Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết

Bài viết này tập trung phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực Tây

nguyên trong thời gian qua. Các phân tích cho thấy so với yêu cầu phát triển bền vững của

vùng, nguồn nhân lực Tây Nguyên còn nhiều hạn chế như: (i) Trình độ học vấn của dân cư

và người lao động Tây Nguyên còn thấp so với mức trung bình của cả nước và các vùng

khác; (ii) Chênh lệch về trình độ học vấn giữa các dân tộc khá cao ; (iii) Hệ thống đào tạo

nhân lực còn mỏng và yếu , chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực

chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng ; (iv) Chất lượng nguồn nhân

lực Tây Nguyên thấp, đang và sẽ là trở ngại lớn cho việc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh

tế dựa trên ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học để tăn g năng suất, hiệu quả và chất lượng ;

(v) Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế còn lạc hậu, phản ánh trình độ phát triển

còn ở mức thấp, v.v. Để giải quyết các vấn đề này cần phải có một hệ thống những định

hướng và giải pháp đột phá để tạo ra được n hững động lực mới nhằm đẩy nhanh hơn

nữa phát triển nguồn nhân lực của vùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong

bối cảnh mới.

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 1

Trang 1

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 2

Trang 2

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 3

Trang 3

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 4

Trang 4

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 5

Trang 5

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 6

Trang 6

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 7

Trang 7

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10740
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết

Phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên: Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013
46
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TÂY NGUYÊN: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT
TS. Nguyễn Văn Thành
Viện Chiến lược ph át triển
Tóm tắt: Bài viết này tập trung phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực Tây
nguyên trong thời gian qua. Các phân tích cho thấy so với yêu cầu phát triển bền vững của
vùng, nguồn nhân lực Tây Nguyên còn nhiều hạn chế như: (i) Trình độ học vấn của dân cư
và người lao động Tây Nguyên còn thấp so với mức trung bình của cả nước và các vùng
khác; (ii) Chênh lệch về trình độ học vấn giữa các dân tộc khá cao ; (iii) Hệ thống đào tạo
nhân lực còn mỏng và yếu , chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực
chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng ; (iv) Chất lượng nguồn nhân
lực Tây Nguyên thấp, đang và sẽ là trở ngại lớn cho việc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh
tế dựa trên ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học để tăn g năng suất, hiệu quả và chất lượng ;
(v) Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế còn lạc hậu, phản ánh trình độ phát triển
còn ở mức thấp, v.v. Để giải quyết các vấn đề này cần phải có một hệ thống những định
hướng và giải pháp đột phá để tạo ra được n hững động lực mới nhằm đẩy nhanh hơn
nữa phát triển nguồn nhân lực của vùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong
bối cảnh mới.
Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, Tây Nguyên
Summary: This writing will focus on analyzing situation of human resource
development in central highlands in the past time. In compare to regional requirement of
sustainable development, human resource in central highlands has many limitations such
as: (i) Education is lower than the average level in nationwide and other regions; (ii)
Disparity of education among ethnic group is quite high; (iii) Human resource in education
is not enough and proficient, to meet needs of human resource especially highly skilled
workers for regional socio – economic development; (iv) Low qualification of human
resource in central highlands is an obstacle for economic growth model innovation which
is based on application of scientific innovation to increase productivity, effectiveness and
quality; (v) Labour structure in economy is backward, underdeveloped, etc. For solving
this issue, it is necessary to have a system of orientation and breakthrough measures to
create new motivation for human resource development to meet requirement of socio –
economic development in the new context.
Key words: Human resource development, Central highlands
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013
47
Tây Nguyên là vùng có tiềm năng
kinh tế lớn và vị trí quan trọng đặc biệt
về quốc phòng, an ninh và mới được khai
thác mạnh kể từ sau giải phóng năm
1975 chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực
lớn được nhập cư vào vùng và các nguồn
tài nguyên sẵn có như rừng, đất đai,
khoáng sản. Lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên của Tây Nguyên năm 2012
có 3,15 triệu người, chiếm 57,8% dân số
và chiếm 5,8% tổng lực lượng lao động
cả nước. Phát triển nguồn nhân lực đóng
vai trò quyết định đến việc đảm bảo phát
triển bền vững Tây Nguyên. Để thực
hiện được vai trò này, nguồn nhân lực
của vùng phải đạt được trình độ nhất
định và không ngừng được nâng ca o.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển bền
vững của vùng, nguồn nhân lực Tây
Nguyên còn nhiều hạn chế, cần phải
nhanh chóng khắc phục.
1. Những vấn đề đặt ra đối với
phát triển nguồn nhân lực Tây Nguyên
Thứ nhất, trình độ học vấn của dân
cư và người lao động Tây Nguyên còn
thấp so với mức trung bình của cả nước
và các vùng khác
Kết quả Tổng điều tra dân số
1/4/2009, cho thấy: Tỷ lệ dân số từ 5 tuổi
trở lên chưa bao giờ đến trường của Tây
Nguyên là 9,1%, trong khi đó của cả
nước là 5,0% và vùng Đồng bằng Sông
Hồng là 2,1%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên không biết chữ của Tây Nguyên là
