Phát triển nguồn lực trí thức nữ trong bối cảnh công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 48% lực lượng lao động xã hội, có
mặt trong mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn, chủ động tham gia các hoạt
động của đời sống xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của
Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các
phong trào thi đua yêu nước, đạt nhiều thành tích xuất sắc. Ðồng
thời, phụ nữ làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, giữ thiên chức làm
mẹ, sinh con, duy trì nòi giống, là điểm tựa tinh thần vững chắc, gắn
kết các thành viên trong gia đình, cùng chăm lo xây dựng gia đình
hạnh phúc. Do vậy, lực lượng lao động nữ chính là nguồn nhân lực
có vai trò đặc biệt.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển nguồn lực trí thức nữ trong bối cảnh công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển nguồn lực trí thức nữ trong bối cảnh công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NỮ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM Hà Diệu Linh1* - Trần Thị Thanh Nga2** - Nguyễn Thị Hiền3*** Tóm tắt: Nguồn lực trí thức nói chung và nguồn lực trí thức nữ nói riêng là nguồn nhân lực có đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, nguồn lực trí thức nữ có vị trí quan trọng trong đội ngũ trí thức nói chung không chỉ vì về mặt số lượng, mà còn do những đặc điểm về sinh lý, tâm lý. Bài viết này nghiên cứu làm rõ đặc điểm, vai trò của nguồn lực trí thức nữ và kiến nghị các giải pháp phát triển nguồn lực trí thức nữ trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Từ khoá: Nguồn lực; Trí thức nữ; Công nghiệp 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn, chủ động tham gia các hoạt động của đời sống xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đạt nhiều thành tích xuất sắc. Ðồng thời, phụ nữ làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, giữ thiên chức làm mẹ, sinh con, duy trì nòi giống, là điểm tựa tinh thần vững chắc, gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc. Do vậy, lực lượng lao động nữ chính là nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt. * Nghiên cứu sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo. ** Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. *** Thạc sĩ, Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. 297 PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NỮ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM Ở Việt Nam, nguồn lực trí thức nói chung và nguồn lực trí thức nữ nói riêng là nguồn nhân lực có đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Kinh nghiệm và thực tiễn các nước có nền kinh tế phát triển cao cho thấy quá trình phát triển kinh tế số đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, sức sáng tạo lớn, trong đó nguồn lực trí thức nữ đóng vai trò không nhỏ. Do đó, việc phát triển và phát huy năng lực sáng tạo mọi lực lượng lao động trong xã hội, trong đó có trí thức nữ là một nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định. Trong bối cảnh công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những bước nhảy vọt về năng suất lao động trong các ngành nghề nhưng đồng thời cũng đặt ra các thách thức đối với lực lượng lao động khi máy móc sẽ dần thay thế lao động chân tay và dần thay thế cả những lao động có kỹ thuật và nhân viên văn phòng (Đỗ Anh Đức, 2020), nguồn lực trí thức nữ có vị trí quan trọng trong đội ngũ trí thức nói chung không chỉ vì về mặt số lượng, mà còn do những đặc điểm về sinh lý, tâm lý. Chính những đặc điểm tâm - sinh lý này là những lợi thế hoặc yếu thế của nữ giới so với nam giới trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động. Vì vậy, bên cạnh những chính sách chung, cần thiết phải đi sâu nghiên cứu đối tượng trí thức nữ để đề xuất những giải pháp, chính sách riêng hoặc trong chính sách chung có chú ý đến đặc điểm và điều kiện của trí thức nữ. Có vậy, đội ngũ trí thức nói chung, trí thức nữ nói riêng mới có thể phát triển mạnh về số lượng, nâng cao về chất lượng và phát huy được tiềm năng của mình trong sự nghiệp đổi mới. 2. NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NỮ 2.1. Nguồn lực trí thức Ở nước ta, khái niệm trí thức cũng được nhiều người, nhất là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở một số đặc trưng: Người trí thức là khái niệm dùng để chỉ tất cả những người lao động trí óc, có trình độ học vấn, có khả năng sáng tạo và phẩm chất đạo đức cá nhân. 298 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Theo Hồ Chí Minh, người tốt nghiệp Đại học, nhưng nếu chỉ thuộc kiến thức sách vở, không biết vận dụng vào thực tế, thì đó chỉ là “trí thức học sách”, “trí thức một nửa”, “chưa phải là trí thức hoàn toàn”. