Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng

Phát triển bền vững (PTBV) các khu công nghiệp (KCN) được đặt ra trong khung khổ

PTBV chung, có tính đến đặc thù của KCN vừa là một thực thể kinh tế độc lập với khu vực

kinh tế khác của địa phương, vừa là khu vực tập trung sản xuất công nghiệp với mật độ cao có

mối quan hệ trao đổi chất với các khu vực khác của nền kinh tế, cộng đồng dân cư và môi

trường.

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô

Hà Nội 102 km, là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường

hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Cho

đến nay, trên địa bàn thành phố đã hình thành hệ thống 17 KCN được quy hoạch với tổng

diện tích 9.710 ha, thành phố coi phát triển nhanh khu kinh tế, khu công nghiệp là một bước

đột phá với vai trò là đòn bẩy trong tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế. Sự phát triển các KCN

góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì việc phát triển

KCN tại Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nội dung bài viết

đi vào phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển bền vững về kinh tế tại các KCN ở

Hải Phòng.

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 1

Trang 1

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 2

Trang 2

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 3

Trang 3

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 4

Trang 4

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 5

Trang 5

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 6

Trang 6

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 7

Trang 7

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 8

Trang 8

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 9

Trang 9

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 8800
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng

Phát triển bền vững về kinh tế tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
463 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ 
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HẢI PHÒNG 
ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy 
 Khoa Kinh tế & QTKD – Đại học Hải Phòng 
TÓM TẮT 
Phát triển bền vững (PTBV) các khu công nghiệp (KCN) được đặt ra trong khung khổ 
PTBV chung, có tính đến đặc thù của KCN vừa là một thực thể kinh tế độc lập với khu vực 
kinh tế khác của địa phương, vừa là khu vực tập trung sản xuất công nghiệp với mật độ cao có 
mối quan hệ trao đổi chất với các khu vực khác của nền kinh tế, cộng đồng dân cư và môi 
trường. 
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô 
Hà Nội 102 km, là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường 
hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Cho 
đến nay, trên địa bàn thành phố đã hình thành hệ thống 17 KCN được quy hoạch với tổng 
diện tích 9.710 ha, thành phố coi phát triển nhanh khu kinh tế, khu công nghiệp là một bước 
đột phá với vai trò là đòn bẩy trong tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế. Sự phát triển các KCN 
góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì việc phát triển 
KCN tại Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nội dung bài viết 
đi vào phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển bền vững về kinh tế tại các KCN ở 
Hải Phòng. 
Từ khóa: Phát triển bền vững, khu công nghiệp 
SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT 
IN INDUSTRIAL ZONES IN HAIPHONG 
MSc. Nguyen Thi Thu Thuy 
Faculty of Economics and Business Administration – Haiphong University 
ABSTRACT 
The sustainable development of industrial zones is raised within the general 
framework of sustainable development, considering special feature of industrial zones as an 
economic entity independent of other local economic areas, and a centre of densely populated 
manufacturing areas which have relationship with other areas of the economy, civil 
community and the environment. 
Haiphong is a coastal city which lies in the East of the North area, 102km from Hanoi. 
Haiphong has sufficient advantages of sea transportation, rail transportation, motorway 
transportation, for easy access to other cities in Vietnam and other countries in the world. Up to 
present, there have been 17 planned industrial zones which cover 9710 ha in Haiphong. The city 
considers industrial zone development a breakthrough with the role of boosting economic 
growth and economic restructuring. The development of industrial zones contributes greatly to 
