Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ

Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội ra đời năm 1956. Đây là trường

đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho

công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất

đất nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Trường luôn là trung tâm đào tạo, nghiên cứu

khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực với sứ mạng:”Phát triển con người, đào

tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao

tri thức, phục vụ xã hội và đất nước” [5] và tầm nhìn “Trở thành một đại học nghiên

cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào

phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên

phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”[5].

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 1

Trang 1

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 2

Trang 2

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 3

Trang 3

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 4

Trang 4

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 5

Trang 5

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 6

Trang 6

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 7

Trang 7

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 8

Trang 8

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 9

Trang 9

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 03/01/2022 8100
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ

Phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể trong trường Đại học tự chủ
 181 
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ 
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỰ CHỦ 
Bùi Đức Hùng 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
Tóm tắt: Bài viết này đề cập đến vai trò của tổ chức Đảng trong công tác lãnh 
đạo chỉ đạo hoạt động của trường đại học nói chung và trường đại học Bách khoa Hà 
Nội nói riêng trong cơ chế tự chủ, đồng thời cũng đề cập đến vai trò của các tổ chức 
đoàn thể, đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn trong tình hình mới. 
I. Mở đầu 
Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội ra đời năm 1956. Đây là trường 
đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam, có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho 
công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất 
đất nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Trường luôn là trung tâm đào tạo, nghiên cứu 
khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực với sứ mạng:”Phát triển con người, đào 
tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao 
tri thức, phục vụ xã hội và đất nước” [5] và tầm nhìn “Trở thành một đại học nghiên 
cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào 
phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên 
phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”[5]. 
II. Vai trò của tổ chức đảng trong cơ chế tự chủ đại học 
1. Cơ sở lý luận 
Ngày 20 tháng 8 năm 1956 Đảng uỷ Giáo dục đã ra Quyết định số 967/ĐBGD 
thành lập Chi bộ lâm thời Đại học Bách khoa với nhiệm vụ cơ bản là nhanh chóng tập 
hợp số đảng viên mới về trường, phát huy tác dụng tiên phong gương mẫu, làm nòng 
cốt trong việc phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ công tác, góp phần quan trọng trong 
việc chuẩn bị thành lập Trường, đồng thời chuẩn bị cho việc thành lập tổ chức Đảng 
chính thức của Trường. Các tổ chức quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội 
phụ nữ cũng được nhanh chóng hình thành nhằm đẩy mạnh các sinh hoạt tập thể, chăm 
lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên [5] 
Kể từ khi thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Trường ĐHBKHN 
đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Danh 
tiếng và vị thế của Trường ngày càng được nâng cao và tiếp tục khảng định vị trí tiên 
phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. 
Trong giai đoạn hiện tại, trên thế giới và trong nước đang có những thay đổi hết 
sức nhanh chóng do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển 
đổi số. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định phát triển nguồn nhân lực, nhất là 
nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá chiến lược và vì thế 
vai trò, vị thế của các trường đại học cũng phải đổi mới để kịp thời đáp ứng việc đào 