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, ở người trí thức không chỉ cần có kiến thức chuyên môn, mà một dấu hiệu cơ bản khác phải có là biết vận dụng sáng tạo những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống. Trên cơ sở quan điểm của một số nhà nghiên cứu ở nước ta về trí thức, có thể đi tới một quan niệm chung về trí thức như sau: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có trình độ học vấn cao; trình độ chuyên môn sâu, có phẩm chất; lương tri; lao động trí óc phức tạp; sáng tạo, phổ biến và nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với khái niệm trí thức này chúng ta có thể nhận biết trí thức trên một số đặc điểm cơ bản sau: Một là, trí thức không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội. Khi xã hội phân chia thành giai cấp, cái quyết định cho tính chất giai cấp của các lực lượng xã hội là quan hệ sở hữu. Trong xã hội đó, trí thức không có quan hệ riêng và trực tiếp với sở hữu về tư liệu sản xuất, trí thức không hợp thành một giai cấp độc lập về kinh tế mà là tần ... ều đó chứng tỏ trong lĩnh vực rất mới, phụ nữ đã tỏ rõ khả năng, sự thông minh, nhạy bén của mình góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển đất nước. Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai (khoá VIII), Đảng ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, lấy phát triển GD&ĐT và KH&CN làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Sở dĩ như vậy là bởi vì GD& ĐT, KH&CN có vai trò hết sức quan trọng. Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, đội ngũ trí thức Việt Nam có trách nhiệm lớn trong 303 PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NỮ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM việc nâng cao dân trí, tạo ra mặt bằng trí tuệ cho dân tộc ngang tầm với các quốc gia trên thế giới, trước hết trong lĩnh vực GD&ĐT. Cùng với một số lĩnh vực quan trọng nói trên, đội ngũ trí thức nói chung cũng như nguồn lực trí thức nữ nói riêng còn có vai trò lớn trong các lĩnh vực khác như sáng tạo văn học, nghệ thuật, làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần, góp phần vào sự nghiệp giáo dục, định hướng cho thế hệ trẻ và nhân cách con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Cuối cùng, nguồn lực trí thức nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tái sản xuất sức lao động có chất lượng cao cho xã hội. Phụ nữ chiếm gần một nửa dân số, có tiềm năng trí tuệ to lớn, thực sự trở thành động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hơn thế nữa, trước khi trở thành một nhà khoa học, một nhà quản lý hay doanh nhân, họ là một phụ nữ, một người vợ, người mẹ. Ở cương vị này, họ giữ vai trò đặc biệt trên lĩnh vực tái sản xuất và giáo dục những con người hữu ích cho xã hội, trong việc chăm sóc và bồi dưỡng từ ban đầu những đứa con - nguồn lực tương lai quý báu nhất của dân tộc. Nếu những người mẹ có sự hiểu biết đầy đủ về chăm sóc, giáo dục con cái, về văn hoá, xã hội,... sẽ là cái nôi của lớp người tài năng trong tương lai. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NỮ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền trong xã hội về bình đẳng nam nữ. Tuyên truyền, giáo dục trong xã hội những vấn đề về giới bằng các phương tiện khác nhau nhằm thay đổi quan niệm cũ, hình thành và phát triển quan niệm mới về bình đẳng nam nữ trong xã hội là công việc cần được làm liên tục, ở mọi cấp, mọi môi trường. Nội dung công tác tuyên truyền không những chỉ là nội dung của quan niệm về sự bình đẳng nam nữ, mà còn là các văn bản, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan; các biểu hiện cụ thể về sự bình đẳng và bất bình đẳng đang diễn ra trên thực tế,... Đối tượng công tác tuyên truyền không chỉ là phụ nữ, mà là cả nam và nữ, từ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, đến người dân. Cần thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau, 304 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM trước hết là các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác tuyên truyền cũng cần được thực hiện ngay tại các diễn đàn của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng. Kết quả công tác tuyên truyền không chỉ được đánh giá bởi các cam kết mang tính tuyên bố, mà cần được đánh giá bởi kết quả của việc lồng ghép quan điểm giới vào các kế hoạch phát triển các lĩnh vực khác nhau như giáo dục và đào tạo, lao động, xoá đói giảm nghèo, vay vốn,... Thứ hai, phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí cho phụ nữ. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới tập trung vào việc hoạch định và hiện thực hoá chiến lược con người, xem đó như một chiến lược bao trùm, chiến lược của mọi chiến lược (Brody và các cộng sự, 2017). Nét đặc trưng nổi bật của chiến lược con người trong giai đoạn văn minh trí tuệ là xác định vai trò quan trọng hàng đầu của GD&ĐT, coi GD&ĐT là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn lực con người. Để đáp ứng yêu cầu ở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá thì đội ngũ giảng viên đủ năng lực, trình độ và nhiệt huyết đóng vai trò hết sức quan trọng (Đỗ Anh Đức và Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2020). Ngoài ra, các giá trị tri thức mới được tạo ra trong các trường đại học thông qua quá trình trình giảng dạy và nghiên cứu cũng cần được quan tâm đưa vào đời sống xã hội, vào sản xuất và kinh doanh (Đỗ Anh Đức và Trương Thị Huệ, 2018). Vì vậy, nhiều nước trên thế giới coi việc phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Thứ ba, có chính sách hợp lý trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ trí thức nữ để đảm bảo đào tạo ra một lớp trí thức nữ trẻ có chất lượng cao, số lượng và cơ cấu đảm bảo đáp ứng đòi hỏi của công nghiệp 4.0. thông qua các biện pháp cụ thể sau: (1) Khuyến khích các nữ sinh thi vào các trường đại học, có chính sách ưu tiên cho nữ sinh ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyển sinh; cấp học bổng, hỗ trợ cho nữ sinh học giỏi nhằm đào tạo ra một đội ngũ trí thức nữ có chất lượng; tăng cường hơn việc đào tạo trí thức nữ cho các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc để khắc phục tình trạng thiếu hụt trí thức nữ ở nhiều vùng quan trọng như hiện nay. (2) Khuyến khích nữ sinh thi vào các trường đại học thuộc các lĩnh vực 305 PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NỮ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM hợp với sở trường của nữ như Sư phạm, Y, Dược,... Mặt khác, khích lệ, động viên nữ sinh thi vào các lĩnh vực khoa học mới, khoa học ứng dụng, khoa học đòi hỏi tư duy trừu tượng nhằm phát huy khả năng của phụ nữ ở các lĩnh vực đó. Từ đó tạo điều kiện mở rộng lĩnh vực việc làm cho nữ sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đồng thời phải trang bị cho sinh viên nói chung, nữ sinh viên nói riêng những kiến thức về các mặt để có đủ phẩm chất, năng lực, lòng tự tin bước vào cuộc sống, tham gia vào các lĩnh vực chính trị, quản lý, kinh doanh,... (3) Thành lập các quỹ hỗ trợ tài năng trẻ cho nữ sinh viên là việc làm cần được khuyến khích mở rộng nhằm thu hút sự tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân vì hiền tài của đất nước và vì sự phát triển của phụ nữ. Đồng thời, việc làm này tạo ra động lực thúc đẩy, giúp đỡ nữ sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, nhất là nữ sinh viên thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vượt khó. (4) Đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình trường đại học, cũng tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập liên tục, nâng cao không ngừng trình độ của mình. Việc mở các nhánh về các tỉnh hay khu vực để giảm bớt khó khăn đi lại và chi phí tốn kém trong thời gian học cho người học