Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế

Trong bài viết này, tác giả khảo sát 309 công nhân lao động trực tiếp và lao động văn phòng đang làm việc trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá thực trạng chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 1

Trang 1

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 2

Trang 2

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 3

Trang 3

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 4

Trang 4

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 5

Trang 5

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 6

Trang 6

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 7

Trang 7

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 8

Trang 8

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 9

Trang 9

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 4940
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế
101
Phát triển lực lượng . . .
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP 
TỈNH ĐỒNG NAI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Cảnh Chí Hoàng*
TÓM TẮT
Trong bài viết này, tác giả khảo sát 309 công nhân lao động trực tiếp và lao động văn phòng 
đang làm việc trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá thực 
trạng chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng 
cao chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu của hội nhập 
quốc tế.
Từ khóa: lao động công nghiệp, lực lượng lao động công nghiệp, Đồng Nai 
LABOUR FORCE DEVELOPMENT INDUSTRIAL DONG NAI 
INTEGRATION IN INTERNATIONAL
ABSTRACT 
In this essay, the authors surveyed 309 manual workers and office employees who are 
working in industrial zones and industrial parks in Dong Nai province in order to evaluate the 
industrial workforce’s actual quality and then propose some feasible remedies to enhance such 
quality in Dong Nai in accordance with the requirements of international integration.
Keywords: industrial labor, industrial workforce, Dong Nai.
Chính trị - Xã hội
* Giảng viên khoa QTKD, trường Đại học Tài chính – Marketing TP. HCM - Email: canhchihoang@gmail.com . Điện thoại: 0908807899
102
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát 
triển của xã hội loài người, làm nên các thời 
đại kinh tế khác nhau của lịch sử nhân loại như 
V.I.Lênin đã nói “Lực lượng sản xuất hàng đầu 
của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao 
động”1. Đồng Nai là một trung tâm kinh tế công 
nghiệp lớn của cả nước; nơi mà các khu công 
nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) xuất 
hiện ngày càng nhiều với quy mô và tốc độ 
lớn, đang rất cần một lực lượng lao động công 
nghiệp (LLLĐCN) với số lượng ngày càng tăng, 
chất lượng ngày càng cao với cơ cấu hợp lý. 
Đồng Nai hiện có 554.038 người làm việc trong 
ngành công nghiệp, GDP công nghiệp ngày 
càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, 
GDP công nghiệp chiếm 57% trong cơ cấu GDP 
toàn tỉnh. Tuy nhiên, tay nghề của LLLĐCN 
không cao, vừa yếu và vừa thiếu. Đánh giá đúng 
chất lượng của LLLĐCN, xu thế phát triển và 
yêu cầu một LLLĐCN đủ về số lượng, mạnh 
về chất lượng và phù hợp về cơ cấu cho phát 
triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới, sẽ 
giúp các nhà lãnh đạo tỉnh Đồng Nai xác định rõ 
những điểm mạnh và điểm yếu về vốn nhân lực 
của mình để từ đó đưa ra những biện pháp điều 
chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh 
doanh trong giai đoạn hội nhập. 
