Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt : Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời và đang trong giai đoạn khởi sắc đã tác động

tích cực đến nhiều ngành nghề, trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho

Việt Nam, trong đó du lịch là một trong các ngành có sự thay đổi mạnh mẽ, công nghệp 4.0 đóng

một vai trò quan trọng to lớn làm thay đổi bộ mặt ngành du lịch Việt Nam.

Abstract : Industrial revolution 4.0 was bỏn and is in the process flourishes have a positive

impact on many sectors, in all society – economic, opening up development opportunities for

Vietnam, which is of the tourism sectors have strong change dramatic, industrie played a great

important role in changing the face of Vietnam tourism industry.

Từ khóa : Phát triển du lịch, Thành phố Hải Phòng, Công nghiệp 4.0.

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 10420
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 127 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẢI PHÒNG 
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
HAI PHONG TOURISM DEVELOPING IN INDUSTRIE REVOLUTION 4.0 
ThS. Phạm Minh Đạo 
Ngân h ng TMCP Công thƣơng Việt Nam 
TÓM TẮT VÀ TỪ KHÓA 
Tóm tắt : Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời và đang trong giai đoạn khởi sắc đã tác động 
tích cực đến nhiều ngành nghề, trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho 
Việt Nam, trong đó du lịch là một trong các ngành có sự thay đổi mạnh mẽ, công nghệp 4.0 đóng 
một vai trò quan trọng to lớn làm thay đổi bộ mặt ngành du lịch Việt Nam. 
Abstract : Industrial revolution 4.0 was bỏn and is in the process flourishes have a positive 
impact on many sectors, in all society – economic, opening up development opportunities for 
Vietnam, which is of the tourism sectors have strong change dramatic, industrie played a great 
important role in changing the face of Vietnam tourism industry. 
Từ khóa : Phát triển du lịch, Thành phố Hải Phòng, Công nghiệp 4.0. 
Keyword : Developing Tourism, HaiPhong City, Industrie 4.0. 
1. NỘI DUNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
1.1 Hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp. 
Cụm từ “Cách mạng công nghiệp” hàm chứa sự thay đổi lớn nao, 
Không chỉ biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện. 
Nhìn lại lịch sử, chúng ta đã trải qua 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn, đến nay đã có 
sự nhìn nhật thống nhất về 3 cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra, các cuộc cách mạng đều mang 
đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất từ sự thay đổi, đột phá của khoa học công nghệ. 
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ năm 1784) : Cách mạng công nghiệp bắt 
đầu ở nước Anh với thay đổi từ sản xuất cơ khí do sự phát mình ra động cơ hơi nước. Sự thay đổi 
này tác động trức tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo, giao thông vận tải. Động cơ hơi 
nước được đưa vào Oto, tàu hỏa, tàu thủy mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. 
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ năm 1870) : Vào nửa cuối thế kỷ 19, có sự 
thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện. Từ 
đây, xã hội loài người bước vào cuộc sống văn minh, năng suất mang lại tăng nhiều lần so với động 
cơ hơi nước. 
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ năm 1969) :Từ cuộc cách mạng này con người đã 
tạo ra thế giới Internet để liên lạc, truyển tải thông tin trực tuyến, cùng với sự ra đời của các thiết bị điện 
tử như máy tính, điện thoại, máy bay, vệ tinh  mà cho đến ngày nay, xã hội con người vẫn được thụ 
hưởng từ cuộc cách mạng trên. 
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (từ năm 2000) :Được gọi là cuộc cách mạng số, là 
cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dự trên các thành tựa đột phá trong các lĩnh vực công nghệ 
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, mạng xã hội, điện toán 
đám mây  là bước tiến chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số. 
