Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, dịch vụ ngày càng đóng vai

trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của các nước. Tại Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ cũng

đang phát triển nhanh chóng cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước

trong giai đoạn đổi mới. Trong thời đại Cánh mạng công nghiệp 4.0, sự hội tụ của công nghệ

hiện đại trong tin học, viễn thông, tài chính- ngân hàng, truyền thông, đang tạo ra rất nhiều

dịch vụ chất lượng cao, mang lại tiện nghi cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí cho xã hội.

Vì lẽ đó, việc phát triển dịch vụ chất lượng cao hiện nay đã trở thành chìa khóa để ngành dịch

vụ đứng vững trên và vươn ra tầm thế giới. Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số

biện pháp phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam dưới sự tác động của Cách mạng

công nghiệp 4.0.

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8840
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 290 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆT NAM 
TRONG CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. 
Th.S. Phạm Thu Trang, Th.S. Vũ Thúy An. 
Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, dịch vụ ngày càng đóng vai 
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của các nước. Tại Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ cũng 
đang phát triển nhanh chóng cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước 
trong giai đoạn đổi mới. Trong thời đại Cánh mạng công nghiệp 4.0, sự hội tụ của công nghệ 
hiện đại trong tin học, viễn thông, tài chính- ngân hàng, truyền thông,đang tạo ra rất nhiều 
dịch vụ chất lượng cao, mang lại tiện nghi cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí cho xã hội. 
Vì lẽ đó, việc phát triển dịch vụ chất lượng cao hiện nay đã trở thành chìa khóa để ngành dịch 
vụ đứng vững trên và vươn ra tầm thế giới. Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số 
biện pháp phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam dưới sự tác động của Cách mạng 
công nghiệp 4.0. 
Từ khó : Dịch vụ, chất lượng, công nghệ, kinh tế, điện tử, 4.0, Việt Nam. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển hơn, nền kinh tế đi lên, mức sống của con 
người cũng được cải thiện rất nhiều so với thời kì trước đây, con người có xu hướng tiêu dùng 
các sản phẩm chất lượng hơn, dịch vụ ưu việt hơn. Nhu cầu của con người không có giới hạn, 
vì vậy, các ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ cần phát triển với hướng nâng cao chất lượng để 
đáp ứng tốt hơn, đầy đủ hơn các nhu cầu đó. Chất lượng dịch vụ có thể đánh giá thông qua 
các tiêu thức về trình độ, bí quyết, kỹ năng của người cung ứng dịch vụ; trình độ công nghệ, 
trang thiết bị; trình độ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ và nhận định, đánh giá của khách 
hàng. 
Mặt khác, trong thời đại “Cách mạng công nghiệp 4.0” - "Industrie 4.0" kết hợp các 
công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học, hứa hẹn cơ hội 
thay đổi bộ mặt cho các ngành kinh tế. Ba vấn đề cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 
là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) 
cho thấy tương lai các công việc của con người sẽ được giảm bớt rất nhiều. Nắm lấy cơ hội 
này, Việt Nam cần thiết phát triển dịch vụ chất lượng cao như một tất yếu theo xu hướng phát 
triển của con người và nền kinh tế trong thời đại “Cách mạng công nghiệp 4.0”. 
2. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ CHẤT LƢỢNG CAO. 
2.1. Quan niệm về dịch vụ chất lƣợng cao 
Trong xu thế hội nhập hiện nay, yêu cầu hàng đầu đối với dịch vụ là yêu cầu về chất 
lượng. Chất lượng dịch vụ, xét theo cách tiếp cận dựa trên khách hàng, biểu hiện ở mức độ 
thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ [2]. Trên cơ sở đó, quan niệm về dịch 
vụ chất lượng cao ra đời. 