the transformation of the economy towards industrialization and modernization. However, apart 
from positive attainment, the development of industrial zones in Haiphong still causes a lot of 
problems. The paper analyzes the facts and suggests solutions to sustainably develop industrial 
zones in Haiphong. 
Keywords: Sustainable development, industrial zone 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 464 
1. Đặt vấn đề 
Phát triển bền vững với “ba trụ cột” là phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội 
và bảo vệ môi trường là một quá trình toàn diện, bao gồm những biến đổi về kinh tế, cũng 
như những biến đổi về xã hội, về văn hoá và giáo dục, khoa học và công nghệ, về môi trường 
và sự phát triển của con người. PTBV là nhu cầu tất yếu và đang là thách thức cho mọi quốc 
gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn con đường, 
biện pháp và thể chế, chính sách bảo đảm PTBV luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nước 
trong quá trình phát triển. 
Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đầu mối giao thông 
quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không. 
Với những lợi thế đó, trong những năm vừa qua Hải Phòng luôn là một trong những thành 
phố trong cả nước có tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 
XV nhiệm kỳ (2015 – 2020) đã nhất trí thông qua chủ đề của đại hội: “Nâng cao năng lực 
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng” và 
sức mạnh đoàn kết toàn dân; đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo sự 
phát triển đột phá; hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, 
hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, thành phố coi phát triển nhanh khu kinh tế, khu công 
nghiệp là một bước đột phá với vai trò là đòn bẩy trong tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế. Sự 
phát triển các KCN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo 
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được 
thì việc phát triển KCN tại Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, 
và đó cũng chính là khởi nguồn gây ra một số vấn đề nan giải cho các doanh nghiệp, cho 
thành phố Hải Phòng nói riêng và cho toàn xã hội nói c ... a tập đoàn LGE, tổng 
vốn đầu tư 3 giai đoạn là 1,5 tỷ USD, công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử hiện đại, thông 
minh xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới. 
Bảng 2. Kết quả thu hút vốn đầu tƣ v o các KCN Hải Phòng 
(Tính đến 31/12/2016) 
TT Tên KCN 
Tổng số 
doanh 
nghiệp 
Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp DDI 
Tổng vốn 
đầu tƣ 
đăng ký 
Tổng 
vốn thực 
hiện 
Tổng vốn 
đầu tƣ 
đăng ký 
Tổng vốn 
thực hiện 
FDI DDI (Triệu USD) (Tỷ VND) 
I KCN ngoài KKT 
1 Nomura 59 1.104,25 805,07 0 0 
2 Đồ Sơn 29 3 266,1 98,72 176,02 31,58 
3 Nam Cầu Kiền 6 12 4,46 2,12 3.764,17 858,1 
4 An Dương Đang xây dựng, chưa thu hút dự án thứ cấp 
II KCN trong KKT 
1 Đình Vũ (2 dự án) 33 37 1.962,28 992,41 13.684,39 12.536,25 
2 Nam Đình Vũ (I) Đang xây dựng, chưa thu hút dự án thứ cấp 
3 Nam Đình Vũ (II) Đang xây dựng, chưa thu hút dự án thứ cấp 
4 KCN&DV Hàng Hải Đang xây dựng, chưa thu hút dự án thứ cấp 
5 
Khu Đô thị và Dịch vụ 
Tràng Cát 
Đang xây dựng, chưa thu hút dự án thứ cấp 
6 MP Đình Vũ 4 19 1,22 0 3.106,91 1.389,09 
7 VSIP 32 1.496,37 717,36 0 0 
8 Tràng Duệ 36 15 2.183,11 392,96 4.291,47 1.889,52 
Tổng cộng 285 7.017,80 3.008,64 25.023,0 16.704,54 
(Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng) 
Số liệu trên cho thấy trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các 
KCN thì lớn nhất là số vốn đầu tư vào KCN Tràng Duệ (7.017,8 triệu USD), KCN Đình Vũ 
(1.962,28 USD), trong đó số vốn tại KCN Nomura, Đình Vũ đã thực hiện được nhiều nhất đạt 
trên 50,57% tổng số vốn đăng ký do 2 KCN này các doanh nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt 
động sớm hơn. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 468 
Giai đoạn 2012 - 2016, tình hình thu hút vốn đầu tư DDI có dấu hiệu bị chững lại tuy 
nhiên vẫn đạt mức trung bình trên 3.000 tỷ VNĐ, đặc biệt năm 2016 thu hút 10.000 tỷ đồng. 
Trong tổng số vốn đầu tư trong nước (DDI) vào KCN, KKT thì KCN Đình Vũ hiện có số vốn 
đầu tư cao nhất là 13.684,39 tỷ VNĐ, số vốn đã thực hiện là 12.536,25 tỷ VNĐ đạt 91,6%, 
tiếp là KCN Tràng Duệ, MP Đình Vũ. 
Bảng 3. Tỷ lệ vốn đầu tƣ các doanh nghiệp trong KCN Hải Phòng 
(Tính đến 31/12/2016) 
TT KCN 
Tỷ lệ vốn đầu tƣ / ha 
(triệu USD/ha) 