Vào những năm từ 2011, một khái niệm mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu 
nổi lên xuất phát từ hội chợ Hannover giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của 
nước Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống mà không cần sự tham gia của con 
người. Tại diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos tháng 01/2015, thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục 
nhắc tới Industrie 4.0, và trong hiện nay công nghiệp 4.0 đã vượt qua khỏi khuôn khổ dự án của 
nước Đức với sự tham gia của nhiều nước, trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 128 
Có thể nói, sự đột phá của công nghệ số trong những năm qua, tiếp nối thành quả của cuộc 
cách mạng số hóa diễn ra mấy chục năm qua từ khi xuất hiện máy tính. Sự ra đời của máy tính đã 
dẫn đến cuộc cách mạng số hóa, nhất là máy tính cá nhân và mạng Internet xuất hiện. 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot có 
trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội, công nghệ AI giúp người và máy làm việc 
ngày càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi gần như vô hạn trong khi khả năng đó ở thể 
trạng con người thì sẽ càng giá yếu theo thời gian. Các ưu điểm kiểm soát, làm việc 24/24 mà 
không phải mất chi phí chi trả công lương, đóng thuế cùng bảo hiểm xã hội của Robot cũng đang 
mang đến sự đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng nguồn nhân lực lao động là người thật 
hay sản phẩm của khoa học là người máy. 
1.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những tác động. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ có tác động 
mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, an ninh 
đồng thời thay đổi hoàn toàn hệ thống sản xuất và quản trị hiện nay. Công nghiệp 4.0 mang lại cho 
Việt Nam một cơ hội hiếm có để bứt phá về mọi mặt, tuy vậy để tận dụng được công nghiệp 4.0 
Việt Nam cần có một cách tiếp cận tốt hơn so với những gì đã ... uyện Vĩnh Bảo, được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991; Khu di tích đền, 
chùa Tràng Kênh – Huyện Thủy Nguyên, là ột tập thể bao gồm 3 ngôi đền và 1 ngôi chùa theo dòng 
Phật giáo Trúc Lâm Tam Tổ của Việt Nam, trong quần thể di tích Tràng Kênh còn có ngôi chùa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 130 
Tràng Kênh Trúc Lâm, tọa lạc trên một ngọn nuí nhỏ, hướng ra dòng song Bạch Đằng; Đền Bà Đế - 
Quận Đồ Sơn, đền thờ nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, Đề Bà Đế là 
một trông những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng. Đền được vua Tự Đức về thăm và ban 
sắc phong “Đông Nhạc Đế Bà – Trịnh chúa phu nhân”; Chùa Tháp Tường Long – Quận Đồ Sơn, là 
ngôi chùa có từ thời nhà Lý (1010 – 1225) nằm trên một bãi đất ở đỉnh núi Ngọc thuộc phường 
Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, ngôi chùa đuộc chứng kiến nhiwwuf biến cố của thời gian và lịch sử 
nay đã bị xuống cấp và hiện đang được tu bổ lại từ năm 2010; Cây đa 13 gốc – Quận Ngô Quyền, là 
một trong những chốn linh thiêng nổi tiếng tại đất Cảng, cây ngự trị ở xóm Trại, phường Đằng 
Giang, Ngô Quyền. Khu tưởng niệm vương triều Mạc – Huyện Kiến Thụy;Chùa Cao Linh – Huyện 
An Dương vv . 
