Phát huy vai trò của chính phủ kiến tạo giải quyết bài toán “bước hẫng” TPP cho doanh nghiệp Việt Nam
Quyết từ chính phủ xoay sở - đối phó, tiến lên thành Chính phủ kiến tạo, là mục
tiêu phấn đấu hàng đầu, của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2020, ở nước ta. Nhiệm vụ đó
thật không dễ thực hiện trong điều kiện hiện nay, nhưng hướng phấn đấu đó lại là trợ
lực quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam; khi họ vừa phải nhận cú
sốc: Mỹ rút khỏi TPP, chính thức “khai tử” hiệp định này, tạo ra “bước hẫng” lớn trên
con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Để làm sáng tỏ vấn đề:
Chính phủ cần phải làm gì để vừa đạt mục tiêu của mình, vừa hỗ trợ tốt nhất cho DN
trước“bước hẫng” TPP, bài viết này tập trung nghiên cứu: (1) Chính phủ kiến tạo với
các DN gặp sự cố vĩ mô; (2) “Bước hẫng” TPP của DN Việt Nam; và (3) Để chính phủ
kiến tạo gỡ khó cho DN trước “bước hẫng” TPP, hòng đưa quản trị quốc gia của nước
ta tiến lên một tầm cao mới, đồng thời tạo điều kiện cho DN nước nhà mau qua cơn sốc,
biến “bước hẫng” TPP thành cơ hội phát triển.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy vai trò của chính phủ kiến tạo giải quyết bài toán “bước hẫng” TPP cho doanh nghiệp Việt Nam
311 PHÁT HUY VAI TRÕ CỦA CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN “BƯỚC HẪNG” TPP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Quyết từ chính phủ xoay sở - đối phó, tiến lên thành Chính phủ kiến tạo, là mục tiêu phấn đấu hàng đầu, của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2020, ở nước ta. Nhiệm vụ đó thật không dễ thực hiện trong điều kiện hiện nay, nhưng hướng phấn đấu đó lại là trợ lực quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam; khi họ vừa phải nhận cú sốc: Mỹ rút khỏi TPP, chính thức “khai tử” hiệp định này, tạo ra “bước hẫng” lớn trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Để làm sáng tỏ vấn đề: Chính phủ cần phải làm gì để vừa đạt mục tiêu của mình, vừa hỗ trợ tốt nhất cho DN trước“bước hẫng” TPP, bài viết này tập trung nghiên cứu: (1) Chính phủ kiến tạo với các DN gặp sự cố vĩ mô; (2) “Bước hẫng” TPP của DN Việt Nam; và (3) Để chính phủ kiến tạo gỡ khó cho DN trước “bước hẫng” TPP, hòng đưa quản trị quốc gia của nước ta tiến lên một tầm cao mới, đồng thời tạo điều kiện cho DN nước nhà mau qua cơn sốc, biến “bước hẫng” TPP thành cơ hội phát triển. Từ khóa: Bước hẫng, HNKTQT, TPP Abstract PROMOTING THE ROLE OF A TECTONIC GOVERNMENT TO SOLVE THE C SE OF THE TPP “MISSTEP” FOR VIETN M‟S ENTERPRISES Absolute determination to move on from being a coping - dealing government to a „tectonic‟ administration has been listed among our government‟s top goals during the 2016 - 2020 term. While such task is hardly manageable given our current conditions, this developmental direction will be a crucial supporting element for Vietnam‟s business community, when they have just recently suffered the blow of America‟s withdrawal from the TPP, which officially “put an end” to this Agreement, thus resulting in a sizable “misstep” for them on the road of development and international business integration. In order to illustrate the issue: Which steps the government should take to not only reach their target, but also most actively assist enterprises with their TPP “misstep”, this article focuses on: (1) A „tectonic government‟ and the enterprises‟ macro level incidents; (2) The TPP “misstep” of Vietnam‟s enterprises; and (3) How should the „tectonic government‟ provide enterprises with careful guidance in the face of their TPP “misstep”, so as to elevate our nation‟s administration, as well as greatly facilitate the enterprises‟ ability to overcome their initial shock, and quyckly turning the TPP “misstep” into a development opportunity. 