Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp để

nhường đất cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp. Nguồn cung lương thực và thực phẩm

nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu người dân tuy nhiên ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng

cao. Phát triển nông nghiệp đô thị là hướng đi tất yếu, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, có chất

lượng cao, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Nguồn số liệu

thứ cấp được phân tích và tổng hợp bằng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh. Kết

quả nghiên cứu cho thấy thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị tại tỉnh Thái Nguyên trong giai

đoạn 2015-2019 đã có chiều hướng phát triển tốt, giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng

trưởng đạt 3,47%. Cơ cấu nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những khó

khăn về khoa học công nghệ, quy hoạch. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát

triển nông nghiệp đô thị cho tỉnh trong thời gian tới.

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 10740
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên

Phát triển nông nghiệp đô thị ở tỉnh Thái Nguyên
 TNU Journal of Science and Technology 225(15): 135 - 143 
 Email: jst@tnu.edu.vn 135 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 
Vũ Bạch Diệp*, Đinh Hồng Linh 
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp để 
nhường đất cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp. Nguồn cung lương thực và thực phẩm 
nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu người dân tuy nhiên ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng 
cao. Phát triển nông nghiệp đô thị là hướng đi tất yếu, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, có chất 
lượng cao, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Nguồn số liệu 
thứ cấp được phân tích và tổng hợp bằng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị tại tỉnh Thái Nguyên trong giai 
đoạn 2015-2019 đã có chiều hướng phát triển tốt, giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng 
trưởng đạt 3,47%. Cơ cấu nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những khó 
khăn về khoa học công nghệ, quy hoạch... Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát 
triển nông nghiệp đô thị cho tỉnh trong thời gian tới. 
Từ khóa: Phát triển; nông nghiệp; đô thị; tỉnh Thái Nguyên; kinh tế 
Ngày nhận bài: 26/10/2020; Ngày hoàn thiện: 16/12/2020; Ngày đăng: 24/12/2020 
URBAN AGRICUTURE DEVELOPMENT IN THAI NGUYEN PROVINCE 
Vu Bach Diep
*
, Dinh Hong Linh 
TNU - University of Economics and Bussiness Administration 
ABSTRACT 
In the past few years, the agriculture land in Thai Nguyen province has been narrowed to give way 
to the urban development, and industrial development. In additon to that, food supply has met the 
needs of people, the environmental quality is declining masively. Urban agriculture development 
is an inevitable direction that creates high-quality food safety products and protects the ecological 
environment while increasing income for workers. Secondary data sources are generalyzed and 
analyzed by descriptive statistical methods, comparative statistics. The research results show that 
urban agricultural development in Thai Nguyen province has developed in the period 2015-2019, 
the growth rate of the value agricultural production reached 3.47%. The agricultural structure has 
had positive changes. There are still difficulties in science, technology and planning. The study 
proposed some solutions to urban agriculture development for the province in the future. 
