2** 
 1Faculty of Physics, University of Sciences, Hue University 
 2 Faculty of Physics, University of Education, Hue University 
 *Email: lethingocbao14@gmail.com 
 **Email: dnthao@gmail.com 
 ABSTRACT 
 In this paper, we study the resonant absorption spectrum of excitons in the 
 InN/GaN infinite quantum wells by using renormalization wavefunction 
 formulation. We also investigated the dependence of resonant absorption spectrum 
 of excitons on the width of quantum well and the detuning of a strong pump laser 
 resonant with two electron quantized levels. The results showed that in the 
 presence of a resonant strong pump laser with two quantized levels of electrons, 
 two new absorption peaks of excitons appear in the absorption spectrum of 
 excitons. The results also showed that the height of absorption peaks of excitons 
 depends sensitively on the detuning and the width of quantum wells. 
 59 
Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN 
 Keywords: quantum wells, renormalization wavefunction formulation, the 
 resonant absorption spectrum of excitons.. 
 Lê Thị Ngọc Bảo sinh ngày 31/10/1983 tại Huế. Năm 2006, b| tốt nghiệp 
 Cử nhân khoa học ngành Vật lý tại Trường Đại học Khoa học, Đại học 
 Huế. Năm 2009, b| tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ng|nh Vật lý lý thuyết và 
 Vật lý toán tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Từ năm 2006 đến 
 nay, bà là giảng viên của Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học, Đại học 
 Huế. Từ năm 2015 đến nay, bà là nghiên cứu sinh chuyên ngành Vật lý lý 
 thuyết và vật lý toán tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 
 L nh nghiên cứu: Vật lý mô phỏng, vật lý hệ thấp chiều. 
 Lê Quý Thông sinh ngày 20/10/1958 tại Huế. Năm 1981, ông tốt nghiệp 
 Cử nhân khoa học ngành Vật lý tại Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 
 1996, ông tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ng|nh Vật lý lý thuyết tại Viện Vật lý 
 Hà Nội. Từ năm 1981 đến nay, ông là giảng viên tại Trường Đại học Tổng 
 hợp Huế, nay gọi l| Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 L nh nghiên cứu: tinh thể quang tử, vật lý hệ thấp chiều và một số lĩnh 
 vực liên quan. 
 Lê Ngọc Minh sinh năm 1963. Năm 1981, ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên 
 ngành Vật lý lý thuyết tại Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay l| Trường 
 Đại học Khoa học, Đại học Huế). Năm 1999, ông tốt nghiệp Thạc sĩ 
 chuyên ngành Vật lý Chất rắn tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Ông hiện đang l| c{n bộ giảng dạy tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa 
 học, Đại học Huế. 
 L nh nghiên cứu: tinh thể quang tử, vật lý hệ thấp chiều và một số lĩnh 
 vực liên quan. 
 Lê Thị Diệu Hiền sinh ngày 03/02/1989 tại Thành phố Huế. Năm 2011, b| 
 tốt nghiệp Cử nhân ngành Vật lý Tiên tiến tại Trường Đại học Sư phạm, 
 Đại học Huế. Năm 2013, b| tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ng|nh Vật lý lý 
 thuyết - Vật lý toán tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Từ năm 
 2013 đến nay, bà giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 L nh v c nghiên cứu: Vật liệu có cấu trúc nano, mô phỏng lý thuyết. 
 60 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 1 (2019) 
 Đinh Nhƣ Thảo sinh ngày 17/02/1975 tại thành phố Hải Dương. Năm 
 1997, ông tốt nghiệp Cử nhân khoa học ngành Vật lý tại Trường Đại học 
 Khoa học, Đại học Huế. Năm 1999, ông tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ng|nh 
 Vật lý lý thuyết và Vật lý toán tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và 
 Công nghệ Việt Nam. Năm 2004, ông tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ng|nh 
 Khoa học vật liệu tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản 
 (JAIST). Năm 2013, ông được bổ nhiệm chức danh PGS. Từ năm 2005 đến 
 nay ông giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 
 L nh nghiên cứu: Vật lý và công nghệ na-nô, chủ yếu tập trung nghiên 
 cứu các tính chất điện và quang của các linh kiện na-nô bán dẫn và các 
 cấu trúc bán dẫn thấp chiều (giếng lượng tử, d}y lượng tử, chấm lượng 
 tử). 
 61 
Phổ hấp thụ cộng hưởng của exciton trong giếng lượng tử InN/GaN 
 62 

File đính kèm:

  • pdfpho_hap_thu_cong_huong_cua_exciton_trong_gieng_luong_tu_inng.pdf