Tỷ lệ vốn đầu tƣ / công nhân 
(triệu USD/CN) 
I Các KCN ngoài KKT 
1 Nomura 8,977 0,039 
2 Đồ Sơn 8,099 0,073 
3 Nam Cầu Kiền 3,192 1,234 
II Các KCN trong KKT 
1 Đình Vũ (2 dự án) 7,764 0,372 
2 MP Đình Vũ 1,412 2,273 
3 VSIP 10,890 0,209 
4 Tràng Duệ 15,539 0,386 
(Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng) 
Về hiệu quả sử dụng đất trong các KCN: phụ thuộc vào chất lượng dự án đầu tư, về 
vốn, suất đầu tư trong từng KCN khác nhau, trong đó đứng đầu là KCN Tràng Duệ đạt 15,539 
triệu USD/ha (do có dự án LG vốn đầu tư 1,5 tỷ USD), hai là Khu Đô thị, Công nghiệp và 
Dịch vụ VSIP Hải Phòng đạt 10,89 triệu USD/ha, KCN Nomura-Hải Phòng đạt 8,977 triệu 
USD/ha, Đồ Sơn đạt 8,099 triệu USD/ha và Đình Vũ đạt 7,764 triệu USD/ha; KCN Nam Cầu 
Kiền đạt thấp, xấp xỉ 3,2 triệu USD/ha, Minh Phương 1,41 triệu USD/ha. Tính chung cho toàn 
KKT và các KCN của thành phố, suất đầu tư về vốn đạt 7,98 triệu USD/ha, suất đầu tư về lao 
động hiện là 56 lao động/ha. 
3.4. Đóng góp của KCN vào tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng 
Giai đoạn từ năm 2002 trở về trước, số lượng các doanh nghiệp trong KCN còn ít, 
đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị, sản xuất thử, sản xuất 
chưa hết công suất, vì vậy các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách, xuất khẩu hàng hóa 
không đáng kể. 
Từ năm 2003, nhất là từ 2007 đến nay, các doanh nghiệp phát triển mạnh về số lượng 
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Đối với doanh nghiệp có vốn FDI, chỉ tiêu xuất khẩu và nhập khẩu tăng đều qua các 
năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu là 25,56%, tốc độ tăng trưởng bình 
quân của nhập khẩu là 26,04%, luôn chiếm tỷ trọng cao so với khối doanh nghiệp FDI thành 
phố (chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
469 
Bảng 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp FDI 
(Giai đoạn 2012 – 2016) 
ĐVT: Triệu USD 
Chỉ tiêu 
Năm 
2012 2013 2014 2015 2016 
Doanh thu 1.228,24 1.482,21 1.578,99 1.850,30 2.983,17 
Nhập khẩu 916,89 1.122,53 1.134,60 1.452,97 2.217,00 
Xuất khẩu 912,22 1.186,27 1.240,86 1.597,00 2.218,00 
Nộp ngân sách 23,12 25,98 38,85 58,07 142,67 
(Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng) 
Doanh thu của doanh nghiệp FDI năm 2012 là 1.228,28 triệu USD, các năm 2013, 
2014, 2015, 2016 lần lượt tăng 20,68%; 6,53%; 17,18%; 61,23% tương ứng tăng 254; 96,78; 
271,3; 1.132,87 triệu USD, tốc độ tăng bình quân là 26,4%; nộp ngân sách nhà nước năm 
2012 là 23,12 triệu USD, năm 2013, 2014, 2015, 2016 lần lượt tăng 12,37%; 49,54%; 
49,47%; 45,69% tương ứng tăng 2,86; 12,87; 19,22; 84,6 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình 
quân là 64,27%. 
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI hiệu quả chưa cao: Thống kê 86 
doanh nghiệp FDI trong các KCN đã đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 45 
doanh nghiệp có lãi trong năm 2015, đến năm 2016 cũng có 45 doanh nghiệp sản xuất kinh 
doanh có lãi, chiếm 52% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; Còn 31 doanh nghiệp có 
lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2016; đặc biệt có 7 doanh nghiệp có lỗ lũy kế đến 31/12/2016 vượt 
quá vốn chủ sở hữu (trong số này có 5 doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Nhật Bản). 
Nguyên nhân báo cáo kết quả kinh doanh lỗ của các doanh nghiệp là do các dự án thu 
hút trong giai đoạn những năm trước 2007, khi đó chưa có sự chọn lọc kỹ về chất lượng dự 
án. Một số trong các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, công nghệ chưa tiên tiến. 
Bảng 5. Một số chỉ tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp DDI 
(Giai đoạn 2012 – 2016) 
ĐVT: Tỷ VNĐ 
Chỉ tiêu 
Năm 
2012 2013 2014 2015 2016 
Doanh thu 5.618,57 9.113,57 9.768,34 10.138,97 10.834,40 
Nộp ngân sách 548,06 656,69 757,65 963,38 965,80 
(Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng) 
Doanh thu của các doanh nghiệp trong nước năm 2012 là 5.618,57 tỷ VNĐ đến năm 
2013, 2014, 2015, 2016 lần lượt tăng 62,20%; 7,18%; 3,79%; 6,86% tương ứng tăng 3.495; 
654,77; 370,63; 695,43 tỷ VNĐ, tốc độ tăng bình quân là 20,01%. Nộp ngân sách nhà nước 
năm 2012 là 548,06 tỷ VNĐ đến năm 2013, 2014, 2015, 2016 lần lượt tăng 19,82%; 15,37%; 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 470 
27,15%; 0,25% tương ứng tăng 108,63; 100,96; 205,73; 2,42 tỷ VNĐ, tốc độ tăng bình quân 
là 15,65%. 
Các doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa, năng lực tài chính còn hạn chế 