cũng sẽ thu hút và tạo thêm điều kiện cho nữ sinh hay phụ nữ ở các vùng nông thôn, vùng xa có cơ hội được đi học. Thứ tư, tạo lập chính sách phù hợp trong sử dụng nữ trí thức thông qua các các giải pháp cụ thể sau: (1) Cần bố trí những công việc phù hợp với nữ trí thức. Đối với ngành kỹ thuật - tự nhiên, công việc phù hợp với nữ là giảng dạy, thí nghiệm, nghiên cứu, phân tích, thiết kế, đồ hoạ, thống kê về kỹ thuật, kiểm tra,... Các công việc này đòi hỏi tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo tay, chính xác, thận trọng nhưng vẫn phải sáng tạo. Với công tác nghiên cứu, nữ thiên về nghiên cứu tại bàn, ít đi xa, ít đến công trường,... Những công việc không phù hợp với nữ là công việc mua bán trang thiết bị công nghiệp, tham gia các dự án/ hợp đồng sản xuất, trực tiếp sản xuất chế tạo, thi công, lắp đặt, sửa chữa bảo trì, khảo sát thực địa, chào hàng sản phẩm công nghiệp,... Đối với nhóm ngành kinh tế - xã hội - nhân văn, hầu hết các công việc đều phù hợp với nữ, như giảng dạy, nghiên cứu, văn phòng, tài chính, kế toán, dịch thuật, hướng dẫn du lịch, tiếp thị, bán hàng, thống kê,... (2) Trong 306 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM trường hợp nữ trí thức đang nuôi con nhỏ, có thể làm việc theo cách khoán công việc, không nên theo giờ hành chính. Hiện nay nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, trường đại học đã áp dụng phương thức quản lý cán bộ theo cách này. Với các cơ quan, doanh nghiệp khác, nếu có thể, nhất là với các công việc nghiệp vụ, ít tiếp xúc với khách hàng, nên bố trí công việc và thực hiện khoán theo số lượng và chất lượng công việc. Trong điều kiện thông tin hiện đại như hiện nay (qua e-mail, điện thoại,...) phương thức làm việc này là hoàn toàn khả thi. Với phương thức này, người nữ trí thức có thể vừa làm việc, vừa chăm con của mình. (3) Cần tạo được môi trường làm việc thuận lợi cho trí thức nữ để các nhà khoa học, công nghệ, tích cực trong sáng tạo, cống hiến; cần tạo điều kiện làm việc cần thiết cho các nhà trí thức nữ như cung cấp thông tin, trang bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai. Tạo cơ chế thuận lợi cho việc ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Mặt khác, cần giải quyết thoả đáng lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội cho các nhà nghiên cứu, sáng chế, phát minh, ứng dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ. Phải coi lao động của trí thức là lao động trí óc, sáng tạo. Do vậy, sản phẩm trí tuệ trước hết phải là sở hữu của người tạo ra chúng, được coi như hàng hoá đặc biệt, cần tạo lập thị trường để sản phẩm đó được lưu thông và được trả giá tương xứng với giá trị của chúng. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáng tạo của trí thức nói chung, trí thức nữ nói riêng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ, tạo ra bầu không khí dân chủ, tự do trong hoạt động, sáng tạo... Chỉ có như vậy mới toàn dụng và khai thác có hiệu quả lao động trí tuệ của đội ngũ trí thức nữ. (4) Chú ý bồi dưỡng nữ trí thức đưa vào vị trí quản lý, lãnh đạo. Xét dưới góc độ Giới, phụ nữ và nam giới đều có khả năng trở thành người quản lý, lãnh đạo. Song trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, ở công tác này phụ nữ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (Kompa và Witkowska, 2018). Bởi vậy, để phụ nữ tham gia vào công tác quản lý thì vấn đề quan trọng nhất là phải phát triển toàn diện người phụ nữ, chú ý bồi dưỡng năng lực và phát triển nhân cách cá nhân người phụ nữ, đồng thời công tác quản lý cần được tổ chức một cách khoa học để phụ nữ vừa tham gia quản lý, vừa chăm lo được gia đình, nuôi dạy con cái. 307 PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NỮ TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM Thứ năm, cần cải tiến chính sách lương đối với trí thức. Về chính sách đãi ngộ đối với trí thức nữ nói riêng và trí thức nói chung của Đảng và Nhà nước hiện nay còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa thoả đáng. Curkrowska (2014) chỉ ra rằng, phân phối trong thu nhập của xã hội chưa phù hợp với yêu cầu của quy luật phân phối theo lao động. Mức độ thu