312 1. Đặt vấn đề Điều 30.5 “Chương 30 Điều khoản thi hành” của TPP quy định: Hiệp định có hiệu lực khi được ít nhất 6/12 nước phê chuẩn sau 2 năm, tức trước ngày 04/02/2018, và các nước này phải đóng góp trên 85% GDP của khối, nghĩa là không thể thiếu Mỹ hoặc Nhật Bản. Do đó, sắc lệnh hành pháp ngày 23/1/2017 của Tổng thống Donald Trump, chính thức rút khỏi TPP, theo luật Mỹ sẽ có hiệu lực mà không cần Quốc hội phê chuẩn, là bản án “khai tử” đối với TPP. Đây là cú sốc mạnh, tạo ra sự thất vọng lớn đối với phần lớn lãnh đạo, bộ phận tinh hoa, chuyên gia kinh tế, người theo dõi và dân chúng của các quốc gia vừa ký TPP. Đối với cộng đồng DN Việt Nam, sự “chết lâm sàng” của TPP không chỉ là cú sốc mạnh, mà còn tạo ra một “bước hẫng” lớn trên con đường phát triển. Bởi lẽ, bên cạnh các tác động tiêu cực chung, mà họ phải gánh chịu do là thành tố của nền kinh tế, họ còn phải tự mình đối phó với các tác động riêng cụ thể, đang làm mờ đi các hy vọng, đe dọa phá đi các nỗ lực đầu tư, chuẩn bị đón đợi từ mấy năm qua. Dù rằng: trong hoàn cảnh khó khăn này, một thế hệ mới về Chính phủ kiến tạo (CPkt) đang hình thành và phát huy tác dụng, song để hỗ trợ DN như đang làm là chưa đủ. Để vừa tự nâng tầm quản trị quốc gia của mình, vừa hỗ trợ DN trước sự cố, tiếp tục phát triển, HNKTQT thành công; Chính phủ cần làm tiếp thêm những gì, để giảm thiểu thiệt hại, tăng thêm lợi ích, biến “bước hẫng” TPP thành cơ hội phát triển - là các vấn đề cần được nghiên cứu kỹ, khẩn trương trong giai đoạn hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu Là một chuyên đề phân tích kinh tế, nên cơ sở lý thuyết chính được dùng là văn kiện TPP; là Luật Tổ chức Chính phủ 2015, số: 76/2015/QH13; sau đó là các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về TPP, về Chính phủ và các diễn thế có thể, của các cơ quan chuyên ngành, các người tham gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. Bên cạnh đó, để phân tích, cần dựa trên các lý thuyết cơ bản về kinh tế học - cả vĩ mô và vi mô, kinh tế ngành, kinh tế phát triển, quản trị học, quản trị DN, tài chính DN, xã hội học, Từ cơ sở là các tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu thông qua các phương pháp, như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử, Trên quan điểm duy vật 313 bi ... và thúc đẩy sự hoạt động lành mạnh của thị trường bất động sản, tiến hành kết nối và liên thông các thị trường, tiến tới hình thành nền kinh tế thị trường hoạt động xuyên suốt, bền vững. (iv) Đổi mới sâu sắc công tác cán bộ, trong đó việc tuyển dụng cán bộ phải thật sự minh bạch và cạnh tranh; tiêu chuẩn lựa chọn và đề bạt là coi trọng hiền tài. Không để việc “đóng băng” biên chế ngăn cản việc thu hút nhân tài, dám sử dụng những người có thực tài dù chưa ổn về chính kiến, như dạng “Nhóm thứ 6” của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đẩy mạnh việc thải loại cán bộ không đáp ứng được yêu cầu mới. (v) Lựa chọn ngành nghề, DN để xây dựng thành “mũi nhọn HNKTQT”, xây dựng lộ trình tổng thể để thực hiện; trong đó, chú trọng sự đồng bộ của các DN như trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, để hình thành sản phẩm Việt, thương hiệu Việt tiêu biểu. (vi) Từng bước dân chủ hóa hơn nữa đời sống dân sự, tăng