2. Thực trạng phát triển lực lượng lao 
động công nghiệp tỉnh Đồng Nai 
Đồng Nai hiện có 30 KCN, 904 doanh 
nghiệp hoạt động với 430.061 lao động, doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 
92%, cơ cấu ngành nghề chủ yếu là các ngành 
thâm dụng lao động như dệt may 73.257 lao 
động (chiếm 17,03 %); cơ khí 43.501 lao động 
(chiếm 10,12%); da giầy 156.262 lao động 
(chiếm 36,33%). Quy mô lực lượng lao động 
công nghiệp tỉnh Đồng Nai biểu hiện qua số 
lượng lao động đang làm việc trong ngành 
công nghiệp của tỉnh biểu hiện qua bảng sau: 
Bảng 1. Quy mô lao động trong ngành công nghiệp 
 Đơn vị: người
Năm Dân số LĐ đang làm việc
LĐ công 
nghiệp 
Tỷ trọng trong công nghiệp (%) 
Dân số LĐ đang làm việc 
2002 2.113.937 989.199 192.035 9,08 19,4
2003 2.149.614 1.029.150 232.339 10,8 22,6
2004 2.185.694 1.084.150 296.162 13,6 27,3
2005 2.214.380 1.149.772 316.546 14,3 27,5
2006 2.263.787 1.181.993 363.644 16,1 30,8
2007 2.372.648 1.221.020 408.120 17,2 34,4
2008 2.432.745 1.263.639 444.034 18,3 35,1
2009 2.499.656 1.337.670 449.074 18,0 33,6
2010 2.575.063 1.435.520 463.607 18,0 32,3
2011 2.658.030 1.532.390 520.728 19,6 34,0
2012 2.720.820 1.593.030 554.038 20,4 34,8
 Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 
1. V.I.Lênin Toàn tập (1977), (38), Nxb Tiến bộ, Matxcova, tr.430.
103
Phát triển lực lượng . . .
Như vậy, LLLĐCN ở Đồng Nai trong 
những năm qua tăng một cách đáng kể, nếu 
như năm 2002 có 192.035 người làm việc 
trong ngành công nghiệp của tỉnh chiếm 
9,08% dân số và 19,4% số lao động đang 
làm việc trên địa bàn thì đến năm 2008, số 
người lao động trong ngành công nghiệp của 
tỉnh là 444.034 người chiếm 18,3% dân số 
và 35,1% lao động đang làm việc, đây là giai 
đoạn lao động làm việc trong ngành công 
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ năm 2009 
đến nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế 
toàn cầu, số lượng lao động trong ngành công 
nghiệp giảm dần nhưng vẫn duy trì khoảng 
33% trong tổng số lao động đang làm việc. 
Quy mô của LLLĐCN tỉnh Đồng Nai tăng 
lên không ngừng chứng tỏ các ngành công 
nghiệp ngày càng mở rộng và thu hút ngày 
càng nhiều lao động vào làm việc. Xu hướng 
trên là vấn đề cần quan tâm của các cấp quản 
lý, của nhà nước trong việc xây dựng chính 
sách phát triển LLLĐCN cho phát t ...  động xuất thân 
từ nông nghiệp, nông thôn còn mang nặng 
tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu 
nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người 
lao động hầu như chưa được trang bị các 
kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, 
không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi 
ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh 
nghiệm làm việc. 
Ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém, 
hiểu biết kiến thức về luật pháp chưa cao, 
nên trong thực tế đã xảy ra không ít những vụ 
tranh chấp lao động, xô xát, hành hung giữa 
những người lao động với nhau. Họ luôn xem 
106
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
bản thân là những người đi làm thuê cho các 
“ông chủ”, do đó thiệt hại của doanh nghiệp 
trong quá trình sản xuất ngoài nguyên nhân 
khách quan thì chủ yếu người lao động vẫn 
còn xem việc đó không ảnh hưởng đến lợi 
ích riêng của bản thân. Điều này dẫn đến họ 
không có ý thức tốt trong việc bảo quản các 
dụng cụ làm việc, tìm mọi cách để tiết kiệm 
hao phí lao động, nâng cao năng suất lao động 
mà chủ yếu làm rập khuôn theo những gì đã 
