Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của tri thức nên điều kiện tiên

quyết là phải có giáo dục và tri thức. Mặc dù công nghệ, máy móc hết sức tiên tiến nhưng

cuối cùng vai trò của con người vẫn là quan trọng nhất bởi con người chính là người đưa ra

quyết định cuối cùng. Trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn

nhân lực nhà nước, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng phát nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt

Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là cơ sở cho các nhà Quản lý kinh tế gợi ý,

đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 7640
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
323 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆT NAM 
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
THE DEVELOPMENT OF HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES IN VIETNAM 
IN THE PERIOD OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 
ThS. Ho ng Thị Mến 
Khoa Kinh tế v quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Hải Phòng 
PGS.TS. Lê Thị Anh Vân 
Khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân 
TÓM TẮT 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng của tri thức nên điều kiện tiên 
quyết là phải có giáo dục và tri thức. Mặc dù công nghệ, máy móc hết sức tiên tiến nhưng 
cuối cùng vai trò của con người vẫn là quan trọng nhất bởi con người chính là người đưa ra 
quyết định cuối cùng. Trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành nguồn 
nhân lực nhà nước, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 
Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng phát nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt 
Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là cơ sở cho các nhà Quản lý kinh tế gợi ý, 
đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này trong thời kỳ công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước. 
ABTRACT 
Industrial Revolution 4.0 is a revolution of knowledge so the prerequisite is education 
and knowledge. Although the technology and machinery are very advanced, ultimately human 
role is still the most important thing because human is the final decision maker. High quality 
human resources constitute a part of the national human resources and play an important role 
in constructing and developing of nation. The research concentrates on analyzing the situation 
of high quality human resources in Vietnam in the period of industrial revolution 4.0. This is 
the basis for economic managers to propose some suggestions and solutions in order to 
perfect this policy in the period of industrialization and modernization of the country. 
TỪ KHÓA: Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao, quản lý 
nhân lực, chính sách nhân lực, phát triển nhân lực 
KEYWORDS: Industrial revolution 4.0, high quality human resources, human 
resources management, human resources policies, human resources development 
1. MỞ ĐẦU 
Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng tinh túy, quan trọng cấu thành nguồn 
nhân lực nhà nuớc, nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đây 
là lực lượng lao động có trình độ năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cao, 
làm việc, cống hiến cho nhà nước. Lực lượng này bao gồm công nhân, nông dân, kỹ sư, trí 
thức, nhà giáo, bác sĩ, thương gia, nhà hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội xuất sắc, 
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao, cán bộ, công chức tham mưu, hoạch định chính 
sách ở tầm chiến lược.v.v... Họ là những người làm việc cho Nhà nước, có quyền lợi và nghĩa 
vụ theo quy định của pháp luật. Với tư cách là chủ thể quản lý và sử dụng, Nhà nước có bổn 
phận và nghĩa vụ pháp lý, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển, sử dụng và 
trọng dụng lực lượng lao động này.Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 
và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên 
quan trọng và cấp thiết. 
Mục tiêu nghiên cứu: 
Tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 
của Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cho giai đoạn 2017-2020. 
Phương pháp nghiên cứu: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 324 
Phương pháp nghiên cứu: thống kê - so sánh: Bài viết sử dụng phương pháp thống kê để 
thu thập số liệu; tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các giai đoạn, các quốc gia khác nhau để rút ra 
sự khác nhau giữa những số liệu thống kê. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng, tìm ra 
nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 
Hạn chế của bài viết: 
Dung lượng bài viết còn ngắn nên khó gột tả được hết các nội dung cơ bản về nguồn 
nhân lực chất lượng cao và vai trò của nhà nước trong chính sách phát triển nguồn nhân lực 
2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở VIỆT NAM 
2.1.QUAN NIỆM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO 
Nguồn nhân lực chất lượng cao là thuật ngữ mới chỉ sử dụng gắn với các hoạt động 
quản lý tổ chức trong xã hội hiện đại. Trên thế giới khi bàn tới thuật ngữ này nhiều học giả đề 
cập đến trình độ, hiệu quả công việc, tinh thần làm việc, tinh thần phục vụ cho tổ chức của đối 
tượng này. Theo đó: “ Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có sức khỏe, năng lực 
thực hành nghề nghiệp tốt, có khả năng đap ứng được công việc cua tổ chức trong cả hiện tại 
và tương lai”- Tiona VanDevender hoặc “những ngừi có nhận thức xã hội và kỹ năng làm 
việc cai thể hiện qua hiệu quả công việc” – JN Bradley. 
