Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy

Tiếng Anh và ICT là những kỹ năng cơ bản,

cần thiết, đảm bảo cho sự thành công của

con người trong thế kỷ 21 và các nền giáo

dục trên thế giới đang hướng đến việc phát

triển năng lực Tiếng Anh và năng lực ICT

cho thế hệ trẻ, xem đây là một giải pháp để

đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu của thời

đại. Ở Việt Nam, ứng dụng ICT trong dạy

học đang được thúc đẩy mạnh mẽ, thể hiện

trong các Nghị quyết của Đảng, Chiến lược

của Chính phủ và Đề án của Bộ Giáo dục

và Đào tạo (GD-ĐT). Phát triển năng lực

ICT cho SVSP nói chung và SVSP Tiếng Anh

nói riêng đang là một trong những yêu cầu

cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học.

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 1

Trang 1

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 2

Trang 2

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 3

Trang 3

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 4

Trang 4

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 5

Trang 5

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 6

Trang 6

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 7

Trang 7

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 5780
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên

Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh ở trường đại học Phú Yên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 12 * 2016 1 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH 
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
 Trần Văn Chương* 
Lê Thị Kim Loan** 
Tóm tắt 
Đối với các cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành sư phạm (SP) nói chung, đặc biệt là 
SP Tiếng Anh, phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một trong 
những yêu cầu cần thiết góp phần quan trọng phát triền năng lực Tiếng Anh, nâng cao chất 
lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Bài viết đề 
xuất các biện pháp chủ yếu phát triển năng lực ICT cho sinh viên ngành sư phạm (SVSP) Tiếng 
Anh ở Trường Đại học Phú Yên nhằm đáp ứng yêu cầu nêu trên. 
Từ khóa: Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, sinh viên sư phạm Tiếng Anh, 
Trường Đại học Phú Yên 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy 
Tiếng Anh và ICT là những kỹ năng cơ bản, 
cần thiết, đảm bảo cho sự thành công của 
con người trong thế kỷ 21 và các nền giáo 
dục trên thế giới đang hướng đến việc phát 
triển năng lực Tiếng Anh và năng lực ICT 
cho thế hệ trẻ, xem đây là một giải pháp để 
đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu của thời 
đại. Ở Việt Nam, ứng dụng ICT trong dạy 
học đang được thúc đẩy mạnh mẽ, thể hiện 
trong các Nghị quyết của Đảng, Chiến lược 
của Chính phủ và Đề án của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo (GD-ĐT). Phát triển năng lực 
ICT cho SVSP nói chung và SVSP Tiếng Anh 
nói riêng đang là một trong những yêu cầu 
cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học. 
1. Sự cần thiết phát triển năng lực ICT 
cho SVSP Tiếng Anh ở Trường Đại học 
Phú Yên 
 Phát triển năng lực ICT cho SVSP Tiếng 
Anh ở Trường Đại học Phú Yên là thực sự 
cần thiết bởi những lý do sau đây: 
1.1. Tiếng Anh và ICT là kỹ năng cần 
__________________________ 
* NCS, Trường Đại học Phú Yên 
** ThS, Trường Đại học Phú Yên 
thiết của thế kỷ 21 
Tác động đồng thời của toàn cầu hóa, sự 
lan truyền của Tiếng Anh và sự phát triển 
của công nghệ đã biến Tiếng Anh trở thành 
một ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Các 
công nghệ mới làm tăng đáng kể khả năng 
tương tác và tính di động của con người, 