cường giám sát và phản biện xã hội, ngăn chặn quyết liệt diễn biến của “bốn nguy cơ”, “tự diễn biến”, từng bước lấy lại niềm tin của nhân dân 3.3.2. Phát huy vai trò của chính phủ kiến tạo gỡ khó “bước hẫng” TPP cho DN Thứ nhất, tiến hành đánh giá lại hoạt động xuất nhập khẩu tới 11 thị trường trong khối TPP, dự báo các biến đổi do “bước hẫng” TPP gây ra, để tổ chức lại và định hướng phát triển cho từng DN, từng nhóm DN, loại hình DN có liên quan, từ sản xuất, thương mại, logistic, đến xuất khẩu, nhằm chấm dứt các đồn đoán thiếu căn cứ, gây hoang mang, lấy lại niềm tin hoạt động cho các DN. Thứ hai, điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu vào các thị trường thành viên TPP, theo các FT khác, đã có, như vào Nhật Bản qua FT SE N - Nhật Bản (2008), FTA Việt Nam - Nhật Bản (2013); vào thị trường Australia và New Zealand qua FTA ASEAN - ustralia/New Zealand (2009); vào thị trường Chile qua FTA Việt Nam - Chile (2011); vào thị trường Singapore, Malaysia và Brunei qua AEC, 324 Thứ ba, thúc đẩy hình thành các “TPP thu nhỏ”, từ song phương, nhóm nước, đến “TPP không có Mỹ”, dựa trên các cam kết đa phương và song phương đã được thỏa thuận tại TPP. Đây là hướng làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế với các nước đã có các FT thế hệ cũ, và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc mở đường cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mexico, mà nhất là thị trường quan trọng Canada. Thứ tư, điều chuyển hoạt động của các DN đang thực hiện các hợp đồng kinh tế với Mỹ, mà có thể chuyển hướng sang các thị trường khác, như sang thị trường Nhật, EU, hoặc sang theo các FT khác, trong đó, Nhà nước có thể hỗ trợ bù đắp các chi phí tăng thêm cho các lô hàng đang triển khai, giúp họ trong tìm kiếm bạn hàng, xúc tiến thương mại, giao nhận hàng hóa, Thứ năm, đối với các DN được đầu tư theo hướng chuyên thực hiện các hợp đồng kinh tế với Mỹ, mà khó có thể chuyển đổi thị trường, thì Chính phủ nên giúp họ nhượng bán thiết bị, công nghệ; hoặc tìm đối tác thứ ba, hoặc liên doanh, liên kết để có “đường vòng” thâm nhập vào thị trường Mỹ, nhằm giữ việc làm cho người lao động, giữ thị phần để chờ đàm phán nhằm tìm kiếm FT khác thay thế TPP. Thứ sáu, nghiên cứu các phương án tăng hoặc kéo dài thêm ưu đãi để giữ chân các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư đón đầu hưởng lợi TPP, nay bị hẫng; xem xét việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay lớn của các DN cho mục tiêu tăng sản phẩm xuất sang thị trường Mỹ; thực hiện các ưu đãi về tín dụng, giãn thuế cho các DN nội đã đầu tư theo hướng giải quyết quy tắc xuất xứ từ sợi của TPP, để từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo, làm hình thành các chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn cần đưa dần các kế hoạch và đầu tư dang dở của quá trình hội nhập TPP vào các hiệp định thương mại mới, vào các FT đang và sẽ đàm phán; định hướng lại xu hướng phát triển cho một số ngành có liên quan; tập trung sức để phát triển nhanh các DN giàu tiềm năng, mà nhất là các tập đoàn kinh tế tư nhân, thành các DN đầu tàu của quốc gia trong HNKTQT. Tiến hành thống kê các cam kết tạm thời chưa phải thực hiện, để giảm công việc cần làm ngay, từng bước chấn chỉnh các DN “hút chết” vì TPP, để tạo thêm các bước phát triển mới, có ý nghĩa cho cộng đồng DN. 325 Ngoài ra, Chính phủ nên có những động viên, khuyến khích, hỗ trợ, để các DN tiếp tục đi theo con đường áp dụng các chuẩn mực cao của TPP vào hoạt động, bởi đó là cũng chính