 Dịch vụ chất lượng cao được hiểu là một loại hình dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, 
tiềm năng và lợi thế cạnh tranh lớn, đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm hài lòng người tiêu 
dùng. Dịch vụ chất lượng cao có hai đặc điểm cơ bản là độ thỏa dụng lớn (đem lại mức độ 
thoả mãn cao cho khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ) và giá trị gia tăng cao (đem lại lợi ích 
lớn cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ). Việc sản xuất và cung ứng dịch vụ chất lượng cao 
phải dựa trên nền tảng cơ sở vật chất hiện đại, trình độ khoa học công nghệ cao, đội ngũ nhân 
lực sản xuất và phục vụ có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao hoặc có kỹ năng, trình độ tổ chức 
và hoạt vào loại tiên tiến. Thực chất, dịch vụ chất lượng cao chính là tất cả các ngành dịch vụ 
hiện tại nhưng được phát triển ở một trình độ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, 
trọn gói và hướng đến các nhóm khách hàng có thu nhập cao. 
Như vậy, dịch vụ chất lượng cao có thể là cả một ngành dịch vụ được phát triển trên 
nền tảng công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến như các dịch vụ tư vấn, chuyển 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
291 
giao công nghệ, marketing; tài chính-ngân hàng và các loại hình bảo hiểm, thẻ ATM; các cửa 
hàng tự chọn, chuỗi cửa hàng tiện ích; các hoạt động du lịch kết hợp văn hóa-sinh thái, du lịch 
hội thảo hội nghị, các dịch vụ gia tăng của bưu chính như chuyển tiền nhanh, chuyển phát 
nhanh.... 
2.2. Vai trò của dịch vụ chất lƣợng cao với nền kinh tế Việt Nam 
Dịch vụ vốn được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, mang lại giá trị kinh 
tế cao cho mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, dịch vụ đóng vai trò không nhỏ đối với sự phát triển 
kinh tế của đất nước. 
Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP 9 tháng đầu năm 2017 
(Nguồn: Số liệu thống kê tình hình kinh tế- xã hội- Tổng cục thống kê Việt Nam)[3] 
Có thể thấy, về cơ cấu, ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất (42,67%) trong tổng sản 
phẩm trong nước. Trong đó, một số ngành có tỉ trọng lớn trong khu vực dịch vụ đều có mức 
tăng trưởng tương đối đồng đều và đóng góp cao vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 
cả nước. 
Bảng 2.1. Mức độ phát t ...  [1]. Với dịch vụ mới 
4G, nhà mạng có thể tăng được doanh thu trong khi người dân sẽ có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ 
viễn thông chất lượng cao ở Việt Nam. Trong năm 2017, dịch vụ 4G đã từng bước được triển khai 
và phủ sóng trên toàn quốc. Đây chính là tiền để để các nhà mạng chuyển hoá thành nhà cung cấp 
dịch vụ thực thụ, cạnh tranh một cách bình đẳng với các nhà cung cấp đa dịch vụ xuyên biên giới. 
Tuy nhiên, qua thực tế sử dụng, dịch vụ 4G vẫn chưa thực sự đáp ứng được kì vọng 
của khách hàng. Nhiều người dùng cho biết họ sẵn sàng mua thiết bị để trải nghiệm dịch vụ 
4G, song việc phải thay sim và dấu hỏi về chất lượng cũng là vấn đề băn khoăn. Khi ra mắt 
mạng 4G, các nhà mạng tại Việt Nam đều công bố tốc độ truyền tải có thể đạt đến 200-300 
Mbps. Thế nhưng, trên thực tế, tốc độ 4G mà nhiều người dùng đo được hiện nay chỉ phổ 
biến trong khoảng 20-40 Mbps. Tại một số vị trí gần trạm phát sóng 4G mạnh, tốc độ người 
dùng đo được cũng chỉ đạt 30-60 Mbps. 