có. Chưa kể đến việc bớt xén thời gian lao 
động (dù bị kiểm tra gắt gao) như trong lúc đi 
vệ sinh... Tất cả những hành vi đó xuất phát 
từ một bộ phận người lao động công nhân làm 
cho sự tin tưởng và gắn kết giữa lãnh đạo và 
người công nhân chưa dựa trên những chuẩn 
mực nhất định mà tiềm ẩn những mối ngờ vực 
lẫn nhau. Kết quả là đã có xảy ra những vụ 
ẩu đả, đình công, bãi công do mâu thuẫn giữa 
chủ và thợ tại các doanh nghiệp mà nguồn gốc 
ban đầu xuất phát từ những vụ vi phạm kỷ 
luật lao động công nghiệp từ ý thức kỷ luật 
lao động kém của bản thân người lao động. 
 Về đời sống của công nhân trong các KCN
Sự gia tăng nhanh về số lượng lao động, 
chủ yếu là lao động nhập cư đã làm nảy sinh 
nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là vấn đề nhà ở 
cho người lao động có thu nhập thấp. Bên cạnh 
số ít doanh nghiệp chăm lo đến đời sống ăn, ở 
cho người lao động, vẫn còn rất nhiều doanh 
nghiệp chưa quan tâm hoặc chăm lo chưa thỏa 
đáng đến vấn đề nhà ở cho công nhân, trong 
khi mức thu nhập của công nhân chưa cao, 
chưa đủ điều kiện mua nhà. Chính vì thế nhu 
cầu nhà ở cho những lao động này là rất lớn. 
Đa số lao động là những người trẻ nhập cư, 
nên gặp nhiều khó khăn trong ổn định cuộc 
sống, nhất là về nhà ở. Điều này ảnh hưởng 
rất lớn đến sức khỏe của người lao động nhập 
cư. Hơn nữa, chính quyền địa phương và các 
chủ đầu tư hạ tầng KCN chưa chú trọng tới 
việc xây nhà ở cho công nhân thuê với giá 
thấp. Ví dụ như Bình Dương mới chỉ đảm bảo 
nhà cho công nhân khoảng 15% số lao động; 
Thành phố Hồ Chí Minh là 4% và Đồng Nai 
gần 6%. Hiện nay, trong số 265.325 người là 
lao động nhập cư thì có xấp xỉ 6% lao động 
được doanh nghiệp hoặc địa phương lo cho 
nhà ở, còn lại hầu hết người lao động phải 
tự lo nhà ở, đi thuê tại các nhà trọ gần KCN. 
Theo kết quả điều tra của tác giả, tỷ lệ nhà ở 
do công ty xây cho công nhân có giảm so với 
báo cáo, trong khi số lao động tự xây nhà ở 
chiếm 25,6%, ở nhà người quen là 9,7%. Mức 
độ tiện nghi của nơi ở số người trả lời dưới 
mức trung bình chiếm 63,1% (195 người), số 
người không hài lòng về nơi ở hiện tại chiếm 
60,84%, trong khi đó số người hài lòng và rất 
hài lòng chỉ chiếm 8,1%. Điều này chứng tỏ 
vấn đề ở của người lao động trong các KCN 
tỉnh Đồng Nai là vấn đề cấp thiết “an cư mới 
lạc nghiệp”. 
Với điều kiện nhà ở khó khăn như đã trình 
bày ở trên, người lao động rất thiếu điều kiện 
để thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. 
Về đời sống tinh thần, do thời gian lao động 
chiếm hầu hết thời gian trong ngày của người 
lao động, thời gian còn lại để phục vụ sinh 
hoạt và nghỉ ngơi nên các hoạt động vui chơi 
giải trí, thể thao đối với người lao động nói 
chung còn là khá xa xỉ. Theo khảo sát của tác 
giả, hoạt động vui chơi giản trí của người lao 
động là rất ít, khi được hỏi đi chơi tụ tập với 
bạn bè thì 145/309 trả lời là hoàn toàn không, 
đi chơi thể thao có tới 238 người trả lời là 
hoàn toàn không (chiếm 77%); sự quan tâm 
của công đoàn công ty đối với đời sống tinh 
thần của công nhân thì có tới 46,6% nói hoàn 
107
Phát triển lực lượng . . .
toàn không quan tâm, 13,6% quan tâm rất ít. 
Khi đánh giá về mối quan hệ với các tổ chức 
chính quyền địa phương và các đoàn thể hầu 
hết người lao động đều cho điểm rất thấp, 
92,5% cho rằng không có sự quan tâm của 
chính quyền địa phương. Tóm lại, với mức 
thu nhập và điều kiện nhà ở hiện nay, người 
lao động rất thiếu điều kiện để thỏa mãn các 
nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, 
học tập, giao lưu tình cảm. Đặc biệt, trong các 
KCN, lao động nữ chiếm hơn 60% thì vấn đề 
hôn nhân và gia đình trở nên bức xúc chưa 
được các chủ doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể 
quan tâm. 
 Về tiền lương và thu nhập 
Mức lương bình quân hiện nay của công 
nhân trong KCN khoảng 2,7 đến 3 triệu đồng/ 
tháng; thu nhập bình quân khoảng 3,5 triệu 
đến 3,8 triệu/ tháng; trong đó, mức lương 
chính chiếm 75-85% thu nhập hàng tháng, 
còn lại là thu nhập làm thêm giờ, phụ cấp, trợ 
cấp, tiền thưởng. Với kết quả này cũng tương 
đối trùng khớp với kết qủa điều tra của tác 
giả, tỷ lệ người lao động có thu nhập đến 2 
triệu đồng chiếm 2,59%; số có thu nhập từ 
4 triệu trở lên chiếm 23,3%; số lao động có 
thu nhập trung bình từ 2 đến 4 triệu chiếm 
74,11%; trong đó mức lương chiếm khoảng 
80% tổng thu nhập. 
Về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn 
Số lượng, chất lượng lao động khi mới 
được tuyển dụng nhìn chung chưa thể đáp ứng 
được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp 
nói chung, đặc biệt là các công việc đòi hỏi 
lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật cao. 
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nguồn cung ứng 
về lao động cho các KCN tương đối dồi dào 
nhưng đại bộ phận là con em nông dân, nhất 
là nông dân bị mất đất có trình độ học vấn 
thấp, chưa được đào tạo nghề. Hơn nữa, lao 
động di cư từ các địa phương khác tới cũng 
xuất thân từ nông dân chưa từng được đào tạo 
nghề. Bên cạnh đó, tác phong của người lao 
động phần lớn đã quen với hoạt động sản xuất 
nông nghiệp, nhiều lao động không quen với 
môi trường, dây chuyền, tác phong làm việc 
công nghiệp đã dẫn đến tình trạng một số lao 
động đã tuyển dụng nhưng không thích nghi 
được lại phải nghỉ việc. Từ đó có thể thấy 
việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và rèn 
luyện về tác phong công nghiệp cho người 
lao động là một hoạt động thường xuyên của 
nhiều doanh nghiệp. 
3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 
LLLĐCN TỈNH ĐỒNG NAI 
Thứ nhất, liên kết chặt chẽ đào tạo giữa 
cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp 
Đồng Nai nên tăng cường liên kết giữa 
các cơ sở đào tạo với DN trong hoạt động đào 
tạo nghề theo mô hình nhà trường – nhà máy, 
gắn lý thuyết với thực hành nhằm rút ngắn 
khoảng cách giữa kỹ năng nghề được đào tạo 
tại nhà trường và kỹ năng hành nghề tại DN. 
Nội dung liên kết đào tạo cần chú ý đến liên 
kết xây dựng nội dung, chương trình đào tạo. 
Trong nội dung liên kết này các cơ sở dạy 
nghề cần chủ động liên hệ chặt chẽ với DN 
trong các KCN để nghiên cứu, khảo sát thực 
tế những nhiệm vụ, công việc. Trên cơ sở đó, 
cơ sở dạy nghề xây dựng nội dung đào tạo cho 
phù hợp với yêu cầu của DN. Hơn nữa, kết 
hợp giữa thực hành cơ bản tại cơ sở đào tạo 
với thực hành sản xuất tại DN dưới sự hướng 
dẫn của cán bộ kỹ thuật và công nhân lành 
nghề của DN. Để thực hiện nội dung liên kết 
này, các cơ sở đào tạo phải tổ chức bồi dưỡng 
nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ kỹ thuật và 
công nhân lành nghề của DN.
108
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Thứ hai, chăm sóc sức khỏe và xây dựng 
đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân 
Bên cạnh việc nâng cao trình độ văn hoá 
và chuyên môn thì nâng cao thể lực cho người 
lao động là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, 
tạo nền tảng cho việc phát triển trí lực, tâm 