là con đường các DN phải đi trên lộ trình phát triển và HNKTQT. Kiên quyết tiết giảm, đi đến loại trừ việc cấp phát vốn ngân sách hỗ trợ các DN yếu kém kéo dài; cương quyết điều các DNNN giữ quyền chi phối khỏi các bộ chủ quản, chuyển về các bộ phận quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các DN; thu hẹp tối đa và đổi mới quản trị sâu sắc tại các DNNN. Đồng thời, khuyến khích sự phối hợp, liên kết giữa các DN trong nước, mà nhất là giữa các DN nhỏ và vừa với các DN dẫn dắt thị trường, để chúng hỗ trợ nhau cùng HNKTQT; khuyến khích và ưu tiên nhiều mặt để tăng nhanh số DN quay vào, cùng hỗ trợ nông nghiệp phát triển, 3.3.3. Chuyển “bước hẫng” TPP thành cơ hội phát triển cho quốc gia, cho DN Cơ hội không biết khai thác dễ trở thành thách thức, ngược lại, thách thức biết cách vượt qua, và vượt qua thành công, lại là cơ hội phát triển; đối với “bước hẫng” TPP cũng là như vậy. Chính “bước hẫng” này làm bộc lộ nhiều vấn đề của nền kinh tế, cũng như của cộng đồng DN Việt, mà rõ nhất là nước ta phải trông chờ quá nhiều vào các cơ hội từ bên ngoài; trong cuộc chơi với các chuẩn mực cao, nước ta nhìn ngoài thì lợi nhiều, nhưng khả năng thu về thực tế không nhiều, dường như chỉ là nền cho các DN nước ngoài hưởng lợi. Vì vậy, để giải bài toán “bước hẫng” này, Việt Nam cần: (1) Phải cầu thị, mạnh dạn vận dụng tối đa các bài học thực tế về phát triển kinh tế, phát triển DN đã được kiểm chứng tại các nước đi trước, nhất là các quyết sách có tính chất “liệu pháp sốc” để tìm ra hướng đi mới cho đất nước. (2) Cần kết hợp việc gỡ khó cho DN với công cuộc tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, dùng thời gian tạm có để điều chỉnh, đổi mới nền kinh tế, để khi có FT thay thế, nước ta có thể “chơi” sòng phẳng, không phải tiếc nối vì TPP “chết yểu”. (3) Mạnh dạn nhìn thẳng vào thực lực DN trong nước, đánh giá lại vai trò, vị thế, mức đóng góp cũng như khả năng thành công trong HNKTQT của từng khu vực DN, từ DNNN và DNNN giữ quyền chi phối; DN nội ngoài Nhà nước, DN FDI, để có các quyết định dũng cảm trong việc định hướng phát triển. (4) Chuyển nguồn lực dự kiến chi vào thực hiện các cam kết vượt trội, hoặc để hỗ trợ cho việc thực thi TPP sang phát triển các đối tượng làm gia tăng hiệu quả trong các FT khác, như cấp vốn bổ sung cho các 326 cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, phát triển DN công nghiệp hỗ trợ, mở rộng quy mô DN sản xuất, bổ sung cho việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm (5) Tuyên truyền để người dân hiểu, thay đổi lối sống sính ngoại, tạo ra sự chung tay của toàn xã hội, cùng gỡ khó cho DN, nhất là với các DN TPP “hụt”, để củng cố lại trung tâm của nền kinh tế, hỗ trợ cho đầu tàu của nền kinh tế, 3.3.4. Nên xem “bước hẫng” TPP như là một sự cố quốc gia, nhân đó tuyên truyền để mọi người hiểu sát hơn về các vấn đề chung của nước nhà, thay đổi định kiến lỗi thời, tạo động lực và trách nhiệm, để toàn xã hội cùng nhau dựng xây đất nước “Bước hẫng” TPP tuy là hậu quả của một sự cố hy hữu, làm hỏng công sức đàm phán 7 năm của 12 quốc gia, ảnh hưởng xấu đến niềm hy vọng của hàng triệu doanh nhân, hàng trăm triệu người lao động; nhưng đó không phải là sự cố quốc gia. Trong thực tế nước ta, những quan điểm “tô hồng” nhận thức đã tạo ra nhiều định kiến không chuẩn, mà điển hình là “đất nước ta giàu đẹp”, đã làm giảm đi động lực và trách nhiệm của không ít cán bộ, người dân trong việc xây dựng đất nước. Đúng, đất nước ta rất giàu tiềm năng, đến mức Lý Quang Diệu từng