Mặt khác, người dùng 4G tại Việt Nam hiện chỉ dùng được mỗi dịch vụ truyền dữ liệu 
để truy cập Internet, trong khi các dịch vụ nội dung đi kèm như tải nhạc, phim, video, xem 
TV trực tuyến chưa phong phú. Trên thực tế, người dùng thử 4G cũng không đánh giá cao 
chất lượng và dịch vụ nội dung mạng này. Tốc độ 4G tuy có cao hơn so với 3G nhưng sóng 
rất kém, ở nội thành TP HCM nơi có nơi không, ra ngoại thành thì hầu như không có 
Bên cạnh đó, việc thiếu tính rõ ràng trong vấn đề thu phí đối với các dịch vụ nội dung 
cũng ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Tháng 9/2016, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền 
thông Hà Nội đã phát hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2016, nhiều khách hàng của Viettel, 
MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile do không biết mình đang dùng dịch vụ của Sam Media 
hợp tác với 3 công ty Việt Nam cung cấp nên đã bị mất số tiền gần 230,5 tỷ đồng. Số lượng 
khách hàng sử dụng dịch vụ tại thời điểm ngày 19/7/2016 là 93.735 khách hàng, trong đó có 
nhiều khách hàng khi được hỏi đều không biết mình đang sử dụng dịch vụ bị trừ tiền. Mặc dù 
các nhà mạng đã tuyên bố cắt hợp đồng với các đối tác của Sam Media nhưng đây là sự cố 
làm mất niềm tin nghiêm trọng của khách hàng đối với cả nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ 
nội dung. 
3.3. Dịch vụ thƣơng mại bán lẻ 
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của nhiều 
dịch vụ chất lượng cao, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Ngày càng xuất hiện nhiều loại 
hình phân phối mới hiện đại và thuận tiện hơn, tiêu biểu là chuỗi các siêu thị, trung tâm 
thương mại như Vin Mart, Co.op Mart, Intimex, Maximark, Citimart. Từ chỗ người tiêu 
dùng thoả mãn nhu cầu về hàng hoá 100% qua chợ và mạng lưới bán lẻ truyền thống, thì nay, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 294 
theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam năm 2016 chiếm 
khoảng 25% tổng mức bán lẻ dự báo con số này sẽ là 45% đến năm 2020. Tại Việt Nam, với 
dân số 94 triệu người có đến 55% người sử dụng smartphone và truy cập mạng bình quân 2 
giờ mỗi ngày, tỉ lệ sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến chiếm 58% [6] 
Có thể thấy, các dịch vụ chất lượng cao trong thương mại thường được liên kết với 
ngành tài chính- ngân hàng để phát huy được hiệu quả tối đa. Tại các trung tâm mua sắm hiện 
đại hiện nay để thu hút khách hàng thanh toán qua thẻ, doanh nghiệp thường liên kết với ngân 
hàng để lắp đạt các máy chấp nhận thẻ (POS) tại các điểm giao dịch. Tất cả ngân hàng đều 
không thu phí người dùng đối với dịch vụ này mà chỉ thu đối với đơn vị kinh doanh (thông 
thường 1,5-2% trên mỗi giao dịch). Tuy nhiên, các đơn vị kinh doanh thường “lách” bằng 
cách ghi thẳng giá tiền sản phẩm vào hóa đơn (đã bao gồm tiền sản phẩm và phí) nên thực 
chất, người tiêu dùng vẫn phải chịu khoản phí này, điều đó làm một số khách hàng không hài 
lòng với dịch vụ. 
Đó là chưa kể nhiều trung tâm mua sắm, vui chơi... hiện vẫn chưa có máy POS. để 
khách hàng thanh toán, hoặc máy POS thường xuyên bị hỏng, lỗi kĩ thuật, dẫn đến việc thanh 
toán cho khách hàng bị chậm trễ, gây tâm lí chán nản khi sử dụng dịch vụ. Theo báo cáo của 
Ngân hàng Nhà nước, tính đến đầu năm 2016 toàn thị trường đã có 217.470 máy POS, tăng 
trưởng 181% so với năm 2011. Tuy nhiên, các điểm chấp nhận thẻ hiện chỉ tập trung chủ yếu 
tại Hà Nội và TP HCM, còn ở các tỉnh nông thôn, vùng xa... số lượng máy rất ít. 