vượt qua nhiều rào cản về thời gian và 
không gian. Những mối liên hệ, những ảnh 
hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn 
nhau của tất cả các dân tộc, các quốc gia, 
các khu vực trên thế giới ngày càng gia 
tăng mạnh mẽ. Internet và Tiếng Anh là 
phương tiện để hội nhập xã hội, truy cập 
thông tin và giáo dục trực tuyến. Kết quả là 
cả Tiếng Anh và ICT đã trở thành những kỹ 
năng cơ bản, cần thiết cho những người có 
Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, để có 
thể hội nhập vào xã hội thông tin trong thế 
kỷ 21 này. Và tất yếu, bài toán đặt ra cho 
nền giáo dục của các nước là làm thế nào 
để phát triển năng lực Tiếng Anh và năng 
lực ICT cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của 
thời đại. 
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Tiếng 
Anh và ICT 
2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Sự phát triển nhanh chóng và lan rộng 
của ICT đã dẫn đến mười chuyển dịch quan 
trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng 
ta liên quan đến việc học ngôn ngữ có sự 
hỗ trợ của máy tính (Jung S., 2006). Trong 
đó ba chuyển dịch thể hiện rõ nét mối quan 
hệ giữa Tiếng Anh và ICT là: (1) từ việc sử 
dụng tiếng Anh như ngôn ngữ trực tuyến 
chủ yếu sang sử dụng Internet đa ngôn ngữ; 
(2) từ người sử dụng ICT không chuyên 
nghiệp (non-native) sang người sử dụng 
chuyên nghiệp (native); (3) từ các phòng thí 
nghiệm ngôn ngữ sang các lớp học là kết 
quả của việc truy cập máy tính và mạng 
không dây có sẵn hầu như ở khắp mọi nơi. 
Isisag K.U. (2012) liệt kê 4 lợi ích của 
ICT đối với lớp học ngôn ngữ, bao gồm: 
(1) ICT và internet nói riêng, cung cấp cho 
người học cơ hội sử dụng các ngôn ngữ mà 
họ đang học một cách có ý nghĩa trong bối 
cảnh đích thực; (2) Sử dụng ICT trong lớp 
học ngôn ngữ tạo cơ hội hợp tác giữa giáo 
viên với học sinh và giữa các học sinh với 
nhau; (3) Sử dụng ICT trong lớp học pha 
trộn tạo cơ hội cho giáo viên hướng dẫn, 
kèm cặp học sinh tốt hơn; (4) Với sự giúp 
đỡ của các công cụ ICT và phát triển các 
nguồn tài nguyên giáo dục có sẵn, giáo viên 
ngôn ngữ có thể đưa ra hướng dẫn cá nhân 
và cá nhân hoá người học. 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã 
chứng minh Tiếng Anh là ngôn ngữ của 
khoa học và công nghệ. Riêng đối với ICT, 
Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong 
khi đa số các hãng phần cứng đều sử dụng 
Tiếng Anh trong sản xuất và kinh doanh, 
phần lớn các ứng dụng của ICT đều được 
phát triển trên nền Tiếng Anh và ngôn ngữ 
này cũng là ngôn ngữ phổ dụng nhất trên 
Internet. Năng lực Tiếng Anh làm tăng hiệu 
quả cho việc sử dụng thiết bị ICT, tìm kiếm 
thông tin trên Internet và khai thác các phần 
mềm ứng dụng. 
1.3. Năng lực ICT là một thành tố trong 
hệ thống năng lực sư phạm 
Năng lực ICT được xem là năng lực cơ 
bản cần phải có của giáo viên trong thế kỷ 
21. Trong chuẩn năng lực SP và chuẩn nghề 
nghiệp giáo viên của ... 
phát triển năng lực cho SVSP Tiếng Anh 
dựa trên các chuẩn ICT và phù hợp với điều 
kiện của nhà trường. 
4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
2. Chuẩn năng lực ICT đối với giáo viên 
(ICT-CST: ICT - Competency Standards 
for Teacher) 
2.1. Chuẩn năng lực ICT đối với giáo 
viên của UNESCO 
Trong khung ICT-CST của UNESCO, 
năng lực ICT được xác định trong 6 lĩnh 
vực giáo dục: Chính sách và quan điểm 
(Policy and Vision), Chương trình và đánh 
giá (Curiculum and Assessment), Công 
nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Tổ 
chức và quản lý (Organization and Admin-
istration), Phát triển nghề nghiệp giáo viên 
(Teacher Professional Development). Tùy 
vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, 
từng thời điểm có thể tiếp cận khung năng 
lực theo các hướng với các cấp độ tăng dần: 
Hiểu biết công nghệ (Technology Literacy), 
Đào sâu kiến thức (Knowledge Deepening) 
và Sáng tạo kiến thức (Knowledge Creation).
Việc vận dụng ICT-CST của UNESCO 
tùy thuộc vào quan điểm của các nhà lãnh 
đạo, năng lực ICT của mỗi quốc gia, mỗi 
cơ sở GD-ĐT. Tuy nhiên, có thể tựu trung ở 
hai điểm nổi bật sau đây: 
Thứ nhất, năng lực ICT của giáo viên 
được hình thành và phát triển gắn liền với 
năng lực SP và năng lực chuyên môn. Trình 
độ ICT của giáo viên được đánh giá qua 
các cấp độ: 1. Học ICT (Teachers’ Learning 
about ICT); 2. Sử dụng ICT trong dạy học 
(ICT Integration in subject teaching), 3. Sử 
dụng ICT đổi mới phương pháp SP (ICT 
for Pedagogical Innovation), 4. Sử dụng 
ICT để chuyển hóa phương pháp SP (ICT 
for Pedagogical Transformation). 
Thứ hai, việc tích hợp năng lực ICT và 
phương pháp SP được thực hiện qua 4 giai 
đoạn: Nhận biết (Emerging), Vận dụng 
(Applying), Pha trộn (Infusing) và Chuyển 
hóa (Transforming). Nhận biết là giai đoạn 
biết về ICT - Sử dụng các công cụ ICT; giai 
đoạn Vận dụng là học cách sử dụng ICT 
trong dạy học bộ môn – Cải tiến dạy học 
truyền thống; giai đoạn Pha trộn là hiểu 
cách thức và thời điểm sử dụng ICT - Tạo 
điều kiện học tập kết hợp trong cùng một 
hoặc nhiều lĩnh vực; giai đoạn Chuyển hóa 
thực hiện chuyên nghiệp hóa việc sử dụng, 
thiết kế ICT – Tạo và môi trường học tập 
điện tử tương tác mọi lúc, mọi nơi. 
2.2. Chuẩn năng lực ICT đối với giáo 
viên của một số nước 
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng bộ 
tiêu chuẩn quốc gia ICT-CST dựa trên 
khung ICT-CST của UNESCO. Một số 
nước như Australia tích hợp chuẩn ICT 
trong chuẩn nghề nghiệp. Ngược lại, một số 
nước khác công bố chuẩn ICT đối với giáo 
viên độc lập. Bảng sau liệt kê chuẩn ICT đối 
với giáo viên ở một số nước châu Á. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 12 * 2016 5 
Bảng 1: Chuẩn ICT của một số nước trong dự án tích hợp ICT - Sư phạm của UNESCO [14] 
Nước Tiêu đề Bản chất Lĩnh vực 
Australia 
Chuẩn nghề 
nghiệp giáo viên 
(APST) 
Đào sâu kiến thức của bản thân 
và đồng nghiệp, hoặc thay đổi 
thực hành giảng dạy để nâng 
cao kết quả học tập của người 
học. 
- Kiến thức chuyên môn 
-Thực hành nghề nghiêp 
-Tham gia nghề nghiệp 
Korea 
Chuẩn kỹ 
năng ICT đối với 
giáo viên 
Mở rộng giáo dục SMART từ 
việc giới hạn sử dụng các thiết 
bị thông minh cho tầm nhìn và 
mục tiêu giáo dục trong tương 
lai thông qua đổi mới một cách 
hiệu quả. 
- Thu thập thông tin 
- Phân tích và xử lý thông tin 
- Chuyển giao và trao đổi 
thông tin 
- Đạo đức và an ninh thông tin 
China 
Chuẩn năng lực 
ICT đối với giáo 
viên tiểu học và 
trung học quốc 
gia 
Sự cần thiết nâng cấp 10 triệu 
giáo viên về năng lực ICT, khả 
năng giảng dạy, năng lực tự 
phát triển, và tạo điều kiện cho 
một bước đột phá của ICT 
trong giáo dục. 
- Nhận thức và thái độ 
- Kiến thức và kỹ năng 
- Thực hiện và đổi mới 
- Trách nhiệm xã hội 
Kenya & 
Tanzania 
Khung năng lực 
đối với giáo viên 
trong dự án 
SIPSE 
Dự án SIPSE: nâng cao năng 
lực và kỹ năng ICT để dạy 
STEM (Khoa học, Công nghệ, 
tiếng Anh và Toán học) 
- Nâng cao nhận thức, chính sách 
- Chương trình và đánh giá 
- Sư phạm 
- ICT - Internet 
- Tổ chức và Quản trị - Quản 
lý lớp học 
- Phát triển giáo viên 
2.3. Chuẩn công nghệ thông tin (CNTT) 
của Việt Nam 
Chuẩn CNTT của Việt Nam được được 
quy định trong hai Thông tư Số 
03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 và Số 
11/2015/TT-BTTTT. Thông tư 03 quy định 
Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 
06 mô đun và Chuẩn kỹ năng sử dụng 
CNTT nâng cao gồm 09 mô đun. Thông tư 
11 quy định “Chuẩn kỹ năng nhân lực 
CNTT chuyên nghiệp”, bao gồm 06 chuẩn: 
1. Chuẩn kỹ năng Cơ sở dữ liệu (Database 
skill standard); 2. Chuẩn kỹ năng Hệ thống 
mạng (Network system skill standard); 3. 
Chuẩn kỹ năng Quản lý hệ thống công nghệ 
thông tin (System management skill stand-
ard); 4. Chuẩn kỹ năng An toàn thông tin 
(Information security skill standard); 5. 
Chuẩn kỹ năng Thiết kế và phát triển phần 
mềm (Software design and development 
skill standard). Trong hai thông tư này cũng 
không quy định cụ thể về chuẩn sử dụng 
CNTT đối với giáo viên. 
3. Đề xuất các biện pháp phát triển năng 
lực ICT cho SVSP Tiếng Anh ở Trường 
Đại học Phú Yên 
3.1. Đổi mới quản lý phát triển năng lực 
ICT cho SVSP Tiếng Anh 
Nội dung chính của biện pháp này bao gồm: 
 - Xây dựng chính sách phát triển ICT và 
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Tiếng Anh của nhà trường. Cần có một 
chính sách hợp lý để thống nhất về quan 
điểm trong xây dựng và triển khai thực hiện 
kế hoạch. Chính sách này không thể tồn tại 
độc lập mà phải là một bộ phận trong chiến 
lược phát triển ICT của nhà trường. 
 - Xây dựng chuẩn năng lực ICT đối với 
SVSP nói chung và SVSP Tiếng Anh nói 
riêng. Chuẩn này dựa trên chuẩn ICT-CST 
của UNESCO, cụ thể hóa chuẩn kỹ năng 
CNTT của Việt nam, kết hợp với chuẩn 
năng lực sư phạm và phù hợp với điều kiện 
của Trường Đại học Phú Yên. 
- Đổi mới chương trình đào tạo ngành 
SP Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng 
lực. Hai hướng tăng cường kiến thức và kỹ 
năng ICT trong chương trình đào tạo giáo 
viên: (1) Bổ sung thêm các học phần về 
ứng dụng dụng ICT trong học tập và giảng 
dạy bộ môn; (2) Tích hợp ICT trong các 
học phần phương pháp dạy học. Hai hướng 
này cần thực hiện đồng thời vì trong điều 
kiện hạn chế về khối lượng học tập toàn 
khóa theo quy định của Nhà trường, không 
thể tăng một khối lượng lớn kiến thức ICT 
mà cần tích hợp trong các học phần khác. 
 - Nâng cao nhận thức phát triển năng 
lực ICT cho giảng viên, cán bộ quản lý và 
sinh viên của Nhà trường. Khuyến khích 
giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên tăng 
cường ứng dụng ICT trong học tập và hoạt 
động nghề nghiệp. 
- Bồi dưỡng ICT và Tiếng Anh cho 
giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên của 
Nhà trường thông qua các lớp tập huấn, bồi 
dưỡng. 
3.2. Phát triển năng lực ICT cho SVSP 
Tiếng Anh thông qua hoạt động dạy học 
của giảng viên 
Giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực 
ICT tập trung vào những gì sinh viên có thể 
biết về ICT, những gì sinh viên có thể làm 
được với ICT và cách thức họ sử dụng ICT 
trong học tập, làm việc và cuộc sống hiện 
tại cũng như tương lai. Biện pháp này tập 
trung vào vai trò của giáo viên trong dạy 
học các học phần ICT, học phần chuyên 
ngành và học phần nghiệp vụ. 
- Thứ nhất, phát triển kỹ năng ICT cơ 
bản thông qua dạy học học phần Tin học 
đại cương và phát triển năng lực ứng dụng 
ICT trong dạy học Tiếng Anh thông qua 
dạy học học phần ứng dụng ICT trong dạy 
học tiếng Anh. Nội dung các học phần này 
cần được hiện đại hóa, thích hợp với phát 
triển năng lực Tiếng Anh và năng lực SP. 
- Thứ hai, phát triển năng lực khai thác 
các phần mềm dạy học Tiếng Anh các kỹ 
năng Tiếng Anh thông qua các học phần 
chuyên ngành Tiếng Anh. Năng lực ICT 
cho SVSP Tiếng Anh không phải chỉ được 
phát triển qua việc giảng dạy của giảng 
viên ICT mà chủ yếu là thông qua việc 
giảng dạy của các giảng viên Tiếng Anh 
chuyên ngành. Trình độ, kỹ năng ICT và 