11,2%, trong khi đó của cả nước là 6,0%,
vùng Đồng bằng Sông Hồng là 2,5%. Tỷ
lệ người có trình độ học vấn từ tốt nghiệp
trung học cơ sở trở lên cũng thấp so với
mức bình quân cả nước và các vùng
khác.
Thứ hai, ở nhiều nơi trong vùng,
mạng lưới các cơ sở giáo dục phân bố
chưa thuận tiện cho người đi học và
trường lớp học còn thiếu, trang thiết bị
thiếu và lạc hậu cùng với thiếu giáo viên
đang là yếu tố cản trở việc thu hút trẻ
đến trường và nâng cao chất lượng giáo
dục của vùng. Vì vậy, tỷ lệ nhập học
đúng tuổi của Tây Nguyên còn thấp: ở
cấp THCS là 74,9%; cấp THPT là
48,7%, trong khi của cả nước là 82,6%
và 56,7%, của vùng Đồng bằng Sông
Hồng là 93,9% và 74,9%. Tỷ lệ dân số 5
tuổi trở lên tốt nghiệp trung học phổ
thông của Tây Nguyên chỉ có 13,7%,
trong khi đó của cả nước là 20,8% và
vùng Đồng bằng Sông Hồng là 30,1%.
Tính đến năm học 2010-2011, tỷ lệ
trường đạt chuẩn của Tây Nguyên ở cấp
tiểu học là 22,4%, cấp trung học cơ sở là
8,6% và cấp trung học phổ thông là
7,6%, trong khi các tỷ lệ này của cả nước
tương ứng là 36,4%; 19,7 ... 4 dân
tộc của cả nước sinh sống, trong đó dân
tộc Kinh chiếm 64,7%, các dân tộc khác
chiếm 35,3%, trong đó dân tộc Giarai
chiếm 8,02%, Ê-đê chiếm 5,98%, Bana
chiếm 4,02%, Cơ ho chiếm 2,84%, Nùng
chiếm 2,65%, Xơ đăng chiếm 2,21%,
Tày chiếm 2,06%, Mnông chiếm
1,76%... Chênh lệch về trình độ học vấn
giữa các dân tộc còn lớn. Tỷ lệ những
người có trình độ học vấn thấp (chưa biết
chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học và tốt
nghiệp tiểu học) của các dân tộc Tây
Nguyên ở mức cao hơn nhiều so với dân
tộc Kinh trong vùng. Việc thu hút trẻ em
các dân tộc thiểu số vào các trường dân
tộc nội trú để tạo nguồn cho phát triển
nhân lực trình độ và chất lượng cao còn
nhiều hạn chế. Tính đến năm 2011, toàn
vùng có 47 trường THCS nội trú với
8.371 học sinh (chiếm 6,64% tổng số học
sinh dân tộc cùng cấp) và cấp trung học
phổ thông có 6 trường với 4.531 học sinh
(chiếm 13,2% tổng số học sinh dân tộc
cùng cấp). Đáng lưu ý là càng ở các cấp
học cao hơn, tình trạng bỏ học của học
sinh các dân tộc thiểu số càng phổ biến,
dẫn đến tỷ lệ học sinh là các dân tộc
thiểu số trong tổng số học sinh cùng cấp
càng thấp. Năm 2012, tỷ lệ học sinh các
dân tộc thiểu số trong tổng số học sinh
cấp tiểu học là 43.4%, cấp THCS là
34,5% và cấp THPT chỉ có 17,7%.
Thứ tư, hệ thống đào tạo nhân lực
trong vùng còn mỏng, quy mô đào tạo
nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã
hội của vùng. Tính đến năm 2010 toàn
vùng có 108 cơ sở tham gia tổ chức dạy
nghề, trong đó có 2 trường cao đẳng
nghề, 12 trường trung cấp nghề và 44
trung tâm dạy nghề (số còn lại là các cơ
sở đào tạo khác có tổ chức dạy nghề) với
1.152 giáo viên dạy nghề. Quy mô tuyển
sinh học nghề hàng năm khoảng 48.000-
50.000 người, trong đó học nghề trên 1
năm khoảng 7.000-8.000 người, số còn
lại là đào tạo ngắn hạn dưới 1 năm. Đào
tạo trình độ trung cấp chuyên ngh iệp rất
nhỏ bé. Năm học 2010-2011, trong vùng
16 trường trung cấp chuyên nghiệp với
9.764 học sinh (chiếm 3,65% tổng số học
sinh TCCN của cả nước). Quy mô đào
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013
49
tạo trình độ cao đẳng, đại học còn nhỏ.
Năm 2012, toàn vùng có 14 trường đại
học, phân hiệu đại học và trường cao
đẳng với 45.653 sinh viên (trong đó có
44.452 hệ công lập). Số sinh viên tuyển
mới hàng năm khoảng 13 ngàn sinh viên
và hàng năm có gần 9.000 sinh viên tốt
nghiệp. Số sinh viên đại học - cao đẳng
trên 10.000 dân là 85 sinh viên, thấp hơn
nhiều so với mức trung bình của cả nước
là 245 sinh viên, vùng Trung du-miền
núi Bắc Bộ là 135 sinh viên, vùng Đồng
bằng Sông Hồng là 431 sinh viên và
vùng Đông Nam Bộ là 396 sinh viên. Tỷ
lệ thanh niên trong nhóm tuổi 15 -21 (là
nhóm tuổi cần được đào tạo) được thu
hút vào các hình thức đào tạo hiện ở mức
thấp (chỉ có 5,78%), so với mức trung
bình của cả nước và các vùng khác
(trung bình của cả nước là 13,16%, vùng
Đồng bằng Sông Hồng là 21,82%, vùng
Đông Nam bộ là 19,08%).
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực
Tây Nguyên thấp, đang và sẽ là trở ngại
lớn cho việc đổi mới mô hình tăng
trưởng kinh tế dựa trên ứng dụng rộng
rãi tiến bộ khoa học để tăng năng suất,
hiệu quả và chất lượng. Theo kết quả
Điều tra lao động-việc làm năm 2012, tỷ
lệ lực lượng lao động khôn g có trình độ
chuyên môn - kỹ thuật của Tây Nguyên
rất cao, lên đến 87,6%%, trong khi đó
của cả nước là 83,2% và vùng Đồng
bằng Sông Hồng là 81,8%, vùng Trung
du và miền núi phía Bắc là 85,1%.
Tương phản với hiện thực này, là tỷ lệ
lao động đã qua đào tạo của vùng rất
thấp ở tất cả các cấp trình độ từ dạy nghề
cho đến cao đẳng và đại học. Do phần
lớn người lao động chưa được đào tạo,
thiếu kỹ năng nghề, nên họ chỉ được làm
những nghề giản đơn (tỷ lệ lao động
nghề giản đơn ở Tây Nguyên là 53,3%,
trong khi đó của cả nước là 40,4%, vùng
đồng bằng Sông Hồng là 43,1% và vùng
Đông Nam bộ là 27,0%). Đồng thời,
những kỹ năng mềm của nguồn nhân lực
(ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tinh
thần hợp tác, tác phong làm việc công
nghiệp) cũng thiếu và thấp.
Thứ sáu, cơ cấu lao động làm việc
trong nền kinh tế còn lạc hậu, phản ánh
trình độ phát triển còn ở mức thấp, dẫn
đến kêt quả năng suất lao động thấp và
làm cho thu nhập của người lao động
thấp gây thêm những khó khăn cho phát
triển nguồn nhân lực; thị trường lao
động chưa phát triển. Trong tổng số lao
động làm việc trong nền kinh tế của vùng
năm 2012, tỷ trọng của khu vực nông-
lâm nghiệp-thủy sản là 71,2% (của cả
nước là 47,4%, vùng Đồng bằng Sông
Hồng là 40,7% và vùng Đông Nam Bộ là
34,8%), tỷ trọng của khu vực công
nghiệp - công nghiệp của vùng chỉ có
8,2% và khu vực dịch vụ là 20,6% (tỷ lệ
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013
50
này của cả nước là 21,2 % và 31,4%; của
vùng Sông Hồng là 29,8% và 29,5%; của
vùng Đông Nam Bộ là 33,5% và
31,8%)1. Vì vậy, năng suất lao động của
Tây Nguyên tương đối thấp, chỉ bằng
khoảng 65% mức trung bình của cả
nước, bằng 61,6% của vùng Đồng bằng
sông Hồng và 44,3% của vùng Đông
Nam Bộ2. Thị trường lao động kém phát
triển. Tỷ lệ lao động tự làm và lao động
gia đình trong tổng số lao động có việc
làm ở mức cao, lên đến 77,0% (đ ứng thứ
hai sau vùng Trung du miền núi phía Bắc
(là 79,0%), trong khi mức bình quân của
cả nước là 62,8%, vùng đồng bằng sông
Hồng là 60,8% và vùng Đông - Nam Bộ
là 46,6%. Tỷ trọng số người làm công ăn
lương năm 2012 thấp nhất nước (chỉ có
14,8%, trung bình của cả nước là 31,0%
và vùng Trung du miền núi phía Bắc
thấp thứ hai là 19,0%).
Thứ bảy, nguồn lực tài chính cho
phát triển nguồn nhân lực của vùng rất
hạn chế. Do quy mô kinh tế của Tây
Nguyên còn nhỏ so với quy mô dân số
(tổng giá trị GDP của vùng chỉ chiếm
3,8% của cả nước, song dân số của vùng
chiếm 5,5% cả nước) và thu nhập bình
quân đầu người thấp (GDP bình quân
đầu người tính bằng USD theo giá sức
1 Báo cáo điều tra lao động-việc làm năm 2012.
Tổng cục Thống kê
2 Tính theo Báo cáo Phát triển con người Việt Nam
năm 2011. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. NXB
Thế Giới, Hà Nội, 2012.
mua tương đương (PPP) của Tây Nguyên
là 1.853 USD, bình quân cả nước là
2.840 USD, vùng đồng bằng sông Hồng
là 3.008 USD và vùng Đông Nam Bộ là
4.185 USD3), nên khả năng huy động các
nguồn vốn từ nền kinh tế của vùng cho
phát triển nguồn nhân lực rất hạn chế.
Thu nhập của người dân trong vùng còn
thấp, nên khả năng huy động nguồn vốn
đóng góp từ người dân cũng không
nhiều. Năm 2012, thu nhập bình quân
đầu người của vùng là 1,631 triệu
đồng/người/tháng, bằng 81,6% mức
trung bình của cả nước. Đồng thời, tỷ lệ
hộ nghèo còn cao, năm 2012 là 18,6%,
gấp gần 1,7 lần mức bình quân cả nước
(11,1%). Theo Điều tra mức sống hộ gia
đình năm 2010, chi tiêu bình quân cho
giáo dục (bao gồm cả đào tạo) bình quân
đầu người/năm của Tây Nguyên là 2,3
triệu đồng/người/năm, trong khi mức
trung bình cả nước là 3,1 triệu đồng,
vùng Đồng bằng sông Hồng là 3,54 triệu
đồng và vùng Đông Nam Bộ là 5,5 triệu
đồng/người 4. Vì vậy, không thể dựa hoàn
toàn vào nguồn nội lực của Tây Nguyên
cho phát triển nguồn nhân lực của vùng,
mà phải dựa vào sự hỗ trợ từ ngân sách