Mặt khác, sức mua qua các kênh bán lẻ hiện đại của người tiêu dùng Việt Nam còn 
thấp. Theo khảo sát của Kantar trong năm 2015, bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm số lượng 
áp đảo với 82% thị phần theo giá trị ở khu vực thành thị và 98% thị phần theo giá trị ở khu 
vực nông thôn [6]. Điều này cho thấy, người tiêu dùng Việt vẫn chưa hứng thú nhiều với 
những dịch vụ mua sắm hiện đại. 
3.4. Dịch vụ vận tải h nh khách 
 Trong những năm gần đây, dịch vụ vận chuyển hành khách có những thay đổi lớn về 
phương thức, chất lượng và văn hóa vận tải. Sự ra đời của hoạt động ứng dụng công nghệ để 
quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng mà tiêu biểu là taxi Uber và Grab đã cho 
thấy sự đa dạng trong cung cấp dịch vụ vận tải bắt nhịp xu hướng công nghệ hiện đại với 
nhiều tiện ích, giá hấp dẫn. 
Dịch vụ vận tải chất lượng cao này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trong 
việc đi lại như: lựa chọn phương tiện, biết được thông tin của lái xe, biết trước được giá cước, 
tăng khả năng tìm lại hành lý, tài sản,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể giám sát đánh giá 
thái độ phục vụ khách hàng của lái xe. Trên thực tế, việc tận dụng nền tảng công nghệ đã 
giúp tiết kiệm chi phí cho cả lái xe lẫn người tiêu dùng, tránh mọi tranh cãi liên quan tới giá 
cước. Ngoài ra, sự đa dạng về dịch vụ như dịch vụ chuyển hàng (Grab Bike hay Grabshare) 
mang tới nhiều lựa chọn và ghi điểm trong mắt khách hàng. Việc đăng kí sử dụng các dịch vụ 
chất lượng cao này cũng hết sức đơn giản, khách hàng có thể thực hiện thông qua điện thoại 
di động. 
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các dịch vụ vận tải hiện đại đang làm bùng nổ một cuộc 
cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng taxi truyền thống và các hãng vận tải hành khách 
theo hợp đồng mà vấn đề chủ yếu là do cơ chế quản lý của Nhà nước chưa thật sự thỏa đáng. 
Ngoài ra, trong các ngành dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch, các dịch vụ chất lượng 
cao cũng đã có những bước phát triển, làm thay đổi cơ bản hiệu quả sản xuất kinh doanh của 
toàn ngành. 
Có thể thấy, sự ra đời và phát triển của những dịch vụ chất lượng cao đã góp phần 
không nhỏ trong việc nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng cũng như đem lại giá trị gia 
tăng lớn cho các doanh nghiệp. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
295 
4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI VIỆC PHÁT TRIỂN 
DỊCH VỤ CHẤT LƢỢNG CAO TẠI VIỆT NAM- PHÂN TÍCH SWOT 
Đặc điểm Tác động tích cực Tác động tiêu cực 
Ngành 
dịch vụ 
Điểm mạnh (S): 
- Có ưu điểm vượt trội so với các 
dịch vụ truyền thống, từng bước 
khẳng định thế mạnh ở các thành 
phố lớn tại Việt Nam. Dịch vụ chất 
lượng cao đang phát huy vai trò 
động lực cho sự phát triển của khu 
vực dịch vụ tại những đô thị này. 
- Nhận thức ngày càng cao của các 
doanh nghiệp dịch vụ khi tham gia 
cung ứng dịch vụ chất lượng cao 
theo xu thế hiện đại. 
- Sự phát triển của các dịch vụ chất 
lượng cao được hỗ trợ bởi nhiều 
luật, nghị định của Chính Phủ. 
Điểm yếu (W): 
- Sự phát triển các chủng loại dịch vụ 
chất lượng cao tại Việt Nam hiện chưa 
phong phú, đa dạng. 
- Chất lượng còn ở mức trung bình và 
còn khoảng cách so với nhiều nước 
trong khu vực, trong khi giá cả lại khá 
cao làm cho tính cạnh tranh bị hạn 
chế. 
- Việc phát triển dịch vụ chất lượng 
cao thiếu tính chiến lược, kế hoạch, 
chưa đồng bộ. 