nghệ thuật SP của giảng viên Tiếng Anh 
trong ứng dụng ICT vào dạy học ảnh hưởng 
đồng thời đến cả kỹ năng Tiếng Anh và kỹ 
năng ICT. 
- Thứ ba, phát triển năng lực dạy học có 
sử dụng ICT thông qua các học phần 
nghiệp vụ. Các học phần phương pháp 
giảng dạy và rèn luyện nghiệp vụ SP trang 
bị cho SV lý luận và cách thức sử dụng ICT 
hiệu quả trong thiết kế và thực hiện bài giảng 
3.3. Phát triển năng lực ICT thông qua 
tự học, tự nghiên cứu của SVSP Tiếng Anh 
Biện pháp này tập trung vào tính chủ 
động của sinh viên trong học tập và phát 
triển năng lực nghề nghiệp. Trong đào tạo 
theo học chế tín chỉ, tự học của sinh viên là 
vấn đề cần được quan tâm. Cần trang bị cho 
sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên 
cứu, giúp cho sinh viên biết tìm tòi, khai 
thác thông tin trong học tập nghiên cứu 
thông qua hệ thống mạng internet, tự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 12 * 2016 7 
nghiên cứu các ứng dụng ICT. Một điều 
cần quan tâm là tốc độ phát triển ICT nhanh 
chóng, những gì chuẩn bị cho khóa đào tạo 
hiện tại sẽ được sử dụng vào 3-4 năm sau. 
Vì vậy, dạy cho sinh viên cách học là quan 
trọng nhất để họ có thể phát triển năng lực 
ICT phục vụ cho học tập và hoạt động nghề 
nghiệp suốt đời. 
Những kỹ năng ICT cần phát triển thông 
qua tự học, tự nghiên cứu của SVSP Tiếng 
Anh bao gồm: Kỹ năng tra cứu thông tin 
trên Internet phục vụ cho học tập và nghiên 
cứu; Kỹ năng học tập trực tuyến (tham gia 
các lớp học, diễn đàn ngôn ngữ, hội thảo 
trực tuyến ); Kỹ năng khai thác các phần 
mềm dạy học Tiếng Anh. 
3.4. Đảm bảo điều kiện phát triển năng 
lực ICT cho SVSP Tiếng Anh 
 ICT đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng 
nhất định để sinh viên có điều kiện học tập 
và khai thác các ứng dụng. Phòng học đa 
phương tiện với hệ thống máy tính được cài 
đặt phần mềm dạy học Tiếng Anh, đường 
truyền internet thông suốt và thư viện số là 
ba yếu tố cơ bản, tạo nên môi trường thuận 
lợi cho sinh viên học tập ngôn ngữ và ứng 
dụng ICT. Việc khai thác các phần mềm và 
các trang web miễn phí là biện pháp tạm 
thời, thích hợp với điều kiện của nhà trường 
hiện tại. Tuy nhiên, về lâu dài cần có kế 
hoạch đầu tư cho các phần mềm dạy học 
Tiếng Anh chuyên nghiệp có bản quyền và 
xây dựng website phục vụ cho việc học tập 
Tiếng Anh và ICT cho SVSP Tiếng Anh cũng 
như sinh viên và giảng viên của nhà trường. 
 Để sinh viên có điều kiện phát triển 
năng lực ICT nên có những hình thức bồi 
dưỡng thêm những kiến thức và kỹ năng 
chưa được thiết kế trong chương trình 
chính khóa. Có thể bổ sung các học phần 
ICT tự chọn, sinh viên đăng ký học và đóng 
học phí đối với những học phần này. Một 
phương án chuyên nghiệp hơn là mở các 
lớp bồi dưỡng “Ứng dụng ICT trong dạy 
học”. Các lớp này không chỉ đơn thuần là 
học về trình chiếu PowerPoint mà có đầy 
đủ lý luận và phương pháp sử dụng ICT 
trong dạy học ở phổ thông, cách khai thác 
công cụ ICT (MindMap, Webquest, Pho-
toStory, Simulation) trong dạy học tích 
cực một cách hiệu quả  Có thể tham khảo 
một số chương trình bồi dưỡng ICT cho 
giáo viên của nước ngoài [8] 
4. Kết luận 
Phát triển năng lực ICT cho SVSP 
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp 
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là 
một nhiệm vụ cấp bách của các trường SP, 
góp phần thu hẹp khoảng cách giữa yêu cầu 
chất lượng nguồn nhân lực của xã hội và 
đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học. Các 
trường SP cần có chính sách hợp lý, phát 
triển năng lực ICT đồng bộ với phát triển 
năng lực chuyên môn và năng lực SP trên 
cơ sở ICT-SCT của UNESCO và Chuẩn 