Keywords: Development; agriculture; urban; Thai Nguyen province; economy 
Received: 26/10/2020; Revised: 16/12/2020; Published: 24/12/2020 
* Corresponding author. Email: vubachdiep.tn@tueba.edu.vn
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 135 - 143 
 Email: jst@tnu.edu.vn 136 
1. Đặt vấn đề 
Quá trình đô thị hóa là vấn đề tất yếu, phản 
ánh sự phát triển của kinh tế - xã hội ở các 
quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với những 
quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện 
nay. Thực tế cho thấy sau quá trình đô thị hóa 
diễn ra nhanh chóng thì dân số đô thị chiếm 
hơn 50% dân số thế giới. Cuộc tổng điều tra 
dân số vào năm 2019 cho thấy trong 10 năm 
kể từ năm 2009 quá trình đô thị hóa diễn ra 
nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã 
tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành 
thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 
2019 là hơn 33 triệu người, chiếm 34,4% so 
với tổng dân số Việt Nam, tỉ trọng dân số khu 
vực thành thị tăng 4,8% so với năm 2009. 
Dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, 
đứng thứ 3 trong các tỉnh vùng Trung du miền 
núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh tăng 
163.635 người, tỉ lệ tăng dân số bình quân là 
1,36%/năm [1]. 
Khi diện tích đất càng ngày bị thu hẹp để 
nhường cho phát triển đô thị, đồng thời lực 
lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp 
cũng giảm đi do người ở độ tuổi lao động vào 
làm trong các công ty, nhà máy càng ngày 
càng gia tăng. Lao động ở các vùng ven đô bị 
mất đất không có việc làm trong khi đó lao 
động ở khu vực thành phố vẫn còn một lượng 
sống bằng nghề nông. Một trong những giải 
pháp đáng được quan tâm đó là phát triển 
nông nghiệp đô thị (NNĐT), hướng đi đã tạo 
ra nhiều sản phẩm cũng như tăng thu nhập 
cho người lao động. 
NNĐT đã có từ lâu tại nhiều nước nhưng ít 
được chú ý vì thường nông nghiệp được cho 
là việc của nông thôn còn đô thị làm công 
nghiệp là chính. Tuy nhiên, khi tình trạng đô 
thị hóa càng ngày càng gia tăng thì NNĐT đã 
được các nhà khoa học trong và ngoài nước 
tập trung nghiên cứu. Nhìn chung, các nghiên 
cứu trên thế giới về NNĐT khá phong phú. 
Thông qua chương trình đặc biệt về an ninh 
lương thực (Special Programme for Food 
Security) được phát động từ năm 1994, FAO 
[2] đã xuất bản cẩm nang “Nông nghiệp đô thị 
và ven đô” với những hướng dẫn khá chi tiết 
và có tính ứng dụng cao các mô hình NNĐT 
và ven đô cho các quốc gia đang  ... 2015, tỷ trọng ngành 
chăn nuôi (chiếm 44,1%) đứng thứ 2 sau 
ngành trồng trọt (chiếm 48,2%), đến năm 
2019 tỷ trọng ngành chăn nuôi đứng vị trí thứ 
nhất (chiếm 46,9%) (Bảng 1). Thái Nguyên là 
một trong những tỉnh so với cả nước có số 
lượng trang trại chăn nuôi lớn với nhiều trang 
trại quy mô trên 16 nghìn con gà/lứa; 4.000 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 135 - 143 
 Email: jst@tnu.edu.vn 140 
con lợn thịt. Các trang trại tập trung chủ yếu ở 
các địa phương như: Phú Bình, thành phố 
Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú 
Lương, TX Sông Công. Tính đến nay, toàn 
tỉnh có 689 trang trại chăn nuôi. Tăng 300 
trang trại so với năm 2013. Sự phát triển đột 
biến trong lĩnh vực chăn nuôi cũng đặt ra 
nhiều vấn đề bức thiết như môi trường, phòng 
dịch và đầu ra thị trường sản phẩm. 
Phương thức chăn nuôi dần chuyển từ chăn 
nuôi phân tán nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình 
trong khu dân cư sang chăn nuôi tập trung xa 
khu dân cư, chăn nuôi trang trại và bước đầu 
hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm, 
theo hướng sản xuất hàng hóa. 
Chăn nuôi gia súc 
- Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn đang giữ vai 
trò chủ lực trong ngành chăn nuôi gia súc của 
tỉnh. Tính đến năm 2019, giá trị sản xuất chăn 
nuôi lợn đạt 1943,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 
cao nhất trong chăn nuôi gia súc (82,78%) và 
đứng thứ hai trong toàn ngành chăn nuôi 
(33,08% vào năm 2019 mặc dù năm 2015 tỷ 
trọng này đứng vị trí thứ nhất là 52,25%). Số 
lượng đầu con và sản lượng thịt hơi xuất 
chuồng cũng cao nhất (chiếm 81,01% đàn gia 
súc, 91,51% sản lượng thịt gia súc). 
Năm 2019 đàn lợn giảm mạnh 218,64 nghìn 
con làm cho sản lượng giảm đi đáng kể 
17.421 tấn. Nguyên nhân là do chủ trương 
điều tiết giảm đàn nhằm tăng chất lượng đàn; 
chuyển hướng chăn nuôi từ sản xuất nhỏ lẻ; 
ngoài ra còn do giá thức ăn chăn nuôi cao, giá 
thịt lợn không ổn định, đặc biệt dịch tả lợn 
châu Phi bùng phát. 
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, phương 
thức chăn nuôi lợn đã đạt những tiến bộ đáng 
kể. Tỉnh đã mở rộng quy mô chăn nuôi lợn 
hữu cơ, một trong những phương pháp giúp 
bảo vệ tốt môi trường, tiết kiệm công lao 
động và mang lại chất lượng thịt cao. 
Lợn được nuôi ở khắp các huyện cho đến các 
thành phố. Năm 2015 số lượng lợn được 
nuôi nhiều nhất ở huyện Phú Bình. Nhìn 
chung đàn lợn chủ yếu tập trung ở các khu 
vực như thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình, 
thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ. Đây 
là những nơi có nguồn lương thực dồi dào, 
nguồn con giống phong phú, diện tích đất 
sản xuât nông nghiệp rộng nên dễ kiểm soát 
dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi, tăng 
hiệu quả kinh tế cho người dân. 
- Chăn nuôi trâu, bò: Chăn nuôi trâu đứng vị 
trí quan trọng thứ hai trong ngành chăn nuôi. 
Giá trị sản xuất của đàn trâu, bò chiếm 
10,19% trong tổng giá trị sản xuất của ngành 
chăn nuôi gia súc. Số lượng trâu trong giai 
đoạn 2015-2019 giảm đi đáng kể, đến năm 
2019 số lượng trâu giảm đi 22,69 nghìn con 
so với năm 2015. Tuy nhiên sản lượng thịt 
trâu hơi xuất chuồng lại có sự gia tăng từ 
3.484 tấn năm 2015 lên đến 4.773 tấn vào 
năm 2019. Điều này cho thấy hiệu quả chăn 
nuôi được cải thiện đáng kể thông qua việc 
cải tạo giống, chuyển hướng sang nuôi để lấy 
thịt đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao 
hiệu quả sản xuất. 
Để nâng cao khối lượng và sản lượng thịt, 
tỉnh đã chú trọng đến khâu cải tiến giống. Đàn 
bò phân bổ tập trung chủ yếu ở huyện Phú 
Bình, thị xã Phổ Yên, huyện Định Hóa, huyện 
Võ Nhai. Các huyện trên vừa có diện tích đồi 
gò, diện tích đất bãi ven sông rộng thuận lợi 
cho việc chăn thả, trồng cây thức ăn như cỏ, 
ngô, đậu và còn nằm gần các trung tâm 
giống uy tín, chất lượng. 
Chăn nuôi gia cầm 
Chăn nuôi gia cầm là lĩnh vực có thế mạnh 
của tỉnh, có ưu thế về nhu cầu thị trường tiêu 
thụ lớn và có điều kiện tiếp thu nhanh các 
kiến thức và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới. 
Trong chăn nuôi gia cầm chăn nuôi gà có 
đóng góp lớn nhất về số lượng và sản lượng. 
Tuy nhiên gần đây chăn nuôi gà có tốc độ 
tăng trưởng chậm hơn các gia cầm khác nên 
tỷ trọng có xu hướng giảm vào các năm 2016 
và 2019, chiếm 87,66% tổng đàn. Hiện nay, 
chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ đã giảm, xu hướng 
chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, trang trại 
tập trung quy mô lớn đã hình thành. 
Chất lượng giống gia cầm đã được cải thiện 
đáng kể. Các giống gà cao sản nhập nội như 
gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng được 
nuôi ngày càng phổ biến. Hay các giống đặc 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 135 - 143 
 Email: jst@tnu.edu.vn 141 
sản có chất lượng thịt, trứng thơm ngon như 