Trung ương và hợp tác với các vùng
khác, từ quốc tế.
3 Báo cáo Phát triển con người Việt Nam năm
2011. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. NXB Thế
Giới. Hà Nội, 2012, trang 190.
4 Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010. Tổng
cục Thống kê. Hà Nội, năm 2012.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013
51
Từ những phân tích ở trên cho thấy,
các vấn đề phát triển nguồn nhân lực của
Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Để giải quyết chúng cần phải
có một hệ thống những định hướng mới
và giải pháp mới để tạo ra được những
động lực mới nhằm đẩy nhanh hơn nữa
phát triển nguồn nhân lực của vùng đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
trong bối cảnh mới.
2. Một số đề xuất giải quyết những
vấn đề trên
Để giải quyết những vấn để trên một
cách đồng bộ và hiệu quả, cần thực hiện
hệ thống đồng bộ các chinh sách nhằm
tạo ra cơ sở nền tảng và thúc đẩy sự phát
triển bình đẳng, hài hoà và đồng đều của
các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên,
trong đó cần đặc biệt chú trọng đến
những nhu cầu và tính đặc thù của các
dân tộc thiểu số Tây Nguyên để đạt được
trình độ phát triển ngày càng cao về chỉ
số phát triển con người của vùng nói
chung và của mỗi dân tộc trong vùng nói
riêng. Nhiệm vụ có tính cấp bách trước
mắt và có ý nghĩa lâu dài là giảm dần và
từng bước rút ngắn khoảng cách về trình
độ phát triển giữa các dân tộc ở Tây
Nguyên và của người dân Tây Nguyên
và trình độ chung của vùng, của cả nước,
hình thành và phát triển được nguồn
nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các
dân tộc thiểu số Tây Nguyên đáp ứng
được yêu cầu phát triển KT -XH của vùng
và đóng góp vào sự phát triển chung của
cả nước. Có thể sơ bộ đề xuất một số giải
pháp chính như sau:
- Triển khai xây dựng và thực hiện
quy hoạch hệ thống giáo dục - đào tạo
của toàn vùng Tây Nguyên và các tỉnh
trong vùng phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, đồng
thời phát triển mối quan hệ hợp tác có
hiệu quả giữa các tỉnh trong vùng và với
các tỉnh ngoài vùng (trước hết là với các
trung tâm phát triển như TP Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nha
Trang, Quy Nhơn.) trong đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực.
- Nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện các
chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực có tính đến
những đặc thù về xã hội, trình độ phát
triển và nhu cầu của người dân trong
vùng (nhất là đồng bào các dân tộc thiểu
số tại chỗ) để những chính sách này thực
sự phù hợp với nguyện vọng của người
dân, nhanh chóng đi vào cuộc sống, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội bền
vững của vùng trong bối cảnh mới.
Trong đó, cần quan tâm nhiều hơn đến
phong tục, tập quán, nhu cầu của đồng
bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, có mô
hình tổ chức, nội dung, phương pháp
dạy, học, đào tạo phù hợp với đặc điểm
lối sống, tập quán lao động sản xuất ,
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013
52
trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, xã hội
và gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát
triển của vùng.
- Xây dựng và phát triển hệ thống
đào tạo nguồn nhân lực gắn với phát
triển những ngành nghề là thế mạnh, có
năng lực cạnh tranh cao và nhu cầu lớn
đã được xác định và có triển vọng phát
triển trong tương lai như lao động trồng
và chế biến các sản phẩm cây công
nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu), trồng
rau, hoa và cây cảnh, lâm nghiệp, công
nghiệp chế biến thực phẩm, dịch vụ y tế,
giáo dục, thương mại, công n ghiệp khai
khoáng, cơ khí phục vụ nông - lâm
nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của
vùng và hội nhập quốc tế, trước hết là sự
phát triển của vùng tam giá phát triển 3
nước Cămphuchia – Lào - Việt nam.
- Tập trung tăng đầu tư của nhà nước
trong xây dựng hệ thống trường lớp đạt
chuẩn quốc gia, ưu tiên đặc biệt ở các
vùng sâu, vùng xa và vùng tập trung
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Đưa lớp
học và giáo viên đến tận thôn, bản (giáo