nên tỷ lệ giải ngân đạt thấp, dự án triển khai chậm, ngành nghề đều là phổ thông, sử dụng 
công nghệ chưa tiên tiến nên năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm chưa cao, chỉ 
tiêu nộp ngân sách chủ yếu từ khoản nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu (ga khí hóa lỏng, 
nguyên liệu cho sản xuất tơ sợi nhân tạo...), hiện tại các doanh nghiệp khối này chủ yếu mới 
giúp thành phố giải quyết được vấn đề lao động, việc làm. 
Các doanh nghiệp trong các KCN đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, có thế mạnh về 
thị trường, nguồn vốn, chủ động trong việc sử dụng và đổi mới thiết bị phù hợp sản xuất được 
sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã mới, đứng vững trên thị trường quốc tế. Đây sẽ là một 
trong nguồn tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh 
nghiệp, của thành phố trong những năm tới. 
4. Một số biện pháp phát triển bền vững về kinh tế tại các KCN ở Hải Phòng 
Thứ nhất: Đối với công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ 
Trên cơ sở quán triệt định hướng phát triển công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng 
bộ thành phố Hải Phònglần thứ XV nhiệm kỳ (2015 - 2020), xác định cần tập trung cao thực 
hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển 
đô thị theo hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại với các công trình, dự án mang tầm quốc 
gia và khu vực, tạo bước đột phá về phát triển đô thị, từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô 
thị quốc tế. 
Thứ hai: Cải thiện môi trường đầu tư và tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp 
Ngoài những chính sách chung đang hiện có, thành phố cần có thêm chính sách ưu đãi 
riêng đối với các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư vào các KCN 
chuyên ngành, trong đó chú trọng đến các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các 
dự án có ý nghĩa lớn đối với địa phương. 
Tích cực cải cách hành chính ở trên các nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ 
máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài 
chính công, hiện đại hóa nền hành chính. 
Thứ ba: Đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng thu hút đầu tư các 
ngành công nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ hiện đại 
sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách, 
đặc biệt ưu tiên dự án có số vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, giữ vai trò dẫn dắt và có sức 
lan tỏa, thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. 
Thứ tư: Phát triển và mở rộng thị trường 
Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, cần phải tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường nhất 
là thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Đông Bắc Á, Tây Á... Thực tế ở Hải Phòng hiện nay 
chính quyền địa phương chỉ mới chú trọng công tác xúc tiến thu hút đầu tư mà chưa quan tâm đúng 
mức và cùng với doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy, cần có chiến lược đẩy 
mạnh các hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua công tác xúc tiến thương mại, tiếp 
cận các thị trường mới, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm, tích cực xây 
dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa... đồng thời khảo sát, điều tra thông tin dự báo thị trường để từ 
đó có cơ sở xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh 
doanh một cách có hiệu quả. 
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý KCN 
Ban quản lý các KKT Hải Phòng cần kiện toàn, sắp xếp lại các phòng chức năng theo 
hướng chuyên môn hóa cao, công chức thạo việc, am hiểu kiến thức chuyên môn, pháp luật, 
nâng cao khả năng giao tiếp trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài. 
Tiếp tục thực hiện hiệu quả bộ thủ tục hành chính đã được thành phố phê duyệt, nhận 
và trả kết quả theo cơ chế “một cửa", giảm tối đa thời gian cho nhà đầu tư thực hiện các thủ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
471 
tục đăng ký dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, giấy phép cho người lao động nước ngoài, 
chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 
Thứ sáu: Quy định các ngành nghề kinh doanh trong KCN để thể hiện tính chuyên 
môn hóa cao, nổi bật tính chuyên dụng của từng KCN căn cứ vào điều kiện vị trí địa lý, nguồn 
nguyên liệu, những ngành nghề sản xuất, nghề truyền thống tại khu vực và tính năng của 
KCN đó. 
Thứ bẩy: Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN 