gà Ri, gà Mía, vịt cỏ Vân Đình cũng được 
nhân rộng. 
Đàn gia cầm được phân bố ở tất cả các huyện 
và thành phố, thị xã trong tỉnh, song tập trung 
chủ yếu ở các huyện Phú Bình, thị xã Phổ 
Yên, thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ. 
3.1.2.3. Dịch vụ nông nghiệp 
Quy mô giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp 
của tỉnh đã tăng lên rõ rệt qua các năm (Bảng 
1). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao 
nhất trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên tỷ 
trọng của dịch vụ nông nghiệp còn ở mức 
thấp, năm 2015 chiếm 7,7% và tăng đến 9,1% 
vào năm 2019. Như vậy giá trị sản xuất của 
dịch vụ nông nghiệp chưa tương xứng với vai 
trò, vị trí của sản xuất NNĐT. 
Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp bao gồm: 
làm đất, tưới tiêu nước, phòng trừ sâu bệnh, 
cung ứng giống cây trồng, vật nuôi và các 
dịch vụ khác. Các khâu dịch vụ này thường 
do các hợp tác xã nông nghiệp cung ứng. 
Hiện nay toàn tỉnh có trên 260 hợp tác xã 
nông nghiệp. Nhìn chung các hoạt động dịch 
vụ nông nghiệp cho đến nay chưa đáp ứng 
được yêu cầu sản xuất. Chất lượng các dịch 
vụ truyền thống vẫn ở mức thấp, chủ yếu tập 
trung vào một số khâu dịch vụ đầu vào. Dịch 
vụ hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, chế 
biến sản phẩm còn ít. 
3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát 
triển NNĐT tỉnh Thái Nguyên 
3.2.1. Kết quả đạt được 
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh 
đạt ở mức khá. Cơ cấu nông nghiệp đã có 
chuyển biến tích cực. Tỷ trọng chăn nuôi tăng 
dần từ năm 2015 đến năm 2018 và là một 
trong những địa phương có tỷ trọng chăn nuôi 
cao trong cả nước. Nông nghiệp của tỉnh đang 
chuyển từ sản xuất truyền thống sang nuôi 
trồng các loại cây, con có giá trị cao, phù hợp 
với nhu cầu dân cư đô thị. 
- Ngành trồng trọt chuyển hướng sang sản 
xuất lúa chất lượng cao, RAT, cây ăn quả đặc 
sản. Cây chè đã góp phần chuyển dịch cơ cấu 
cây trồng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, 
vì vậy tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích, 
sản lượng cây chè trong thời gian tới. 
- Ngành chăn nuôi tăng trưởng cả về quy 
mô đàn và sản lượng. Vật nuôi được tập trung 
phát triển mạnh là gia cầm các loại và lợn thịt. 
Năm 2019, giá trị sản xuất của gia cầm chiếm 
60,03% và của lợn chiếm 33,08%. 
- Đã hình thành một số chuỗi liên kết sản 
xuất tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xây dựng 
thương hiệu sản phẩm có chất lượng, đáp ứng 
cơ bản yêu cầu của thị trường như lúa chất 
lượng cao, RAT, chè an toàn theo tiêu chuẩn 
Vietgap. 
- Đã hình thành và phát triển một số mô 
hình du lịch nông nghiệp nhằm phục vụ nhu 
cầu vui chơi giải trí cho cộng đồng và nâng 
cao thu nhập cho nông dân như mô hình đón 
tiếp du khách trải nghiệm hái chè, chế biến 
chè, dùng cơm tại gia đình, được tìm hiểu về 
lịch sử, nguồn gốc cây chè Hay khu du lịch 
sinh thái Thái Hải, khu du lịch sinh thái 
Yasmi farm tại Cao Ngạn, huyện Võ Nhai 
3.2.2. Hạn chế tồn tại 
- Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp 
chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng 
hiện có. Sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán nên 
nhu cầu liên kết chưa thực sự cao. 
- Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất 
còn chậm. Sản phẩm nông nghiệp công nghệ 
cao còn ít. Diện tích lúa chất lượng cao, RAT 
còn chiếm tỉ lệ thấp. 
- Giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp 
còn thấp. Hoạt động dịch vụ còn đơn điệu, 
chưa tương xứng với vai trò, vị trí và yêu cầu 
của phát triển NNĐT ở tỉnh Thái Nguyên. 
3.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị 