Tại Viêt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao là thuật ngữ được Đảng đề cập trong 
Hội nghị Trung Ương 9 khóa XI. Hội nghị nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng 
cao thông qua con đường phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là khâu then chốt 
để nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển. Và trong các lĩnh vực nghiên 
cứu thuật ngữ này cũng có nhiều quan niệm khác nhau chẳng hạn như: “Nguồn nhân lực chất 
lượng cao là đội ngũ nhân lực có thể lực tốt, có trình độ năng lực cao, là lực lượng xung kích 
tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện kết quả việc ứng dụng công nghệ vào 
điều kiện nước ta” – Phạm Minh Hạc hoặc “NLCLC là khái niệm dùng đểchỉ lực lượng lao 
độngcó học vấn, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích ứng nhanh với những thay 
đổi của công nghệ sản xuất” – Nguyễn Trọng Chuẩn. Theo đó nguồn nhân lực chất lượng cao 
không chỉ là những người có học hàm, học vị mà còn bao gồm những ngươi lao động trong 
lĩnh vực sản xuất như chuyên gia, nghệ nhân...Nhân lực chất lượng cao là những người có 
năng lực thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng 
góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội chứ không phải ở dạng tiềm năng. 
2.2.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở VIỆT NAM 
Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 1.3 thế giới, thứ 7 châu Á và 
thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo 
vùng. Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn (khoảng 68 %).Trình độ học 
vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh (đạt khoảng 73,1 tuổi). Trong 
quá trình tiến tới thời điểm “dân số vàng”, khoảng 20 năm qua tổng số lao động Việt Nam đã 
tăng khoảng 19 triệu người từ mức 35 triệu ( năm 1996) lên đến 54 triệu ( năm 2016). Điều 
này vừa là lợi thế nhưng cũng là một vấn đề khiến cho các nhà quản lý phải tìm ra lời giải của 
bài toán thất nghiệp khi máy móc thay thế con người. Lực lượng lao động nước ta hiện nay 
khoảng 52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào 
tuổi lao động. Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được 
nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực (Nhật Bản, Thái Lan, Xinh-ga-po, Trung 
Quốc,..) nói chung thấp hơn cả về chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai. Hiện nay Việt 
Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. 
Nhân lực phổ thông thì vẫn chiếm đa số còn nguồn nhân lực chất lượng cao thì chiếm một tỷ 
lệ rất thấp. Theo số liệu thống kê trong tổng số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 
48.8 triệu lao động đang làm việc thì chỉ có 8.4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ 
sở đàotạo trong và ngoài nước cấp. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá 
chiến lược và Đảng nhấn mạnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
325 
Thời gian qua chúng ta đã triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển nhân lực Việt 
Nam thời kỳ 2011- 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 579/ QĐ-TTg ngày 19/4/2011 
của Thủ tướng Chính phủ và “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020” 
ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ- TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 
Các bộ, ngành cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành và tổ chức 
thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của bộ, ngành, tỉnh, thành phố mình; thực 
hiện nhiều giải pháp chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển 
nguồn nhân lực chất lượng cao, bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng, đáng ghi nhận. 
Theo thống kê của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), cách mạng công nghiệp 4.0 tác 
động rất nhiều đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đặc biệt là tự động hóa chiếm 70%. 
Tiến bộ khoa học công nghệ ước tính 86% lao động dệt may da giày và 75% lao động trong 
ngành điện tử của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Đối với ngành 
công nghệ thông tin ước tính mỗi năm nhu cầu tuyển dụng tăng đều đặn gần 50% trong khi đó 
thực tiễn 500.000 ứng viên công nghệ thông tin ra trường chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu xã 
hội. Bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo – một ngành chủ lực trong quá trình 
công nghiệp hóa- hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình độ cao trong khi đó ở các 
nước phát triển thì tỷ lệ này lên đến 60%. Trong tổng số 54.59 triệu lao động tính từ 15 tuổi 
trở lên có khoảng 49% lao động đã qua đào tạo và đào tạo từ 3 tháng trở lên thì chỉ chiêm 
19% và đàotạo có chứng chỉ bằng cấp chỉ chiếm 20.2%. Về cơ cấu trình độ nhân lực của Việt 
Nam là 01 đại học trở lên/0,32 cao đẳng/0,61 trung cấp/0,37 sơ cấp. Trong khi đó nếu xét theo 
quy luật của thị trường lao động thì trình độ lao động trực tiếp (trình độ cao đẳng, trung sơ 
cấp) phải nhiều hơn rất nhiều so với trình độ lao động gián tiếp. 
Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá 
hiện hành đạt 3.660 USD. Còn năm 2016 thì tăng suất lao động của Việt Nam tăng 5.31 % so 
với năm 2015 trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản bằng 
38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp xây dựng 
gấp 1,8 lần còn khu vực dịch vụ gấp 1,36 lần nhưng năng suất lao động của người Việt thấp 
hơn Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc là 10 lần. So với các nước láng giềng năng suất lao động của 
Việt Nam chỉ bằng 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 
48,8% của Indonesia. Như vậy mỗi người Singapore làm việc có năng suất bằng 23 người 
Việt cộng lại. Ngoài ra, Còn theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới chất lượng nguồn nhân lực 
Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm xếp hạng thứ 11 trong tổng số 12 quốc gia được khảo sát tại 
Châu Á trong khi Hàn Quốc là 6,91, Ấn Độ là 5,76, Malaisia là 5,59 và Thái Lan 4,94 và 
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng. Những 
con số này cho thấy chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực của Việt Nam đang kém rất xa so với 
các nước trong khu vực. Điều đó cho thấy Việt Nam đang rất thiếu những lao động có trình 
độ và công nhân kỹ thuật bậc cao. 
Xét về mặt số lượng thì nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào nhưng xét về mặt chất 
lượng thì nguồn nhân lực của Việt Nam còn thiếu rất nhiều các yếu tố. Hơn nữa nguồn nhân 
lực chất lượng cao ở nước ta lại phân bố không hợp lý. Theo thống kê của tổ chức lao động 
Việt Nam thì nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta phân bổ không hợp lý: hơn 92% số 
cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tại Tây 
Nguyên và Tây Bắc Bộ thì tỷ lệ nayfchuwa tới 1% . Theo một kết quả điều tra gần đây thì Cả 
nước có khoảng 14.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.432 giáo sư; 7.750 phó giáo sư; 16.000 
thạc sĩ; 30.000 cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, 
trong số đó 49% giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ trở lên. Cả nước hiện có 14.000 giáo 
viên trung cấp chuyên nghiệp; 11.200 giáo viên dạy nghề và 925.000 giáo viên hệ phổ thông. 
Trong số 9.000 tiến sĩ được điều tra thì có 70% giữ chức vụ quản lý, chỉ có 30% thực sự làm 
công tác chuyên môn, 63% số sinh viên tốt nghiệp đại học chưa có việc làm, nhiều cơ quan, 
doanh nghiệp nhận sinh viên vào làm việc phải mất từ 1 đến 2 năm đào tạo lại. Theo đó nhu 
cầu tuyển dụng theo kinh nghiệm được thể hiện qua biểu đồ sau: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 326 
 Biểu đồ 1: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo kinh nghiệm làm việc 
Nguồn Khảo sát của trung tâm dự báo nguồn nhân lực 
 Ngoài yếu tố về kỹ năng chuyên môn thì nguồn nhân lực Việt Nam còn thiếu các yếu 
tố lãnh đạo, giao tiếp. Trình độ của người lao động Việt Nam chỉ phù hợp với khâu gia công 
chứ yêu cầu về trình độ cao thì lại không phù hợp. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ lao động chưa 
qua dào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không hợp lý, tình trạng thừa 
thầy, thiếu thợ, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ 
công, không qua đào tạo; thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp có 
trình độ năng lực cao; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công 
nhân lành nghề. Cạnh tranh quốc tế bằng lao động phổ thông, giá nhân công rẻ đang khiến 
chúng ta yếu thế, lép vế và thua ngay trên sân nhà. Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân 
lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước và hội nhập quốc tế. 
2.3.GỢI Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG 
CAO TẠI VIỆT NAM. 
