Phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Ngành than Việt Nam là bộ phận cấu thành chủ yếu của Tập đoàn công
nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) với trọng tâm là khai thác và cung cấp than cho
nền kinh tế. Ngành than là nhà sản xuất than chính ở Việt Nam chiếm tới 95% tổng sản lượng
của cả nước, cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất. Nhu cầu than trong
nước khoảng 65 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2025, để đáp ứng nhu cầu cơ bản trên
của nền kinh tế, ngành than đối mặt với nhiều vấn đề như hiệu quả kinh doanh, giải quyết lao
động việc làm, đặc biệt là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, ngành than
Việt Nam sẽ đứng trước thêm nhiều cơ hội và thách thức mới - đòi hỏi cần phải xem xét một
cách hệ thống. Nội dung bài viết sẽ đi vào phân tích thực trạng phát triển bền vững của ngành
than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế từ đó làm rõ những những cơ hội, thách
thức của phát triển bền vững ngành than Việt Nam và đưa ra một số giải pháp phát triển bền
vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 374 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Phƣơng Hữu Từng36; Nguyễn Thị Thu Thuỷ 37 Tóm tắt: Ngành than Việt Nam là bộ phận cấu thành chủ yếu của Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) với trọng tâm là khai thác và cung cấp than cho nền kinh tế. Ngành than là nhà sản xuất than chính ở Việt Nam chiếm tới 95% tổng sản lượng của cả nước, cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất. Nhu cầu than trong nước khoảng 65 triệu tấn than thương phẩm vào năm 2025, để đáp ứng nhu cầu cơ bản trên của nền kinh tế, ngành than đối mặt với nhiều vấn đề như hiệu quả kinh doanh, giải quyết lao động việc làm, đặc biệt là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, ngành than Việt Nam sẽ đứng trước thêm nhiều cơ hội và thách thức mới - đòi hỏi cần phải xem xét một cách hệ thống. Nội dung bài viết sẽ đi vào phân tích thực trạng phát triển bền vững của ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế từ đó làm rõ những những cơ hội, thách thức của phát triển bền vững ngành than Việt Nam và đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: Ngành than Việt Nam; Hội nhập kinh tế; Phát triển bền vững 1. Đặt vấn đề Đối với Việt Nam, ngành công nghiệp than đá là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất, thu hút một lực lượng lớn lao động và hàng năm đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu, cũng như cung ứng nguồn nguyên nhiên liệu là đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất khác và chủ động tạo ra thị trường nội địa cho chính sản phẩm than của mình bằng việc phát triển các dự án nhiệt điện chạy than có chất lượng thấp. Tuy nhiên, ngành than Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn do tăng trưởng thiếu bền vững; quá tập trung vào thúc đẩy tăng sản lượng xuất khẩu than mà bỏ qua sự phát triển ổn định, hiệu quả dẫn đến nguy cơ phải nhập khẩu than trong thời gian tới. Điều này đặc biệt nghiêm trọng hơn khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các ngành công nghiệp sẽ bị thiếu hụt đi một trong những nguồn nhiên liệu cơ bản để phát triển sản xuất, đồng thời, ngành than Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường. 2. Một số lý luận cơ bản về phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế 2.1. M t số lý luận về phát triển bền vững Thuật ngữ “phát triển bền vững” được giới thiệu lần đầu tiên bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Họ cho rằng, “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Để là rõ hơn khái niệm trên, Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển (WCED, 1987) đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững là “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” đây là khái niệm được xem là phổ biến nhất khi nhấn mạnh đến tính công bằng giữa các thế hệ trong quá trình phát triển. Tại Việt Nam, trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014, quan điểm phát triển bền vững được thể hiện như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. 