tạo và nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển. Một trong những giải pháp 
quan trọng đó là tự chủ đại học đã được Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Nghị quyết 
29-NQ/TW khóa XI và Nghị quyết 19-NQ/TW khóa XII chỉ rõ và đã được luật hóa 
 182 
trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật 34) với trọng 
tâm là tăng cường tự chủ đại học. Đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn đặc 
biệt là cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo cả trong nước và quốc tế ngày càng gay gắt đã 
thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần có những cải tổ mạnh mẽ để tồn tại 
và vươn lên, mà tự chủ đại học là một tất yếu để phát triển, vì vậy chủ trương về tự 
chủ đại học của Đảng là chủ trương hết sức đúng đắn. 
Tự chủ đại học là một chính sách đột phá nhằm thúc đẩy các trường đại học 
phát huy nội lực, tăng cường huy động nguồn lực từ xã hội, trên cơ sở đó nâng cao 
chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội 
của đất nước, nhu cầu của người học và hội nhập quốc tế. 
Tổ chưc Đảng ở các trường đại học luôn đóng vai trò quan trọng đặc biệt để bảo 
đảm sự lãnh đạo của Đảng trong cơ chế tự chủ đại học mà không một tổ chức Đảng ở 
bên ngoài nào hay một cơ quan hành chính nào có thể làm thay được [3]. 
Muốn phát huy được vai trò của tổ chức Đảng trong cơ chế tự chủ đại học cần 
phải làm rõ vai trò, chức năng và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng trong cơ chế này. 
Theo Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao 
đẳng Việt Nam (nguyên UVTƯ Đảng khóa XI, Nguyên Phó Ban tuyên giáo TƯ) thì : 
“Xét về tính chất, đảng chính trị là tổ chức luôn lấy giá trị văn hóa làm nền tảng và cốt 
lõi, đảng không phải là Nhà nước, mà Nhà nước mới là cơ quan quyền lực được nhân 
dân giao phó, đảng dù là cầm quyền cũng không phải là cơ quan quyền lực. Vì vậy cần 
thiết phải đổi mới căn bản phương thức lãnh đạo của đảng theo hướng tập trung cho 
nhiệm vụ khai hóa văn minh và bằng phương thức thuyết phục, bằng các cơ sở khoa 
học, chứ không phải chỉ huy mọi công việc bằng cách sử dụng trực tiếp quyền lực, 
chồng chéo với các cơ quan quyền lực khác. Làm được như thế vừa đúng tính chất, 
chức năng và tổ chức Đảng sẽ trưởng thành, phát triển về trí  ... hính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của Nhà trường, 
tích cực thực hiện, tham gia các phong trào thi đua, đồng thời chú trọng chăm lo đời 
sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức; thực sự trở thành trung tâm đoàn kết, 
chỗ dựa vững chắc và là sợi dây gắn kết quần chúng với Đảng 
Đoàn thanh niên, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy rất tốt vai trò là lực 
lượng nòng cốt của đội ngũ cán bộ trẻ và sinh viên, đội dự bị tin cậy và cánh tay phải 
của Đảng, chỗ dựa vững chắc của Nhà trường. 
Với truyền thống và thế mạnh của một trường đại học kỹ thuật lớn, uy tín hàng 
đầu Việt Nam, Đoàn thanh niên đã xây dựng được lực lượng đông đảo và mạnh mẽ 
trong cán bộ trẻ và sinh viên. Đoàn thanh niên đã tổ chức thực hiện tốt những chủ 
trương, định hướng của Đảng ủy trường và của Thành đoàn, đồng thời chủ động xây 
dựng và triển khai các chương trình, các hoạt động thiết thực đối với cán bộ trẻ và sinh 
viên, đặc biệt các phong trào học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học. Đoàn thanh 
niên là nguồn chủ yếu cho công tác phát triển đảng, đồng thời là môi trường rèn luyện, 
thử thách cán bộ chuẩn bị cho Đảng và cho Nhà trường. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy 
các cấp, Đoàn thanh niên không những đã hỗ trợ đắc lực trong tổ chức các sự kiện lớn, 
các hoạt động quan trọng của Trường, mà còn triển khai nhiều hoạt động tình nguyện 
có tác động xã hội to lớn. 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy trường và vai trò định hướng trực tiếp của Đoàn 
thanh niên, Hội sinh viên Trường luôn khẳng định là tổ chức chính trị - xã hội đại diện 
xứng đáng cho sinh viên, phát huy vai trò người học là trung tâm và chủ thể của các 
hoạt động. Hội sinh viên đã xây dựng tổ chức và hoạt động hiệu quả, thực sự trở thành 
tiếng nói đại diện của toàn thể sinh viên. Thực hiện quan điểm sinh viên là trung tâm 
và chủ thể của các hoạt động, Hội sinh viên đã vận động sinh viên đóng góp ý kiến và 
tích cực tham gia vào các hoạt động của Nhà trường; đồng thời chủ động tổ chức nhiều 
hoạt động hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện. Các câu lạc bộ sinh viên nghiên 
cứu khoa học, câu lạc bộ sinh viên hỗ trợ học tập, câu lạc bộ nghệ thuật và mạng lưới 
cộng tác viên tư vấn tuyển sinh đã trở thành các điểm sáng đáng biểu dương trong hoạt 
động chung của Trường. 
Hội cựu chiến binh đã tổ chức các hoạt động giáo dục cho cán bộ, sinh viên 
hiểu rõ và trân trọng truyền thống của trường đại học anh hùng cả trong kháng chiến 
 187 
và trong lao động, từ đó tiếp tục xây dựng và phát triển Trường xứng đáng với truyền 
thống mà các thế hệ trước để lại. Bên cạnh đó, Hội cựu chiến binh còn làm tốt vai trò 
quan trọng trong việc tổ chức và vận động cán bộ viên chức thực hiện chủ trương, 
chính sách của Đảng ủy và Nhà trường, tăng cường đoàn kết và phát huy dân chủ của 
cán bộ, đóng góp vào thành công chung của toàn Trường. 
Công tác phát triển đảng viên mới, đặc biệt là phát triển Đảng trong sinh viên 
luôn được sự quan tâm và chỉ đạo đặc biệt. Đảng ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề về 
công tác phát triển đảng; hằng năm đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng 
cho quần chúng ưu tú tạo nguồn kết nạp đảng và các lớp bồi dưỡng đảng viên mới kết 
nạp để tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho đảng viên mới, không ngừng nâng 
cao chất lượng đảng viên. Bên cạnh đó, toàn Đảng bộ đã thực hiện tốt công tác vận 
động, kiên quyết đấu tranh đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, kịp thời chấn chỉnh và 
giải quyết những vụ việc thực hiện chưa hoặc thiếu chuẩn mực. Công tác kiểm tra, 
giám sát được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên nhằm hạn chế tối đa các biểu hiện suy 
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. 
Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có vị trí, vai trò và tầm quan 
trọng đặc biệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng ủy trường coi công tác 
kiểm tra, giám sát là yếu tố quan trọng đặc biệt đối với việc nâng cao năng lực lãnh 
đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao hiệu quả công tác đảng, củng cố và 
tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong từng đảng bộ, chi bộ trực thuộc và trong toàn 
Đảng bộ trường. 
Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện khách quan, nghiêm túc, góp phần 
tăng cường sức chiến đấu của Đảng bộ trường, xây dựng Đảng bộ trường trong sạch, 
vững mạnh 
Công tác kỷ luật đảng được thực hiện thận trọng, khách quan, đúng nguyên tắc, 
thủ tục quy định; bám sát chỉ đạo của UBKT Đảng ủy Khối và các cơ quan đảng cấp 
trên, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật 
trong Đảng, góp phần giáo dục đảng viên và hạn chế, ngăn ngừa vi phạm, xây dựng tổ 
chức đảng trong sạch vững mạnh, phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ 
[1]. 
3. Các bài học kinh nghiệm 
Qua quá trình hoạt động, Đảng bộ ĐHBK Hà Nội đã rút ra các bài học quan 
trọng nhằm nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong cơ chế tự chủ như sau [1]: 
Một là, quán triệt quan điểm và tư tưởng, vận dụng chủ động và sáng tạo đường 
lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy cao độ trí 
tuệ tập thể để lãnh đạo xây dựng, điều chỉnh và triển khai chiến lược phát triển cùng hệ 
thống văn bản quy chế nội bộ của Trường phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tiễn. 
Hai là, phát huy truyền thống của một trường đại học anh hùng, đoàn kết thống 
nhất ý chí và hành động từ tập thể lãnh đạo tới các cấp uỷ đảng và trong toàn bộ hệ 
thống chính trị; Thông qua hệ thống truyền thông nội bộ, các tổ chức đoàn thể chính 
trị, xã hội lan tỏa các giá trị cốt lõi, củng cố niềm tin yêu, khơi dậy niềm tự hào và tinh 
thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và sinh viên đối với Trường, ý thức trách 
nhiệm đối với xã hội và đất nước. 
Ba là, không ngừng nâng cao năng lực, đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo, 
 188 
chỉ đạo của các cấp uỷ, phong cách quản lý, điều hành của các cấp trưởng đơn vị, đáp 
ứng yêu cầu phát triển của Trường trong mỗi giai đoạn, khẳng định vai trò dẫn dắt và 
vị trí tiên phong của một trường đại học kỹ thuật-công nghệ đứng đầu đất nước. 
Bốn là, chú trọng chính sách thu hút và phát triển tài năng, đặc biệt quan tâm 
nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ viên chức; coi trọng 
công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đặc biệt quan tâm công tác phát triển đảng viên 
trong cán bộ và sinh viên. 