Các di tích lịch sử ở Hải Phòng phải kể đến như : Bến tàu không số - Quận Đồ Sơn, là nới dấu 
tích cầu cảng K15 được xây dựng và bảo vệ tuyệt đối bí mật, là nơi đỗ của những chiếc tàu không số, 
chở vũ khí chi viện cho miền nam, hiện nay là bến đỗ các tàu ra thăm đảu hòn Dấu và sắp tới sẽ là 
điểm xuất phát của các tàu du lịch Cát Bà. Pháo đài thần công – đảo Cát Bà, Cao điểm 177 là chứng 
tích lịch sử còn ghi lại trên vùng đất này, hai khẩu pháo thần công được xây dựng trên đỉnh núi, và giờ 
vẫn còn nguyên vẹn dù đã trải qua chiến tranh và thời gian. Biệt thự Bảo Đại – Đồ Sơn, khu biệt thự 
tọa lạc trên đồi Vung tại khu II Đồ Sơn, là một công trình kiến trúc mà nơi đây còn lưu giữ những câu 
chuyện về vị vua triều Nguyễn ở thời đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Bạch Đằng Giang, con 
sông được nhiều sử sách nhắc đến với những chiến công oanh liện của dân tộc Việt Nam trong công 
cuộc dựng nước và giữ nước, bắt đầu là chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 chống quân Nam Hán, 
và chiến thắng của Lê Hoàn đánh bại quân Tống cùng năm, cuối cùng là trận thủy chiến lịch sử giữa 
Trần Hưng Đạo hạ quận Nguyên Mông một lần nữa khẳng định sức mạnh của quân dân Việt Nam. 
Các lễ hội văn hóa dân gian ở Hải Phòng được duy trì lâu đời qua nhiều thế hệ và có các lễ 
hội được nhà nước công nhận lễ hội quốc gia như : Lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn được lưu truyền qua 
câu ca cổ “Dù ai buôn đâu bán đâu, mùng chín tháng tám chọi trâu thì về, dù ai buôn bán trăm nghề, 
mùng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Lễ hội đua thuyền rồng trên biển – Cát Bà, kỷ niệm ngày Bác 
Hồ về thăm làng cá Cát Bà và là ngày truyền thống của ngành thủy sản. Hội đền trạng – Nguyễn 
Bỉnh Khiêm, là một lễ tưởng niệm lớn, đây là sự kiện văn hóa thu hút nhiều du khách mọi miền. 
Hải Phòng là thành phố du lịch sở hữu nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng. Ở Hải Phòng 
phải kể đến khu dự trữ sinh khuyển thế giới là quần thể đảo Cát Bà, nơi đây có khu vườn nguyên 
sinh có các loài đặc hiệu và quý hiếm. Bãi biển Đồ Sơn, nơi đây được mệnh danh là mảnh đất huyền 
thoại cùng vẻ đẹp hung vĩ và chất thơ, thích hợp là khu nghỉ dưỡng của nhiều du khách. Đảo Bạch 
Long Vĩ, cái đuôi rồng trắng của biển cả, hòn đảo tiền tiêu là tụ điểm lý tưởng để du lịch ngoài khơi 
xa và mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong bảo vệ chủ quyền của đất nước. Núi Voi – Tiên Lãng, 
không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với các khối đá to có hình thù kỳ lạ. 
Vịnh Lan Hạ, được ví như Vịnh Hạ Long của Hải Phòng, là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung, 
với cảnh đẹp vô cùng quyến rũ. 
Hải Phòng là địa phương duy nhất ở miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thong : Đường bộ, 
đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Với lợi thế này đã giúp thành phố 
Cảng không chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng song Hồng, vùng duyên hải 
Bắc bộ mà còn là nhịp cầu thông thương với các nước trong khu vực. Hải Phòng là thành phố có hệ 
thống cảng biển lớn nhất miền Bắc, hiện nay thành phố có 38 cảng lớn nhỏ nằm rải ở các cửa sông 
lớn. Hệ thong giao thong vận tải đường bộ đang được phát triển ngày càng đồng bộ, tiến tới giao 
thong thong minh cao tốc và an toàn cao. Đường cao tốc 5B Hà Nội – Hải Phòng đã được đưa vào 
sử dụng với 6 làn đường, rút ngắn thời gian di chuyển từ Thủ Đô hay các tình thành phía Tây Bắc về 