lực của LLLĐCN. Đây là vấn đề có ý nghĩa 
chiến lược và lâu dài. Vì vậy, cần phải đảm 
bảo mức dinh dưỡng cần thiết cho con người 
ở mọi lứa tuổi, khuyến khích đẩy mạnh phong 
trào rèn luyện thể dục thể thao trong nhân 
dân Chú trọng phát triển công nghiệp được 
đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhân 
dân. Đẩy mạnh các chương trình khám chữa 
bệnh miễn phí cho trẻ em, phòng chống dịch 
bệnh, đặc biệt là các bệnh có khả năng lây lan 
nhanh. Thực hiện có hiệu quả công tác chăm 
sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, nâng 
cao tuổi thọ góp phần phát triển LLLĐCN 
có chiều sâu.
Quan tâm đến việc nâng cao đời sống tinh 
thần cho LLLĐCN trong các KCN. Tạo điều 
kiện cho cá nhân và cộng đồng phát triển tốt 
nhất về nhân cách, đồng thời phải hướng tới 
nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, 
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Xây dựng 
các tụ điểm sinh hoạt văn hóa như: công viên, 
khu vui chơi giải trí, trung tâm thể dục thể 
hình, thể dục thẩm mỹ, rạp chiếu phim gần 
các KCN để phục vụ người lao động giải trí 
sau giờ làm việc, giúp người lao động đảm 
bảo phục hồi sức khỏe nâng cao đời sống tinh 
thần. Do vậy, cần phải đảm bảo một cơ sở vật 
chất tối thiểu nhằm phục vụ đời sống tinh thần 
cho công nhân lao động và các cư dân trong 
cộng đồng. 
Động viên công nhân xây dựng đời sống 
văn hóa. Trong quá trình phát triển các KCN, 
tính đa dạng của cộng đồng dân cư nảy sinh 
tất yếu có sự giao lưu và hợp tác giữa dân cư 
tại chỗ và các chủ thể văn hóa là người nước 
ngoài. Do vậy, cần phải tăng cường giáo dục 
định hướng để cho người lao động biết giữ 
gìn, khai thác, nâng cao truyền thống văn hóa 
tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc, vừa biết tiếp 
thu có chọn lọc nền văn hóa đô thị và văn hóa 
nước ngoài nhằm đảm bảo cho sự phát triển 
bền vững. 
Thứ ba, xây dựng chính sách chính sách 
về nhà ở cho người lao động 
Chính quyền tỉnh Đồng Nai cần rà soát 
quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân 
trong các KCN. Đối với các KCN xây dựng 
mới cần có quỹ đất và bắt buộc phải có khu 
nhà ở cho người lao động. Thực hiện chính 
sách xã hội hóa nhà ở cho lao động trong các 
KCN. Khuyến khích các doanh nghiệp xây 
dựng nhà ở cho công nhân lao động của mình. 
Các doanh nghiệp nên có chính sách về vấn 
đề này theo hướng lao động gắn bó với doanh 
nghiệp 01 năm trở lên được ở tại khu nhà dành 
cho lao động của doanh nghiệp, mức chi phí 
thuê nhà càng giảm theo thâm niên và trình độ 
chuyên môn tay nghề của lao động. 
Thứ tư, phát triển thị trường lao động và 
tăng cường công tác dự báo
Phát triển thị trường lao động là giải 
pháp hết sức quan trọng cho tỉnh Đồng Nai 
hiện nay. Cần có chính sách phát triển hệ 
thống trung tâm giới thiệu việc làm, đặc 
biệt là tại các KCN. Ban Quản lý các KCN 
phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp có dự 
án đầu tư để nắm được kế hoạch sử dụng 
lao động, thông báo công khai về số lượng 
cần tuyển, ngành nghề, thời gian dự kiến 
tuyển. Định kỳ hàng quý cần tổ chức các 
hội chợ tuyển dụng lao động trực tiếp gặp 
gỡ khi tuyển dụng lao động, ngăn chặn 
109
Phát triển lực lượng . . .
tình trạng cò mồi thu tiền của người lao 
động. Hơn nữa, tỉnh cần có những dự báo 
định tính và định lượng về thị trường lao 
động của địa phương, khuyến khích hay 
cung cấp tài chính cho các tổ chức khác 
(doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu độc lập, 