Năm là, đề cao dân chủ, công khai và minh bạch, phát huy vai trò của cả hệ 
thống chính trị, tận dụng tối đa công nghệ trực tuyến, làm tốt công tác truyền thông nội 
bộ về chủ trương, định hướng phát triển, những chính sách lớn của Trường đến từng 
cán bộ, đảng viên và sinh viên; đặc biệt chú trọng công tác an ninh chính trị, tư tưởng 
trong sinh viên qua mạng xã hội. 
Như vậy tổ chức đảng đã làm tốt công tác của mình trên cơ sở nhận thức đúng 
về vai trò, nhiệm vụ và phương thức lãnh đạo, thể hiện tính tổng thể và toàn diện trong 
cơ chế tự chủ đại học song không làm thay bộ máy quản lý như Hội đồng trường, Ban 
giám hiệu. 
III. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong cơ chế tự chủ đại học 
1. Cơ sở lý luận 
Như đã trình bày ở trên, chủ trương tự chủ đại học là một chính sách đột phá 
nhằm thúc đẩy các trường đại học phát triển. Để thực hiện tự chủ đại học, các trường 
đại học công lập phải có những đổi mới mang tính toàn diện từ tư duy đến hành động, 
từ tinh giản bộ máy đến phát huy nội lực của mỗi thành viên. Những thay đổi mạnh mẽ 
và đột phá đó chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, 
nha giáo, người lao động và sinh viên toàn trường. Đứng trước bối cảnh đó tổ chức 
Công đoàn trong cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung và Công đoàn trường 
ĐHBK Hà Nội nói riêng cần phải rà soát, điều chỉnh vai trò của mình trong cơ cấu tổ 
chức tổng thể của trường đại học để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của đoàn 
viên công đoàn và đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động khi các trường tổ chức 
hoạt động theo cơ chế tự chủ. 
 Làm thế nào để tổ chức công đoàn phát huy được vai trò của mình một 
cách hiệu quả trong cơ chế tự chủ đại học? Trước hết công đoàn phải thực hiện tốt các 
chức năng của mình là đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của 
cán bộ viên chức (CBVC), nhà giáo (NG), người lao động (NLĐ); tham gia tích cực và 
hiệu quả vào công tác quản lý Trường và giáo dục, động viên, phát huy quyền làm chủ 
của CBVC, NG, NLĐ, thực hiện tốt nghĩa vụ, xây dựng Trường thành một tập thể 
vũng mạnh, xuât sắc. 
2. Kinh nghiệm thực tế ở ĐHBKHN 
Để thực hiện tốt được các chức năng trên, giải pháp hiệu quả nhất có thể nói 
đến là công đoàn cần thể hiện được vai trò trong phát huy dân chủ cơ sở. Như vậy 
công đoàn phải đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân 
chủ (QCDC) cơ sở. Xây dựng và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là tiền đề quan trọng 
trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Ngày 19 tháng 5 năm 
2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 11/2020/TT-BGDĐT Hướng dẫn thực 
 189 
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập đã thể hiện rõ tầm 
quan trọng của việc xây dựng và thực hiện QCDC. 
Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong trường đại học phải được 
xem là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện phương châm để 
CBVC, NG, NLĐ và người học trong Trường được biết, được bàn, được tham gia ý 
kiến và được kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính 
sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nhiệm vụ của Nhà trường, góp phần 
nâng cao hiệu quả hoạt động của trường đại học trong cơ chế tự chủ. 
Công đoàn Trường có vai trò quan trọng trong nghiên cứu quán triệt, cụ thể hóa 
các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chủ 
động đề xuất với Hiệu trưởng thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế 
dân chủ. Công đoàn tham gia là thành viên Ban Chỉ đạo, tham gia tích cực và có trách 
nhiệm vào quá trình xây dựng cũng như tổ chức thực hiện quy chế dân chủ. 
Nội dung quy chế dân chủ phải thể hiện đầy đủ quyền của CBVC, NG, NLĐ 
được biết, được bàn, được quyết định và được kiểm tra giám sát những chủ trương, 
chính sách, chế độ liên quan đến họ. Tổ chức để CBVC, NG, NLĐ được tham gia góp 
ý vào quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và 
tính đặc thù của Trường, công đoàn đề xuất các hình thức thực hiện dân chủ phù hợp 
[2]. 
Phối hợp với chính quyền tuyên truyền, phổ biến quy chế dân chủ ở cơ sở tới 
CBVC, NG, NLĐ; theo dõi, phối hợp với chính quyền định kì kiểm tra, đánh giá việc 
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. 
Hàng năm có văn bản liên tịch, hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị 
CBVC. Nghiên cứu, nắm vững các quy định hiện hành, chuẩn bị nội dung thuộc trách 