Hải Phòng. Tuyến cầu đường Tân Vũ – Lạch Huyện thong xe ngày 02/09/2017 hiện cũng đã mang 
đến hiệu quả tích cực với các du khách khi đến Cát Bà du lịch. Dự án cao tốc Hải Phòng – Quảng 
Ninh, hay Quốc lộ 10 nối liền Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình – 
Thanh Hóa với tổng chiều dài 216km cũng đang gấp rút hoàn thành và đi vào sử dụng trong năm 
2018. Cùng với đó là các tuyến đường chức năng, đường đô thị, đường thành phố và đường nông 
thôn cũng đang được nâng cấp và dần hoàn thiện. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 131 
Hải Phòng còn có tuyến giao thong đường sắt, nối nhiều tỉnh thành Hải Phòng – Hải Dương 
– Hưng Yên – Hà Nội và từ đó là cầu nối với các mạng lưới đường sắt Bắc Nam bắt nguồn từ Thủ 
đô Hà Nội. Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi Hải Phòng cách trung tâm thành phố 8km. Cảng Cát Bi 
đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế ICAO và sân bay quân sự cấp 
I, Cảng hàng không Cát Bi đã không ngừng phát triển lớn mạnh, từ lúc chỉ có 1 chuyến bay / tuần đi 
Tp. Hồ Chí Minh, đến nay đã có khoảng 40 chuyến nội địa và quốc tế. Hải Phòng có các ưu thế về 
hệ thống đường thủy nội địa với hơn 400km, 50 bến thủy nội địa, 6 bến phà, 4 cầu phao bắc qua 
nhiều sông lớn. Với hệ thống đường thủy dày đặc, việc vận chuyển hàng hóa trên đường thủy là rất 
thuận tiện và giảm tải cho các loại giao thong khác. 
Bên cạnh các yếu tố vầ vị trí địa lý, van hóa du lịch thì lực lượng lao động cũng là một lợi 
thế của thành phố Cảng. Hải Phòng có 1.3 triệu lao động trong đó trên 75% là lao động qua đào tạo 
tay nghề cao. Thành phố Hải Phòng là trung tâm của duyên hải Bắc Bộ, nơi có tổ dân số trên 20 
triệu người, đây chính là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế thành phố. Trên địa bàn, Hải 
Phòng có 4 trường Đại học, hơn 50 trường cao đẳng, trung cấp nghề, có thể khẳng định Hải Phòng 
có nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đáp ứng yêu cầu về công nghệ cao và hiện đại. 
2.2 Du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
Trong xu thế hiện nay, các ngành sản xuất công nghiệp đang phải đối mặt với thách thức của 
Robot hóa, kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng vẫn còn đó những tiềm năng khác để 
phải triển, đó là các ngành dịch vụ. Ở thành phố Hải Phòng với hơn 125km đường bờ biển dài, còn 
có các di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa thế giới, di sản thiên nhiên được UNESCO công 
nhận cùng nhiều danh lam thắng cảnh và nghệ thuật ẩm thực, ngành du lịch Hải Phòng có tiềm năng 
rất lớn để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế xứng tầm. Trong cách 
mạng công nghiệp 4.0, du lịch phải cần được phát triển một cách thông minh với hỗ trợ của công 
nghệ số nhằm tạo ra và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch khi đặt chân đến Hải Phòng. 
Du lịch là một ngành dịch vụ và được hình thảnh bởi nhiều khâu. Khi tham gia du lịch, du 
khách thường phải tìm hiểu, tra cứu trên Internet và tìm các địa chỉ đặt chỗ qua hợp lý với nhu cầu 
thì cách mạng công nghiệp 4.0 đều đang phát huy tác dụng. Khi công nghiệp 4.0 hiện nay đã được 
phủ sóng toàn cầu, việc sử dụng các sản phẩm công nghệ số như điện thoại di động, máy tính bảng, 
máy tính xách tay để tham gia vào các phầm mềm, mạng xã hội cho phép gần như tức thì kể cả khi ở 
khoảng cách xa vẫn có thể giữ liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè, cơ quan. 