Ban Quản lý KKT Hải Phòng cần chứng tỏ được Hải Phòng là nơi đầu tư lý tưởng đối 
với các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi những cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước 
dành cho Hải Phòng, thành phố cầm bám sát chủ trương, chính sách của Nhà nước để ban 
hành những quy định, chính sách, định hướng quyết định tích cực đến môi trường kinh doanh 
tại địa phương như chính sách về đầu tư, thương mại, lao động, vốn, thị trường, mức độ hợp 
tác doanh nghiệp địa phương, chính sách phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp phụ trợ 
sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những vật tư phụ, dịch vụ gia công, cung cấp các chi tiết sửa chữa 
máy móc, thiết bị... ; các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kinh doanh sẽ cung cấp các dịch vụ 
như tư vấn, kiểm toán, ngân hàng, tài chính, tư vấn luật, đào tạo... nhằm thoả mãn được nhu 
cầu của nhà đầu tư sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương. 
Thứ tám: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về quy hoạch - xây 
dựng và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Ban Quản lý KKT Hải Phòng 
là cơ quan thực hiện cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật, quản lý 
hồ sơ xây dựng đối với các dự án đầu tư trong KCN. Ngoài việc hướng dẫn doanh nghiệp 
thực hiện tuân thủ theo hồ sơ, giấy phép đã được phê duyệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, 
giám sát hoạt động xây dựng của doanh nghiệp. 
KẾT LUẬN 
Sự phát triển của các KCN tại Hải Phòng thời gian qua đã đạt được một số thành tựu 
tích cực như: đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa, đô thị hóa; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng nông thôn mới, đào tạo, bồi 
dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật, ngoại ngữ, tay nghề cho đội ngũ người lao động 
thành phố;  Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn 
chế như: Hạ tầng kỹ thuật - xã hội ngoài hàng rào KCN còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát 
triển; Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch KCN đã được phê duyệt chưa đồng đều; Công 
tác xúc tiến đầu tư chậm đổi mới phương thức, hình thức hoạt động; Hoạt động sản xuất – kinh 
doanh của đa số doanh nghiệp FDI trong KCN bị ảnh hưởng và tác động nhiều của nền kinh tế quốc 
gia và của công ty mẹ, chủ đầu tư dự án;  Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các KCN tác 
giả đã đề xuất một số biện pháp giúp phát triển bền vững về kinh tế cho các KCN thành phố. Thông 
qua bài viết tác giả hy vọng có thể đóng góp phần nào vào sự phát triển của các KCN nói riêng 
và sự phát triển bền vững của thành phố Hải Phòng nói chung. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 472 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Hải Bắc (2010) “Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững KCN trên địa 
bàn tỉnh Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 
2. Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI - năm 2000) chủ trì dự án “Hỗ trợ xây dựng và 
chương trình nghị sự 21 của quốc gia VN” -VIE/01/021 
3. Vũ Thành Hưởng (2010), “Phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc 
Bộ theo hướng bền vững”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
4. Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng (2014), “Phát triển bền vững của Việt 
Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu”, Tạp chí 
kinh tế phát triển 
5. Nguyễn Lệ Thủy (năm 2013), “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc 
xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam”, đề tài khoa 
học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hà Nội. 
6. B.H.Roberts Elsevier (2004), “The application of industrial ecology principles 
and planning guidelines for the development ò eco-industrial parks: an Australian case 
study” 
7. D.Gibbs và P.Deutz (2005), “Implementing industrial ecology? Planning for 
eco-industrial parks in the USA” 
8. Mayer A.L (2008), “Strengths and weaknesses of common sustainabitity 
indices for multidimensional systems”, Environment Internation (34), pp.277-291. 
9. O‟Connor M (2006), “The Four Spheres framework for sustainability” 
Ecological Complexity (3), pp.285-292 
10. Park, Joon and Ahn, Kun-hyuck (2003), “How did immigrant workers change 
residential area near industrial estate in Korea” 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_ve_kinh_te_tai_cac_khu_cong_nghiep_o_hai.pdf