ở tỉnh Thái Nguyên 
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch 
Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế 
hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển 
NNĐT ở Thái Nguyên đến năm 2030 đến các 
huyện, thành phố, thị xã. 
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật 
nuôi theo các chương trình, đề án trọng tâm, 
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá 
trị kinh tế cao. 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 135 - 143 
 Email: jst@tnu.edu.vn 142 
3.3.2. Giải pháp về đầu tư ứng dụng tiến bộ 
khoa học công nghệ 
Đầu tư khoa học kỹ thuât, công nghệ mới cho 
sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng 
chuyên sản xuất giống cây trồng, giống gia 
súc có năng suất, chất lượng cao và phù hợp 
với điều kiện sinh thái của thành phố. 
Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng 
trọt cho các hộ nông dân để nâng cao trình độ 
và tiếp cận với những quy trình sản xuất công 
nghệ mới. 
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ 
trong canh tác, chăn nuôi gia súc, gia cầm 
như sử dụng nhà kính, nhà lưới, màng phủ 
nilon trong sản xuất; phát triển các cây trồng, 
vật nuôi chủ lực (chè an toàn, rau sạch, lúa 
chất lượng cao, chăn nuôi gà) theo quy trình 
sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); nhân rộng 
các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi: 
biogas, đệm lót sinh học. 
Đầu tư ứng dụng công nghệ chế biến, công 
nghệ sau thu hoạch như xây dựng nhà sơ chế 
đóng gói rau, quả; cơ sở giết mổ gia súc gia 
cầm; phương tiện vận chuyển phù hợp, đạt 
quy định về vệ sinh an toàn và giảm thất thoát 
sau thu hoạch. 
3.3.3. Giải pháp về phát triển thị trường, xúc 
tiến thương mại 
Nâng cao năng lực dự báo thị trường về số 
lượng, chất lượng chủng loại nông sản mà thị 
trường có nhu cầu; tình hình cung cầu mỗi 
chủng loại. Từ đó xây dựng quy hoạch, kế 
hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức và 
thời điểm tham gia thị trường hiệu quả. 
Tăng cường quảng bá, cung cấp thông tin giới 
thiệu về các chương trình và mô hình hoạt 
động nông nghiệp và sản phẩm NNĐT trên 
các phương tiện thông tin đại chúng, tạo 
thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà khoa học 
ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 
để mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và 
ngoài nước. 
Cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng 
sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như 
ISO, VIETGAP một cách rộng rãi cho các 
loại nông sản [9]. 
Kết hợp mô hình giữa nông nghiệp với du 
lịch để biến các sản phẩm NNĐT thành sản 
phẩm du lịch, tạo các điểm vui chơi giải trí, 
ẩm thực và phục vụ an dưỡng nghỉ ngơi [10]. 
3.3.4. Giải pháp về hoàn thiện bổ sung 
chính sách 
Chính sách hỗ trợ các địa phương thực hiện 
dồn điền, đổi thửa. Tỉnh cần có chủ trương 
và chính sách tạo điều kiện về vật chất và 
pháp lý để việc thực hiện dồn điền đổi thửa 
dễ dàng hơn như tuyên truyền, thuyết phục, 
đơn giản các thủ tục hành chính, hỗ trợ kinh 
phí tập huấn. 
Chính sách khuyến khích xây dựng các mô 
hình sản xuất nông nghiệp, đưa các tiến bộ 
khoa học kỹ thuật, công nghệ vào ứng dụng 
trong sản xuất nông nghiệp. 
Hỗ trợ công tác sau thu hoạch, bảo quản và 
chế biến nông sản. Chính sách đấu giá quyền 
sử dụng đất lấy vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. 
Lượng vốn huy động từ nguồn này sẽ khá lớn 
để tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng và 
chuyển dịch cơ cấu [11]. 
Một số chính sách đất đai khác: triển khai cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở những 