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ số để tuyên 
truyền, quảng bá hình ảnh, thông tin liên hệ qua các website. Đưa hình ảnh tốt quảng bá điểm đến, 
đồng thời cũng nhận lại những thông tin không tốt về những điểm không được du khách đánh giá 
cao. Đây là biện pháp tốt để có thể tăng lượng du khách khi đặt chân đến Hải Phòng du lịch. Hiện 
nay, Hải Phòng có lượng khách trong và ngoài nước khá nhiều, mang lại nguồn thu lớn cho ngân 
sách thành phố, tuy nhiên, du lịch Hải Phòng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. 
Hải Phòng là một thành phố đa dạng về giao thông, khi hội tụ đầy đủ các loại hình giao 
thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Các hãng vận tải đã đầu tư mạnh mẽ vào 
công nghệ tin học và viễn thông vào hoạt động đặt vé, tra cước vận tải trực tuyến, tham gia vào 
chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành du lịch. 
Trong cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa sẽ thay thế con người trong toàn bộ nền kinh 
tế, người lao động sẽ rơi vào tình trạng dư thừa nhân lực. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực để phục 
vụ cho du lịch Hải Phòng vẫn chưa tương đồng về kỹ năng, tay nghề và ngoại ngữ nên cần phải chủ 
động bồi dưỡng, nâng cao giá trị nhân lực du lịch về tinh thần liên kết gắn với các nhóm lao động 
đặc thù và lợi ích xã hội khác nhau. 
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những yếu tố mà Việt Nam đang coi là ưu thế 
như lực lượng lao động thủ công trẻ tuổi, dồi dào sẽ mất đi thế mạnh, thậm chí còn bị đe dọa nghiêm 
trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ như du lịch cũng vậy, trên nhiều phương tiện, Robot cũng sẽ hiện diện 
ở những vị trí công việc vốn được coi là không thể thay thế bởi con người, ví dụ như nhân viên lễ 
tân, bồi bàn của các nhà hàng, khách sạn, cơ quan, trung tâm thương mại Khi có thể tự động chào 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 132 
hỏi, nhận dạng, hướng dẫn khách hàng, nhớ được cả thói quen, sở thích, nhu cầu của khách hàng 
hoàn toàn như con người. 
2.3 Một số giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 
4.0 
Du lịch Hải Phòng trong cuộc cách mạng 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh 
với hỗ trợ của công nghệ số. Sự thông minh ở đây là cần thể hiện được sự tính toán lợi hại của các 
dịch vụ, tuyên truyền sâu rộng cho người tiêu dùng lợi ích các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao 
cũng như mặt không tốt của các mặt hàng kém chất lượng, các việc làm ăn chụp giựt gây ấn tượng 
xấu đến du khách. Dùng được công nghệ số có thể tạo ra và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách 
du lịch, làm cho du khách thật hài lòng khi đến du lịch Hải Phòng. 
Muốn tiếp cận cách mạng lần thứ tư, du lịch Hải Phòng cần nâng cao năng lực, đặc biệt là 
năng lực cạnh tranh để đưa ra các kê hoạch chiến lược phù hợp, trên cơ sở đó, ứng dụng công nghệ 
thông tin để nâng cao hiệu quả, tạo môi trường sinh thái du lịch thông minh. Phát triển sản phẩm gắn 
với không giao du lịch đặc trưng. Phát triển hệ thống sản phẩm chất lượng, đặc sắc và đa dạng, có 
giá trị gia tăng cao, đáp ứng các nhu cầu môi trường và tôn trọng yếu tố tự nhiêu và văn hóa địa 
phương. Để các kế hoạch thành công cần bắt đầu từ việc số hóa các dữ liệu căn bản nhất. 
Phát triển thương hiệu du lịch riêng biệt trên cơ sở vùng miền, địa phương, doanh nghiệp và 
sản phẩm. Chú trọng phát triển thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao. Tăng cường phối hợp giữa các 
ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất. Hải Phòng nên tập trung các sản 
phẩm về du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Hình thành một hệ thống tuyến, điểm 
du lịch ở địa phương và đô thị. Quảng bá, tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa, văn hóa, lịch sử, truyền 
thống điểm tham quan nhất là ở môi trường mạng. 