CNTT của Việt Nam. Trong điều kiện 
nguồn lực hiện tại của Trường Đại học Phú 
Yên, quá trình phát triển năng lực ICT cho 
sinh viên nói chung, trong đó có SVSP 
Tiếng Anh, chắc chắn sẽ đối mặt với rất 
nhiều khó khăn và đòi hỏi nhà trường cần 
có những biện pháp thích hợp. Các biện 
pháp phát triển năng lực ICT được đề xuất 
trên đây không độc lập mà liên quan, hỗ trợ 
nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. 
Thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ 
giúp nhà trường từng bước phát triển năng 
lực ICT của SVSP Tiếng Anh, góp phần 
quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp 
ứng nhu cầu xã hội 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013. 
8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn số: 5041/BGDĐT-CNTT Hướng dẫn thực 
hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2014-2015. 
[3] Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ 
thông tin – Ban hành kèm theo Thông tư Số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014. 
[4] Bộ Thông tin và truyền thông (2015), Quy định Chuẩn kỹ năng nhân lực công nghệ 
thông tin chuyên nghiệp – Ban hành kèm theo Thông tư Số 11/2015/TT-BTTTT ngày 
05/5/2015. 
[5] Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định Số404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 03 năm 
2015. Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 
[6] Moor A., Butche N. and Hoosen S. (2013). ICT Integrated Teacher Education - Using 
UNESCO’s ICT Competency Framework for Teachers in Guyan. CEMCA, 2013. 
[7] Tran Van Chuong –Le Thi Kim Loan (2015), Orientation of developing student com-
petency in credit training in local universites, The paper presented at International 
Workshop, HaNoi, April 2015 
[8] Miao F. ICT Competency Standard for Teachers and Institutional Strategy for Teacher 
Training on ICT-pedagogy Integration. Retrieved from 
[9] Isisag K.U. (2012), “The Positive Effects of Integrating ICT in Foreign Language Teach-
ing”, International conference: Ict for Language Learning 5th edition, Florence, Italy. 
[10] Jung, S. (2006), The use of ICT in learning English as foreign language, Retrieved 
from: 
[11] Schols M. and Bottema J. (2014), A National ICT Competency Framework for Stu-
dent Teacher. Retrieved from  
[12] UNESCO (2008), ICT Competency Standards for Teachers - Policy Framework. 
Composed and printed in the workshops of METIA. 
[13] UNESCO (2008), ICT Competency Standards for Teachers - Competency Standards 
Modules Framework. Composed and printed in the workshops of METIA. 
[14] UNESCO (2014), Case study: National ICT Competency Standards for Teachers. 
UNESCO Bangkok. 
Abstract 
Developing Information and Communication Technologies (ICT) competence 
for students majored in English education at Phu yen University 
 For many higher education institutes of teacher education, particularly for the Eng-
lish language education institutes, ICT development has been one of the essential require-
ments, contributing its vital part in promoting the development of the English language 
competence, improving the quality of training to satisfy the social requirements within the 
current social context of global integration. This article proposes some major measures for 
developing ICT competence for the students majored in English language education at Phu 
Yen University students aiming at satisfying the above-mentioned social requirements. 
Key words: ICT competence, English language education students, Phu Yen University 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_cong_nghe_thong_tin_va_truyen_thong_cho.pdf