nơi đã quy hoạch rõ, sớm có biện pháp xử lý 
những vùng tranh chấp. Vận dụng linh hoạt 
các chính sách đất đai phù hợp, tạo điều kiện 
giải phóng mặt bằng cho các công trình xây 
dựng nông nghiệp công nghệ cao 
4. Kết luận 
NNĐT đang trở thành ngành kinh tế có vai trò 
quan trọng đối với kinh tế của Việt Nam nói 
chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. NNĐT 
ở Thái Nguyên có lợi thế về vị trí địa lý, thị 
trường tiêu thụ, nguồn nhân lực và tiềm lực 
khoa học công nghệ. Đây là điều kiện thuận 
lợi để phát triển NNĐT theo hướng sản xuất 
hàng hóa tập trung, chất lượng cao, đáp ứng 
nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Tốc độ tăng 
trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh tăng 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 135 - 143 
 Email: jst@tnu.edu.vn 143 
3,48%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc 
độ tăng trưởng chung. Cơ cấu nông nghiệp đã 
có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng chăn nuôi 
tăng qua các năm. Nông nghiệp của tỉnh đang 
chuyển từ sản xuất truyền thống từ cây lúa 
chủ lực sang nuôi trồng các loại cây, con có 
giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường. 
Tuy nhiên NNĐT của tỉnh cũng phải đối mặt 
với nhiều thách thức như lao động nông 
nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất 
kỹ thuật bị xuống cấp, diện tích đất sản xuất 
nông nghiệp giảm Để thúc đẩy NNĐT ở 
tỉnh Thái Nguyên phát triển, tác giả đã đề ra 
các nhóm giải pháp thực hiện ở trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. General Statistics Office, Vietnam Statistical 
Yearbook 2019. Statistical Publishing House, 
Hanoi, 2019. 
[2]. FAO (2001), The special programme for food 
security: Urban and peri - urban agriculture, 
SPFS/DOC/27.8 Revision 2 Handbook Series 
Vol.3. 
[3]. V. T. Le, “Identifying urban agriculture in 
Vietnam,” The 3rd Vietnam International 
Workshop, Subcommittee on Rural, Modern 
Vietnam Agriculture, Hanoi, 2008, vol. 4, pp. 
272 - 280. 
[4]. X. D. Vu, Research on building eco-
ecological models suitable in the process of 
industrialization modernization and 
urbanization in Ho Chi Minh City, Synthesis 
report of the topic, Institute of Economics Ho 
Chi Minh City, 2003. 
[5]. V. T. Le, N. N. Nguyen, A. T. Ha, X. T. 
Nguyen, and K. D. Nguyen, “Efficiency of 
some models for agricultural production by 
ecological urban in Thai Nguyen city,” TNU 
Journal of Science and Technology, vol. 85, 
no. 09/2, pp. 119-123, 2010. 
[6]. V. T. Le, X. T. Nguyen, N. N. Nguyen, and A. 
T. Ha, “Agricultural planning of Thai Nguyen 
city to 2020 in the directions of urban 
ecological agriculture,” TNU Journal of 
Science and Technology, vol. 82, no. 6, pp. 
51-57, 2009. 
[7]. General Statistics Office, Thai Nguyen 
Statistical Yearbook 2019. Statistical 
Publishing House, 2019. 
[8]. J. Li, K. C. Seto, J. Bai, “Urban economic 
development, changes in food consumption 
patterns and land requirements for food 
production in China,” China Agricultural 
Economic Review, vol. 7, issue 2, pp. 240-
261, 2015. 
[9]. T. T. Dao, “Foreign Experience in Urban 
Agricultural Development,” Report on 
Scientific Research, Department of 
Agriculture and Rural Development, Hanoi, 
2003. 
[10]. FAO, Growing greener cities in Africa - 
First status report on urban and peri - urban 
horticulture in Africa, Rome, ISBN 978 - 92 - 
5 - 107286 – 8, 2012. 
[11]. B. Lee, T. Binns, and A. Dixon, “The dynamics 
of urban agriculture in Hanoi, Vietnam,” Field 
Actions Science Reports, Special Issue 1 - Urban 
Agriculture, 2010, pp. 2-9. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nong_nghiep_do_thi_o_tinh_thai_nguyen.pdf