- Hạ tầng dịch vụ hiện tại còn khá yếu 
kém, tính chuyên nghiệp chưa cao, 
nguồn nhân lực đào tạo chưa thật bài 
bản. 
Môi 
trƣờng 
Cơ h i (O): 
- Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra 
“cơ hội vàng” để đi tắt đón đầu 
công nghệ tiến tới nâng cao năng 
suất, hiệu quả trong tất cả các khâu 
của ngành dịch vụ. 
- Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ 
mang lại cơ hội cho việc ứng dụng 
công nghệ quản trị thông minh AI 
và tự động hóa trong quy trình 
nghiệp vụ, đẩy nhanh tiến trình 
hướng tới mô hình chuẩn trong 
tương lai. 
- Những tiến bộ từ cuộc Cách mạng 
công nghiệp 4.0 là thời cơ giúp 
ngành dịch vụ chất lượng cao trong 
nước phát triển và cạnh tranh với 
các doanh nghiệp khác trong khu 
vực và trên thế giới trong điều kiện 
nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp 
thời đối với xu thế công nghệ mới. 
Thách thức (T): 
- Thách thức trong việc hoàn thiện 
hành lang pháp lý phục vụ hoạt động 
của các ngành dịch vụ chất lượng cao 
như thanh toán điện tử, tiền điện tử, 
- Việc đổi mới mô hình kinh doanh, 
quản trị, thanh toán trong ngành cần 
được xem xét lại để phù hợp với xu 
hướng quản trị thông minh AI. 
- Với sự phát triển ngày càng tinh vi 
của công nghệ số trong ngành dịch vụ, 
kéo theo sự gia tăng của những lỗ 
hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội 
phạm công nghệ cao hoạt động ngày 
càng thường xuyên. 
- Thách thức về trình độ, năng lực, số 
lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ về 
công nghệ thông tin. 
- Thách thức về vấn đề cạnh tranh 
không lành mạnh giữa một số nhà 
cung ứng dịch vụ chất lượng cao và 
dịch vụ thông thường. 
5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHẤT LƢỢNG CAO TẠI 
VIỆT NAM 
Để phát triển các dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam, trước hết các doanh nghiệp 
dịch vụ cần phải chuẩn bị sẵn sàng một nguồn nhân lực chất lượng cao. Muốn như vậy, hệ 
thống giáo dục đào tạo phải đổi mới theo tinh thần coi khoa học công nghệ là trụ cột chính 
của sự phát triển. Trong quá trình đào tạo, người dạy không chỉ truyền tải tri thức mà còn phải 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 296 
dạy sáng tạo, dạy trí tuệ. Thời gian đầu khi tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiệm vụ 
chính của giáo dục chính là cần phải học hỏi một cách hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng 
cần phải chủ động chuyển sang hệ thống quản trị cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế qua đó có thể 
sẵn sàng thích ứng cũng như tận dụng các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Thứ hai, Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cho phát triển dịch vụ chất lượng cao. 
Trên thực tế hiện nay, hạ tầng và cơ sở vật chất - công nghệ của các ngành dịch vụ ở Việt 
Nam còn chưa đồng đều. Trong thời gian tới cần phải nhanh chóng khắc phục hạn chế này 
bằng cách thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ, đặc biệt là hạ tầng viễn thông, giao 
thông vận tải, kho bãi, trung tâm giao dịch, xúc tiến... 
Mặt khác, do đặc thù của quá trình cung cấp các dịch vụ chất lượng cao là đòi hỏi kỹ 
năng quản lý chuyên nghiệp, áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới, sự gia tăng đầu 
tư vào các ngành này phần lớn đến từ bên ngoài. Vì vậy, để tận dụng những cơ hội từ Cách 
mạng công nghiệp 4.0 mang lại, ngành dịch vụ cần phải biết "mượn sức" của thế giới bằng 
việc liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu trên thế giới, qua đó 
nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ. 