36 Ths. NCS. Đại học Nội vụ Hà Nội; SĐT: 0985086185, Email: phuonghuutung@gmail.com 37 Ths. NCS. Đại học Hải Phòng; SĐT: 0973738358, Email: thuyntt86@dhhp.edu.vn TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 375 2.2. H i nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế thường được cho là có sáu cấp độ: khu vực/hiệp định thương mại ưu đãi, khu vực/hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, và hội nhập toàn diện. Tuy nhiên trong thực tế, các cấp độ hội nhập có thể nhiều hơn và đa dạng hơn. 3. Thực trạng phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Trong những năm qua, ngành công nghiệp than đạt tốc độ tăng trưởng cao cả về giá trị sản xuất, sản lượng khai thác và xuất ... ễm nguồn nước trong vùng than. Đánh giá kết quả điều kiện môi trường tại các doanh nghiệp khai thác than vì doanh nghiệp này có sự tác động lớn nhất đến môi trường, các công ty được lựa chọn tiến hành khảo sát là doanh nghiệp có quy mô lớn và có truyền thống tài ngành than tập hợp tại bảng 3 dưới đây: TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 378 Bảng 3. Kết quả đánh giá điều kiện môi trƣờng tại một số doanh nghiệp thuộc TKV TT Khu vực CTCP than Hà lầm CTCP than Vàng Danh Vi khí hậu Ánh sáng- tiếng ồn Bụi Khí độc Vi khí hậu Ánh sáng- tiếng ồn Bụi Khí độc Nhiệt độ ( 0 C) Độ ẩm (%) Ánh sán g (lux) Tiến g ồn (dbA) Silic (mg/m 3 ) CO (mg/ m 3 ) Nhiệt độ ( 0 C) Độ ẩm (%) Ánh sáng (lux) Tiến g ồn (dbA ) Silic (mg/m 3 ) CO (mg/m 3 ) ≤40 ≤80 ≥15 0 ≤130 ≤4 ≤40 ≤40 ≤8 0 ≥150 ≤130 ≤4 ≤40 1 Khu vực lò chợ 38,5 66 150 112 3,57 38 39,3 78 175 115 3,62 39 2 Khu vực máng cào 37,5 67 190 115 3,2 36 38,4 75 183 117 3,3 38 3 Khu vực tàu điện 37,5 67 150 117 3 31 38,4 76 156 119 3,1 30 4 Khu vực băng tải 37 66 160 117 3.2 31 36,5 70 156 124 3,1 30 5 Khu vực nhà sàng 37 65 200 120 3.7 30 36,5 70 195 125 3,6 30 (Nguồn: Ban An toàn và vệ sinh công nghiệp, TKV, năm 2016) Theo kết quả thu thập được trên bảng 3, thì tại các khu vực trực tiếp sản xuất các điều kiện lao động về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, rung, bụi, nồng độ hơi khí độc ở các điểm đo đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép như: tiếng ồn vượt quá 85 db.A, độ ẩm vượt quá 50%, bụi Silic vượt quá 2 mg/m3 . b) Những hoạt động bảo vệ môi trường đang được áp dụng Trước tình hình ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác mỏ, hiện nay ngành than và các doanh nghiệp mỏ đang thực hiện một số hoạt động nhằm bảo vệ môi trường như: Vấn đề xử lý nước thải: hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải như Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm, Các công trình này do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường-Vinacomin làm chủ đầu tư, sử dụng kinh phí từ quỹ môi trường tập trung của Vinacomin. Tuy nhiên hoạt động của hệ thống này chưa đáp ứng được việc xử lý nước thải đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khai thác than lộ thiên. Vấn đề xử lý bụi: hiện tại các doanh nghiệp ngành than xử dụng nhiều biện pháp để xử lí bụi trong quá trình khai thác như phun nước, phun sương cao áp, phun hỗn hợp nước khí nén, xây dựng trạm rửa xe phun than, sử dụng xe rải nước trên đường, vận tải bằng băng tải, đường ống để giảm ô nhiễm; doanh nghiệp có các biện pháp hoàn nguyên như xây dựng hệ thống đê chắn bãi thải, trồng keo trên bãi thải. Ngoài ra, để có kinh phí phục vụ cho việc xử lý và phục hồi môi trường, ngành than đã thành lập quỹ môi trường. Tính đến năm 2015, quỹ này đã thu được 1205 tỷ đồng và tổng số chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường là khoảng 820 tỷ đồng. Mức thu phí bảo vệ môi trường áp dụng cho hoạt động khai thác được thực hiện theo Nghị định 74/NĐ-CP về “Phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản” và được tập hợp tại bảng 4. Bên cạnh đó, ngành than còn thực hiện việc ứng trước kinh phí cho các lâm trường để họ trồng rừng nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời cung cấp nguồn gỗ chống, chèn lò cho các doanh nghiệp khai thác than. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 379 Bảng 4. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác than TT Loại khoáng sản Đơn vị tính Mức thu tối thiểu (đồng) Mức thu tối đa (đồng) 1 Than An-tra-xít (antraxit) hầm lò Tấn 6.000 10.000 2 Than An-tra-xít (antraxit) lộ thiên Tấn 6.000 10.000 3 Than nâu, than mỡ Tấn 6.000 10.000 4 Than khác Tấn 6.000 10.000 5 Khoáng sản không kim loại khác Tấn 20.000 30.000 (Nguồn: Nghị định 74/2011/NĐ-CP) Điều kiện địa chất mỏ phức tạp, biến động lớn, nhiều phay phá, yêu cầu bảo vệ môi trường chặt chẽ, khai thác xuống sâu, gia tăng chi phí và rủi ro trong khai thác than ở Đồng Bằng Sông Hồng còn lớn. Qua những phân tích sơ bộ trên có thể thấy rằng, quá trình phát triển ngành than Việt Nam hiện tại có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của đất nước bằng việc không ngừng tăng sản lượng, đáp ứng than cho ngành công nghiệp khác trong nước và một phần xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, ngành than Việt Nam còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, việc khai thác than - một loại tài nguyên không tái tạo để xuất khẩu trong bối cảnh trữ lượng than ngày càng cạn kiệt, việc khai thác than hầm lò xuống sâu tới mức -300m sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu than trong nước ở tương lai không xa. Bên cạnh đó việc khai thác than chủ yếu dựa vào công nghệ khai thác than lộ thiên (chiếm trên 50% sản lượng toàn ngành) sẽ dẫn đến việc tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng. Đó chính là lý do cấp thiết phải đưa ra các giải pháp phát triển bền vững ngành than Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai, và phát triển bền vững của quốc gia trong bối cảnh hội nhập. 4. Cơ hội và thách thức cho phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang rất tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn thế giới. Sau khi đàm phán thành công và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam tiếp tục tiến sâu hơn vào các cam kết khu vực và quốc tế, hình thành các FTA với các nước ASEAN và thúc đẩy hợp tác ASEAN + với nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Austraylia, Chile, Đặc biệt, năm 2015 là năm đánh dấu nhiều mốc quan trọng đối với tiến trình hội nhập của Việt Nam - Công đồng kinh tế Asean được thành lập (AEC, 31/12/2015), và Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP, 10/2015) cũng được thông qua những ký kết và ghi nhớ quan trọng. Những sự kiện này sẽ đem đến những cơ hội – cũng như những thách thức mới đối với các ngành sản xuất Việt Nam - trong đó có ngành than Việt Nam. Các cơ h i từ h i nhập cho phát triển bền vững ngành than Việt Nam Thứ nhất, các doanh nghiệp than Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để giao lưu, hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp sản xuất than lớn của các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta học tập, tiếp thu các kiến thức tiên tiến về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, những kinh nghiệm quản lý và khai thác than. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành than Việt Nam. Với việc tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý khai thác than từ các quốc gia trên thế giới, ngành than sẽ cải thiện được phương pháp sản xuất than, cũng như đưa ra tính toán hợp lý về lượng khai thác, một mặt để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu trong hiện tại, mặt khác để đảm bảo tính bền vững cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Thứ hai, thuận lợi cho việc sử dụng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có nhiều điều kiện để thu hút các doanh nghiệp than TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 380 nước ngoài hợp tác, liên doanh, từ đó có thể trao đổi và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có 4 nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Nhờ có quá trình hội nhập, thị trường nước ta sẽ ngày càng mở cửa và sẽ có một loạt những chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. (ii) Ngành công nghiệp than Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, than được mệnh danh là “lương thực của nền công nghiệp”, kết cấu năng lượng của Việt Nam với than là nguồn năng lượng chủ yếu sẽ còn duy trì trong thời gian dài, điều này tạo tâm lý yên tâm đối với thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành than. (iii) các lĩnh vực đầu tư sẽ ngày càng được mở rộng, cơ hội lựa chọn các dự án đầu tư sẽ nhiều hơn, các lĩnh vực có thể đầu tư sẽ là: sản xuất, khai thác than, điện hầm lò, khống chế khí độc, vận tải, khí hóa than vv. (iv) Các cơ sở, các thiết bị sản xuất sẽ được cải thiện, các thiết bị máy móc về đường sắt, cung cấp nước, cung cấp điện, thông tin liên lạc sẽ được hoàn thiện và đồng bộ. Thứ ba, quá trình hội nhập sẽ đi cùng với việc thu hẹp hoặc xóa bỏ hàng rào mậu dịch giữa các nước thành viên, theo các điều lệ liên quan đến công nghiệp, chúng ta có thể tận dụng để hưởng các lợi ích từ việc tự do hóa thương mại và thông qua đàm phán kịp thời giành được những chính sách ưu đãi của bạn hàng, đồng thời yêu cầu sự giúp đỡ từ Tổ chức trên thế giới nhằm giải quyết những tranh chấp giữa các doanh nghiệp, các quốc gia liên quan. Thứ tư, việc tham gia vào các định chế trên thế giới cũng đi đôi với việc ngành than cần tuân thủ các điều kiện, quy định về môi trường, sản xuất an toàn, các quy định về lao động. Chẳng hạn như trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP - một trong những hiệp định quan trọng mà Việt Nam tham gia, được ký kết vào cuối năm 2015, hai trong số những lĩnh vực đàm phán chính được các bên tham gia hết sức quan tâm đó là vấn đề môi trường và lao động; các thành viên TPP đã nhất trí lời văn của “chương Môi trường” nên bao gồm những điều khoản chặt chẽ về các cấp độ bảo vệ môi trường và việc thực thi luật; còn trong “chương lao động”, thành viên TPP đang thảo luận về các yếu tố cấu thành sẽ gồm các cam kết về bảo vệ quyền lao động và các cơ chế nhằm đảm bảo hợp tác, phối hợp và đối thoại về các vấn đề lao động mà các thành viên cùng quan tâm. Điều này sẽ tạo áp lực giúp cho ngành than Việt Nam chuyển đổi phương thức sản xuất, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường cũng như tuân thủ các quy định về an toàn lao động - từ đó, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai. Những thách thức cho phát triển bền vững ngành than từ h i nhập Thứ nhất, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu than với nhiều hình thức phức tạp. Với việc tham gia vào nhiều tổ chức, hiệp hội và các hiệp định thương mại khác nhau, thị trường năng lượng trong nước sẽ phải đối mặt với những kích thích mạnh mẽ từ thị trường năng lượng thế giới, cùng với việc giảm giá của thị trường tài nguyên thay thế than như dầu mỏ, khí đốtĐiều này cũng tạo nên những khó khăn, thách thức đối với ngành than nước ta trong tiến trình hội nhập. Nguồn thu từ xuất khẩu than có thể bị giảm do tác động từ biến động giá nguyên nhiên liệu trên thế giới - cũng như những áp lực từ cạnh tranh, gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu ngành than, cũng như quá trình cải thiện về công nghệ, điều kiện sản xuất. Thứ hai, cùng với tiến trình hội nhập, ngành than Việt Nam phải tuân thủ theo các điều khoản, điều kiện liên quan đến vấn đề môi trường, trong khi đó vấn đề tồn tại trong việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp than Việt Nam còn rất nhiều, các doanh nghiệp sẽ phải chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến giá thành sản xuất than cũng vì thế mà tăng lên. Cùng với đó, việc tuân thủ các điều khoản này sẽ tạo ra những áp lực vô cùng lớn đối với ngành sản xuất than Việt Nam, nếu không thể đáp ứng được các điều kiện về sản xuất, an toàn lao động, tiêu chuẩn môi trường, ngành than không thể tham gia hoạt TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 381 động sản xuất, xuất khẩu than với các nước thành viên, điều này cũng có nghĩa chúng ta không thể tận dụng các lợi ích đến từ hội nhập. 5. Một số giải pháp phát triển bền vững ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở phân tích thực trạng và phân tích những cơ hội, thách thức của ngành than trong bối cảnh hội nhập, bài viết đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững ngành than trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch thống nhất trong việc sử dụng, tổ chức khai thác và bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác tìm kiếm thăm dò để phát hiện thêm trữ lượng tài nguyên mới, bù đắp trữ lượng tài nguyên khai thác, đồng thời là cơ sở để tiếp tục xây dựng quy hoạch phát triển ngành than; Tổ chức khai thác mỏ một cách hợp lý tránh tình trạng xảy ra tại các mỏ dễ thì làm, khó bỏ lại, ảnh hưởng tới việc theo dõi, đánh giá và quy hoạch khai thác và làm tổn thất tài nguyên khoáng sản. Thứ hai, Rà soát và tái cấu trúc lĩnh vực kinh doanh của ngành vẫn đảm bảo được sự đa dạng hóa nhưng nằm trong khả năng quản lý nhằm tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cho ngành. Thứ ba, Tăng cường nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khai thác, chế biến nhằm tận dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; Tăng cường rà soát lại hệ thống xử lý nước thải, khí bụi trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản. Thứ tư, Tiếp tục thực hiện việc đánh giá tác động môi trường và kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung này khi thực hiện các dự án của ngành than Việt Nam; Tiếp tục thực hiện việc trích lập hình thành quỹ môi trường, đồng thời tăng cường giải ngân, sử dụng quỹ hiệu quả hơn trong việc bảo vệ và phục hồi môi trường; Thứ năm, Tăng cường nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng, vật liệu thay thế. Để thực hiện điều này cần có sự phối hợp với những phân ngành khác trong ngành năng lượng và ngành công nghiệp mỏ như điện, dầu khí. Cùng với các phân ngành năng lượng, khai khoáng khác trích lập quỹ phát triển năng lượng, vật liệu mới. Quỹ này được trích lập từ giá thành sản phẩm của các ngành, do Nhà nước thống nhất quản lý phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển, thí điểm sử dụng các nguồn năng lượng và vật liệu mới. Thứ sáu, ngành than Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển công nghệ khai thác, sử dụng than theo cách thức thân thiện với môi trường và an toàn, tìm kiếm nguồn cung cấp than dài hạn đảm bảo an ninh lượng cho Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế và ổn định trong khu vực. 6. Kết luận Ngành than Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong sản xuất, xuất khẩu than, góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, cũng như cung ứng nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển của ngành cũng đã bộc lộ một số yếu kém, tồn tại do công nghệ sản xuất, chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này sẽ càng trở thành thách thức lớn hơn khi mà Việt Nam đang tham gia ngày một sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, không phải ngành than không có những cơ hội từ hội nhập. Để có thể tận dụng các cơ hội, đẩy lùi các thách thức, để từ đó thúc đẩy phát triển bền vững ngành than Việt Nam, bản thân ngành than cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ công nghệ khai thác, xây dựng quy hoạch, kế hoạch hợp lý để một mặt, đảm bảo cung ứng nhiên liệu cần thiết cho sản xuất trong nước trong hiện tại, một mặt, đảm bảo phát triển bền vững cho ngành trong tương lai và đáp ứng yêu cầu của hội nhập.
File đính kèm:
- phat_trien_ben_vung_nganh_than_viet_nam_trong_boi_canh_hoi_n.pdf