viên cắm bản). Chú trọng phát triển giáo
dục dân tộc, mở rộng và nâng cao chất
lượng hệ thống trường dân tộc nội trú
tỉnh/huyện, các loại hình bán trú dân
nuôi ở các xã nhằm duy trì và thu hút trẻ
em nghèo, con em đồng bào các dân tộc
thiểu số tại chỗ đi học nhằm tạo nguồn
đào tạo cán bộ ở các cấp cao hơn. Nhà
nước cần hỗ trợ trong việc xây dựng cơ
sở vật chất ban đầu và cung cấp bữa ăn
trưa cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số
ở các lớp mẫu giáo để khuyến khích các
cháu đến trường, đồng thời kết hợp thực
hiện chương trình dinh dưỡng nhà trường
(nhằm góp phần giảm nhanh tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em của vùng). Có chính
sách ưu đãi (học bổng) đủ sức thu hút
học sinh người dân tộc vào học các
trường Dạy nghề, THCN, CĐ & ĐH. Kịp
thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách
ưu đãi đối với những cán bộ, giáo viên
nhận công tác ở vùng sâu, vùng x a, vùng
biên giới, vùng tập trung đông đồng bào
các dân tộc thiểu số.
- Trong quá trình thực hiện đổi mới
phương pháp giáo dục, cần cải tiến nội
dung chương trình giảng dạy theo hướng
một số môn có hai có 2 phần nội dung:
phần cứng theo những yêu cầu cơ bả n
của chương trình chung cả nước và phần
mềm có lồng ghép thực tiễn của vùng và
phương pháp dạy học phù hợp nhằm mục
tiêu trang bị cho học sinh những kiến
thức và kỹ năng cơ bản gắn với nhu cầu
việc làm và phát triển kinh tế, xã hội của
vùng.
- Cần xây dựng hệ thống định mức
giáo viên/lớp phù hợp với yêu cầu đặc
thù của Tây Nguyên (số lượng học
sinh/lớp thấp hơn mức trung bình của cả
nước, tỷ lệ giáo viên/lớp cao hơn mức
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 37/Quý IV - 2013
53
trung bình của cả nước). Do đó, cần tăng
cường số lượng giáo viên, đảm bảo đủ
giáo viên cho các cấp học theo định mức
phù hợp với đặc điểm của vùng. Thường
xuyên bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho
giáo viên, nhất là trong việc thực hiện
phương pháp giảng dạy mới theo
Chương trình đổi mới sách giao khoa.
- Thực hiện công tác xã hội hóa giáo
dục và đào tạo có chọn lọc. Nhà nước
cần tiếp tục tăng đầu tư cho phát triển
giáo dục cấp phổ cập, đặc biệt là ở vùng
nông thôn và đối với đồng bào các dân
tộc để tạo điều kiện thuận lợi và mở rộng
cơ hội cho nhân dân được đi học. Thu
hút sự đầu tư của các doanh nghiệp vào
sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của
vùng. Tăng cường nguồn lực cho phát
triển nguồn nhân lực từ các tổ chức kinh
tế - xã hội, các tỉnh có điều kiện kinh tế
phát triển hơn, các tổ chức quốc tế và
tăng phần đóng góp của bộ phận dân cư
có thu nhập cao thông qua phát triển loại
hình giáo dục ngoài công lập ở khu vực
đô thị.
Khắc phục những khó khăn, hạn chế
để phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
vùng Tây Nguyên là nhiệm vụ chung của
hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa
phương và cơ sở. Đồng thời, phải thu hút
sự tham gia tích cực, chủ động của doanh
nghiệp và các tổ chức xã hội. Sự tham
gia tự giác của người dân là yếu tố quyết
định, nhất là đối với đồng bào các dân
tộc thiểu số, trong đó trước hế t phải
tuyên truyền, giác ngộ và nâng cao nhận
thức của đồng bào về sự cần thiết và tầm
quan trọng của việc học văn hóa và đào
tạo những kỹ năng lao động mới.
Tài liệu tham khảo
1. Chiến lược phát triển KT -XH thời
kỳ 2011-2020
2. Báo cáo Phát triển con người Việt
Nam năm 2011. Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam. NXB Thế Giới. Hà Nội, 2012
3. Báo cáo điều tra lao động-việc làm
năm 2011. Tổng cục Thống kê, Hà Nội,
2012
4. Báo cáo điều tra lao động-việc làm
năm 2012. Tổng cục Thống kê, Hà Nội,
2013
5. Niên giám Thống kê năm 2011.
NXB Thống kê, Hà Nội 2012
6. Niên giám Thống kê năm 2012.
NXB Thống kê, Hà Nội 2013
7. Thống kê giáo dục và đào tạo
2010-2011. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà
Nội 2011
8. Điều tra mức sống hộ gia đình năm
2010. Tổng cục Thống kê. Hà Nội, năm
2012
9. Kết quả Tổng điều tra dân số năm
2009. NXB Thống kê. Hà Nội. 2011

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_tay_nguyen_nhung_van_de_dat_ra_va.pdf