nói: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”20, nhưng chưa giàu về kinh tế. Đúng, nước ta có nhiều cái đẹp, nhưng còn có vô vàn cái chưa đẹp, mà những cái “chưa đẹp” đó thường đi liền với tình trạng lạc hậu của nền kinh tế. Vì thế, Chính phủ nên xem “bước hẫng” TPP như là một sự cố quốc gia, nhân sự cố TPP “chết yểu” đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội, để tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ hơn, sát hơn các vấn đề thực sự của đất nước. Phải giúp họ: đánh bật đi các định kiến lỗi thời, để họ có tình yêu chân chính đối với đất nước - yêu từ cái nghèo, cái khó, cái chưa đẹp, thì tình yêu đó mới vững bền, mới đầy động lực. Đừng để nhiều người ảo vọng, cứ tự huyễn hoặc rồi đòi hỏi, chờ hưởng thụ; đồng thời, tạo cho họ có sự buồn bực khi nước nhà thua kém; có nỗi nhục khi đất nước bị xem thường, để có quyết tâm vươn lên, có trách nhiệm với tương lai, đất nước, Khi đó, động lực phấn đấu của mọi người sẽ tăng gấp đôi, gấp ba, bởi bên cạnh nỗ lực vì tình yêu, còn có sức mạnh của quyết tâm vươn lên, của nỗi nhục thua kém, 327 tạo thành động lực vươn lên của cả dân tộc to lớn, lâu bền. Nếu chúng ta làm được điều đó, thì “bước hẫng” TPP sẽ thực sự là một cơ hội để mọi cấp, mọi người nhìn lại chính mình, để tạo nên một cách mạng về nhận thức, để toàn dân đoàn kết, hợp sức dưới sự lãnh đạo của Đảng, dưới sự điều hành của CPkt, để toàn dân cùng nhau hợp sức, chung tay dựng xây đất nước. Và lúc đó, chân lý “dễ vạn lần không dân vẫn chịu, khó vạn lần dân liệu vẫn xong” lại được tái chứng minh, bằng sức mạnh của lòng dân, khi họ hiểu, họ tin, họ cùng hành động. 4. Kết luận Sau nhiều năm loay hoay trong kiếp “xoay sở - đối phó”, Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2020 của nước ta, đang nỗ lực phấn đấu vươn lên để trở thành CPkt phát triển, liêm chính, hành động vì DN. Đó là một con đường đầy khó khăn, vì nhiều mặt của thực tế kinh tế, xã hội còn quá thấp so với yêu cầu, nhiều tồn tại trong hệ thống chính trị khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các nỗ lực đi lên đó lại tạo ra những tiền đề cho nước ta có thể giải quyết nhanh, có hiệu quả cao “bước hẫng” TPP mà cộng đồng DN Việt vừa phải gánh chịu, khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP. Dù rằng, TPP mới “chết lâm sàng” vẫn còn hy vọng, dù rằng, “bước hẫng” TPP làm kinh tế nước ta mất nhiều về cơ hội cùng nhiều hiệu ứng tiêu cực kéo theo; DN Việt còn phải chịu nhiều mất mát trực tiếp khác, nhưng chúng ta có quyền tin rằng: Những nỗ lực vươn lên để thực sự trở thành CPkt; cùng các giải pháp phát huy vai trò kiến tạo gỡ khó “bước hẫng” TPP cho DN; chính phủ đủ sức chuyển “bước hẫng” TPP thành cơ hội phát triển chung cho quốc gia, cũng như cho cộng đồng DN, góp phần tạo thêm động lực và trách nhiệm cho toàn dân tộc, để mọi người chung sức dựng xây, đưa đất nước tiến lên, Chú dẫn: (1) Lương Kết (2017), Nghĩ về Chính phủ kiến tạo, < ve-chinh-phu-kien-tao-588903.vov> (2) Văn Khoa (2015), Kinh tế thị trường “màu sắc Triều Tiên”, < 547566.html> 328 (3) Nguyên Vũ (2017), Chính phủ kiến tạo, khi “Nhà nước như một doanh nghiệp”,< nhu-mot-doanh-nghiep-20170112103724912.htm> (4) Vũ Minh Khương (2013), Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh, Nxb Tri thức, Hà Nội, trang 98. (5) Daniel Yergin và Joseph Stanislow (2006), Những đỉnh cao chỉ huy: cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới, Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới, Nxb Tri thức, Hà Nội, trang 281-282. (6) Todd