nhiệm công đoàn, như báo cáo kiến nghị của CBVC; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích 
CBVC, NG, NLĐ, tình hình thực hiện, nội quy, quy chế của Nhà trường. 
Công đoàn tham gia chỉ đạo, theo dõi, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của 
CBVC, NG, NLĐ từ các đơn vị trực thuộc, khuyến khích họ phát huy tinh thần dân 
chủ, chủ động tích cực tham gia đề xuất sáng kiến, kiến nghị nhằm thực hiện thắng lợi 
nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và 
hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. 
Công đoàn phối hợp với chuyên môn phổ biến Nghị quyết Hội nghị CBVC tới 
toàn thể CBVC, NG, NLĐ trong Trường; tổ chức giám sát, kiểm tra và định kỳ đánh 
giá kết quả thực hiện Nghị quyết. 
Công đoàn tham gia công tác quản lý bằng việc đóng góp ý kiến và quan điểm 
của mình trong các hệ thống văn bản, quy chế, quy định của Trường như Quy chế tổ 
chức hoạt động, Quy chế về công tác cán bộ, Quy chế tài chính, Quy chế chi tiêu nội 
bộ Tham gia các Hội đồng như Hội đồng Chế độ chính sách, Hội đồng lương, Hội 
đồng tuyển dụng, Hội đồng khen thưởng, kỷ luậtTiếng nói của tổ chức công đoàn sẽ 
mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của tổ chức đại diện cho đội ngũ CBVC, NG, 
NLĐ trong trường. 
Thông qua các hoạt động tập thể, tổ chức triển khai các phong trào thi đua, các 
cuộc vận động, công đoàn sẽ phát huy được vai trò của mình trong công tác tuyên 
 190 
truyền, vận động đoàn viên phát huy quyền làm chủ, đoàn kết, xây dựng Trường thành 
một đơn vị vững mạnh. 
Tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến do Công đoàn giáo dục Việt 
nam tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát biểu chỉ đạo:” Tổ chức công 
đoàn ngoài việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, còn phải là 
nơi kích hoạt tinh thần đổi mới, sáng tạo của giáo viên; là nơi để đội ngũ thầy, cô giáo 
gửi gắm tâm, tư nguyện vọng và tạo điều kiện, động lực để giáo viên được làm việc, 
cống hiến”. Để hoạt động của công đoàn trở nên hấp dẫn, quy tụ được giáo viên, công 
đoàn viên, Bộ trưởng đề cập đến yêu cầu phải đổi mới hình thức, nội dung tổ chức các 
hoạt động công đoàn, trong đó mở rộng hình thức trực tuyến, tạo điều kiện để giáo 
viên được chia sẻ kinh nghiệm, giãi bày tâm tư, chứ không chỉ đơn thuần là trao đổi, 
thông tin một chiều. Một mặt tuyên truyền, cập nhật để CBVC, NG, NLĐ có đầy đủ 
thông tin về các chính sách, hoạt động liên quan đến quá trình đổi mới, tránh việc vì 
thiếu thông tin mà cán bộ“tâm tư”; mặt khác, kiên quyết bảo vệ mọi quyền lợi chính 
đáng cho đội ngũ CBVC, NG, NLĐ [4]. 
Thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động 
như: Dạy tốt - học tốt; Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; Mỗi thầy cô giáo là một 
tấm gương đạo tự học và sáng tạo với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, 
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 
Trong những năm qua, nhờ xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình khi 
Trường ĐHBK Hà Nội thực hiện thí điểm tự chủ theo Quyết định 1924/QĐ-TTg ngày 
06/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Công đoàn trường đã phát huy tốt vai trò của 
mình như chủ trì xây dựng QCDC, tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc xây 
dựng các văn bản, Quy chế, Quy định mới. Tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm 
tăng cường khối đại đoàn kết trong CBVC, NG, NLĐ toàn trường. Tổ chức các đợt tập 
huấn, tuyên truyền, vận động, giải thích để CBVC nắm bắt và thấu hiểu những quyết 
sách quan trọng của Nhà trường để từ đó ủng hộ và tham gia tích cực vào quá trình đổi 
mới. Sự phát triển vượt bậc của ĐHBK Hà Nội trong những năm qua khi chuyển sang 
cơ chế tự chủ có phần đóng góp quan trọng của tổ chức công đoàn trường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu đảng bộ trường ĐHBK Hà Nội khóa XXX, 
nhiệm kỳ 2020-2025. 
[2] Báo cáo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại trường ĐHBK Hà Nội giai đoạn 
2017-2019 
[3] Vũ Ngọc Hoàng, Tự chủ đại học: Hội đồng trường, cơ quan chủ quản và vai trò 
của tổ chức Đảng, https://giaoduc.net.vn/ 
[4] Trung tâm Truyền thông Giáo dục, Công đoàn phải là nơi "kích hoạt" tinh thần đổi 
mới, sáng tạo của giáo viên, https://moet.gov.vn 
[5] https://www.hust.edu.vn/tong-quan 

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_vai_tro_cua_to_chuc_dang_doan_the_trong_truong_dai.pdf