Vấn đề tiếp theo là Nhà nước cần phải giải quyết được những vấn đề nội tại cơ bản 
của nền kinh tế. Đó là đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, giữa các 
thành phần, tạo ra một môi trường minh bạch, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển. Để làm 
được điều này, Nhà nước cần tập trung đổi mới cơ chế, tạo lập môi trường chính sách, môi 
trường đầu tư thuận lợi cho phát triển dịch vụ và các dịch vụ chất lượng cao. Đồng thời xây 
dựng và hoàn thiện các chiến lược, kế hoạch phát triển dịch vụ chất lượng cao phù hợp với 
thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập, tham gia các hiệp định kinh tế, thương mại quốc tế. 
KẾT LUẬN 
Thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu trong thời đại 
Công nghiệp 4.0. Cú chuyển mình hay sự tụt hậu của nền kinh tế phụ thuộc vào cách nhìn 
nhận và nắm bắt cơ hội này. Một trong những xu hướng kinh tế của thời hiện đại chính là chú 
trọng ngành dịch vụ, một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong GDP các nước phát triển. Đối với 
Việt Nam, việc nâng cao tính đa dạng và nhất là phát triển dịch vụ chất lượng cao sẽ là định 
hướng để ngành dịch vụ hòa nhập với thế giới có những bước vững chắc trong thời kì thay đổi 
của nền kinh tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, việc phát triển dịch 
vụ chất lượng cao tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Điều này xuất phát từ chính 
bản thân doanh nghiệp cũng như từ môi trường kinh doanh và cơ chế, chính sách của Nhà 
nước. Vì vậy, để xây dựng một ngành dịch vụ bền vững rất cần có chiến lược lâu dài và sự 
liên kết, phối hợp giữa Nhà nước - doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội “vàng” của Cách 
mạng công nghiệp 4.0 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
297 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ thông tin và truyền thông (2017), Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, NXB 
Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 
[2] Đặng Ngọc Sự- Nguyễn Đình Phan (2012), Giáo trình Quản trị chất lượng, NXB Đại học 
Kinh tế quốc dân, Hà Nội 
[3] GSO (2017), Niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê, Hà Nội. 
[4] KPMG (2016), Báo cáo minh bạch 2015 KPMG Việt Nam, Hà Nội. 
[5] Mutrap (2009), Báo cáo Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và 
tầm nhìn tới năm 2025, Hà Nội. 
[6] Phạm Nguyên Phương Nam (2016), Thị trường bán lẻ Việt Nam- Thách thức để thay đổi, 
https://www.linkedin.com/pulse/thị-trường-bán-lẻ-việt-nam-thách-thức-để-thay-đổi-
phạm-nguyên. 
[7] Tạp chí Tài chính Kỳ 1 (2017), Xu hướng thanh toán bằng thẻ, tiền điện tử trên thế giới và 
ở Việt Nam, https://www.baomoi.com/xu-huong-thanh-toan-bang-the-tien-dien-tu-tren-
the-gioi-va-o-viet-nam/c/22329296.epi. 
[8] VN Express (2015), Hơn 3 triệu người dùng dịch vụ Mobile Banking tại VN, 
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien-tu/hon-3-trieu-nguoi-
dung-dich-vu-mobile-banking-tai-vn-3269473.html. 
DEVELOPMENT OF HIGH QUALITY SERVICES IN VIETNAM 
 IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 
ABSTRACT 
Along with the strong development of the world economy, services are increasingly 
playing an important role in national economies. In Vietnam, the service sector is also rapidly 
developing together with the policy of restructuring the state economy in the renovation 
period. In the era of Industrial revolution 4.0, the convergence of modern technology in 
information technology, telecommunications, finance-banking, communication,... is creating a 
lot of high quality services, bringing convenience to consumers, saving the cost to society. 
Therefore, the development of high quality services has now become the key to the service 
sector to stand on and reach out to the world. This paper researches current situation and 
suggests some solutions for developing high quality services in Vietnam under the influence 
of the Industrial revolution 4.0. 
Keywords: Services, quality, technology, economics, electronics, 4.0, Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_dich_vu_chat_luong_cao_tai_viet_nam_trong_cong_cu.pdf