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục, liên kết các chuyến vận chuyển hành 
khách bằng nhiều phương tiện. Quy hoạch, đầu tư phát triển giao thông, thông tin, truyền thông, 
năng lượng, môi trường đảm bảo được đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng hiện đại, tiên nghi hệ 
thống khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, tham quan. 
Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hải Phòng cần tập trung nguồn lực để hoàn thiện các 
sản phẩm du lịch chủ đạo theo hướng ưu tiên các sản phẩm du lịch đặc thù. Thu hút được nguồn 
nhân lực chuyên nghiệp, tay nghề cao nhằm tạo ra các sản phẩm đậm chất văn hóa truyền thống, coi 
trọng phát triển du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường. Đồng thời, các doanh nghiệp kinh 
doanh các mặt hàng, sản phẩm trong lĩnh vực du lịch cần đầu tư mạnh mẽ và áp dụng công nghệ tiên 
tiến, đặc biệt là công nghệ tin học và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến. 
Nhân lực phục vụ ngành du lịch phải luôn được bồi đắp kiến thức, nâng cao trình độ ngoại 
ngữ, kỹ năng, tay nghề, tinh thần liên kết gắn với các nhóm lao động đặc thù và lợi ích xã hội khác 
nhau. Cần tập trung đào tạo và phát triển nhân lực du lịch, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ 
cao. Có chiến lược quy hoạch, kê hoạch phát triển nhân lực phục vụ du lịch phù hợp. Chuẩn hóa 
nhân lực du lịch, chú trọng nhân lực quản lý và lao động có tay nghề cao, đa dạng hóa phương thức 
đào tạo, nâng cao dân trí nhất là văn hóa, nghiệp vụ, hướng dẫn du lịch, ngoại ngữ. 
KẾT LUẬN 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tứ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và đang dần 
tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội Việt Nam. Trước bối cảnh trên, ta cần nhận thức rõ, 
cần có một cái nhìn tổng thế về xu thế của công nghiệp 4.0, đánh giá được tác động của công nghiệp 
4.0 từ đó có các giải pháp đón đầu thích hợp. Sự phát triển tốc độ nhanh của khoa học công nghệ 
đang làm dịch chuyển du lịch thắng cảnh, tham quan sang loại hình du lịch đặc thù, văn hóa truyền 
thống, độc đáo. Công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông, du lịch 
kết nối đặt ra cho ngành du lịch Hải Phòng nhung cơ hội và thách thức mới. Phát triển nguồn nhân 
lực chất lượng cao và phát triển những mô hình kinh doanh mới cùng các mô hình hợp tác phát triển 
đang là giải pháp ưu tiên hàng đầu để phát triển du lịch Hải Phòng trong công cuộc cách mạng công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 133 
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng 
(www.haiphong.gov.vn). 
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bối cảnh, các xu hướng lớn và những sản phẩm điển hình 
– Tạp chí tự động hóa ngày nay, 5/2016. 
3. Klaus Schwab, The Fouth Industrial Revolution, 2016. 
4. Deloite, Industry 4.0 – Only One-Tenth of Germany‟s High-Tech Strategy, 2015. 
5. Cuộc cách mang công nghiệp lần thứ 4 : Cơ hội và thách thức với Việt Nam, GS.TSKH Nguyễn 
Đình Đức, ĐHQGHN – Dân trí, ngày 19.12.2016 và 20.12.2016 
6. Du lịch trong cuộc cách mạng công nghiệp lần tứ 4 – Báo Quảng Ninh. Ngày 15.08.2017 
7. Ngành du lịch với Cách mạng công nghiệp 4.0 – Báo Tổ Quốc, ngày 19.06.2017 
8. Phát triển du lịch Hải Phòng thành ngành kinh tế mũi nhọn – Cổng thông tin điện tử Thành phố 
Hải Phòng. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_hai_phong_trong_cuoc_cach_mang_cong_nghie.pdf