tổ chức phi chính phủ) tiến hành các dự 
báo trên. Các thông tin tập trung vào những 
ngành có tiềm năng tăng trưởng cao để xác 
định triển vọng việc làm và các kỹ năng 
cân thiết, cũng như chỉ ra các ngành suy 
thoái và loại việc làm mất đi. Các thông tin 
đưa ra cũng cần nêu chất lượng của nguồn 
cung lao động, phân tích các kỹ năng cơ 
bản và các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết 
khi kinh tế tăng trưởng. Cần nghiên cứu 
đánh giá thực trạng cơ cấu nhân lực hiện 
có cũng như dự báo về nhu cầu nhân lực ở 
các ngành, lĩnh vực khác nhau nhằm chủ 
động tránh tình trạng thừa và thiếu nhân 
lực. Tăng cường công tác dự báo phát triển 
nguồn nhân lực trong mối quan hệ với 
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đảm 
bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển 
kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn nhất 
định. Nhiệm vụ này cần được tiến hành 
thường xuyên để có sự điều chỉnh cho phù 
hợp với những thay đổi của thực tiễn cuộc 
sống. 
Thứ năm, nâng cao hiệu quả quản lý 
Nhà nước đối với các doanh nghiệp 
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát 
việc thực hiện chính sách, pháp luật của các 
doanh nghiệp trong KCN. Phối hợp chặt chẽ 
với các cơ quan chức năng như Sở Lao động 
– Thương binh và Xã hội hoặc với phòng Lao 
động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn 
các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh 
quy định của pháp luật về lao động, đặc biệt 
là trả lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, xây 
dựng thang, bảng lương, đảm bảo vệ sinh an 
toàn thực phẩm, an toàn lao động, vận động 
doanh nghiệp nâng cấp nhà ăn, tăng tiền ăn 
cho công nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục Thống kê Đồng Nai, Niên giám thống kê, 2010, 2012
[2]. Cảnh Chí Hoàng, Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Phát 
triển và Hội nhập, số 4/2012. 
[3]. UBND tỉnh Đồng Nai, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến 
2025.
[4]. UBND tỉnh Đồng Nai (2011), Tài liệu Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các khu 
công nghiệp tỉnh Đồng Nai
110
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ 
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Cù Đức Thọ *
TÓM TẮT
Với sự phản ánh đặc thù của cơ sở kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa, đạo đức cách mạng trong nền kinh tế thị trường là một nền đạo đức thống nhất nhưng 
lại chứa đựng những quan niệm, những môi trường đạo đức khác nhau, thậm chí đối lập nhau, tác 
động ảnh hưởng lẫn nhau....Để đạo đức cách mạng khẳng định được địa vị chủ đạo trong đời sống 
đạo đức xã hội, vấn đề căn bản nhất là phải xây dựng Đảng về mặt đạo đức.
Từ khóa: đạo đức, kinh tế thị trường, xã hội chủ nghĩa.
MORAL REVOLUTION MARKET ECONOMY SOCIALIS ORIENTED
ABSTRACT
With a unique reflection of the economic base in the market economy oriented socialist, 
revolutionary morality of the market economy is an ethics agreed but contains ideas, the environmental 
ethics different, even opposite, effects influence each other ....to assert moral revolution is a key 
position in the social moral life, the most basic problem is to Party building morally.
Keywords: ethics, market economy, socialism.
* GV. Bộ môn Triết học, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. Imail: cuductho@yahoo.com. ĐT. 0979819769

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_luc_luong_lao_dong_cong_nghiep_tinh_dong_nai_tron.pdf