nhập của nhiều người trong xã hội hiện nay, nhiều khi và không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ nhân tố tài năng, sự cống hiến, mà là do những nhân tố khác. Hiện tượng một trí thức nữ được đào tạo rất tốn kém, ra trường làm công tác nghiên cứu, giảng dạy có mức lương thu nhập thấp hơn một nữ công nhân hay một lao động giản đơn không cần qua đào tạo hay đào tạo qua loa; lương của một giáo sư, tiến sĩ còn thấp hơn rất nhiều lần so với một giám đốc doanh nghiệp hay công ty trách nhiệm hữu hạn mới tốt nghiệp cử nhân (thậm chí chưa có bằng cấp gì)... còn đang rất phổ biến trong xã hội ta. Điều đó làm giảm sút nhiệt tình, lòng quyết tâm vươn lên của bản thân trí thức nữ, gây ra tâm trạng thiếu tin tưởng vào chế độ ưu đãi hiền tài của Đảng và Nhà nước. Thứ sáu, tăng cường các chính sách xã hội đối với gia đình. Dù ở bất kỳ cương vị nào, phụ nữ đều phải dành thời gian và có trách nhiệm đối với gia đình. Một đặc điểm đáng lưu ý ở nước ta, phần lớn phụ nữ thành đạt trong khoa học, quản lý thường là những phụ nữ có gia đình ổn định, được chồng con giúp đỡ về cả vật chất, tinh thần. Hoàn cảnh này không phải ở đâu cũng có. Điều đó cho thấy, yếu tố gia đình rất quan trọng đối với phụ nữ Việt Nam nói chung và đối với trí thức nữ nói riêng, đòi hỏi các nhà làm chính sách quan tâm đặc biệt đến yếu tố này. Do bị chi phối bởi công việc gia đình, chị em chịu thiệt thòi hơn nam giới trong việc học tập và nâng cao trình độ, nắm bắt thông tin và tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, chính sách xã hội phải tập trung giảm nhẹ công việc gia đình cho phụ nữ. Ngoài các chính sách về tạo việc làm, tăng thu nhập cho trí thức nữ... đã nêu ở trên, Nhà nước cần quan tâm tăng cường các hệ thống dịch vụ gia đình nhằm giảm nhẹ công việc nội trợ cho phụ nữ, như: “công nghệ hoá” việc sản xuất các phương tiện, dụng cụ bếp núc nội trợ gia đình; Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, cơ sở y tế, chăm sóc sức khoẻ bà 308 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM mẹ trẻ em; Cải tiến chế độ bảo hiểm xã hội, xây dựng và ban hành chế độ cân bằng trách nhiệm của nam giới trong việc cùng chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brody, C., Hoop, T. D., Vojtkova, M., Warnock, R., Dunbar, M., Murthy, P., & Dworkin, S. L. (2017), Can self-help group programs improve women’s em- powerment? A systematic review, Journal of Development Effectiveness, 9(1), 15-40. 2. Clarke, L., Gleeson, C., & Wall, C. (2017), Women and low energy construc- tion in Europe, New York: Routledge 3. Das, S., Carranza, E., & Kotikula, A. (2018), Addressing Gender-Based Em- ployment Segregation. Jobs Group, World Bank. 4. Đỗ Anh Đức (2020), Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 33, 57-60. 5. Đỗ Anh Đức, Nguyễn Ngọc Quỳnh (2020), "Quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 296, 105-108. 6. Đỗ Anh Đức, Trương Thị Huệ (2018), "Xây dựng mô hình đại học định hướng đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0", Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương, số 512, 25-27. 7. Heintz, J., Kabeer, N., & Mahmud, S. (2018), Cultural norms, economic in- centives and women’s labour market behaviour: empirical insights from Bangladesh. Oxford Development Studies, 46(2), 266-289. 8. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Jagannathan, S., Ra, S., & Maclean, R. (2019), Dominant recent trends impacting on jobs and labor markets-An Overview. International Journal of Training Research, 17(sup1), 1-11. 10. Keinänen, M., & Beck, E. E. (2017), Wandering intellectuals: establishing a research agenda on gender, walking, and thinking, Gender, Place & Cul- ture, 24(4), 515-533. 11. Kompa, K., & Witkowska, D. (2018), Factors affecting men’s and women’s earnings in Poland. Economic research-Ekonomska istraživanja, 31(1), 252-269. 12. Rahman, R. I., & Islam, R. (2013), Female labour force participation in Bangla- desh: trends, drivers and barriers, International Labour Organization, DWT for South Asia and Country Office for India.
File đính kèm:
- phat_trien_nguon_luc_tri_thuc_nu_trong_boi_canh_cong_nghiep.pdf