G. Buchholz, Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008, trang 17 - 27. (7) Daniel Yergin và Joseph Stanislow (2006), Những đỉnh cao chỉ huy: cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới, Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới, Nxb Tri thức, Hà Nội, trang 295-298. (8) Blog Ký Giả (2015), Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?, < trien-ruc-ro-con-viet-nam-thi-khong.html> (9) Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978 - 2008), bản dịch của Nguyễn Thị Thu Hằng, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, các trang 5 và 15. (10) Hải nh (2016), 300.000 quan tham Trung Quốc bị xử lý trong năm 2015, < 2015-post632088.html> (11) Bảo Như (2015), Nguy cơ khủng hoảng nợ ở Trung Quốc, < 20150707085606026.chn> (12) Daron Acemoglu và Jame A. Robinson (2013), Tại sao các quốc gia thất bại, bản dịch của Nguyễn Thị Kim Chi, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, trang 562. (13) Hoàng Nam (2016), “Quả bom nổ chậm” của Trung Quốc đang đe dọa một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới, < cham-cua-trung-quoc-dang-de-doa-mot-cuoc-khung-hoang-kinh-te-toan- cau-moi-20160517162917977.chn> (14) Lê Kiên (2016), Chủ tịch Quốc hội: “Thủ tục hành chính cay nghiệt, độc ác”, < tuc-hanh-chinh-cay-nghiet-doc-ac/1055839.html> 329 (15) Chinhphu.vn (2015), Với TPP, dệt may Việt Nam có thêm 1 triệu việc làm, < 1-trieu-viec-lam/> (16) Nguyên Thảo (2014), “Gia nhập TPP, GDP Việt Nam tăng 35,7%”,< 526604.html> (17) Hàng Made in Vietnam có thể sớm phổ biến toàn cầu, co-the-som-pho-bien-toan-cau-3298149.html> (18) Thăng Điệp (2016), Thủ tướng Nhật: “TPP vô nghĩa nếu không có Mỹ”,< khong-co-my-20161122100338292.htm> (19) Hồ Mai (2017), Deutsche Bank: Việt Nam mất gần 5% GDP nếu Trump đánh thuế như với Mexico, < bank-viet-nam-mat-gan-5-gdp-neu-trump-danh-thue-nhu-voi-mexico- 20170203132506972.htm> (20) Dũng Nguyễn (2015), Ông Lý Quang Diệu từng nói gì về Việt Nam?, < d99677.html> Tài liệu tham khảo 1. Lê Quốc nh (2015), HNKTQT của Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2020: cơ hội lớn, âu lo nhiều và niềm tin mạnh mẽ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “Phát triển kinh tế - xã hội và ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội, trang 100-113. 2. Lê Quốc nh (2015), Nhìn từ giai đoạn 2006-2013, tài chính DN Việt Nam: đỉnh điểm đã qua, khó khăn còn lớn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “ n ninh tài chính tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội, trang 565-574. 3. Lê Quốc nh (2016), Các DN Việt Nam có thể làm gì khi TPP đi vào cuộc sống, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: “Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2015: cơ hội và thách thức trước thềm hội nhập mới”, Nxb ĐH KTQD, Hà Nội, trang 679-694. 330 4. Lê Quốc nh (2016), Thời cơ và thuận lợi trong phát triển của DN Việt Nam khi tham gia TPP, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương: thách thức mới trong thương mại quốc tế của Việt Nam”, Nxb UEF, Tp Hồ Chí Minh, trang 166-173. 5. Lê Quốc Anh (2016), Doanh nghiệp Nhà nước giữ quyền chi phối ở Việt Nam: Thực trạng và những việc cần làm khi tham gia TPP, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Doanh nghiệp Việt Nam trong TPP - ICYREB 2016”, Nxb Kinh tế, Tp Hồ Chí Minh, trang 489-502. 6. Thư viện Pháp luật, Toàn văn nội dung Hiệp định TPP, < noi-dung-hiep-dinh-tpp>
File đính kèm:
- phat_huy_vai_tro_cua_chinh_phu_kien_tao_giai_quyet_bai_toan.pdf