Việc phát triển nguồn nhân lực được coi là vấn đề tâm điểm của Đảng, Nhà nước ta và 
toàn xã hội. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thành công bằng chính sách đúng đắn, hợp lý và 
đủ mạnh của Nhà nước. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quan điểm, 
quyết sách, quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước với mục tiêu giải pháp, lộ trình 
phát triển phù hợp nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có cơ cấu, số lượng, chất 
lượng hợp lý, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cẩu, 
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 
Thứ nhất để có được nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ trình độ đáp ứng được nhu 
cầu của xã hội, Đảng Nhà nước ta trước hết phải có chính sách và thời gian quy hoạch nguồn 
nhân lực chất lượng cao một cách rõ ràng bởi hiện nay Nhà nước chi có chính sách quy hoạch 
nguồn nhân lực nói chung mà chưa có quy định cho nguôn nhân lực chất lượng cao. Ngay 
trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng chưa xác 
định được nhu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của cả 
nước nói chung cũng như của từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nói 
riêng. Vì vậy chưa có cơ sở xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
327 
thống nhất, đồng bộ để thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bổi dưỡng, bố trí, sử dụng và trọng dụng 
một cách hiệu quả, hợp lý. 
Thứ hai là phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, trọng dụng nguồn nhân lực 
chất lượng cao một cách đúng đắn, hợp lý. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: 
“Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, cho từng 
ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, 
đào tạo lại nguồn nhân lực tong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, chú 
trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành. Phát triển hợp lý, hiệu quả các loại 
hình trường công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Trong từng giai đoạn 
cách mạng xây dựng và phát triển đất nước cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao tương 
thích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn đó. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có thái độ, 
quan điểm, cách ứng xử dối với việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, sử dụng và trọng dụng 
nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn đó. Và phải chú 
trọng thẩm định các chương trình và cơ sở đào tạo. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức 
hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế “ba bên” là Nhà nước - cơ sở đào tạo - 
doanh nghiệp cùng tham gia, phối hợp thực hiện, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với 
doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao 
động đào tạo ra được làm việc theo đúng chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ của chương trình 
đã theo học. 
Thứ ba là thiết lập chế độ đãi ngộ theo hướng mũi nhọn, tập trung vào các đối tượng 
chuyên gia, nhà quản lý giỏi, tạo ra sự khác biệt trong việc đãi ngộ nhân lực chất lượng cao so 
với các đối tượng khác. Dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của mỗi vùng miền 
mà xác định được lợi thế cạnh tranh đó. Từ đó mỗi địa phương cần có chính sách phát triển 
nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa phương mình theo hướng tập trung những ngành kinh 
tế mũi nhọn. Trong việc tuyển dụng cần phải công khai và minh bạch, biết trọng dụng và sử 
dụng những lao động giỏi, có chính sách thu hút các nhà quản lý giỏi cũng như các chuyên gia 
kinh tế để từ đó lập những chiến lược phát triển phù hợp với từng địa phương. Bên cạnh việc 
thuê những chuyên gia giỏi cần có chính sách khuyến khích về nhà ở, lương bổng dể thu hút 
nguồn nhân lực chất lượng cao 
3.KẾT LUẬN 
Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò rất quan trọng quan trọng trong sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của 
bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống chính trị nó riêng được quyết định bởi trình độ, 
năng lực, phẩm chất đạo đức, hiệu quả công tác của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực 
chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng tham mưu cho Đảng và 
Chính phủ trong hoạch định chiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, chính họ là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo tổ 
chức thực hiện nội dung, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Không một lĩnh vực, một nội dung, nhiệm vụ nào của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 
xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế lại không 
cần đến nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân 
lực chất lượng cao chỉ có thể thành công thông qua chính sách hợp lý của Nhà nước. Nhà 
nước muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và 
phát triển họ và chỉ có Nhà nước mới có đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ 
có tính chất quốc gia. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 328 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền & PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, Giáo trình Chính 
sách kinh tế xã hội, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2012 
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân & ThS. Nguyễn Vân Điềm, Giáo trình Quản trị nhân 
lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2012 
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc tần thứ XI. Nxb CTQG, H.2011. 
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII- Văn phòng Trung ương Đảng, 
H.2012. 
5. 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.2015. 
6. PGS.TS. Văn Tất Thu, Cơ sở lý luận để xác định vấn đề chính sách công - Tạp chí 
Quản lý nhà nước, số 1/2016. 
7. Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. 
8. Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_tai_viet_nam_trong.pdf